Tài liệu Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 23
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Bùi Thị Hương Quỳnh*,**, Trịnh Thị Hồng Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến
gánh nặng to lớn cho con người về tinh thần, thể chất và tài chính. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu về tình hình điều trị VTC cũng như đánh giá tính hợp lý và hiệu quả điều trị.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị VTC tại bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên bệnh nhân từ
18 tuổi trở lên, được chẩn đoán VTC tại bệnh viện Thống Nhất trong 2 năm từ tháng 01/01/2017 đến
31/12/2018.
Kết quả: Có 115 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình mắc VTC là 48,4 ± 16,7 tuổi,
trong đó nam chiếm 68,7%. Các nguyên nhân thường...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 23
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Bùi Thị Hương Quỳnh*,**, Trịnh Thị Hồng Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến
gánh nặng to lớn cho con người về tinh thần, thể chất và tài chính. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu về tình hình điều trị VTC cũng như đánh giá tính hợp lý và hiệu quả điều trị.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị VTC tại bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên bệnh nhân từ
18 tuổi trở lên, được chẩn đoán VTC tại bệnh viện Thống Nhất trong 2 năm từ tháng 01/01/2017 đến
31/12/2018.
Kết quả: Có 115 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình mắc VTC là 48,4 ± 16,7 tuổi,
trong đó nam chiếm 68,7%. Các nguyên nhân thường gặp nhất là rượu (24,3%), tăng triglycerid (20,9%) và sỏi
mật (19,1%). Tỷ lệ bệnh nhân bị VTC mức độ nhẹ, trung bình-nặng và nặng theo thang điểm Atlanta 2012 sửa
đổi lần lượt là 56,5%, 38,3% và 5,2%. Về phương pháp điều trị, bệnh nhân được bồi hoàn dịch với thể tích dịch
trung bình là 1521,7 ± 601,1 mL. Đa số bệnh nhân (96,5%) được nhịn ăn trong vài ngày đầu và được nuôi
dưỡng bằng dinh dưỡng đường tĩnh mạch. Có 44,3% sử dụng octreotid trong thời gian ngắn ngày và 98% dùng
thuốc ức chế bơm proton trong đó 24% trường hợp dùng liều cao 2 lần/ngày. Về chỉ định kháng sinh trong VTC,
có 53% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, trong tỷ lệ dùng 1 loại, 2 loại và 3 loại kháng sinh lần lượt là
63,9%, 31,1% và 5%. Mặc dù kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo, vẫn có 29,5% trường hợp dùng
kháng sinh dự phòng khi không có dấu hiệu nghi ngờ hay bằng chứng nhiễm trùng. Tỷ lệ điều trị thành công đạt
99,1%.
Kết luận: Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán VTC ở mức độ nhẹ, tỷ lệ điều trị thành công cao. Lượng dịch
bồi hoàn thể tích tương đối thấp, việc sử dụng thuốc ức chế bài tiết acid và kháng sinh dự phòng là một vấn đề
cần cân nhắc cho phù hợp hơn.
Từ khoá: viêm tụy cấp, điều trị, sử dụng thuốc
ABSTRACT
INVESTIGATION OF ACUTE PANCREATITIS TREATMENT IN THONG NHAT HOSPITAL
Bui Thi Huong Quynh, Trinh Thi Hong Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 23 – 29
Background: Acute pancreatitis (AP) is one of the common causes of hospitalization among gastrointestinal
diseases, which leading to mental, physical and financial burden on humans. However, in Vietnam, there are not
many studies about AP treatment as well as guideline adherence and outcomes of the treatment.
Objectives: The aim of this study was to investigate the drug use in treatment of AP in Thong Nhat
hospital.
Methods: A cross-sectional study was conducted in adult patients aged 18 years or older who were
diagnosed with AP in Thong Nhat Hospital from 01/01/2017 to 31/12/2018.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: bthquynh@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 24
Results: A total of 115 patients were included. The average age was 48.4 ± 16.7 years and 68.7% were men.
