Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm tại Bệnh viện Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 – 2017

Tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm tại Bệnh viện Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 – 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 456 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT, VẬT TƯ XÉT NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ – TP. HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN NĂM 2015 – 2017 Nguyễn Thị Hải Yến*, Nguyễn Hoàng Thu Thảo**, Nguyễn Thị Thùy Trang*, Lê Đặng Tú Nguyên*, Phạm Đình Luyến* TÓM TẮT Mở đầu: Quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và trang thiết bị xét nghiệm là công việc hết sức quan trọng và phải được chú trọng trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các bệnh viện. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và đánh giá được hiệu quả sử dụng của các trang thiết bị xét nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ hệ thống dữ liệu điện tử để khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm, tình hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm trong thời gian từ năm 2015 ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm tại Bệnh viện Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 – 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 456 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT, VẬT TƯ XÉT NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ – TP. HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN NĂM 2015 – 2017 Nguyễn Thị Hải Yến*, Nguyễn Hoàng Thu Thảo**, Nguyễn Thị Thùy Trang*, Lê Đặng Tú Nguyên*, Phạm Đình Luyến* TÓM TẮT Mở đầu: Quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và trang thiết bị xét nghiệm là công việc hết sức quan trọng và phải được chú trọng trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các bệnh viện. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm và đánh giá được hiệu quả sử dụng của các trang thiết bị xét nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ hệ thống dữ liệu điện tử để khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm, tình hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm và hiệu quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả: Số lượng hóa chất sử dụng tăng dần qua các năm, 194 (năm 2015) tăng lên thành 212 (năm 2016) và 228 (năm 2017), trong khi số lượng vật tư xét nghiệm không có sự thay đổi đáng kể từ 66 (năm 2015) giảm còn 61 (năm 2016) sau đó tăng lên thành 64 (năm 2017). Bên cạnh đó, giá trị các xét nghiệm cũng tăng dần qua các năm, từ 18.651 tỉ VND ở năm 2015 tăng lên 20.641 tỉ VND ở năm 2016 và 28.710 tỉ VND ở năm 2017. Qua các năm khảo sát, thiết bị Olympus Au 640 có hiệu suất làm việc cao vượt trội so với các thiết bị khác (403,05%, 400,30% và 464,49% tương ứng với các năm 2015, 2016, 2017) và thiết bị GASTAT 1820 có hiệu suất làm việc thấp nhất (0,08%, 0,08% và 0,05% tương ứng với các năm 2015, 2016, 2017). Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát số lượng và giá trị của hóa chất, vật tư xét nghiệm cũng như hiệu quả sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm tại Bệnh viện Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Từ khóa: Hóa chất, Vật tư xét nhiệm, Trang thiết bị xét nghiệm, Bệnh viện Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. ABSTRACT SURVEY ON USING CHEMICAL, TESTING MATERIALS AND UTILIZATION OF TESTING EQUIPMENT AT TAN PHU HOSPITAL – HCMC IN THE PERIOD 2015 – 2017 Nguyen Thi Hai Yen, Nguyen Hoang Thu Thao, Nguyen Thi Thuy Trang, Le Dang Tu Nguyen, Pham Dinh Luyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 456 – 461 Introduction: Managing the use of chemicals, testing materials and testing equipment is