Tài liệu Khảo sát tình hình mang gen Thalassemia và bệnh huyết sắc tố của một số dân tộc ở Tây Nguyên: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 230
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MANG GEN THALASSEMIA
VÀ BỆNH HUYẾT SẮC TỐ CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
Bạch Quốc Khánh*, Vũ Hải Toàn*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Ngô Huy Minh*, Dương Quốc Chính*,
Nguyễn Ngọc Dũng*, Lê Xuân Hải*, Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Anh Trí*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thalassemia và bệnh huyết sắc tố là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, bệnh gây
các biểu hiện trên dòng hồng cầu. Tại Việt Nam, bệnh đã và đang là vấn đề đối với sức khoẻ nhân dân, đặt biệt ở
một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, số liệu về tình hình mang gen trong các nhóm dân tộc thiểu số còn chưa đầy
đủ. Nghiên cứu này được thực hiện ở một số dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên.
Mục tiêu: Xác định tần xuất lưu hành và kiểu đột biến gen thalassemia và bệnh huyết sắc tố của một số dân
tộc sinh sống tại Tây Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình mang gen Thalassemia và bệnh huyết sắc tố của một số dân tộc ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 230
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MANG GEN THALASSEMIA
VÀ BỆNH HUYẾT SẮC TỐ CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
Bạch Quốc Khánh*, Vũ Hải Toàn*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Ngô Huy Minh*, Dương Quốc Chính*,
Nguyễn Ngọc Dũng*, Lê Xuân Hải*, Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Anh Trí*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thalassemia và bệnh huyết sắc tố là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, bệnh gây
các biểu hiện trên dòng hồng cầu. Tại Việt Nam, bệnh đã và đang là vấn đề đối với sức khoẻ nhân dân, đặt biệt ở
một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, số liệu về tình hình mang gen trong các nhóm dân tộc thiểu số còn chưa đầy
đủ. Nghiên cứu này được thực hiện ở một số dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên.
Mục tiêu: Xác định tần xuất lưu hành và kiểu đột biến gen thalassemia và bệnh huyết sắc tố của một số dân
tộc sinh sống tại Tây Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng là 3753 người dân
tộc thiểu số tại một số tỉnh Tây Nguyên. Chỉ số nghiên cứu gồm dân tộc, tỷ lệ người mang gen, tỷ lệ các kiểu đột
biến gen.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mang gen thalassemia và bệnh HST chung là 64,7%. Tỷ lệ người mang gen α-
thal, HbE và β-thal lần lượt là 55,7%, 26,7% và 0,1%, phối hợp α-thal và β-thal là 17,7%. Có 5 kiểu đột biến
trên gen α-globin, đột biến 3.7 chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,73%, đột biến HbCS chiếm tỷ lệ 25,55%, đột biến SEA
chỉ chiếm 1,48%. Có 2 kiểu đột biến trên gen β-globin, chủ yếu là đột biến Cd 26 chiếm tỷ lệ 99,73%, có thêm 1
đột biến là IVS1-1 chỉ chiếm tỷ lệ 0,27%. Có 6 dân tộc có tỷ lệ mang gen α+-thal cao trên 60% là: Mnông, Chu
Ru, Mạ, Ê Đê, Cờ Ho, Ba Na. Các dân tộc có tỷ lệ mang gen bệnh huyết sắc tố E cao trên 30%: M nông, Chu Ru,
Mạ, Ê Đê, Cờ Ho, Gia Rai.
Kết luận: Tỷ lệ mang gen thalassemia và bệnh huyết sắc tố trong cộng đồng 9 dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên là rất cao, chủ yếu gặp đột biến α+-thalassemia và gen bệnh huyết sắc tố E.