The causes of AP were alcohol (24.3%), hypertriglyceridemia (20.9%) and gallstones (19.1%). The rate of
patients with mild, moderately severe, and severe AP according to revision of the Atlanta classification 2012 were
56.5%, 38.3% and 5.2%, respectively. The average volume of intravenous fluid was 1521.7 ± 601.1 mL. The
majority of patients (96.5%) were fasted for the first few days and nourished by parenteral nutrition. Regarding
excretion inhibitors, 44.3% of patients used octreotide for a short time period and 98% of patients used proton
pump inhibitors, of which 24% used high dose, twice a day. Antibiotics were given in 53% of patients, the rate of
patients indicated one antibiotic, combination of 2 and 3 antibiotics were 63.9%, 31.1% and 5%, respectively.
Although antibiotic prophylaxis was not recommended, there were 29.5% of cases using prophylactic antibiotics
when there were no suspicion or evidence of infection. The positive treatment outcome was 99.1%.
Conclusions: Most patients were diagnosed with mild AP. The rate of positive treatment outcome was high.
The use of intravenous fluid, acid secretion inhibitors and antibiotic prophylaxis should be considered to be more
appropriate based on AP guidelines.
Key words: acute pancreatitis, treatment, drug use
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình tổn
thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra
đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa
dạng, phức tạp từ VTC nhẹ thể phù nề đến
VTC nặng thể hoại tử với các biến chứng suy
đa tạng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao(1). Các
nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
trên toàn thế giới dao động trong khoảng từ
4,9 đến 73,4 ca trên 100.000 người. Nguyên
nhân phổ biến nhất của VTC là sỏi mật
(40-70%) và nghiện rượu (25-35%), phần còn
lại là do tăng triglycerid, sau nội soi mật tuỵ
ngược dòng, phản ứng có hại của thuốc và
nhiều nguyên nhân hiếm gặp khác(6).
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về
tình hình điều trị VTC. Bệnh viện Thống Nhất
hiện tại chưa có phác đồ cụ thể để điều trị VTC
cũng như chưa có nghiên cứu nào đánh giá về
tình hình điều trị. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng
thuốc điều trị VTC tại bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân (BN) nhập khoa Nội Tiêu hóa và
gan, mật, tuỵ bệnh viện Thống Nhất có chẩn
đoán VTC khi nhập viện từ 01/01/2017 đến
30/12/2018.
Bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN phải chuyển khoa hoặc chuyển viện.
BN xin về trong thời gian điều trị.
Cỡ mẫu
Tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trên.
Phương pháp nghiên cứu
Các bước tiến hành
Thiết kế biểu mẫu khảo sát và tiến hành thu
thập thông tin bệnh nhân từ hồ sơ bệnh án của
bệnh nhân được chẩn đoán VTC từ 01/01/2017
đến 31/12/2018. Các thông tin về bệnh nhân bao
gồm tuổi, giới tính, thời gian khởi phát bệnh,
tiền sử mắc VTC, các bệnh mắc kèm. Thông tin
về chẩn đoán của bác sĩ bao gồm tiêu chuẩn
chẩn đoán bệnh, nguyên nhân gây VTC, mức độ
bệnh, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
cận lâm sàng quan trọng được thu thập.
Điều trị VTC bao gồm bồi hoàn dịch, nhịn
ăn và dinh dưỡng, giảm đau, cân bằng điện
giải, kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ
nhiễm trùng, các thuốc khác (ức chế bơm
proton, thuốc giảm tiết dịch tụy) đươc đánh
giá dựa theo khuyến cáo của Hiệp hội quốc tế
về tụy học/Hiệp hội tụy Mỹ (IAP/APA) 2013
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 25
về điều trị VTC.
Phân tích số liệu
Phần mềm thống kê sử dụng: Excel 2010 và
SPSS 20.0
Đặc điểm nền của bệnh nhân được trình
bày theo trung bình hoặc trung vị hoặc tỷ lệ
phần trăm.
So sánh các giá trị trung bình bằng phép
kiểm independent sample t-test (hoặc Anova)
đối với biến có phân phối chuẩn và Mann-
Whitney (hoặc Kruskal – Wallis) đối với biến có
phân phối không chuẩn.
