Khảo sát tình trạng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

Tài liệu Khảo sát tình trạng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 67 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Vương Tuyết Mai*, Võ Đức Linh*, Nguyễn Thúy Hằng** TÓM TẮT Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu tình trạng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) 2012 kèm theo bệnh nhân có được làm tổng phân tích nước tiểu có protein niệu dương tính ít nhất 2 lần trong 3 tháng, bệnh nhân có xét nghiệm acid uric máu. Số liệu thu thập từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 111 bệnh nhân trong đó nam/nữ là 1/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 69,7±10 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 48 tuổi, cao nhất là 89 tuổi. Nồng độ acid uric trung bình ở các đối tượng nghiên cứu là 409,2±135,7 µmol/L (134,1-...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 67 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Vương Tuyết Mai*, Võ Đức Linh*, Nguyễn Thúy Hằng** TÓM TẮT Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu tình trạng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) 2012 kèm theo bệnh nhân có được làm tổng phân tích nước tiểu có protein niệu dương tính ít nhất 2 lần trong 3 tháng, bệnh nhân có xét nghiệm acid uric máu. Số liệu thu thập từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 111 bệnh nhân trong đó nam/nữ là 1/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 69,7±10 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 48 tuổi, cao nhất là 89 tuổi. Nồng độ acid uric trung bình ở các đối tượng nghiên cứu là 409,2±135,7 µmol/L (134,1-838µmol/L). Nồng độ acid máu trung bình của nam có xu hướng cao hơn của nữ tuy nhiên sự khác biệt giữa nồng độ acid uric của nam và của nữ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nồng độ acid uric cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các nhóm tuổi và mức lọc cầu thận của bệnh nhân. Nồng độ acid uric máu trung bình của HbA1C<7 là 380,2±99,7 µmol/l, thấp hơn nồng độ acid máu trung bình của nhóm HbA1C≥7 là 405±123,8µmol/l tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Nồng độ acid uric trung bình ở các đối tượng nghiên cứu là 409,2±135,7 µmol/L (134,1- 838µmol/L). Nồng độ acid uric cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các nhóm tuổi, giới, mức lọc cầu thận, HbA1C của bệnh nhân (p>0,05). Từ khoá: acid uric máu, đái tháo đường ABSTRACT THE CLINICAL APPROACH TO SERUM URIC ACID LEVELS IN DIABETIC NEPHROPATHY PATIENTS Vuong Tuyet Mai, Vo Đuc Linh, Nguyen Thuy Hang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 67 - 72 Objectives: We conducted this study with the aim was to evaluate the uric acid levels in the diabetic patients in Saint Paul Hospital, Hanoi, Vietnam. Methods: One retrospective study was performed on diabetic nephropathy patients who performed the proteinuria test with at least 2 replications with positive results during 3 months, the patient also had the serum uric acid test. The patient was treated at the outpatient Department, Saint Paul hospital. Data is collected from January 2014 to July 2015. Results: The study included 111 patients in which male/female ratio was 1/1. The mean age of the study population was 69.7 ± 10.0 years, the youngest patient was 48 years old, the oldest patient was 89 years old. The mean uric acid concentration in the patients was 409.2±135.7µmol/L (134.1-838 µmol/L). The mean uric acid * Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội **Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 68 concentration of male patients tended to be higher than that of female patients, but that was not statistically significant (p> 0.05). Uric acid levels also did not differ significantly in age groups and eGFR levels of patients. The mean serum uric acid concentration of patients with HbA1C <7 was 380.2±99.7µmol/L, lower