Từ khóa: dân tộc thiểu số
ABSTRACT
STUDY ON PREVALENCE OF THALASSEMIA AND HEMOGLOBINPATHIES
OF SOME ETHNIC GROUPS IN TAY NGUYEN
Bach Quoc Khanh, Vu Hai Toan, Nguyen Thi Thu Ha, Ngo Huy Minh, Duong Quoc Chinh,
Nguyen Ngoc Dung, Le Xuan Hai, Nguyen Thi Huong, Nguyen Anh Tri
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 230 - 236
Introduction: Thalassemia and hemoglobin disease are hereditary pathologies on normal chromosomes,
which cause manifestations on red blood cells. In Vietnam, the disease has been a problem for people's health,
especially in some ethnic minorities. However, data on the situation of carrying genes in ethnic minority groups
are incomplete. This study was carried out in a number of ethnic minorities living in the Tay Nguyen.
Objectives: Determination of circulating frequency and mutation of thalassemia gene and hemoglobin
disease of some ethnic groups living in the Tay Nguyen.
Methods: Research describing cross-sectional objects 3753 ethnic minority people in the Tay Nguyen. The
*Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Vũ Hải Toàn ĐT: 0984 952 286 Email: vuhaitoan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 231
research index includes ethnicity, the percentage of people carrying genes, and the rate of genetic mutations.
Results: The rate of carrying thalassemia gene and common parasite disease is 64.7%. The proportion of
people with α-thal, HbE and β-thal genes is 55.7%, 26.7% and 0.1% respectively, the combination of α-thal and
β-thal is 17.7%. There are 5 types of mutations in the α-globin gene, mutation 3.7 has the highest rate of 72.73%,
HbCS mutation accounts for 25.55%, SEA mutation accounts for only 1.48%. There are 3 mutations in the β-
globin gene, mainly Cd 26 mutations, accounting for 99.73%, with 1 more mutation, IVS1-1, accounting for only
0.27%. There are 6 ethnic groups with a high prevalence of α + -thal genes above 60%: Mnong, Chu Ru, Ma, E
De, Co Ho and Ba Na. The ethnic groups have a high rate of carrying the E-gene E of 30%: M Nong, Chu Ru,
Ma, E De, Co Ho, Gia Rai.
Conclusion: The rate of carrying thalassemia and hemoglobin in the community of 9 ethnic minorities in the
Tay Nguyen is very high, mainly with the α + -thalassemia mutation and the gene hemoglobin E.
Key words: ethnic minorities
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu di
truyền phổ biến trên thế giới, bệnh gây ra do
giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại
chuỗi globin dẫn đến thiếu máu, tan máu(10).
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO)(1,3,4), ước tính có khoảng 7% dân số thế
giới mang gen bệnh Hemoglobin di truyền, ảnh
hưởng tới 71% số nước trên thế giới, mỗi năm có
khoảng 330.000 trẻ em sinh ra bị bệnh(1,3). Việt
Nam thuộc vùng có nguy cơ cao mắc bệnh
Thalassemia, đặc biệt Thalassemia có tỷ lệ lưu
hành cao trong nhóm dân tộc thiểu số. Trong đó,
Tây Nguyên là vùng tập trung sinh sống của các
dân tộc thiểu số có xu hướng kết hôn trong cùng
dân tộc cao. Trong khi đó, tình hình mang gen
trong các nhóm dân tộc còn chưa đầy đủ. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục
tiêu: “Xác định tần xuất lưu hành và kiểu đột
biến gen Thalassemia và bệnh huyết sắc tố của
một số dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên”.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các trường phổ thông trung
học/trung học cơ sở (PTTH/PTCS) và dân tộc nội
trú, thuộc 9 dân tộc: Mnông, Chu Ru, Mạ, Ê Đê,
Cờ Ho, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai.
Người dân tại các xã/phường lân cận các
trường (nếu không đủ cỡ mẫu từ các trường).
Có bố mẹ cùng dân tộc.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 1/2017 - 12/2017.
Địa điểm thực hiện lấy mẫu: Lâm Đồng, Gia
Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Xét nghiệm được thực hiện tại Viện Huyết
học – Truyền máu TW.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích, tiến cứu. Xác
định tần xuất lưu hành và kiểu đột biến gen
bệnh HST và thal.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng
cho 1 tỷ lệ:
n = Z2 1-α/2 x
p(1-p)
(p x Ɛ)2
Đối với các dân tộc có dân số ít (cỡ mẫu vượt
quá 5% dân số quần thể nghiên cứu) thì áp dụng
công thức điều chỉnh cho quần thể hữu hạn.
nf =
n*N
n+N
Với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 có Z21-
α/2=1,96.