So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm chi bình
phương (hoặc Fisher‘s exact).
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu
Bảng 1. Tóm tắt đặc điểm nền của bệnh nhân
(n=115)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi (năm)
<60 88 76,5
≥60 27 23,5
Trung bình toàn mẫu 48,4 ± 16,7
Giới tính
Nam 79 68,7
Nữ 36 31,3
Thời gian khởi
phát (ngày)
Trung vị 0 (0-5)
Tiền sử mắc bệnh
VTC
Có 31 27
Bệnh mắc kèm
Bệnh dạ dày-tá tràng 43 37,4
Đái tháo đường 17 14,8
Bệnh gan 13 11,3
Bệnh tim mạch 12 10,4
Bệnh khác 11 9,6
Rối loạn lipid máu 9 7,8
Bệnh đường mật 6 5,2
Bệnh thận mạn 2 1,7
Nghiên cứu lựa chọn được tất cả 115 bệnh
nhân. Tuổi trung bình mắc bệnh VTC là
48,4±16,7 tuổi, trong đó lớn hơn 60 tuổi chiếm
23,5%. Có 27% bệnh nhân có tiền sử mắc VTC
trước đó. Bệnh trên dạ dày tá tràng là bệnh
kèm thường gặp nhất (37,4%), chủ yếu là trào
ngược dạ dày thực quản. Đái tháo đường
(14,8%), bệnh gan (11,3%) cũng hay gặp ở
những bệnh nhân này (Bảng 1).
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên
nhân và mức độ bệnh (n = 115)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Triệu chứng
lâm sàng
Đau thượng vị 115 100
Ấn đau 115 100
Nôn, buồn nôn 68 59,1
Bụng chướng 23 20
Sốt 12 10,4
Đề kháng thành bụng 12 10,4
Cận lâm
sàng
Amylase
máu (U/L)
> 3 giới hạn trên 43 37,4
Tăng < 3 giới
hạn trên
37 32,2
Không tăng 35 30,4
Chụp CT
scan
Chỉ định chụp
CT Scan
78 67,8
Chụp 1 lần 70 89,7
Chụp nhiều lần 8 10,3
Thời gian chụp
sau nhập viện
(ngày)
0 (0-9)
Tiêu chuẩn
chẩn đoán
Đau bụng kiểu tụy 115 100
Hình ảnh trên siêu âm, CT 99 86,1
Amylase > 3 giới hạn trên
(U/L)
43 37,4
1 trong 3 tiêu chí 5 4,4
2 trong 3 tiêu chí 78 67,8
Cả 3 tiêu chí 32 27,8
Nguyên
nhân
Rượu 28 24,3
Tăng triglycerid 24 20,9
Sỏi mật 22 19,1
Sỏi tụy 6 5,2
Hỗn hợp 2 1,7
Khác 1 0,9
Không rõ 32 27,9
Mức độ
Nhẹ 65 56,5
Trung bình – nặng 44 38,3
Nặng 6 5,2
Thể VTC
Phù nề 105 91,3
Hoại tử 10 8,7
Tất cả bệnh nhân nhập viện vì bị đau thương
vị, ấn đau. Buồn nôn, nôn và sau nôn không
giảm đau thường gặp (59,1%). Amylase tăng lớn
hơn 3 lần giới hạn bình thường trên chỉ gặp ở
37,4% bệnh nhân (Bảng 2).
Chẩn đoán VTC chủ yếu khi có 2 trong 3 tiêu
chí (67,8%), tuy nhiên có 4,4% bệnh nhân chỉ có 1
tiêu chí là đau bụng kiểu tụy, do bệnh nhân đã
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 26
có tiền sử VTC trước đó. CT Scan được áp dụng
nhiều (67,8%), chủ yếu được tiến hành trong
ngày đầu nhập viện. Các nguyên nhân thường
gặp nhất là rượu (24,3%), tăng triglycerid (20,9%)
và sỏi mật (19,1%). Mức độ VTC nhẹ là nhiều
nhất, chiếm 56,5%. Trong VTC trung bình – nặng
và nặng, hoại tử gặp ở 10 trường hợp.
