Khảo sát tình hình tăng triglyceride máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Tài liệu Khảo sát tình hình tăng triglyceride máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 193 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Nguyễn Quốc Hoàng*, Mã Tùng Phát**, Trần Quang Nam** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đặc điểm rối loạn lipid máu chủ yếu là tăng triglyceride máu (TG), tăng LDL nhỏ hạt đậm đặc và giảm nồng độ HDL. Tăng TG và giảm HDL đã được nhận thấy như là một yếu tố nguy cơ tim mạch tồn dư. Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát tình hình tăng TG bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám nội tiết – BV ĐHYD TPHCM từ ngày 9/3/2018 tới hết ngày 30/05/2018. Các đặc điểm TG máu được định nghĩa theo NCEP ATP III. Các yếu tố liên quan đến tăng TG được xác định dựa trên phân tích hồi quy đa biến. Kết quả: Có 302 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (61,3% là nữ) được tuyển vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình tăng triglyceride máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 193 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Nguyễn Quốc Hoàng*, Mã Tùng Phát**, Trần Quang Nam** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đặc điểm rối loạn lipid máu chủ yếu là tăng triglyceride máu (TG), tăng LDL nhỏ hạt đậm đặc và giảm nồng độ HDL. Tăng TG và giảm HDL đã được nhận thấy như là một yếu tố nguy cơ tim mạch tồn dư. Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát tình hình tăng TG bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám nội tiết – BV ĐHYD TPHCM từ ngày 9/3/2018 tới hết ngày 30/05/2018. Các đặc điểm TG máu được định nghĩa theo NCEP ATP III. Các yếu tố liên quan đến tăng TG được xác định dựa trên phân tích hồi quy đa biến. Kết quả: Có 302 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (61,3% là nữ) được tuyển vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57 năm, đường huyết (ĐH) đói trung bình là 9,0 mmol/L và HbA1c trung vị là 7,9%. TG trung vị là 167 mg/dL. Theo phân loại của NCEP ATP III, 39,4% bệnh nhân có TG < 150 mg/dL, 20,9% bệnh nhân có TG từ 150 – 199 mg/dL, 34,8% bệnh nhân có TG từ 200 – 499 mg/dL và 5% bệnh nhân có TG ≥ 500 mg/dL. Các yếu tố liên quan đến tăng TG trong nghiên cứu này là tiền sử hút thuốc lá (OR = 2,87, 95% KTC 1,07 – 7,72, p = 0,037), vòng eo (OR = 1,04, 95% KTC 1,00 – 1,09, p = 0,035) và đường huyết đói (ĐH đói) (OR = 1,19, 95% KTC 1,08 – 1,32, p < 0,001). Kết luận: Tăng TG thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (60,6% dân số nghiên cứu). Có ba yếu tố có tương quan với tăng TG trong nghiên cứu này gồm hút thuốc lá, vòng eo và ĐH đói. Từ khóa: đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu, tăng triglyceride máu ABSTRACT HYPERTRIGLYCERIDEMIA AND ASSOCIATED FACTORS IN TYPE 2 DIABETES Nguyen Quoc Hoang, Ma Tung Phat, Tran Quang Nam * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 193-197 Background: Dyslipidemia in diabetic patients includes hypertriglyceridemia, increase small dense LDL particles and decrease HDL particles. Hypertriglyceridemia and low HDL cholesterolemia have been proven as a residual cardiovascular risk. This study was designed to investigate the characteristics of trygliceridemia and associated factors in diabetic type 2 patient. Methods: Cross-sectional study in diabetic type 2 patients at endocrine outpatient clinic – University Medical Center, Ho Chi Minh City, from March 9th, 2018 to May 30th, 2018. Dyslipidemia were defined using the NCEP ATP III criteria. Associated factors of hyperglyceridemia were identified using the multivariate logistic regression model analysis. Results: A total 302 cases (38.7% male) were included in this study. The mean age was 