Với các dân tộc đã biết tỷ lệ mang gen bệnh:
p = giá trị của các nghiên cứu trước đó.
Với các dân tộc chưa biết tỷ lệ mang gen bệnh:
Nhóm dân tộc có tỷ lệ kết hôn cận huyết
≥10%: p= 0,25, Ɛ = 0,25.
Nhóm dân tộc có dân số <5000 người: p=0,25,
Ɛ = 0,25.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 232
Tính chung cỡ mẫu = 369 sau đó chia cho các
dân tộc theo tỷ lệ dân số từng dân tộc.
Nhóm dân tộc có dân số ≥5000 người và
<10000 người: p= 0,25, Ɛ = 0,25.
Các dân tộc thiểu số còn lại: Ước tính tỷ lệ
mang gen p= 0,20 (Ɛ = 0,25), cỡ mẫu tối thiểu là
492 người/dân tộc.
Số mẫu thực tế của các dân tộc trong nghiên
cứu này như sau:
Bảng 1. Cỡ mẫu dự kiến và cỡ mẫu thực tế của các
dân tộc
Stt Dân tộc
Cỡ mẫu
tối thiểu
Số lượng
thực tế
Địa điểm lấy mẫu
1 Ba Na 492 463 Gia Lai
2 Chu Ru 369 330 Lâm Đồng
3 Cờ Ho 369 401 Lâm Đồng
4 Ê Đê 261 272 Đăk Lắk, Gia Lai
5 Gia Rai 492 460 Gia Lai, Kon Tum
6 Giẻ Triêng 492 477 Kon Tum
7 Mạ 369 426 Lâm Đồng
8 Mnông 389 415 Đăk Lắk
9 Xơ Đăng 492 509 Kon Tum
Tổng số mẫu 3725 3753
Phương pháp tiến hành
Học sinh được tập trung, tư vấn và tổ chức
thu thập thông tin cá nhân, lấy mẫu xét nghiệm.
Mẫu được làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào
máu bằng máy đếm tế bào tự động (chỉ số MCV
<85fl và/hoặc MCH <28pg) để sàng lọc bước đầu.
Xét nghiệm thành phần huyết sắc tố bằng kỹ
thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC); Xác
định đột biến gen bằng kỹ thuật Multiplex PCR,
Gap- PCR: xác định các đột biến gen tổng hợp
chuỗi alpha globin (SEA, THAI, 3.7, 4.2, C2delT,
HbCs, HbQs), chuỗi beta globin (Cd17; Cd41/42,
Cd71/72, Cd95, IVS1-1, IVS1-5, IVS2-654, -28, -88,
-90, Cd26 (HbE)).
Tiêu chuẩn chẩn đoán mang gen thalassemia/
bệnh huyết sắc tố
Mang gen đột biến alpha thalassemia: xác
định có ≥ 1 đột biến: SEA, THAI, FIL, 3.7, 4.2,
C2delT, HbCs, HbQs.
Mang gen beta Thalassemia: xác định có ≥1
đột biến: Cd17, Cd41/42, Cd71/72, Cd95, IVS1-1,
IVS1-5, IVS2-654, -28, -88, -90.
Mang gen đột biến bệnh huyết sắc tố (HbE):
Cd26 (GAG-AAG).
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán
Đột biến αo-thal là các đột biến mất cả 2
gen α trên một nhiễm sắc thể (kiểu gen: --/αα.):
SEA, THAI.
Đột biến α+-thal là các đột biến làm mất 1
gen α trên một nhiễm sắc thể (kiểu gen:
-α/αα): 3,7; 4,2.
Đột biến βo-thal là các đột biến làm mất chức
năng gen β-globin nên không tổng hợp được
chuỗi β-globin: Cd17, Cd41/42, Cd71/72, Cd95,
IVS1-1, IVS1-5, IVS2-654.
Đột biến β+-thal là các đột biến làm giảm
chức năng gen β-globin nên giảm tổng hợp được
chuỗi β-globin ở nhiều mức độ khác nhau: -28, -
88, -90.
Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 với các
thuật toán thống kê phù hợp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ mang gen chung của 9 dân tộc là 64,7%,
trong đó một số dân tộc có tỷ lệ mang gen rất
cao như Chu Ru (83,9%), Ê Đê (80,1%), M nông
(78,6%). Đột biến gen α-globin có tỷ lệ cao 55,7%,
đột biến gây HbE là 26,7%. Tỷ lệ mang gen β-
globin rất thấp, chỉ 0,1% (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm mang gen bệnh thalassemia/huyết sắc tố ở các dân tộc
Dân tộc Cỡ mẫu (n) Chung (n,%) α-globin (n, %)
β-globin α-globin và β-globin
(n, %) Beta (n, %) HbE (n, %)
Chu Ru 330 277(83,9) 236(71,5) 0 130(39,4) 89(27)
Ê Đê 272 218(80,1) 180(66,2) 0 135(49,6) 97(35,7)
Mnông 415 326(78,6) 299(72,0) 0 140(33,7) 111(26,7)
Mạ 426 335(78,6) 300(70,4) 0 132(31,0) 97(22,8)
Cờ Ho 401 300(74,8) 254(63,3) 0 125(31,2) 79(19,7)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 233
Dân tộc Cỡ mẫu (n) Chung (n,%) α-globin (n, %)
β-globin α-globin và β-globin
(n, %) Beta (n, %) HbE (n, %)
Gia Rai 460 337(73,3) 267(58,0) 0 179(38,9) 109(23,7)
Ba Na 463 320(69,1) 284(61,3) 0 89(19,2) 53(11,4)
Xơ Đăng 509 197(38,7) 174(34,2) 1(0,2) 44(8,6) 22(4,3)
Giẻ Triêng 477 119(24,9) 96(20,1) 2(0,4) 27(5,7) 6(1,3)
Tổng 3753 2429 (64,7) 2090 (55,7) 3 (0,1) 1001 (26,7) 663 (17,7)
Bảng 3. Tỷ lệ các kiểu đột biến gen globin ở các dân tộc
Dân tộc Cỡ mẫu
α
0
α
+
HbE β
0
β
+
n % n % n % n % n %
Mnông 415 8 1,9 296 71,3 140 33,7 0 0 0 0
Chu Ru 330 4 1,2 234 70,9 130 39,4 0 0 0 0
Mạ 426 11 2,6 296 69,5 132 31,0 0 0 0 0
Ê Đê 272 4 1,5 177 65,1 135 49,6 0 0 0 0
Cờ Ho 401 5 1,3 250 62,3 125 31,2 0 0 0 0
Ba Na 463 4 0,9 282 60,9 89 19,2 0 0 0 0
Gia Rai 460 1 0,2 266 57,8 179 38,9 0 0 0 0
Xơ Đăng 509 1 0,2 173 34,0 44 8,6 1 0,2 0 0
Giẻ Triêng 477 0 0 96 20,1 27 5,7 2 0,4 0 0
Tổng cộng 3753 38 1,0 2070 55,2 1001 26,7 3 0,08 0 0
Kiểu đột biến gen α+globin chiếm tỷ lệ chủ
yếu là 55,2%, trong đó có 6 dân tộc có tỷ lệ cao
trên 60% (M nông 71,3%; Chu Ru 70,9%; Mạ
69,5%; Ê Đê 65,1%; Cờ Ho 62,3% và Ba Na
60,9%). Kiểu đột biến gen β0-globin có tỷ lệ thấp
0,08%, đặc biệt không có kiểu đột biến gen β+-
globin (Bảng 3).