Khảo sát tình hình điều trị VTC
Thể tích dịch bù trung bình trong 24 giờ
đầu nhập viện là 1521,7 ± 601,1 ml, chủ yếu là
dung dịch NaCl 0,9% và Lactat Ringer, trong
đó thể tích dịch bù trung bình lần lượt là
1434,6 ± 554,2 ml, 1562,5 ± 612,7 ml và
2166,7±683,13 ml tương ứng với VTC mức độ
nhẹ, trung bình – nặng và nặng. Sau bù dịch
trong 24 giờ đầu, có 14,8% bệnh nhân chưa
đáp ứng với lượng dịch đã bù (Bảng 3).
Hầu hết bệnh nhân (96,5%) đều nhịn ăn
trong vài ngày đầu để tụy nghỉ ngơi. Thời gian
nhin ăn trung bình 3,24 ± 1,95 ngày, trong đó
thời gian nhịn ăn với VTC mức độ nặng là dài
nhất (5,8 ± 3,2 ngày). Có 83,5%, 7,8% và 37,4%
bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh
mạch lần lượt các dung dịch glucose, lipid và
acid amin.
Có 44,3% bệnh nhân sử dụng octreotid
trong thời gian ngắn ngày và 98% dùng thuốc
ức chế bơm proton, trong đó 24% dùng 2
lần/ngày khi không có tình trạng bệnh lý phù
hợp với chỉ định.
Có 61 bệnh nhân (53%) được chỉ định kháng
sinh trong thời gian nằm viện. Trong số bệnh
nhân được chỉ định kháng sinh, có 63,9%, 31,1%
và 5% bệnh nhân được chỉ định tương ứng 1 loại
kháng sinh, 2 loại kháng sinh và phối hợp 3 loại
kháng sinh. Trong đó, có 18 trường hợp chỉ định
kháng sinh dự phòng không hợp lý khi không có
bằng chứng hoặc dấu hiệu lâm sàng, cận lâm
sàng nghi ngờ nhiễm khuẩn, chủ yếu là chỉ định
trong VTC nhẹ (23,1%) và VTC trung bình –
nặng (6,8%) (Bảng 4, 5).
Bảng 3. Đặc điểm bồi hoàn dịch cho bệnh nhân
Nhẹ (n=65) Trung bình - nặng (n=44) Nặng (n=6) Toàn mẫu (n=115)
Lượng dịch bù trung bình 24 giờ (ml) 1434,6 ± 554,2 1562,5 ± 612,7 2166,7 ± 683,13 1521,7 ± 601,1
Lactat Ringer (ml) 538,5 ± 453,1 593,0 ± 526,1 750,0 ± 758,3 570,2 ± 497,2
NaCl 0,9% (ml) 557,7 ± 278,7 622,1 ± 413,2 1166,7 ± 930,9 614,1 ± 404,8
Dung dịch khác (ml) 338,4 ± 376,1 375 ± 325,7 250 ± 273,9 347,8 ± 351,5
Chưa đáp ứng bù dịch
Tần số (n) 6 8 3 17
Tỷ lệ (%) 9,2 18,1 50 14,8
Bảng 4. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị
VTC
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Được chỉ định kháng sinh 61 53
Sử dụng một loại kháng sinh 39 63,9
Sử dụng 2 loại kháng sinh 19 31,1
Sử dụng 3 loại kháng sinh 3 5
Bảng 5. Tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh
Nhẹ
(n = 65)
Trung bình–nặng
(n = 44)
Nặng
(n = 6)
Giá
trị p
Hợp lý, n
(%)
50 (76,9%) 41 (93,2%) 100%
0,04
Chưa hợp lý,
n (%)
15 (23,1%) 3 (6,8%) 0
Về hiệu quả điều trị, hầu hết bệnh nhân
(99,1%) bệnh nhân đều đỡ, giảm và xuất viện
sau điều trị, chỉ có 1 bệnh nhân bị VTC nặng sau
quá trình điều trị tiên lượng không thay đổi so
với lúc nhập viện (Bảng 6).
