Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 1 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Trường Sơn*, Phạm Thị Ngọc Thảo**, Phan Thị Xuân**, Lê Minh Khôi*** TÓM TẮT Mở đầu. Tổn thương thận cấp (TTTC) có tỷ lệ mắc cao, thường do nhiều nguyên nhân gây nên và làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho bệnh nhân (BN), đặc biệt là BN hồi sức. Tuy vậy, cho đến nay còn ít nghiên cứu về TTTC trong các đơn vị hồi sức ở Việt Nam. Mục tiêu. Khảo sát tỷ lệ mắc, nguyên nhân và ảnh hưởng của TTTC ở BNđiều trịtại khoa Hồi sức. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhập khoa Hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 5 năm 2015. Chẩn đoán và phân độ TTTC dựa vào tiêu chuẩn AKIN. Khảo sát nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây TTTC vàảnh hưởng của TTTC đến dự hậu của BN. Kết quả. Có 156 BN được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ TTTC trước nhập kh...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 1 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Trường Sơn*, Phạm Thị Ngọc Thảo**, Phan Thị Xuân**, Lê Minh Khôi*** TÓM TẮT Mở đầu. Tổn thương thận cấp (TTTC) có tỷ lệ mắc cao, thường do nhiều nguyên nhân gây nên và làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho bệnh nhân (BN), đặc biệt là BN hồi sức. Tuy vậy, cho đến nay còn ít nghiên cứu về TTTC trong các đơn vị hồi sức ở Việt Nam. Mục tiêu. Khảo sát tỷ lệ mắc, nguyên nhân và ảnh hưởng của TTTC ở BNđiều trịtại khoa Hồi sức. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhập khoa Hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 5 năm 2015. Chẩn đoán và phân độ TTTC dựa vào tiêu chuẩn AKIN. Khảo sát nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây TTTC vàảnh hưởng của TTTC đến dự hậu của BN. Kết quả. Có 156 BN được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ TTTC trước nhập khoa HSTC 28,8%. TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC chiếm 42,3%. Tần suất mới mắc TTTC 21,7 %. Phân độ TTTC theo AKIN: giai đoạn 1 chiếm 7,6%, giai đoạn 2 chiếm 37,9% và giai đoạn 3 chiếm 54,5%. Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây hàng đầu (50%) gây TTTC, theo sau là sốc giảm thể tích, suy tim, suy gan, kháng sinh độc thận.. BN có TTTC tại khoa HSTC có tỷ lệ tử vong 66,7% so với 36,4% ở những BN không có TTTC. Nhóm BN có TTTC mới xuất hiện có tỉ lệ tử vong cao nhất (71%). Kết luận. Tỷ lệ TTTC ở BN điều trị tại khoa hồi sức vẫn còn cao. Nguyên nhân hàng đầy gây TTTC là nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng huyết. TTTC làm tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật đáng kể so với nhóm BN không có TTTC. Từ khoá: tổn thương thận cấp, AKIN, hồi sức, nhiễm trùng huyết. ABSTRACT INVESTIGATION ON ACUTE KIDNEY INJURY IN CRITICALLY ILL PATIENTS AT THE INTENSIVE CARE UNIT, CHO RAY HOSPITAL. Nguyen Truong Son, Pham Thi Ngoc Thao, Phan Thi Xuan, Le Minh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 1 - 7 Background. Acute kidney injury (AKI) is a common entity induced by multiple pathophysiological factors and leads to significantly increased mortality and morbidity in hospitalized patients, in particular critically ill patients at intensive care units (ICU). Unfortunately, few well-designed studies investigating AKI in this special group of patients have been conducted in Vietnam. Objectives. The current study was conceived to investigate the prevalence, incidence, etiology and the impact of AKI in patients admitted and treated at ICUs. Methods. Cross-sectional observational study. Patients of from 18 years old admitted to ICU, Cho Ray Hospital from January 2014 to end of May 2015 were enrolled. AKI was diagnosed and classified using AKIN