Bảng 4. Đặc điểm các đột biến trên gen α-globin
Kiểu gen
Số
lượng
Tỷ lệ %
Alen đột
biến
Số
lượng
Tỷ lệ %
-α
3.7
/αα 1089 29,02 3.7 1873 72,73
α
Cs
α/αα 493 13,14 HbCs 658 25,55
-α
3.7
/-α
3.7
301 8,02 SEA 38 1,48
-α
3.7
/ α
Cs
α 164 4,37 4.2 4 0,16
--
SEA
/αα 20 0,53 HbQs 2 0,08
--
SEA
/-α
3.7
17 0,45
-α
4.2
/αα 2 0,05
--
SEA
/-α
4.2
1 0,03
α
Qs
α/αα 1 0,03
-α
3.7
/ α
Qs
α 1 0,03
-α
4.2
/ α
Cs
α 1 0,03
αα/αα 1663 44,30
Tổng số 3753 100 2575 100
Có 11 kiểu gen đột biến α-thalassemia, trong
đó kiểu gen -α3.7/αα chiếm tỷ lệ cao nhất
(29,02%); kiểu gen αCsα/αα có tỷ lệ 13,14%. Có
2575 alen đột biến với 5 kiểu đột biến, trong đó
kiểu đột biến 3.7 là chủ yếu (chiếm tỷ lệ 72,73%)
(Bảng 4).
Bảng 5. Đặc điểm các đột biến trên gen β-globin
Kiểu gen
Số
lượng
Tỷ lệ %
Alen đột
biến
Số
lượng
Tỷ lệ %
β
Cd26
/ β 886 23,61 Cd 26 1116 99,73
β
Cd26
/β
Cd26
115 3,06 IVS1-1 3 0,27
β
IVS1-1
/ β 3 0,08
β / β 2749 73,25
Tổng số 3753 100 1119 100
Đột biến gen β-globin không đa dạng, chỉ
có 3 kiểu gen, chủ yếu gặp loại alen đột biến là
CD 26 với 1116 alen (chiếm 99,73%) (Bảng 5).
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mẫu nghiên
cứu được xác định theo công thức ước tính cho
một tỷ lệ, đối với các dân tộc có dân số ít (cỡ mẫu
vượt quá 5% dân số quần thể nghiên cứu) thì áp
dụng công thức điều chỉnh cho quần thể hữu
hạn. Bằng cách đó số mẫu lý thuyết cần có cho 9
dân tộc là 3725, số mẫu mà chúng tôi thu thập
thực tế là 3753. Một số dân tộc có nghiên cứu
thử, tỷ lệ cao nên số mẫu là đủ, có ý nghĩa. Như
vậy, đa số các dân tộc trong nghiên cứu của
chúng tôi đảm bảo số lượng mẫu lý thuyết để có
tính đại diện và khoa học.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 234
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 2
cho thấy: Tỷ lệ mang gen Thalassemia và bệnh
huyết sắc tố chung của cả 9 dân tộc là 64,7%,
trong đó có tới 7 trên 9 dân tộc có tỷ lệ mang gen
trên 68%, những dân tộc chiếm tỷ lệ rất cao như
Chu Ru 83,9%, Ê Đê 80,1%, Mnông 78,6%. Dù tỷ
lệ mang gen chung là rất cao, nhưng khá may
mắn là các đột biến lại tập trung ở gen alpha
globin và gen bệnh huyết sắc tố E là chủ yếu. Tỷ
lệ mang đột biến gen α-globin là 55,7%, đột biến
gây HbE là 26,7%. Tỷ lệ mang gen β-globin rất
thấp, chỉ 0,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Attawut Chaibunruang ở vùng Đông Bắc Thái
Lan với tỷ lệ mang gen chung là 52,6%, α-thal là
34,4%, β-thal 0,6% và HbE là 39%(2).
Tỷ lệ mang gen β-globin phối hợp với gen α-
globin là khá cao với tỷ lệ chung là 17,7%, trong
đó 1 số dân tộc có tỷ lệ cao như Ê Đê 35,7%, Chu
Ru 27%, Mnông 26,7%. Với những người mang
gen phối hợp như trên thì các xét nghiệm sàng
lọc, đặc biệt là xét nghiệm xác định thành phần
huyết sắc tố chỉ thể hiện gen β-globin, điều này
rất cần được chú ý ở các bác sỹ sản khoa, bác sỹ
tư vấn trước hôn nhân và trước sinh để không
bỏ sót gen α-globin.