Bảng 6. Kết quả điều trị VTC
Kết quả
điều trị
Nhẹ
n=65
Trung bình-
nặng n=44
Nặng
n=6
Toàn mẫu
n=115
Thành công,
n (%)
65 (100%) 44 (100%) 5 (83,3%) 114 (99,1%)
Thất bại, n
(%)
0 0 1 (16,7%) 1 (0,9%)
Định nghĩa: thành công - khỏi, đỡ, giảm; không thành công
- tử vong, nặng hơn, không thay đổi
Bảng 7. Thời gian nằm viện
Thời gian nằm
viện (ngày)
Nhẹ
Trung bình –
nặng
Nặng
Giá trị
p
Trung vị 7 (4-16) 9 (5-20) 18,5 (6-28) < 0,001
Số ngày nằm viện trung vị tương ứng với
mức độ nhẹ, trung bình – nặng và nặng lần lượt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 27
là 7, 9 và 18,5 ngày (Bảng 7).
BÀN LUẬN
Đặc điểm nền của bệnh nhân
Tuổi trung bình mắc bệnh VTC là 48,4 ± 16,7.
Độ tuổi này tương đương với nghiên cứu của
Mai Khánh Ly (2007)(2) nhưng cao hơn so với
nghiên cứu của Vũ Đức Định (2012)(8). So với
một vài nghiên cứu của nước ngoài, độ tuổi của
nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của Párniczky A
và cộng sự (2016)(4), có thể do sự do nghiên cứu
được thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất là
bệnh viện chuyên về lão khoa nên có xu hướng
tuổi của bệnh nhân nói chung là cao hơn các
bệnh viện khác, đồng thời khác biệt về cỡ mẫu
do nghiên cứu của Párniczky A. và cộng sự là
nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trên cỡ mẫu
lớn (n=600). Bệnh dạ dày tá tràng là bệnh kèm
thường gặp nhất (37,4%), chủ yếu là trào ngược
dạ dày thực quản. Đái tháo đường (14,8%) cũng
hay gặp ở những bệnh nhân này, do tuyến tụy bị
viêm ảnh hưởng đến khả năng tiết insulin của tế
bào β đảo tụy, do đó đường huyết thường tăng
cao. Ngoài ra bệnh gan, bệnh tim mạch và rối
loạn lipid máu cũng thường mắc kèm ở những
bệnh nhân này. Việc xem xét các bệnh kèm là
quan trọng vì nhiều bệnh mắc kèm là một trong
những yếu tố cần đánh giá lúc nhập viện để dự
đoán tiên lượng của bệnh nhân(9).
Chẩn đoán VTC khi có 2 trong 3 tiêu chí: đau
bụng kiểu tụy, amylase lớn hơn 3 lần giới hạn
trên và hình ảnh đặc trưng trên siêu âm, CT Scan
hay MRI. Trong nghiên cứu này, chẩn đoán chủ
yếu khi có 2 trong 3 tiêu chí (67,8%), tuy nhiên có
4,4% bệnh nhân chỉ có 1 tiêu chí là đau bụng
kiểu tụy, do bệnh nhân đã có tiền sử VTC trước
đó. CT Scan được áp dụng nhiều (67,8%), chủ
yếu trong ngày đầu nhập viện. CT Scan thường
được chỉ định khi không chắc chắn chẩn đoán,
xác định mức độ nghiêm trọng khi có dấu hiệu
tiên lượng cao, hoặc khi không đáp ứng với điều
trị tích cực ban đầu(9).
Trong nghiên cứu này, mức độ VTC nhẹ,
trung bình – nặng và nặng lần lượt chiếm 56,5%,
38,3% và 5,2%. Phân loại này dựa theo khuyến
cáo Atlanta 2012 sửa đổi. Hoại tử gặp ở 8,7% số
trường hợp. Kết quả có sự khác biệt so với
nghiên cứu của Mai Khánh Ly (2007)(2), do
nghiên cứu này được thực hiện trước năm 2012
khi chưa có bản sửa đổi của phân loại Atlanta.