a very important task and should be thoroughly understood throughout the sector, especially for the management *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Tân Phú Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hải Yến ĐT: 0938769626 Email: haiyen @ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 457 staff of hospitals. Objectives: To survey the use of chemicals, testing materials and evaluate the effectiveness of the use of testing equipment. Method: Data was collected from electronic data systems to examine the situation of the use of chemicals, testing materials, the situation of the provision of testing services and the efficiency of the use of testing equipment from 2015 to 2017. Results: The number of used chemicals has increased over the years, 194 (in 2015), to 212 (2016) and 228 (2017), while the number of materials used has not significantly changed, from 66 (2015) to 61 (2016) and then to 64 (2017). In addition, the cost of tests has also increased over the years, from 18,651 billion VND in 2015 to nearly 20,641 billion VND in 2016 and 28,710 billion VND in 2017. Over the survey years the Olympus Au 640 device has outstanding performance compared to other devices (403.05%, 400.30% and 464.49% respectively for 2015, 2016, 2017) and GASTAT 1820 has a lowest performance (0.08%, 0.08% and 0.05% respectively for 2015, 2016, 2017). Conclusion: The study investigated the quantity and value of chemicals, testing materials as well as the effectiveness of testing equipment at Tan Phu District Hospital – HCMC from 2015 to 2017. Key words: Chemicals, Testing materials, Testing equipment, Tan Phu District hospital, HCMC ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm (VTXN) và trang thiết bị xét nghiệm (TTBXN) là công việc hết sức quan trọng và phải được chú trọng trong toàn ngành y tế, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế, trong đó có bệnh viện(1). Mỗi bệnh viện phải thiết lập, thường xuyên cập nhật và lưu trữ thông tin về hóa chất, VTXN và TTBXN sử dụng. Các vấn đề chính cần quan tâm hiện nay liên quan đến việc cung cấp các hóa chất, VTXN và TTBXN là sự thiếu chính sách, thiếu ngân sách và thiếu tiêu chuẩn(2). Trong những năm gần đây, các xét nghiệm cận lâm sàng đạt được nhiều thành tựu mới, hiện đại nhằm nâng cao không ngừng chất lượng chẩn đoán và cho kết quả rất sớm. Hiện nay, khi luật đấu thầu có hiệu lực, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động y tế được ban hành thì việc cung ứng hóa chất, VTXN và TTBXN cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy, việc quản lý nếu lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị, đến chi phí y tế của người bệnh và uy tín bệnh viện. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tại các bệnh viện, một số bác sĩ có xu hướng lạm dụng xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh như thử nhiều và thử toàn diện, một số xét nghiệm không thật sự cần thiết. Chi phí xét nghiệm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí điều trị ảnh hưởng đến quyết định điều trị của người bệnh. Chính vì lý do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, VTXN và đánh giá được hiệu quả sử dụng của các TTBXN tại bệnh viện quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 – 2017. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu từ hệ thống dữ liệu điện tử để khảo sát tình hình sử dụng hóa chất, VTXN, tình hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm và hiệu quả sử dụng TTBXN tại Bệnh viện Quận Tân Phú trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Nội dung nghiên cứu Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất – vật tư xét nghiệm Nghiên cứu phân loại hóa chất và các dịch vụ xét nghiệm thành 7 nhóm (i) Sinh hóa; (ii) Huyết học; (iii) Miễn dịch; (iv) Truyền Máu; (v) Vi sinh; (iv) Khí máu; (vii) Đông máu để Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 458 phân tích về số lượng và giá trị sử dụng(4). Sau đó, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ABC để phân loại nhóm và ghi nhận sự chuyển nhóm của các hóa chất, VTXN qua các năm. Khảo sát hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế xét nghiệm Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu của TTBXN về (i) Số loại xét nghiệm thực hiện; (ii) Số lượng xét nghiệm thực hiện; (iii) Thời gian hoàn thành chuẩn của từng loại xét nghiệm, (iv) Thời gian bắt đầu sử dụng(3). Sau đó, nghiên cứu tính toán các thông số được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Phương pháp tính toán các thông số về trang thiết bị xét nghiệm Thông số Phương pháp tính toán Giá trị hóa chất và VTXN sử dụng Số lượng hóa chất (VTXN) * Giá trị hóa chất (VTXN) Doanh thu Số lượng xét nghiệm * Giá tiền xét nghiệm Lợi nhuận thuần Doanh thu – Giá trị hóa chất và VTXN sử dụng Thời gian TTBXN chạy thực tế trong 1 năm (giờ) (Thời gian ngưng sử dụng – Thời gian bắt đầu sử dụng) * 24 Nếu trang thiết bị vẫn tiếp tục sử dụng thì thời gian ngưng sử dụng được tính là 31/12 và thời gian bắt đầu sử dụng cho năm tiếp theo là 01/01 Thời gian TTBXN thực hiện xét nghiệm (giờ) Thời gian thực hiện xét nghiệm * Số lượng xét nghiệm Hiệu suất làm việc của TTBXN (Thời gian TTBXN chạy thực tế trong 1 năm)/(Thời gian TTBXN thực hiện xét nghiệm) KẾT QUẢ Tình hình sử dụng hóa chất – vật tư xét nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2015 – 2017, số lượng hóa chất sử dụng tăng dần qua các năm, 194 (năm 2015) tăng lên thành 212 (năm 2016) và 228 (năm 2017), trong khi số lượng VTXN không có sự biến đổi đáng kể từ 66 (năm 2015) giảm còn 61 (năm 2016) sau đó tăng lên thành 64 (năm 2017). Giá trị hóa chất, VTXN sử dụng có sự phân hóa qua các năm. Trong toàn giai đoạn 2015 – 2017, tổng giá trị hóa chất – VTXN sử dụng quy về năm 2017 là 38.198.890.527 VND với 36.065.052.685 VND cho hóa chất sử dụng và 2.133.837.842 VND cho VTXN (Bảng 2). Bảng 2: Số lượng và giá trị hóa chất, vật tư xét nghiệm theo nhóm xét nghiệm sử dụng giai đoạn 2015 – 2017 (Tỉ VND) Nhóm xét nghiệm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Miễn dịch 76 1,082 77 1,336 89 6,583 Sinh hoá 45 0,517 43 0,722 39 3,700 Huyết học 3 0,554 8 0,616 18 3,568 Đông máu 14 0,076 14 0,087 13 0,731 Truyền máu 14 0,143 15 0,117 16 0,374 Khí máu 2 0,005 2 0,043 2 0,226 Vi sinh 40 0,018 53 0,021 51 0,080 Vật tư xét nghiệm 66 0,411 61 0,331 64 0,629 Tỷ lệ giá trị hóa chất nhóm A có xu hướng tăng nhẹ qua các năm từ 79,8% vào năm 2015 và đạt 80,2% vào năm 2017. Năm 2015, nhóm A có 11 hóa chất, sang năm 2016 có 5 hóa chất chuyển sang nhóm B và 3 hóa chất chuyển sang nhóm C. Năm 2016, nhóm A có 8 hóa chất, sang năm 2017 có 2 hóa chất chuyển sang nhóm B và 1 hóa chất chuyển sang nhóm C. Trong khi đó, tỷ lệ giá trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 459 VTXN nhóm A có xu hướng giảm nhẹ qua các năm từ 80,8% vào năm 2015 và giảm còn 79,4% vào năm 2017. Năm 2015, nhóm A có 10 VTXN, sang năm 2016 có 1 VTXN chuyển sang nhóm B. Năm 2016, nhóm A có 10 VTXN, sang năm 2017 có 2 VTXN chuyển sang nhóm B (Bảng 3). Bảng 3: Phân tích ABC hóa chất, vật tư xét nghiệm giai đoạn 2015 – 2017 (Tỉ VND) Nhóm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) VTXN A 10 (15,2) 0,451 (80,7) 10 (16,4) 0,448 (79,5) 11 (17,2) 0,606 (79,4) B 16 (24,2) 0,083 (14,9) 17 (27,9) 0,086 (15,3) 18 (28,1) 0,116 (15,1) C 40 (60,6) 0,024 (4,4) 34 (55,7) 0,029 (5,2) 35 (54,7) 0,042 (5,5) Hóa chất A 11 (5,7) 5,720 (79,8) 8 (3,8) 9,580 (80,0) 37 (16,2) 10,761 (80,2) B 35 (18,0) 1,074 (15,0) 29 (13,7) 1,792 (15,0) 45 (19,7) 2,002 (14,9) C 148 (76,3) 