Đặc biệt, chúng tôi chỉ gặp 3 trường hợp
mang gen β-globin trong tổng số 3753 người
được sàng lọc. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ
bệnh nhân bị beta Thalassemia phụ thuộc truyền
máu điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế
trong khu vực Tây Nguyên thấp hơn nhiều các
khu vực khác.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác
biệt rõ rệt so với nghiên cứu của He S, Li J năm
2018 ở miền Nam Trung Quốc trên 130.318
người cho thấy tỷ lệ mang gen Thalassemia là
19,1%, trong đó α-thal là 12,5%, β-thal 5,1%(5).
Tây Nguyên là vùng dịch tễ sốt rét. Qua
nhiều năm những nỗ lực của ngành y tế Việt
Nam trong việc kiểm soát và xoá dần các vùng
dịch sốt rét lưu hành đã đem lại những hiệu quả
to lớn. Tuy nhiên, xét về yếu tố địa lý và lịch sử
thì Tây Nguyên đã từng là vùng dịch sốt rét lưu
hành mạnh nhất. Giai đoạn 1931-1934, Viện
Pasteur Đông Dương đã xác định các vùng sốt
rét dựa vào các yếu tố địa lý sinh thái để phân
vùng dịch tễ sốt rét ở Việt Nam thành 5 vùng:
Vùng 0 là vùng ven biển nước lợ, sốt rét lưu
hành nhẹ. Vùng 1 là vùng đồng bằng nước ngọt,
không có sốt rét lưu hành. Vùng 2 là vùng đồi
thấp, rừng thưa, có sốt rét lưu hành nhẹ. Vùng 3
là vùng đồi núi và rừng, có sốt rét lưu hành
nặng. Vùng 4, Tây Nguyên, sốt rét lưu hành rất
nặng. Vùng 5 là vùng có độ cao trên 1.100m,
không có sốt rét lưu hành(7).
Dịch tễ sốt rét và dịch tễ mang gen
Thalassemia và bệnh huyết sắc tố có mối liên
quan chặt chẽ, những vùng đã có dịch sốt rét
lưu hành thì sự phân bố gen α+-thal và gen Hb
E cao hơn những vùng không có dịch. Điều
này đã được các nhà khoa học chứng minh:
Theo nghiên cứu của Wambua S, Mwangi TW
và cộng sự cho thấy người mang gen α+-thal
(đồng hợp tử hoặc dị hợp tử) mặc dù bị nhiễm
Plasmodium falciparum nhưng không có triệu
chứng lâm sàng(12). Tác giả Kesinee
Chotivanich và cộng sự nghiên cứu trên in
vitro sự xâm nhập của Plasmodium falciparum
vào các hồng cầu có các thành phần huyết sắc
tố khác nhau (bình thường: HbAA, bất
thường: HbH, AE, EE, HCS, β-thal E) cho thấy
tỷ lệ hồng cầu có huyết sắc tố bất thường bị
Plasmodium falciparum xâm nhập thấp hơn so
với hồng cầu bình thường. Đặc biệt hồng cầu
HbAE có khả năng kháng lại sự xâm nhập của
ký sinh trùng sốt rét là cao nhất(3). Qua thời
gian và sau các vụ dịch sốt rét sảy ra thì những
người có gen α+globin và gen bệnh huyết sắc
tố E sống sót sẽ tăng lên và là nguồn gen
Thalassemia trong cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3
thể hiện rất rõ giả thuyết dịch tễ này. Tỷ lệ chung
mang gen α+globin là 55,2%, trong đó có tới 6
dân tộc có tỷ lệ trên 60% như: M nông 71,3%;
Chu Ru 70,9%; Mạ 69,5%; Ê Đê 64,1%; Cờ Ho
62,3; Ba Na 60,9%. Tỷ lệ mang gen HbE cũng khá
cao (chiếm 26,7%), trong đó một số dân tộc có tỷ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 235
lệ mang gen HbE trên 35% như: Ê Đê 49,6%; Chu
Ru 39,4%; Gia Rai 38,9%. Tỷ lệ mang gen
α0globin tương đối thấp, chỉ chiếm 1,0%. Đặc
biệt, trong tổng số 3753 mẫu nghiên cứu chúng
tôi chỉ gặp 3 trường hợp có gen β0-globin (0,1%),
không gặp trường hợp nào có β+-globin. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với
nghiên cứu ở vùng Đông Bắc Thái Lan(2): tỷ lệ α+-
globin 25,9%, tỷ lệ α0-globin khá thấp 3,1%.