criteria. Analysis was performed to discover etiologies, risk factors of AKI and the clinical impact of AKI on final *Khoa Hồi sức Tích cực, BV Đa khoa tỉnh Đồng Tháp ** Khoa Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy *** Trung tâm Tim mạch, BV Đại học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Minh Khôi ĐT: 0919731386 Email: leminhkhoimd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 2 outcome. Results. There were 156 patients included into the study. Prior to ICU admission, AKI was diagnosed in 28,8% of patients. Upon admission to ICU, AKI was recorded in 42.3% of patients. AKI was newly diagnosed in 21.7% of patients during the ICU stay. AKI classified according to AKIN criteria showed AKIN-1 of 7.6%, AKIN-2 37.9% and AKIN-3 54.5%. Sepsis and septic shock were the leading causes of AKI (50%) followed by hypovolemic shock, heart failure, liver failure, nephrotoxic medications, etc. Patients with AKI noted at any timepoint during ICU stay showed significantly higher death rate (66.7%) in comparison to those without AKI (36.4%). Patients who newly developed AKI during ICU course were at highest risk of mortality (71%). Conclusions. Prevalence and incidence of AKI in patients at ICU were still very high. The leading causes of AKI in this study were sepsis and septic shock. AKI did increase the mortality and morbidity compared to patients without AKI. Keywords: acute kidney injury, AKIN, intensive care, sepsis. MỞĐẦU Suy thận cấp (STC) là một rối loạn phức tạp xuất hiện trong rất nhiều bối cảnh lâm sàng khác nhau, thay đổi từ một sự tăng nhẹ nồng độ creatinin huyết thanh đến suy thận vô niệu hoàn toàn. STC thường ít được nhận biết và thường đi kèm với những hậu quả nặng nề bao gồm tăng urê huyết, rối loạn chuyển hóa dịch ngoại bào, rối loạn nội môi gây rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan(8). Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ khác nhau gây nên STC. Những bằng chứng gần đây cho thấy rằng ngay cả một sự biến đổi nồng độ creatinin huyết thanh rất nhẹ cũng có liên quan với tỷ lệ tử vong tăng cao ở bệnh nhân nội trú(3) cũng như khuynh hướng xuất hiện bệnh thận mạn tính và tình trạng phụ thuộc thẩm phân máu. Tháng 9 năm 2004, thuật ngữ tổn thương thận cấp (TTTC) được các hiệp hội thận học quốc tếđưa ra với mục tiêu phản ánh toàn bộ các giai đoạn của suy thận cấp, vì người ta nhận thấy rằng một sự suy giảm cấp tính chức năng thận thường là thứ phát sau một tổn thương làm thay đổi chức năng hay cấu trúc của thận. Nhóm này đã thiết lập Mạng Lưới Tổn Thương Thận Cấp (Acute Kidney Injury Network-AKIN) nhằm thúc đẩy sự hợp tác liên chuyên khoa trên tầm quốc tếđểđảm bảo sự tiến bộ cần thiết trong lĩnh vực TTTC và nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cho bệnh nhân TTTC hoặc có nguy cơ xuất hiện TTTC(6). Từđó, những nghiên cứu về TTTC được đẩy mạnh, nhất là trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Các nghiên cứu này đã cho thấy TTTC gặp khá phổ biến trong các đơn vị hồi sức với tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong ngày càng tăng cao. TTTC gặp ở khoảng 5%-7% bệnh nhân nhập viện và có khuynh hướng tăng dần. Tỷ lệ này tăng lên từ 36% đến 67% trong các bệnh nhân nặng tùy theo định nghĩa (1). Nghiên cứu trên 75.000 bệnh nhân nặng người lớn, tổn thương thận cấp nghiêm trọng xảy ra ở 4% đến 25% bệnh nhân nhập hồi sức. Trung bình có 5% đến 6% bệnh nhân hồi sức có TTTC phải điều trị thay thế thận(4). Tại Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, mối quan tâm đến TTTC ở bệnh nhân hồi sức đãđược cải thiện đáng kể. Tuy vậy, cho đến nay còn ít nghiên cứu về TTTC trong các đơn vị hồi sức. Trên cơ sởđó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy” nhằm bước đầu đánh giá về tần suất, yếu tố nguy cơ cũng như tác động của TTTC ở nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu Khảo sát tỷ lệ mắc, thời điểm và mức độ nặng TTTC tiêu chuẩn AKIN. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 3 Khảo sát nguyên nhân của TTTC và các yếu tố dự hậu của TTTC gồm tỷ lệ tử vong, nhu cầu lọc máu và thời gian điều trị của TTTC theo các mức độ trên. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu: BN từ 18 tuổi trở lên, nhập vào khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 5 năm 2015. Tiêu chuẩn loại trừ: BN tử vong trong vòng 24 giờđầu nhập khoa Hồi sức cấp cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thu thập số liệu: Dữ liệu ghi nhận vào phiếu thu thập số liệu từ ngày nhập viện, nhập khoa HSTC đến khi xuất khoa, bao gồm: chẩn đoán và phương pháp điều trị trước khi nhập khoa HSTC, điểm APACHE II ngày nhập khoa HSTC; chẩn đoán TTTC theo phân loại AKIN và RIFLE, thời điểm chẩn đoán TTTC, mức TTTC cao nhất theo AKIN và RIFLE; nguyên nhân TTTC: mất máu, mất dịch, nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy tim, suy gan, phẫu thuật, sử dụng thuốc độc thận, thuốc kháng sinh, vận mạch, lợi tiểu furosemide; kết quảđiều trị. Các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng đều dựa vào các khuyến cáo chẩn đoán vàđiều trị của các hiệp hội chuyên ngành. Xét nghiệm creatinin huyết thanh được thực hiện trên máy sinh hóa tựđộng tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Chợ Rẫy. Phân tích xử lý số liệu Các số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mêm Epidata 3.1 và được phân tích xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quảđược trình bày bằng trung bình ± độ lệch chuẩn hay trung vị (tứ phân vị). So sánh trị số trung bình bằng kiểm định t-test, ANOVA và so sánh các trung vị bằng kiểm định Mann-Whitney, Kruskal-Wallis. Khác biệt với giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng quan sát và thu thập số liệu mà không can thiệp trên bệnh nhân cũng như không tác động vào điều trị. Các số liệu hoàn toàn được bảo mật và chỉ dành cho mục đích nghiên cứu. Đề tài cũng đãđược thông qua Hội đồng Y đức trong nghiên cứu Y sinh học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (24/09/2014). Do đóđề tài này không vi phạm những quy định vềđạo đức trong nghiên cứu Y sinh học. KẾT QUẢ Trong 156 BN nghiên cứu, nam chiếm 59% (92/156), nữ chiếm 41% (64/156). Tuổi trung vị 59,5 tuổi và tứ phân vị 44 – 74 tuổi. Bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm 48,1% và lớn hơn 80 tuổi chiếm 13,5%. Tỷ lệ và thời điểm xuất hiện và mức độ TTTC Thời điểm trước nhập khoa hồi sức Trước khi nhập khoa HSTC, có 111/156 BN không có TTTC chiếm tỷ lệ 71,2% và 45/156 BN đãđược chẩn đoán TTTC (28,8%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ TTTC ở BN được chuyển từ khoa cấp cứu (32,3%) so với chuyển từ khoa khác 26,4% (p = 0,42). Trong 45 BN có TTTC này, theo phân loại RIFLE: giai đoạn R có 5 BN (11,1%), giai đoạn I có 12 BN (26,7%), giai đoạn F có 28 BN (62,2%) và theo phân loại AKIN: AKIN-1 có 6 BN (13,3%); AKIN-2 có 14 BN (31,1%); AKIN-3 có 25 BN (55,6%). Thời điểm nhập khoa hồi sức Tại thời điểm nhập khoa HSTC, có 41 BN có TTTC, chiếm 26,3% và 115 BN không TTTC, chiếm 73,8%. Theo RIFLE, giai đoạn R có 5 BN (3,2%); giai đoạn I có 9 BN (5,7%); giai đoạn F có 27 BN (17,3%).Theo AKIN, AKIN-1 có 3 BN, (1,9%); AKIN-2 có 16 BN (10,3%) và AKIN-3 có 22 BN(14,1%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 4 Để xác định mức độđồng thuận giữa hai mô hình RIFLE và AKIN, chúng tôi sử dụng thống kê interrater agreement, với chỉ số Kappa là 0,76; (p < 0,001). Điều này cho thấy phân chia giai đoạn TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC theo RIFLE và AKIN có mức độđồng thuận chặt chẽ. Trong quá trình điều trị tại hồi sức Trong 115 BN không có TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC, có 25 trường hợp mới xuất hiện TTTC trong quá trình nằm hồi sức (chiếm 21,7%). Tỷ lệ hiện mắc của TTTC tại khoa là 66/156 (42,3%). Theo phân loại RIFLE, giai đoạn R có 5 BN (7,6%), giai đoạn I có 23 BN (34,8%), giai đoạn F 38 BN (57,6%). Theo phân loại AKIN, AKIN-1 có 5 BN (7,6%), AKIN-2 có 25 BN (37.9%), AKIN-3 có 36 BN (54,5%). Chỉ số Kappa là 0,89; (p < 0,001) cho thấy phân giai đoạn TTTC tại khoa HSTC theo RIFLE và AKIN có mức độđồng thuận gần như hoàn toàn. Biểu đồ 1 cho thấy tình hình TTTC trước, tại thời điểm nhập hồi sức và trong quá trình điều trị tại khoa hồi sức Biểu đồ 1: Thời điểm và tỷ lệ mắc TTTC ở BN nghiên cứu Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ TTTC Tỷ lệ BN nhiễm khuẩn huyết chiếm 21,2 % các trường hợp nằm hồi sức. Trong các nguyên nhân gây TTTC tại khoa HSTC, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn chiếm ưu thế (50%); sốc giảm thể tích do mất máu hoặc mất dịch chiếm hơn 25%, các nguyên nhân khác như suy tim, suy gan, phẫu thuật, viêm tụy cấp... chiếm gần 25% còn lại (Bảng 1). Đặc biệt, tỷ lệ có TTTC là 100% trong nhóm BN có nhiễm khuẩn huyết so với 26,8% ở nhóm BN không nhiễm khuẩn huyết (p< 0,001). Bảng 1. Nguyên nhân TTTC tại khoa Hồi sức Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ (%) Mất máu/mất dịch 18 27,2 NKH/sốc NKH (*) 33 50,0 Suy tim 1 1,5 Suy gan 1 1,5 Phẫu thuật 4 6,0 Khác 9 13,6 (*) NKH: Nhiễm khuẩn huyết Qua phân tích đơn biến và đa biến, chúng tôi nhận thấy các yếu tố nguy cơ TTTC mới mắc tại khoa hồi sức bao gồm bệnh lý nặng (APACHE II > 25 điểm), nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp cần sử dụng thuốc vận mạch, có sử dụng kháng sinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 5 độc thận như vancomycin, aminoglycoside, piperacillin, colistin (Bảng 2). Bảng 2. Phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố nguy cơ TTTC tại khoa HSTC Các yếu tốnguy cơ Phân tích đơn biến Phân tích đa biến OR (95%CI) p p Điểm APACHE > 25 3,5 (1,4–8,9) 0,009 0,007 Nhiễm khuẩn huyết 6,4 (4,1–9,9) < 0,001 <0,001 Thuốc vận mạch 8,2 (4,8–13,9) <0,001 <0,001 Kháng sinh độc thận 40,0 (4,7– 341,2) <0,001 <0,001 Tác động của TTTC lên dự hậu của bệnh nhân hồi sức Tỷ lệ BN TTTC cần điều trị thay thế thận là 42,2%, trong đóđiều trị thay thế thận ngắt quãng chiếm 35,7%, điều trị thay thế thận liên tục là 50% và 14,3% trường hợp kết hợp cả hai phương thức thay thế thận. BN TTTC giai đoạn AKIN-1 có tỷ lệ thay thế thận là 0%, AKIN-2 và AKIN-3 có tỷ lệ thay thế thận lần lượt là 44% và 47%. Trong 156 BN tham gia nghiên cứu có 76 BN tử vong (48,7%). BN có TTTC tại khoa HSTC có tỷ lệ tử vong 66,7% so với 36,4% ở những BN không có TTTC. TTTC làm tăng nguy cơ tử vong gấp 3,6 lần (khoảng tin cậy 95%; 1,9-7,1, p<0,001). BN có TTTC mới mắc tại khoa HSTC có tỷ lệ tử vong cao nhất (71%). BÀN LUẬN Tỷ lệ và thời điểm xuất hiện và mức độ TTTC Tỷ lệ TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC trong khảo sát chúng tôi tương tự các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Hoste trên hơn 5000 BN tại Mỹ, tỷ lệ BN TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC 22%(3). Trong nghiên cứu quan sát tiến cứu, đa trung tâm ở 54 khoa hồi sức tại 23 quốc gia với 29 269 BN của Uchino và cộng sự, tỷ lệ TTTC tại thời điểm nhập khoa HSTC là 30%(9). Biểu đồ 2: Tỷ lệ tử vong trong các nhóm TTTC. Nhóm 0: không có TTTC. Nhóm 1: Có TTTC trước nhập hồi sức và hồi phục. Nhóm 2: Có TTTC lúc nhập hồi sức và tiến triển. Nhóm 3: TTTC mới xuất hiện trong quá trình điều trị tại hồi sức. Tỷ lệ hiện mắc