57, mean fast blood glucose was 9.0 mmol/L, median HbA1c was 7.9%. The median blood triglyceride level (TG) was 167 mg/dL. According to NCEP ATP III classification, 39.4% of total patients had TG < 150 mg/dL; 20.9% of them had TG between 150 – 199 mg/dL; 34.8% had TG between 200 – 499 mg/dL; and 5% had TG ≥ 500 *Bộ Môn Nội Tổng quát, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ Môn Nội Tiết, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Quốc Hoàng ĐT: 0902037060 Email: nguyenquochoang.1702@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa mg/dL. Three associated factors of hypertriglyceridemia including smoking (OR = 2.87, 95%CI 1.07 – 7.72, p = 0.037), waist circumference (OR = 1.04, 95%CI 1.00 – 1.09, p = 0.035) and fast blood glucose (OR = 1.19, 95%CI 1.08 – 1.32, p < 0.001). Conclusions: Hypertriglyceridemia was frequent in diabetic type 2 patients (60.6%). There were three associated factors of hypertriglyceridemia including smoking, waist circumference and fast blood glucose. Keyword: diabetes mellitus type 2, dyslipidemia, hypertriglyceridemia ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có có rối loạn chuyển hóa lipid máu có tỉ lệ tử vong cao hơn từ 2,93 tới 4,46 lần người không mắc đái tháo đường(7,12). Nghiên cứu United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS) chỉ rõ xu hướng này liên hệ với triglyceride máu (TG) cao, LDL cao, số lượng phân tử LDL cao, HDL thấp, non-HDL cao, ApoB-100 cao(13). Một số thử nghiệm phân nhóm ngẫu nhiên trong thực tế tìm ra tăng TG và hạ HDL sau khi điều trị hạ LDL bằng statin có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tim mạch(3,13). Điều đó cho thấy tăng TG và giảm HDL là yếu tố nguy cơ tim mạch tồn dư cần được quan tâm, đặc biệt trên bệnh nhân ĐTĐ là đối tượng có mô hình rối loạn lipid máu chủ yếu là tăng TG và giảm nồng độ HDL. Hiện nay, nhiều hướng dẫn thực hành lâm sàng trên thế giới và Việt Nam đều khuyến cáo điều chỉnh TG cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khi nồng độ TG ≥ 150 mg/dL(4,7). Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng TG > 150mg/dL dao động từ 22% tới 78%(6,10). Các số liệu này đều không phải là mục tiêu chính của nghiên cứu nên mô tả rất ít thông tin về nhóm bệnh nhân này. Từ ý nghĩ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ rối loạn TG trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và khảo sát mối liên quan giữa tăng TG và các yếu tố: đặc điểm nhân trắc, lâm sàng, cận lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám chuyên khoa nội tiết - Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 9/3/2018 tới hết ngày 30/05/2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu Được chẩn đoán là ĐTĐ típ 2, >= 18 tuổi và đang điều trị tại phòng khám chuyên khoa Nội tiết. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ ĐTĐ típ 1 và các loại ĐTĐ khác, mang thai, không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không thể trả lời phỏng vấn. Phương pháp chọn mẫu Thuận lợi, không xác suất. Cỡ mẫu Cỡ mẫu tối thiểu theo mục tiêu xác định tỉ lệ tăng TG được ước tính theo công thức: 2 1 /2 2 (1 )Z P P n d Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu, Z: hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% = 1,96, α: độ tin cậy 95%, P: tỉ lệ tăng TG trong nghiên cứu tại Việt Nam từ 22% - 78%, d: sai số ấn định trong nghiên cứu 0,05. Tỉ lệ tăng TG trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại Việt Nam là 22% – 78%(6,10). Chọn p = 0,22, d = 0,05. Cần tuyển tối thiểu 264 bệnh nhân. Xử lý thống kê So sánh 2 tỉ lệ bằng phép kiểm χ2. So sánh sự khác biệt giữa 2 biến số liên tục có phân phối chuẩn bằng phép kiểm Student-t. Đối với biến liên tục không phân phối chuẩn, dùng phép kiểm phi tham số Wilcoxon rank-sum test. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 195 KẾT QUẢ Bảng 2: Đặc điểm của dân số nghiên cứu Đặc điểm Tuổi (năm) 57,2 ± 12,0 Giới nữ 185 (67,6) Thời gian ĐTĐ (năm) 3,0 (1,0- 8,0) THA 165 (54,6) Bệnh tim mạch 34 (11,3) Hút thuốc lá 40 (13,2) Uống rượu bia 65 (21,5) BMI (kg/m2) 24,7 ± 3,3 Vòng eo (cm) 87,5 ± 8,9 Tỉ số eo/hông (cm/cm) 0,9 ± 0,1 ĐH đói (mmol/L) 9,0 ± 3,0 HbA1c (%) 7,9 (7-9,9) ĐLCT < 60 69 (22,8) ACR (mg/g)* 138,8 (13,8-150,4) Cholesterol (mg/dL ) 185,4 ± 58,1 LDL (mg/dL) 119,9 ± 47,0 HDL (mg/dL) 42,8 ± 14,6 *n = 190 Tuổi trung bình của 302 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 57,2 ± 12,0 năm, trong đó tỉ lệ nữ giới chiếm đa số (67,6%). Có 92,4% trường hợp đã được chẩn đoán ĐTĐ, thời gian ĐTĐ trung vị là 3 năm. Cân nặng trung bình của bệnh nhân là 60,4 ± 10,3 kg. BMI trung bình là 24,7 ± 3,3 kg/m2. Có 67,6% bệnh nhân có thể trạng thừa cân béo phì. ĐH đói trung bình của bệnh nhân là 9,0 ± 3,0 mmol/L, HbA1c trung vị là 7,9% (Bảng 1). Trị số TG trung vị là 167 mg/dL, có trường hợp có giá trị TG rất cao lên đến 909,1 mg/dL (Biểu đồ 1). Tăng TG là rối loạn lipid máu có tỉ lệ cao nhất trong dân số nghiên cứu (60,7%), trong đó tăng TG đơn độc chiếm 10,3%, tăng TG phối hợp với giảm HDL hoặc tăng LDL chiếm 82,5% (Bảng 2). Trong các yếu tố có khác biệt giữa 2 nhóm TG bình thường và tăng TG, chỉ có hút thuốc lá, vòng eo, tỉ số eo/hông, ĐH đói, ĐLCT < 60 ml/phút/1,73 m2 da và ACR ≥ 30 mg/g là có liên quan tới tăng TG trong mô hình phân tích đơn biến (Bảng 3). Bảng 3: Đặc điểm tăng TG của dân số nghiên cứu Các thể tăng TG Tăng TG không kèm HDL ≥ 40 mg/dL, LDL < 100 mg/dL và cholesterol < 200 mg/dL 31 (10,3) Tăng TG và HDL < 40 mg/dL 77 (25,5) Tăng TG và LDL ≥ 100 mg/dL 11 (3,6) Biểu đồ 1: Đặc điểm TG trong dân số theo phân loại của NCEP ATP III Bảng 4: So sánh các đặc điểm giữa nhóm TG bình thường và tăng TG - phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tăng TG Đặc điểm TG bình thường Tăng TG OR KTC 95% p Tuổi ≥ 60 52 (43,7) 79 (43,2) 0,97 (0,59 –1,56) 0,886 Giới nam 42 (35,3) 75 (41,0) 1,16 (0,70 – 1,88) 0,566 ĐTĐ ≥ 5 47 (39,5) 77 (42,1) 1,23 (0,74 – 2,02) 0,425 THA 61 (51,3) 104 (56,8) 1,14 (0,70 – 1,84) 0,587 Bệnh tim mạch 8 (6,7) 26 (14,2) 0,82 (0,38 – 1,71) 0,590 Hút thuốc lá 5 (4,2) 14 (7,7) 2,74 (1,20 – 6,22) 0,016 Uống rượu bia 20 (16,8) 45 (24,6) 1,44 (0,78 – 2,60) 0,236 39.40% 20.90% 34.80% 5% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% TG < 150 mg/dL (n = 119) 150 mg/dL ≤ TG < 199 mg/dL (n = 63) 200 mg/dL ≤ TG < 499 mg/dL (n = 34.8) TG ≥ 500 mg/dL (n = 15) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa Đặc điểm TG bình thường Tăng TG OR KTC 95% p BMI ≥ 23 51 (42,9) 132 (72,1) 1,07 (0,64 – 1,78) 0,800 Vòng eo (cm) 85,7 ± 8,1 88,7 ± 9,2 1,03 (1,00 – 1,06) 0,036 Tỉ số eo/hông 0,92 ± 0,106 0,94 ± 0,07 1,67 (1,10 – 2,50) 0,014 ĐH đói (mmol/L) 8,3 ± 2,8 9,5 ± 3,1 1,14 (1,05 – 1,24) 0,002 HbA1c ≥ 7% 73 (65,2) 144 (81,8) 0,98 (0,91 – 1,05) 0,640 ĐLCT < 60 21 (17,6) 48 (26,2) 1,57 (0,93 – 2,94) 0,084 ACR ≥ 30 mg/g * 41 (54,7) 83 (72,2) 2,15 (1,16 – 3,96) 0,014 tv: trung vị, tpv: tứ phân vị, tb: trung bình, đlc: độ lệch chuẩn, *: thiếu dữ liệu (112) Bảng 5: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tăng TG. Đặc điểm OR KTC 95% P Tuổi ≥ 60 0,92 (0,52 – 1,62) 0,777 Giới nam 0,55 (0,25 – 1,22) 0,144 ĐTĐ ≥ 5 năm 1,02 (0,58 – 1,79) 0,954 Hút thuốc lá 2,87 (1,07 – 7,72) 0,037 Uống rượu bia 1,67 (0,72 – 3,86) 0,228 THA 1,25 (0,73 – 2,13) 0,402 BMI ≥ 23 0,93 (0,48 – 1,82) 0,836 Vòng eo (cm) 1,04 (1,00 – 1,09) 0,035 ĐH đói (mmol/L) 1,19 (1,08 – 1,32) 0,001 HbA1c ≥ 7% 0,99 (0,46 – 1,73) 0,829 ĐLCT < 60 1,11 (0,58 – 2,17) 0,751 Kết quả phân tích đa biến ghi nhận các yếu tố có liên quan tới tăng TG trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: tiền sử hút thuốc lá (OR = 2,87, 95% KTC 1,07 – 7,72, p = 0,037) vòng eo (OR = 1,04, KTC 95% 1,00 – 1,09, p = 0,035) và ĐH đói (OR = 1,19, KTC 95% 1,08 – 1,32, p < 0,001) là các yếu tố liên quan đến tăng TG (Bảng 4). BÀN LUẬN TG trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 167,0 mg/dL, thấp hơn trong nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ở thành phố Hồ Chí Minh tác giả Phan Thị Thùy Dung(5,10). Tuy nhiên tỉ lệ TG tăng hơn 150 mg/dL chiếm 60,7% là con số rất cao. Đặc biệt, có 66 trường hợp tăng TG có LDL < 100 mg/dL, chiếm 53,7% số bệnh nhân có LDL < 100 mg/dL, cho thấy trên cả bệnh nhân có LDL < 100 mg/dL thì việc kiểm soát TG vẫn chưa được chú ý nhiều. Trên dân số chung và cả trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không sử dụng thuốc hạ lipid máu đều có bằng chứng gợi ý tuổi, giới nam, thời gian mắc ĐTĐ, bệnh THA, bệnh lý tim mạch là các đặc điểm nhân trắc có liên quan với tăng TG(13). Trong các yếu tố này, ngoại trừ tiền căn bệnh lý tim mạch nhiều hơn có ý nghĩa ở nhóm tăng TG, tất cả các yếu tố kể trên đều không khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu và không liên quan đến tăng TG máu trong mô hình phân tích đơn biến cũng như đa biến. Các yếu tố có thể góp phần vào khác biệt so với y văn trong nghiên cứu của chúng tôi gồm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn đầu được can thiệp điều trị (96,9%), thời gian mắc ĐTĐ của dân số ít (trung vị là 3 năm) và có sự khác nhau về tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam (53,4 tuổi) và bệnh nhân nữ (59,6 tuổi). Uống rượu bia cũng như hút thuốc lá, là hai thói quen sớm được nhìn nhận trong y văn như một yếu tố làm tăng TG(13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tăng TG có tỉ lệ hút thuốc lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân có TG bình thường, khi phân tích hồi quy đơn biến và đa biến đều cho kết quả hút thuốc lá làm tăng có ý nghĩa nguy cơ tăng TG, phù hợp với y văn. Tuy nhiên, uống rượu bia trong nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích hồi quy đơn biến và đa biến đều không ghi nhận sự tương quan với tăng TG. Có thể sự không tương quan này do hạn chế trong lúc đánh giá từ lúc bệnh nhân uống rượu lần cuối cùng cho tới thời điểm bệnh nhân được xét nghiệm TG. Tình trạng dư cân béo phì và béo trung tâm được chứng minh có tương quan đến tăng TG trong các nghiên cứu không riêng gì trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mà còn trên người bình thường(2,11). Cả trong mô hình phân tích đơn biến và đa biến trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 197 dù BMI ≥ 23 không phải là yếu tố liên quan đến tăng TG, nhưng chúng tôi ghi nhận được vòng eo tăng có tương quan với tăng TG có ý nghĩa thống kê. Kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ có liên hệ chặt chẽ với tăng TG(8). ĐH đói trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi phân tích đơn biến và đa biến đều cho kết quả liên quan đến tăng TG như y văn ghi nhận, nhưng tỉ lệ bệnh nhân có HbA1c > 7% trong nghiên cứu của chúng tôi tuy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TG bình thường và nhóm tăng TG nhưng khi đưa vào mô hình phân tích đơn biến và đa biến, HbA1c > 7% đều cho kết quả không tương quan với tình trạng tăng TG, không giống như trong y văn. Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận mối liên quan của giảm ĐLCT hoặc tiểu đạm với tăng TG(5,9). Nhưng trong nghiên cứu này, ĐLCT < 60 ml/ph/1,73 m2 da không khác biệt giữa hai nhóm tăng TG và TG bình thường, cũng không phải là yếu tố liên quan đến tăng TG trong mô hình phân tích đơn biến cũng như mô hình phân tích đa biến. Bệnh nhân ở hai nhóm TG bình thường và tăng TG có tỉ lệ bệnh nhân có ACR niệu ≥ 30 mg/g nhiều hơn có ý nghĩa thống kê. Khi đưa yếu tố có tiểu đạm xác định bằng ACR ≥ 30 mg/g vào phân tích đơn biến, chúng tôi ghi nhận bệnh nhân có ACR niệu ≥ 30 mg/g có nguy cơ tăng TG cao gấp 2,15 bệnh nhân có ACR niệu < 30 mg/g (p = 0,014). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 302 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khám và điều trị tại phòng khám chuyên khoa nội tiết, chúng tôi ghi nhận: Tỉ lệ tăng TG của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khá cao, lên đến 60,7%. Nồng độ TG trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không theo phân phối chuẩn. Có 25,5% bệnh nhân có TG tăng kèm HDL < 40 mg/dL, 3,6% bệnh nhân có TG tăng kèm LDL > 3,6 mg/dL. Qua phân tích chúng tôi ghi nhận các yếu tố có tương quan với tăng TG trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 gồm: hút thuốc lá, vòng eo và ĐH đói. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2017). “Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Đái Tháo Đường Típ 2”. Bộ Y tế. 2. Chehrei A, Sadrnia S, Keshteli AH et al (2007). "Correlation of dyslipidemia with waist to height ratio, waist circumference, and body mass index in Iranian adults". Asia Pac J Clin Nutr, 16, 2: 248-253. 3. Farid SM (2017). "Impact of duration of diabetes and age on lipid profile and glycemic control in type 2 diabetics". Global journal of bio-science and biotechnology, 6. 1: 46-51. 4. Jellinger PS, Handelsman Y, Rosenblit PD (2017). "American Association Of Clinical Endocrinologists And American College Of Endocrinology Guidelines For Management Of Dyslipidemia And Prevention Of Cardiovascular Disease - Executive Summary". Endocr Pract, 23,4: 479-497. 5. Mã Tùng Phát (2015). “Tỉ suất mới mắc của giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan”. Luận văn Bác Sĩ Nội Trú, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thị Diễm Ngọc (2013). “Tỉ lệ đạt mục điêu điều trị rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một phòng khám chuyên khoa nội tiết". Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Nordestgaard BG, Varbo A (2014), "Triglycerides and cardiovascular disease". Lancet, 384, 9943: 626-635. 8. Oh HS, Seo WS (2000). "Inter-relationships between arteriosclerotic risk factors: a meta-analysis". Yonsei Med J 41, 4: 450-458. 9. Penno G, Solini A, Zoppini G et al (2015). "Hypertriglyceridemia Is Independently Associated with Renal, but Not Retinal Complications in Subjects with Type 2 Diabetes: A Cross-Sectional Analysis of the Renal Insufficiency And Cardiovascular Events (RIACE) Italian Multicenter Study". PLoS One, 10, 5: 125 - 512. 10. Phan Thị Thùy Dung (2017). “Khảo sát tỉ lệ đạt mục tiêu LDL cholesterol trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và các yếu tố liên quan”. Luận văn Bác Sĩ Nội Trú, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 11. Samantaray R, Kumar AB, Das D (2017). “Pattern of Dyslipidemia in Type 2 Diabetic Patients in Southern Odisha”. Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 5:4397-4401. 12. Stamler J, Vaccaro O, Neaton JD, Wentworth D (1993). "Diabetes, Other Risk Factors, and 12-Yr Cardiovascular Mortality for Men Screened in the Multiple Risk Factor Intervention Trial". Diabetes Care, 16, 2: 434-444. 13. Turner RC, Millns H, Neil HAW, Stratton IM, Manley SE, Matthews DR and Holman RR (1998). "Risk factors for coronary artery disease in non-insulin dependent diabetes mellitus: United Kingdom prospective diabetes study (UKPDS: 23)". Bmj, 316, 7134: 823-828. 14. Watts GF, Karpe F (2011). "Triglycerides and atherogenic dyslipidaemia: extending treatment beyond statins in the high-risk cardiovascular patient". Heart, 97, 5: 350-356. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_tang_triglyceride_mau_va_cac_yeu_to_lien.pdf
Tài liệu liên quan