Đối với gen α-globin, chúng tôi gặp 11 kiểu
gen đột biến khác nhau, với 5 loại alen đột biến
(Bảng 4). Trong đó, đột biến 3.7 có tần suất xuất
hiện nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 72,73%), tiếp đến là
đột biến HbCs 25,55%. Tương ứng 2 kiểu gen -
α3.7/αα và αCsα/αα cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
trong 11 kiểu gen đột biến α-globin, tỷ lệ lần lượt
là 29,02% và 13,14%. Đột biến SEA gặp 38
trường hợp (chỉ chiếm 1,48%) nhưng đều có kiểu
gen kết hợp cùng 1 đột biến α+globin, như vậy cả
38 trường hợp này đều là bệnh nhân alpha
Thalassemia. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
khá tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị
Hoàng Mỹ ở người Khơ Me ở Đồng bằng Sông
Cửu Long thì trong các đột biến α-globin thì tỷ lệ
các đột biến là 3,7 (75,5%), HbCs (13,5%), SEA
(8,2%)(8). Nghiên cứu của Trần Thị Thúy Minh(11),
cho thấy tỷ lệ mang gen alpha thalassemia ở
người Ê đê là 32,7% và M’nông là 18,6%, đột
biến -α3.7/αα là 18,4%, đột biến HbCs là 21,4% ở
dân tộc Ê đê và M’nông có tỷ lệ đột biến -α3.7/αα
là 10,3%. Tỷ lệ người Ê đê và M’nông mang gen
alpha Thalassemia trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn của tác giả Trần Thị Thúy Minh có
thể là do trong nghiên cứu của Trần Thị Thúy
Minh dùng ngưỡng sàng lọc MCV <80 fl nên có
thể bỏ sót khá nhiều người mang đột biến này.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà trên
người mang gen bệnh Thalassemia cho thấy với
người mang gen α+ thal chỉ 20,9% có MCV <80 fl,
và 62,8% MCH <27pg, có 62,8% có giá trị MCV
trong khoảng 80 – 85 fl, 27,9% có MCH trong
khoảng 27 – 28pg(9).
Đặc điểm của đột biến gen β-globin thể hiện
ở Bảng 5: Đột biến gen β-globin chỉ gặp 2 loại là
Cd 26 và IVS1-1, chủ yếu là Cd 26 với tỷ lệ
99,73% trong tổn số các alen đột biến. Có 3 kiểu
gen đột biến, trong đó kiểu gen βCd26/β chiếm tỷ
lệ 23,61% trong tổng số 3753 mẫu nghiên cứu,
kiểu gen βCd26/βCd26 chiếm tỷ lệ 3,06%, gặp 3
trường hợp có kiểu gen βIVS1-1/β. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu
của Syahzuwan ở Malaysia với tỷ lệ mang gen β-
thal là 30%, Cd26 (23,2%), IVS1-1 (16%) và không
có đột biến Cd17.
Với kết quả của nghiên cứu này, đây thực sự
là những con số hết sức báo động đối với sức
khoẻ giống nòi của các dân tộc này trong tương
lai, khi mà với sự giao thoa và giao lưu về kinh
tế, văn hoá đang diễn ra mạnh mẹ, những người
dân tộc họ rời khỏi các buôn làng để sinh sống,
học tập và kết hôn với các nhóm người khác, dân
tộc khác thì tỷ lệ gặp thêm một người mang gen
khác và sinh ra những đứa con bị bệnh là rất cao.
Vấn đề này rất cần có sự quan tâm đúng mức
của các cấp, ngành và toàn xã hội để có thể ngăn
chặn và đẩy lùi Thalassemia trong tương lai.