0,371 (5,2) 175 (82,5) 0,598 (5,0) 146 (64,1) 0,663 (4,9) Tình hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm Năm 2015 có 72 loại xét nghiệm, tăng thành 75 loại ở năm 2016 và không có sự thay đổi ở năm 2017. Trong khi đó, số lượng xét nghiệm tăng dần qua các năm, năm 2015 có 503.986 xét nghiệm, năm 2016 có 558.926 xét nghiệm và năm 2017 có 687.317 xét nghiệm được sử dụng. Bên cạnh đó, giá trị các xét nghiệm cũng tăng dần qua các năm, từ 18,651 tỉ ở năm 2015 tăng thành gần 20,641 tỉ ở năm 2016 và thành 28,710 tỉ ở năm 2017. Trong từng năm, nhóm Miễn dịch có số lượng lớn nhất, kế tiếp là nhóm Sinh hóa, các nhóm còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ (Bảng 4). Bảng 4: Số loại, số lượng và giá trị của dịch vụ xét nghiệm phân theo nhóm xét nghiệm sử dụng giai đoạn 2015 – 2017 (Tỉ VND) Nhóm Sinh hoá Huyết học Miễn dịch Truyền Máu Vi sinh Khí máu Đông máu Tổng cộng Năm 2015 Số loại (%) 27 (37,4) 1 (1,4) 37 (51,4) 2 (2,8) 1 (1,4) 1 (1,4) 3 (4,2) 72 Số lượng (%) 348.026 (69,1) 78.205 (15,5) 58.259 (11,6) 9.279 (1,8) 306 (0,1) 223 (0,0) 9.688 (1,9) 503.986 Giá trị (%) 8,943 (47,9) 3,832 (20,6) 5,091 (27,3) 0,277 (1,5) 0,052 (0,3) 0,025 (0,1) 0,430 (2,3) 18,651 Năm 2016 Số loại (%) 28 (37,3) 1 (1,3) 39 (52,1) 2 (2,7) 1 (1,3) 1 (1,3) 3 (4,0) 75 Số lượng (%) 379.767 (67,9) 74.320 (13,3) 81.467 (14,6) 10.777 (1,9) 605 (0,1) 201 (0,0) 12.394 (2,2) 558.926 Giá trị (%) 10,413 (50,4) 4,500 (21,8) 4,661 (22,6) 0,356 (1,7) 0,135 (0,7) 0,037 (0,2) 0,538 (2,6) 20,641 Năm 2017 Số loại (%) 29 (38,7) 1 (1,3) 38 (50,7) 2 (2,7) 1 (1,3) 1 (1,3) 3 (4,0) 75 Số lượng (%) 435.539 (63,4) 110.142 (16,0) 117.717 (17,1) 7.208 (1,1) 526 (0,1) 133 (0,0) 16.052 (2,3) 687.317 Giá trị (%) 12,164 (42,3) 5,099 (17,8) 10,188 (35,5) 0,260 (0,9) 0,119 (0,4) 0,027 (0,1) 0,851 (3,0) 28,710 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 460 Tình hình sử dụng trang thiết bị y tế Trong suốt giai đoạn có 12 TTBXN được sử dụng, hầu hết các trang thiết bị xét nghiệm đều cho doanh thu lớn hơn giá trị hóa chất, VTXN sử dụng. Thiết bị Olympus Au 640 cho doanh thu cao nhất, chiếm khoảng 47,5% đến 48,4% tổng doanh thu. Thiết bị GASTAT 1820 cho doanh thu thấp nhất, chiếm khoảng 0,1% đến 0,2% tổng doanh thu (Bảng 5). Nhìn chung, qua các năm thiết bị Olympus Au 640 có hiệu suất làm việc cao vượt trội so với các thiết bị khác (403,05%, 400,30% và 464,49% tương ứng với các năm 2015, 2016, 2017) và thiết bị GASTAT 1820 có hiệu suất làm việc thấp nhất (0,08%, 0,08% và 0,05% tương ứng với các năm 2015, 2016, 2017) (Bảng 6). Bảng 5: Lợi nhuận thuần của các trang thiết bị xét nghiệm giai đoạn 2015 – 2017 (triệu VND) Trang thiết bị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lợi nhuận thuần HC–VTXN (**) Doanh thu HC–VTXN Doanh thu HC–VTXN Doanh thu Olympus Au 640 1.367 7.235 2.488 8.625 2.615 10.259 19.650 AEL001 Electrolyte Analyzaer 137 665 369 745 339 783 (*) 1.200 Medica EasyLyte Plus Na/K/Ca/Cl - - - - 149 Labureader 173 1.043 181 1.043 153 1.122 2.701 Phoenix NCC 5500 - - - - 981 5.099 5.904 LH 500, HMX 1.798 3.832 1.811 4.500 (*) 401 - - DxH 600 - - 782 1.756 - - ACL Advandce 325 430 424 538 751 851 320 GASTAT 1820 17 25 186 37 198 28 -311 Access 2 và Immulite 1000 732 1.255 2.375 2.068 2.431 3.065 852 Immulite 1000 779 743 455 493 - - - (*) Doanh thu được tính tổng từ hai TTBXN (**) Hóa chất – Vật tư xét nghiệm Bảng 6: Hiệu suất sử dụng của các trang thiết bị xét nghiệm giai đoạn 2015 – 2017 Tên Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng T TXN H T TXN H T TXN H HTB Olympus Au 640 8.760 35.307 403,05 8.760 35.066 400,30 8.760 40.690 464,49 422,62 AEL001 Electrolyte Analyzaer 8.760 242 2,76 8.760 275 3,14 1.608 316 19,64 8,51 Medica EasyLyte Plus Na/K/Ca/Cl - - - - - - 2.832 316 11,15 3,72 Labureader 