than the serum uric acid concentration of patients with HbA1C≥7 was 405 ± 123.8 µmol / l but there is no statistical significance (p> 0.05). Conclusions: Our results suggested that the mean serum uric acid concentration in the patients was 409.2±135.7µmol/L (134.1-838 µmol/L). The serum uric acid levels also did not differ significantly in the different age groups, gender, GFR levels, HbA1C levels of patients. Keywords: Serum Uric Acid, Diabetic Nephropathy MỞ ĐẦU Biến chứng thận do đái tháo đường còn gọi là bệnh thận đái tháo đường gây gia tăng biến chứng về tim mạch cũng như tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân đái tháo đường. Tiên lượng của bệnh thận đái tháo đường rất nặng, thường tiến triển tới bệnh thận giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị thay thế thận đắt tiền như lọc máu, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Tình trạng nặng của bệnh làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đồng thời là các gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội, chính vì vậy việc phát hiện và kiểm soát sớm các biến cố ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường có vai trò rất quan trọng. Acid uric là một yếu tố đóng vai trò gây nên tổn thương thận qua nhiều cơ chế khác nhau. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng acid uric có liên quan chặt chẽ với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở BN ĐTĐ type 2, acid uric cũng là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lí thận. Tăng acid uric cũng liên quan một loạt các bệnh lí như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh về chuyển hóa. Chính vì thế, việc kiểm soát tốt acid uric máu sẽ làm giảm quá trình tiến triển của bệnh thận đái tháo đường và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu được nhằm mục tiêu nghiên cứu tình trạng acid uric ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) 2012(1) kèm theo bệnh nhân có được làm tổng phân tích nước tiểu có protein niệu dương tính ít nhất 2 lần trong trong 3 tháng, bệnh nhân có xét nghiệm acid uric máu. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ khi tình trạng sinh lý hay bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tình trạng acid uric máu như bệnh nhân các bệnh lí kèm theo: ung thư, nhiễm trùng cấp, chấn thương, phẫu thuật. Xử lý số liệu Test Pearson Chi-square và/hoặc test Fisher’s Exact được sử dụng cho so sánh tỷ lệ phần trăm tùy thuộc là so sánh hai hay nhiều tỷ lệ với nhau. Mann-Whitney hoặc Kruskal-Wallis tests được sử dụng khi so sánh các mức độ khác nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sử dụng theo p<0,05 hoặc tính theo khoảng tin cậy 95% (95% CI). Các phân tích được thực hiện bằng SPSS statistics 17.0 software. KẾT QUẢ Nghiên cứu bao gồm 111 bệnh nhân trong đó nam/nữ là 1/1 Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 69,7±10 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 48 tuổi, cao nhất là 89 tuổi. Nồng độ acid uric máu Nồng độ acid máu trung bình của nam có xu hướng cao hơn của nữ tuy nhiên sự khác biệt giữa nồng độ acid uric của nam và của nữ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỉ lệ tăng acid uric máu ở nhóm BN khá cao. Tỉ lệ tăng acid uricmáu chung của cả 2 giới là 46,9%, của nhóm BN nữ là 53,6% và của nhóm BN nam là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 69 40%.Tỉ lệ tăng acid uric máu của nhóm BN nữ cao hơn nhóm BN nam, tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ tăng acid uric máu giữa nam và nữ (p>0,05) (Bảng 1). Bảng 1: Nồng độ acid uric máu theo giới. Chung Nam Nữ p Nồng độ acid uric (µmol/L) ±SD (min-max) 409,2±135,7 (134,1-838) 424,6±129,5 (223-838) 394±141,1 (134,1-705) >0,05 25 th -75 th 309-479 330,6-479 290-464 Rối loạn acid uric n (%) Không tăng 59 (53,1) 33 (60) 26 (46,4) 0,152 Tăng 52 (46,9) 22 (40) 30 (53,6) Tổng 111 (100) 55 (100) 56 (100) Bảng 2: Nồng độ acid uric máu theo nhóm tuổi và