KẾT LUẬN
Khảo sát tình hình mang gen của 9 dân tộc
sống tại Tây Nguyên: có tỷ lệ mang gen
Thalassemia và bệnh HST chung là 64,7%. Tỷ lệ
người mang gen α-thal, HbE và β-thal lần lượt là
55,7%, 26,7% và 0,1%, phối hợp α-thal và β-thal
là 17,7%.
Có 5 kiểu đột biến trên gen α-globin, đột
biến 3,7 chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,73%, đột biến
HbCS chiếm tỷ lệ 25,55%, đột biến SEA chỉ
chiếm 1,48%. Có 6 dân tộc có tỷ lệ mang gen α+-
thal cao trên 60% là: Mnông, Chu Ru, Mạ, Ê Đê,
Cờ Ho, Ba Na.
Có 2 kiểu đột biến trên gen β-globin, chủ yếu
là đột biến Cd 26 chiếm tỷ lệ 99,73%, có thêm 1
đột biến là IVS1-1 chỉ chiếm tỷ lệ 0,27%. Các dân
tộc có tỷ lệ mang gen bệnh huyết sắc tố E cao
trên 30%: M nông, Chu Ru, Mạ, Ê Đê, Cờ Ho,
Gia Rai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angastiniotis M, Modell B (1998). Global epidemiology of
hemoglobin disorders. Ann N Y Acad Sci, 850:251-69.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 236
2. Chaibunruang A, et al (2018). Prevalence of Thalassemia
among Newborns: A Re-visited after 20 Years of a Prevention
and Control Program in Northeast Thailand. Mediterranean
Journal of Hematology and Infectious Diseases, www.mjhid.org.
3. Chotivanich K, et al (2002). Hemoglobin E: a balanced
polymorphism protective against high parasitemias and thus
severe Pfalciparum malaria. Blood, 100:1172 – 1176.
4. Eleftheriou A (2007). About Thalassemia. Thalassemia
International Federation, Nicosia, Cyprus.a.
5. He S, Li J (2018). Molecular characterization of α- and β-
thalassemia in the Yulin region of Southern China. GENE, doi:
10.1016/j.gene.2018.02.058.
6. Hassan S, Ahmad R (2013). Detection of β-globin Gene
Mutations Among β-thalassaemia Carriers and Patients in
Malaysia: Application of Multiplex Amplifcation Refractory
Mutation System–Polymerase Chain Reaction. Malays J Med
Sci, 20(1):13-20.
7. Hồ Văn Hoàng (2011). Đặc điểm phân vùng dịch tễ sốt rét can
thiệp miền Trung-Tây Nguyên năm 2009. Báo điện tử Viện
Sốt rét Ký Sinh trùng côn trùng Quy Nhơn,.
8. Lê Thị Hoàng Mỹ (2017). Tình hình mang gen và đặc điểm di
truyền phân tử , hemoglobin E trong cộng đồng dân tộc
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu. Y học Việt Nam, 461(1):115-
118.
9. Nguyễn Thị Thu Hà (2016). Đặc điểm một số chỉ số huyết học
ở người mang gen bệnh thalassemia đến tư vấn tại Viện
Huyết học Truyền máu TW. Y học Việt Nam , 448:169– 176.
10. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Hà Thanh (2019). Bệnh
hemoglobin di truyền. Bài giảng sau đại học Huyết học –
truyền máu, tập 1. Nhà xuất bản Y học, pp.204.
11. Trần Thị Thúy Minh (2015). Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh
alpha và beta thalassemia ở trẻ em dân tộc Ê đê và M’nông
tỉnh Đắc Lắc. Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh.
12. Wambua S, Mwangi TW, et al (2006). The effect of α+-
thalassaemia on the incidence of malaria and other diseases in
children living on the coast of Kenya. PLOS, DOI: 10.1371/
journal.pmed.0030158.
13. Wild B, Bain BJ (2007). Investigation of abnomal haemoglobin
and thalassemia. Practical Haematology, pp.271-310.
14. Weatherall DJ (2006). Disoders of globin synthesis, The
Thalassemia, 7th edition, pp.633-666. William Hematology.
Ngày nhận bài báo: 18/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_mang_gen_thalassemia_va_benh_huyet_sac_to.pdf