8.760 94 1,07 8.760 94 1,07 8.760 99 1,13 1,09 Phoenix NCC 5500 - - - - - - 192 118 61,67 20,56 LH 500, HMX 8.760 782 8,93 8.760 434 4,95 4.224 92 2,19 5,36 DxH 600 - - - 8.760 310 3,53 8.760 672 7,68 4,58 ACL Advandce 8.760 56 0,64 8.760 124 1,41 8.760 146 1,67 1,24 GASTAT 1820 8.760 7 0,08 8.760 7 0,08 8.760 4 0,05 0,07 Access 2 và Immulite 1000 8.760 5.454 62,26 8.760 14.432 164,75 8.760 26.600 303,65 176,88 Immulite 1000 8.760 5.215 59,53 1.776 952 53,60 - - - 37,71 T: Thời gian máy chạy thực tế TXN: Thời gian máy thực hiện xét nghiệm H: Hiệu suất sử dụng (TXN/T) HTB: Hiệu suất sử dụng trung bình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 461 BÀN LUẬN Đa số số loại hóa chất có sự dao động không đáng kể trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017, trừ hóa chất nhóm Miễn dịch và Huyết học có số loại tăng lần lượt 12 và 10 hóa chất từ năm 2016 sang năm 2017 và kết quả cũng tương tự với giá trị của hóa chất. Kết quả của phân tích ABC hóa chất năm 2015 và 2016 cho thấy sự phân bố không tuân theo nguyên lý Pareto, tuy nghiên, sang năm 2017 sự phân bố này lại tuân theo nguyên lý này. Cụ thể năm 2015 số loại và giá trị hóa chất nhóm A chiếm tỷ trọng 5,67% và 79,83% và năm 2016 là 3,77% và 80,03%. Bên cạnh đó, về loại dịch vụ xét nghiệm, nhóm xét nhiệm Sinh hóa có thêm hai xét nhiệm là Định lượng cồn (năm 2016) và Định lượng RF (năm 2017). Thêm vào đó, nhóm xét nghiệm Miễn dịch có thêm Định lượng CA 15-3 và Test nhanh ma túy tổng hợp vào năm 2016 và loại bỏ xét nghiệm Dengue Duo. Khi thu thập số liệu, nghiên cứu chưa thu thập được số liệu về chi phí điện nước, tiền lương nhân công, còn về khấu hao TTBXN thì do đặc thù bệnh viện sử dụng TTBXN được xã hội hóa do công ty cung cấp nên sẽ không tính toán chi phí này. Chính vì lý do đó, nghiên cứu chỉ tính toán lợi nhuận thuần để cho thấy sơ bộ về việc lời-lỗ của TTBXN. Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp với việc tính toán hiệu suất làm việc của TTBXN để cho thấy được cái nhìn tổng quát về hiệu quả làm việc của các TTBXN này, ví dụ Access 2 và Immulite 1000 có hiệu suất làm việc rất cao (176,88%) nhưng lợi nhuận thuần lại thấp hơn các máy khác (852 triệu VND). Do Bệnh viện quận Tân Phú mới được xây dựng và chuyển về cơ sở mới từ cuối năm 2013 nên còn khó khăn thiếu thốn nhiều mặt. Trang thiết bị của khoa Xét nghiệm – Bệnh viện quận Tân Phú được đầu tư theo chủ trương xã hội hóa, được các công ty cho mượn và sử dụng hóa chất của công ty (theo luật đấu thầu). Do đó, chi phí cho trang thiết bị của khoa Xét nghiệm là không có. Vì vậy vẫn có mặt hạn chế là theo quy định Bệnh viện chỉ được sử dụng trang thiết bị dưới hình thức xã hội hóa khi phải đấu thầu hóa chất đi kèm, do đó, cơ cấu về hóa chất, VTXN thay đổi liên tục. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân thì đây là giải pháp tốt nhất cho Bệnh viện trong thời điểm hiện tại. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã khảo sát số lượng và giá trị của hóa chất, VTXN cũng như hiệu quả sử dụng các TTBXN tại Bệnh viện Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Từ đó Bệnh viện và đặc biệt là khoa Xét nghiệm sẽ có căn cứ khoa học để quản lý sử dụng hóa chất, VTXN và TTBXN một cách khoa học và hợp lý hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dân. TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2003). Chỉ thị số 01/2003/CT-BYT về việc tăng cường công tác quản lý trang thiết bị y tế. 2. Bộ Y tế (2014). Quản lý bệnh viện. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Chính phủ (2016). Nghị Định số 36/2016/NĐ-CP về việc Quản lý trang thiết bị y tế. 4. Quốc hội (2007). Luật hóa chất số 06/2007/QH12. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_su_dung_hoa_chat_vat_tu_xet_nghiem_va_hie.pdf
Tài liệu liên quan