TTTC tại các khoa HSTC trên thế giới rất thay đổi theo các nghiên cứu. Nghiên cứu Hoste trên ghi nhận tuổi trung bình là 56,6 tuổi, tỷ lệ BN ngoại khoa là 44,2%, có tỷ lệ TTTC là 67%(3). Nghiên cứu Uchino và cộng sự có tuổi trung bình là 67 tuổi và tỷ lệ TTTC là 35,7%(9). Tỷ lệ hiện mắc TTTC tại khoa HSTC thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng của bệnh, tuổi của dân số nghiên cứu, nhóm bệnh lý nội khoa hoặc ngoại khoa, bệnh lý chính thường gặp và tiêu chuẩn chẩn đoán TTTC. Trước năm 2002, ghi nhận hơn 35 định nghĩa khác nhau về suy thận cấp. Các tiêu chuẩn chẩn đoán rất thay đổi và không thống nhất, dẫn đến tỷ lệ mô tả rất khác giữa các nghiên cứu. Đến năm 2003, sau hội nghịđồng thuận quốc tế lần 2 của ADQI, tiêu chuẩn RIFLE lần đầu tiên được công bố. Trong hội nghị lần đầu tiên năm 2005 giữa các nhà thận học và các bác sĩ hồi sức, đãđiều chỉnh tiêu chuẩn RIFLE đưa ra tiêu chuẩn AKIN(6). Sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất vẫn cho thấy tỷ lệ hiện mắc của TTTC tại các khoa HSTC còn rất cao. Như vậy, TTTC là một Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 6 bệnh lý phổ biến và thật sự trở thành gánh nặng bệnh tật, tử vong tại các khoa HSTC. Tần suất mới mắc TTTC tại khoa HSTC cũng thay đổi qua các nghiên cứu(9). Nghiên cứu gần đây của Medve tại Hungary trên gần 500 BN lại cho thấy tần suất TTTC khá cao 24,4%(5). Theo Uchino, tần suất mới mắc của TTTC là 5,7%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác. Uchino thực hiện nghiên cứu năm 2000- 2001, khi tiêu chuẩn RIFLE và AKIN chưa ra đời, định nghĩa suy thận cấp còn chưa thống nhất. Trong nghiên cứu này Uchino sử dụng định nghĩa suy thận cấp khi có thiểu niệu (lượng nước tiểu < 200ml trong 12 giờ) và/hoặc tăng azot máu (BUN > 84mg/dL hay > 30mmol/l). Tiêu chuẩn này đơn giản, rõ ràng và có thể sử dụng để bắt đầu chuẩn bịđiều trị thay thế thận, tuy nhiên mức BUN là quá cao, khi suy thận cấp đã tiến triển và thiểu niệu được xác định phải chờ tới 12 giờ. Do đó, với tiêu chuẩn này, tỷ lệ TTTC trong nghiên cứu chỉ 5,7%(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi khảo sát sựđồng thuận giữa tiêu chuẩn RIFLE và AKIN bằng thống kê interrater agreement, chỉ số kappa rất cao chứng tỏ hai tiêu chuẩn này khá thống nhất với nhau trong đánh giá TTTC ở BN hồi sức. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ TTTC Trong khảo sát của chúng tôi, nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra TTTC tại khoa hồi sức. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Bách tại bệnh viện Thống Nhất, có tỷ lệ TTTC do nhiễm khuẩn huyết chiếm 55,9% các trường hợp(7). Theo tác giả Bonventre, nguyên nhân giảm tưới máu thận chiếm trên 50%, hầu hết do bệnh lý nặng như sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc mất máu dẫn đến suy các cơ quan, trong đó thận là cơ quan dễ tổn thương do đó có tỷ lệ tổn thương cao nhất(2). Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây TTTC nhưđiểm APACHE > 25 (OR = 3,5), nhiễm khuẩn huyết (OR = 6,4), sử dụng thuốc vận mạch (OR = 8,4) và đặc biệt là các kháng sinh độc thận (OR = 40). Đây là những yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân nặng nằm hồi sức. Các yếu tố nguy cơ này lại thường không xuất hiện đơn độc. Chính vì vậy, BN nằm hồi sức có nguy cơ rất cao xuất hiện TTTC. Tác động của TTTC lên dự hậu của bệnh nhân hồi sức Tỷ lệ BN TTTC cần điều trị thay thế thận trong nghiên cứu của chúng tôi là 42,4%. Tỷ lệ thay thế thận trong các nghiên cứu trên thế giới thay đổi rất đáng kể tùy thuộc vào từng quốc gia, từng bệnh viện. Có nhiều tiêu chuẩn chỉđịnh điều trị thay thế thận được đưa ra nhưng chưa có sự thống nhất hoàn toàn, chính vì vậy mà tỉ lệđiều trị thay thế thận trong TTTC còn