Tỷ lệ hoại tử cũng thấp hơn nhiều so với nghiên
cứu của Vũ Đức Định (2012)(8) do nghiên cứu
này chủ yếu trên bệnh nhân VTC tại khoa Hồi
sức tích cực nên mức độ bệnh nặng hơn. So với
nghiên cứu nước ngoài được thực hiện sau năm
2012, tỷ lệ VTC nhẹ và nặng có thấp hơn so với
nghiên cứu của Párniczky A. và cộng sự (2016)(4),
cũng như của Pongprasobchai S (2017)(5), trong
khi mức độ trung bình – nặng lại cao hơn. Điều
này có thể giải thích do việc ứng dụng rộng rãi
kĩ thuật chụp CT Scan ở hầu hết bệnh nhân,
nhưng chủ yếu vào ngày đầu tiên nhập viện và
một vài trường hợp không lặp lại sau đó, nên có
thể phát hiện thiếu dấu hiệu VTC nặng những
ngày sau đó.
Tất cả bệnh nhân nhập viện vì bị đau thương
vị, ấn đau. Buồn nôn, nôn và sau nôn không
giảm đau thường gặp (59,1%). Amylase tăng lớn
hơn 3 lần giới hạn bình thường trên chỉ gặp ở
37,4% bệnh nhân, do xét nghiệm này có độ nhạy,
độ đặc hiệu thấp. Amylase thường tăng sau vài
giờ sau khi khởi phát và trở về bình thường sau
3-5 ngày, tuy nhiên nồng độ bình thường có thể
gặp trong VTC do rượu hay VTC trăng
triglycerid(6).
Nguyên nhân thường gặp trong nghiên cứu
này là do rượu (24,3%), tăng triglycerid (20,9%)
và sỏi mật (19,1%). Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Mai Khánh Ly (2007)(2) nhưng
khác biệt so với nghiên cứu ở nước ngoài của
Párniczky A. và cộng sự (2016)(4) do cỡ mẫu
trong nghiên cứu này lớn hơn và đặc điểm dịch
tễ học khác nhau giữa 2 nước.
Tình hình điều trị VTC
Về điều trị, thể tích dịch bù tuần hoàn trung
bình trong 24 giờ đầu nhập viện là 1521,7 ± 601,1
ml, lượng dịch tương đối thấp so với các khuyến
cáo và so với các nghiên cứu khác (theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 28
IAP/APA là 2500-4000 ml có thể đạt được mục
tiêu điều trị(9)). Sau bù dịch trong 24 giờ đầu, có
14,8% bệnh nhân chưa đáp ứng với lượng dịch
đã bù. Trong nghiên cứu này đánh giá đáp ứng
bù dịch dựa vào một số tiêu chí: giảm Hct trong
khoảng 35-44%, giảm nhịp tim < 120 lần/phút và
nâng huyết áp trung bình lên 65-85 mmHg(9). Về
loại dịch bù, các khuyến cáo hiện hành ưu tiên
sử dụng dung dịch Lactat Ringer, nhưng nghiên
cứu này cho thấy tỷ lệ sử dụng dung dịch NaCl
0,9% cao hơn Lactat Ringer, nguyên nhân vẫn
chưa được biết, có thể do thói quen sử dụng
dung dịch NaCl 0,9% từ trước tới giờ. Đa số
bệnh nhân được cho nhịn ăn vài ngày đầu, kết
hợp với truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch. Việc
cho ăn qua đường ruột sớm là rất quan trọng,
đặc biệt ở bệnh nhân VTC nặng do có thể giảm
tỷ lệ suy cơ quan, biến chứng nhiễm trùng hay
tử vong(9).
Có 44,3% bệnh nhân sử dụng octreotid,
98,3% sử dụng thuốc ức chế bơm proton, trong
số đó có 23,9% sử dụng liều 2 lần/ngày khi
không có tình trạng bệnh lý phù hợp với chỉ
định. Hiện tại theo các khuyến cáo hiện hành
không còn đề cập đến việc sử dụng octreotid
hay thuốc ức chế bơm proton trong VTC(6,9).