giới. Nhóm tuổi Chung Nam Nữ p ±SD (min-max) ±SD (min-max) ±SD (min-max) <55 403,7±166,5 (137-690) 420,2±90,1 (306-556) 390±220,1 (137-690) >0,05 55-64 410,3±115,5 (223-608) 417±126,1 (223-838) 387,5±74,7 (284-492,2) >0,05 65-79 411,8±143,3 (134,1-838) 432,4±142,3 (280-838) 391,1±143,7 (134,1-705) >0,05 ≥80 402,4±122,6 (257-702) 397±113,6 (325-528) 403,5±128 (257-702) >0,05 P >0,05 >0,05 >0,05 Nồng độ acid uric đơn vị:(µmol/l) Nhận xét: Nồng độ acid uric có xu hướng tăng ở nhóm tuổi <55, 55-64, 65-79 rồi giảm ở nhóm ≥80 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt của nồng độ acid uric máu theo 4 nhóm tuổi trên không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ acid uric máu ở nam nhìn chung có xu hướng cao hơn ở nữ ở các nhóm tuổi, ở nhóm tuổi >80 thì nồng độ acid uric máu ở nữ lại lớn hơn ở nam,trong từng nhóm tuổi sự khác nhau về nồng độ acid uric máu giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ tăng acid uric máu ở các nhóm tuổi đều khoảng 50%, giữa các nhóm tuổi chung, nam và nữ. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tăng acid uricmáutheo nhóm tuổi (Bảng 3). Bảng 3: Rối loạn acid uric máu theo nhóm tuổi và giới. Nhóm tuổi Chung Nam Nữ Tăng Không tăng Tăng Không tăng Tăng Không tăng <55 5 45,4% 6 54,6% 2 40% 3 60% 3 50% 3 50% 55-64 12 54,6% 10 45,4% 8 47,1% 9 52,9% 4 80% 1 20% 65-79 25 41,7% 35 58,3% 11 36,7% 19 63,3% 14 46,7% 16 53,3% ≥80 10 55,6% 8 44,4% 1 33,3% 2 66,7% 9 60% 6 40% p 0,631 0,927 0,581 Bảng 4: Nồng độ acid uric máu theo mức lọc cầu thận. M MLCT Chung(μmol/l) ±SD (min-max) Tăng n (%) Không tăng n (%) ≥60 361,9±96,5 (137-556) 12 (30,8) 27 (69,2) <60 434,8±147,2 (134,1-838) 40 (55,6) 32 (44,4) P <0,05 0,012 Nhận xét: Nồng độ acid uric máu có xu hướng gia tăng khi mức lọc cầu thận giảm,và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ tăng acid uric máu tăng lên khi mức lọc cầu thận giảm, sự khác biệt giữa hai nhóm này có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Nồng độ acid uric máu theo HbA1C. HbA1c Chung(μmol/l) Nam(μmol/l) Nữ(μmol/l) p ±SD (min-max) ±SD (min-max) ±SD (min-max) <7% 380,2±99,7 (223-608) 394,1±112,3 (223-608) 366,2±87,6 (253-509) >0,05 ≥7% 405,4±123,8 (187,5-718,8) 425,7±116,6 (251-718,8) 383,2±130,2 (187,5-705) >0,05 P >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét: Nồng độ acid uric máu trung bình của HbA1C<7là 380,2±99,7 μmol/l, thấphơn nồng độ acid máu trung bình của nhóm HbA1C≥7 là 405±123,8μmol/l tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ acid máu trung bình trong nhóm HbA1C không khác nhau giữa nam và nữ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 70 Bảng 6: Rối loạn nồng độ acid uric máu theo HbA1C. HbA1C Tăng uric N (%) Không tăng uric N (%) p <7% 12 (46,2) 14 (53,8) 0,826 ≥7% 20 (43,5) 26 (56,5) Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ tăng acid uric máu ở người hai nhóm HbA1C nói trên. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi có 111 bệnh nhân, nam chiếm tỉ lệ 49,6% (n=55) và nữ chiếm tỉ lệ 50,4% (n=56), độ tuổi trung bình của các bệnh nhan là 69,65±9,97 tuổi, lớn nhất là 89 tuổi và nhỏ nhất là 48 tuổi. BN ở độ tuổi từ 65-79 có 60 người chiểm tỉ lệ cao nhất (54,05%). BN cao tuổi chiếm tỉ lệ cao do càng lớn tuổi các chức năng của cơ thể suy giảm và thời gian mắc bệnh của BN càng dài cho nên các biến chứng của bệnh ĐTĐ càng dễ xảy ra. Độ tuổi trung bình của nhóm BN chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng 61,1±9,25(6). Tỉ lệ BN nam và nữ của chúng tôi tương đương nhau có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác đều có tỉ lệ nữ nhiều hơn nam như nghiên cứu của Lê Thị Phương tỉ lệ nữ là 55,4% trong 316 BN ĐTĐ typ 2(4). Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ BN nam và nữ theo nhóm tuổi lại khác nhau. Tỉ lệ BN nam cao gấp 3 nữ ở nhóm tuổi 55-64 trong khi đó tỉ lệ BN nữ cao gấp 3 lần nam ở nhóm tuổi ≥ 80 cho thấy tuổi càng cao thì tỉ lệ nữ càng nhiều hơn nam. Nồng độ acid uric máu theo tuổi: có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả khác nhau về sự phân bố nồng độ acid uric máu theo tuổi. Trong nghiên cứu của Kuzuya M nghiên cứu trên 50157 nam và 30349 nữ cho thấynồng độ acid uric ở độ tuổi từ 20-70 tuổi máu giảm nhẹ với nam, còn với nữ thì giảm nhẹ ở độ tuổi 25-40 tuổi sau đó tăng lên cho tới 70 tuổi. Sau khi so sánh với các nghiên cứu khác với các chủng tộc khác nhau và với người Nhật ở các vùng địa lý khác nhau Kuzuya M đã đưa ra giả thiết sự thay đổi nồng độ acid uric theo tuổi chịu ảnh hưởng của di truyền, đặc điểm sinh học và sự tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường(2). Li Y nghiên cứu trên 3520 người với 1620 nam và 1900 nữ ở lứa tuổi từ 40-58 cho thấy nồng độ acid uric ở nữ giới tăng dần theo tuổi còn ở nam giới thì không. Mặt khác nồng độ acid uric ở nam giới nông thôn thấp hơn nồng độ acid uric ở nam giới thành thị. Tỉ lệ tăng acid uric ở vùng thành thị cũng cao hơn ở vùng nông thôn(5). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi BN có tuổi từ 48 trở lên, không có sự khác biệt về nồng độ acid uric theo tuổi ở cả nam và nữ. Nồng độ acid uric theo giới: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ acid uric máu ở nam cao hơn ở nữ. Sự chênh lệch này là do nồng độ estrogen ở nữ cao hơn ở nam làm gia tăng sự đào thải của acid uric qua nước tiểu. Mặt khác chế độ ăn uống và lối sống khác nhau giữa nam và nữ cũng có thể gây nên điều này. Rượu làm tăng acid uric máu do vừa làm tăng sản xuất acid vừa làm giảm đào thải acid uric. Li Y nghiên cứu trên 3520 người với 1620 nam và 1900 nữ ở lứa tuổi từ 40-58 thấy nồng độ acid uric trung bình ở nam cao hơn ở nữ. Trong nhóm nghiên cứu này có 14% tăng acid uric ở nam và 9,7% nữ có tăng acid uric(5). Nghiên cứu của chúng tôi trên 111 BN có nồng độ acid uric trung bình ở nam và nữ lần lượt là 424,6±129,5 μmol/l và 394±141,1 μmol/l, nồng độ acid uric ở nam có xu hướng cao hơn nồng độ acid uric ở nữ tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa. Nguyên nhân của điều này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ nên chưa thấy sự khác biệt giữa nam và nữ. Chúng tôi cũng chưa tìm hiểu được chế độ ăn uống, lối sống của các đối tượng để đưa vào nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tăng acid uric ở nam và nữ tương ứng là 46,9%, 40% và cũng không thấy sự khác biệt về tỉ lệ tăng acid uric giữa nam và nữ. Rối loạn nồng độ acid uric máu theo mức lọc cầu thận: Acid uric được thải Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 71 trừ phần lớn qua thận cho nên sự thay đổi chức năng của thận sẽ dẫn tới sự thay đổi nồng độ acid uric trong máu. Sự gia tăng nồng độ acid uric cũng gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng thận thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Xu Y nghiên cứu trên 2584 người tình nguyện trong 5 năm thấy rằng có mối tương quan nghịch giữa sự thay đổi nồng độ acid uric và sự thay đổi của mức lọc cầu thận(r=-0,37, p<0,01) và ở nhóm tăng acid uric trong 5 năm thì mức lọc cầu thận giảm trung bình là 5,26 ml/phút/1,73m² còn ở nhóm giảm acid uric trong 5 năm thì mức lọc cầu thận tăng 3,23ml/phút/1,73m² sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01)(9). Toyama T nghiên cứu trên 41632 người thấy rằng nồng độ acid uric tăng thì mức lọc cầu thận giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nồng độ acid uric cao hơn 360 μmol/l là yếu tố nguy cơ cho suy thận và giảm nhanh mức lọc cầu thận(8). Obermayr R.P nghiên cứu trên 22441 người với các mức nồng độ acid uric là 540 μmol/l thì mức lọc cầu thận lần lượt là 100, 93, 90 ml/phút/1,73m², sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01)(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi khi mức lọc cầu thận được chia làm hai nhóm là ≥60 và <60 ml/phút/1,73m² thì nồng độ acid uric là 361,9±96,5 và 434,8±147,2 μmol/l sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ BN tăng acid uric ở hai nhóm BN này là 30,6% và 55,6% có sự khác biệt ở hai nhóm BN này(p<0,05). Rối loạn acid uric máutheo đường máu: Gill A(3) so sánh trên 2 nhóm BN ĐTĐ typ2 và nhóm BN chứng thấy nồng độ acid uric của hai nhóm BN tương ứng là 396 và 272,4μmol/l (p<0,01) và có sự tương quan thuận giữa nồng độ acid uric máu với HbA1C(10). Yan D nghiên cứu trên 3212 BN ĐTĐ typ2 cho thấy HbA1C tỉ lệ nghịch với nồng độ acid uric máu (p<0,0001), và ở người có tăng acid uric máu thì HbA1C là 8,1% thấp hơn so với người không tăng acid uric máu là 9,1% (p<0,0001) và ở cả nhóm nam với nhóm nữ cũng tìm thấy sự khác biệt này. Nguyên nhân được cho là do các chất vận chuyển glucose và acid uric ở trong thận như GLUT9 vận chuyển cả glucose và acid uric ở ống thận, khi nồng độ glucose cao thì sự tái hấp thu acid uric giảm dẫn tới nồng độ acid uric máu giảm và ngược lại(10). Chúng tôi nghiên cứu cho kết quả nồng độ acid uric ở nhóm HbA1C≥7% có xu hướng cao hơn nồng độ acid uric ở nhóm HbA1C<7% tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này. Và tỉ lệ tăng acid uric máu cũng không có sự khác biệt giữa hai nhóm. KẾT LUẬN Nghiên cứu bao gồm 111 bệnh nhân trong đó nam/nữ là 1/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 69,7±10 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 48 tuổi, cao nhất là 89 tuổi. Nồng độ acid uric trung bình ở các đối tượng nghiên cứu là 409,2±135,7 μmol/L (134,1-838μmol/L). Nồng độ acid uric cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các nhóm tuổi, giới, mức lọc cầu thận, HbA1C của bệnh nhân (p>0,05). Nồng độ acid uric máu trung bình của HbA1C<7 là 380,2±99,7 μmol/l, thấp hơn nồng độ acid máu trung bình của nhóm HbA1C≥7 là 405±123,8μmol/l tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sỹ và điều dưỡng Khoa Sinh hóa, Khoa Khám bệnh, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Asociation (2012). Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. Diabetes Care, 3, pp.64-70. 2. Kuzuya M., Ando F., Iguchi A. et al (2002). Effect of aging on serum uric acid levels: longitudinal changes in a large Japanese population group. J Gerontol A Biol Sci Med Sci, 57(10), pp. 660- 664. 3. Gill A., Kukreja S., Malhotra N. et al (2013). Correlation of the serum insulin and the serum uric Acid levels with the glycated haemoglobin levels in the patients of type 2 diabetes mellitus. J Clin Diagn Res, 7(7), pp. 1295-1297. 4. Lê Thị Phương (2011). Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở BN ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 72 y học, Trường đại học Y Hà Nội. 5. Li Y, Stamler J, Xiao Z et al (1997). Serum uric acid and its correlates in Chinese adult populations, urban and rural, of Beijing. The PRC-USA Collaborative Study in Cardiovascular and Cardiopulmonary Epidemiology. Int J Epidemiol, 26(2), pp. 288-296. 6. Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009). Microalbumin niệu ở BN đái tháo đường typ 2, mối liên quan với các thành phần của hội chứng chuyển hóa. Tạp chí y học thực hành, số 2/2009, pp. 1-4. 7. Obermayr RP, Temml C, Gutjahr G et al (2008). Elevated uric acid increases the risk for kidney disease. J Am Soc Nephrol, 19(12), pp. 2407-2413. 8. Toyama T, Furuichi K, Shimizu M et al (2015). Relationship between Serum Uric Acid Levels and Chronic Kidney Disease in a Japanese Cohort with Normal or Mildly Reduced Kidney Function. PLoS One, 10(9), e0137449. 9. Xu Y, Liu X, Sun X et al (2016). The impact of serum uric acid on the natural history of glomerular filtration rate: a retrospective study in the general population. PeerJ, 4, e1859. 10. Yan D, Tu Y, Jiang F et al (2015). Uric Acid is independently associated with diabetic kidney disease: a cross-sectional study in a Chinese population. PLoS One, 10(6), e0129797. Ngày nhận bài báo: 29/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_acid_uric_mau_o_benh_nhan_benh_than_dai.pdf
Tài liệu liên quan