khác nhau đáng kể. So với nhóm BN không có TTTC thì tỷ lệ tử vong của nhóm BN có TTTC tăng cao rất rõ, đặc biệt với nhóm BN có xuất hiện TTTC mới trong quá trình điều trị hồi sức. Điều này cũng phù hợp với những bằng chứng gần đây cho thấy rằng ngay cả một sự biến đổi nồng độ creatinin huyết thanh rất nhẹ cũng có liên quan với tỷ lệ tử vong tăng cao ở bệnh nhân nội trú(3) Ghi nhận này một lần nữa nhấn mạnh vai trò phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời thích hợp ở BN có nguy cơ xuất hiện hoặc thực sự xuất hiện TTTC nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong nội viện. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 156 BN điều trị tại khoa Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy, dựa trên tiêu chuẩn AKIN, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ TTTC trước nhập khoa HSTC 28,8%, tỷ lệ hiện mắc TTTC tại khoa HSTC chiếm tỷ lệ 42,3%, tần suất mới mắc TTTC 21,7 %. Theo phân loại AKIN, các BN có TTTC được phân thành các mức độ AKIN-1 chiếm 7,6%, AKIN-2 chiếm 37,9%, AKIN-3 chiếm 54,5%. Nguyên nhân TTTC chủ yếu do nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn huyết (chiếm 50%) kế đến là các nguyên nhân khác như sốc mất máu/dịch, suy tim, suy gan, phẫu thuật, sử dụng thuốc kháng sinh độc thận. Tỷ lệ thay thế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 7 thận trong nhóm BN có TTTC là 42,4%. Tỷ lệ tử vong ở BN có TTTC mới tại khoa HSTC 66,7% so với 36,4% BN không có TTTC, tăng nguy cơ tử vong gấp 3,6 lần. BN có TTTC mới mắc tại khoa HSTC có tỷ lệ tử vong cao nhất, chiếm 71%. Như vậy, TTTC có tỷ lệ mắc và mới mắc cao ở nhóm bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức. TTTC làm tăng nguy cơđiều trị thay thế thận, kéo dài thời gian nằm hồi sức và làm tăng tý lệ tử vong. Chính vì vậy công tác dự phòng, phát hiện sớm và điều trị thích hợp TTTC ở BN nằm hồi sức cần phải được đặc biệt chú ý nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Basile P, Anderson D and Sutton A (2012). Pathophysiology of Acute Kidney Injury. ComprPhysiol,2: pp. 1303-1353. 2. Bonventre V (2004). Pathophysiology of ischemic acute renal failure. Inflammation, lung-kidney cross-talk, and biomarkers. Contrib Nephrol, 144: pp. 19-30. 3. Hoste A, Clermont G, Kersten A, Venkataraman R, Angus C, De Bacquer D, et al. (2006). RIFLE criteria for acute kidney injury are associated with hospital mortality in critically ill patients: a cohort analysis. Crit Care, 10: pp.73. 4. Lameire H, Bagga A, Cruz D, De Maeseneer J, Endre Z, Kellum J A, et al. (2013). Acute kidney injury: an increasing global concern. Lancet, 382: 170-179. 5. Medve L, Antek C, Paloczi B, Kocsi S, Gartner B, Marjanek Z, et al. (2011). Epidemiology of acute kidney injury in Hungarian intensive care units: a multicenter, prospective, observational study. BMC Nephrol, 12: pp. 43. 6. Mehta L, Kellum A, Shah V, Molitoris A, Ronco C, Warnock G, et al. (2007). Acute Kidney Injury Network: report of an initiative to improve outcomes in acute kidney injury. Crit Care, 11: pp.31. 7. Nguyễn Bách, Bùi Văn Thuỷ, Vũ Đình Hùng (2011). Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị BN lớn tuổi suy thận cấp kết hợp với nhiễm khuẩn huyết. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15: pp.113-119. 8. Palevsky PM (2006). Epidemiology of acute renal failure: the tip of the iceberg. Clin J Am Soc Nephrol, 1: pp.6-7. 9. Uchino S, Kellum A, Bellomo R, Doig S, Morimatsu H, Morgera S, et al. (2005). Acute renal failure in critically ill patients: a multinational, multicenter study. JAMA, 294: pp. 813-818 Ngày nhận bài báo: 07/04/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_ton_thuong_than_cap_o_benh_nhan_dieu_tri.pdf
Tài liệu liên quan