Trước đây có nhiều ý kiến cho rằng khả năng ức
chế chức năng ngoại tiết tuyến tụy của
somatostatin và dẫn chất của nó – octreotid, có ý
nghĩa trong việc giảm sự tiến triển tình trạng
viêm. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu cho kết
quả trái ngược nhau về hiệu quả trên lâm sàng
của octreotid(7). Về thuốc ức chế bơm proton, đã
có các thử nghiệm trên động vật như Hackert và
cộng sự đã tìm ra rằng thuốc ức chế bơm proton
có thể giảm hoạt động của lipase từ đó giảm tổn
thương tụy. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu trên
lâm sàng chứng minh thuốc ức chế bơm proton
không cải thiện tỷ lệ biến chứng và tử vong(3).
Vấn đề sử dụng octreotid hay thuốc ức chế bơm
proton trong VTC vẫn còn nhiều tranh cãi. Do
đó cần có thêm những nghiên cứu ở Việt Nam
để đánh giá hiệu quả của các thuốc này trong
điều trị VTC.
Có 61 bệnh nhân (53%) được chỉ định kháng
sinh trong thời gian nằm viện. Trong số bệnh
nhân được chỉ định kháng sinh, có 39 (63,9%), 19
(31,1%) và 3 (5%) bệnh nhân được chỉ định
tương ứng 1 loại kháng sinh, phối hợp 2 loại
kháng sinh và 3 loại kháng sinh. Trong đó, có 18
trường hợp (29,5%) chỉ định kháng sinh dự
phòng chưa hợp lý khi không có bằng chứng
hoặc dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nghi ngờ
nhiễm khuẩn. Chỉ định kháng sinh không hợp lý
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm
VTC nhẹ, trung bình – nặng và nặng khi dùng
phép kiểm chi bình phương (p = 0,04), do trong
VTC nhẹ tỷ lệ nhiễm trùng rất thấp nên không
cần thiết sử dụng kháng sinh dự phòng. Việc sử
dụng kháng sinh dự phòng trong VTC không
được khuyến cáo, kể cả trong trường hợp bệnh
nhân bị hoại tử vô trùng để ngừa hoại tử nhiễm
trùng(6). Do đó, sử dụng kháng sinh khi không
cần thiết không những không mang lại lợi ích
trên lâm sàng mà còn làm gia tăng tình trạng đề
kháng kháng sinh ở bệnh viện.
Về kết quả điều trị, hầu hết bệnh nhân đều
đỡ giảm và xuất viện khi điều trị, chỉ có 1 bệnh
nhân bị VTC nặng sau quá trình điều trị tiên
lượng không thay đổi so với lúc nhập viện.
Khác biệt về số ngày nằm viện giữa 3 nhóm
VTC mức độ nhẹ, trung bình – nặng và nặng
có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm
Kruskal – Wallis (p < 0,001), khác biệt này chủ
yếu do VTC nặng phải có thời gian nằm viện
lâu hơn, thời gian hồi phục lâu hơn so với VTC
nhẹ hay trung bình – nặng.
KẾT LUẬN
VTC nặng trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ
thấp, không có bệnh nhân tử vong. Việc sử dụng
thuốc điều trị vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt
chưa hợp lý về thể tích dịch bồi hoàn và việc sử
dụng thuốc ức chế bài tiết acid và kháng sinh dự
phòng. Tuy nhiên nghiên cứu này còn nhiều hạn
chế vì cỡ mẫu nhỏ chưa bao quát được hết tình
hình VTC ở bệnh viện Thống Nhất cũng như cả
nước, chưa đánh giá được những yếu tố liên
quan đến việc sử dụng thuốc chưa hợp lý ở bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 29
nhân. Cần có thêm nhiều nghiên cứu với số
lượng bệnh nhân lớn hơn và trong thời gian dài
hơn, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của các
phương pháp điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Foster BR, et al (2016), "Revised Atlanta Classification for Acute
Pancreatitis: A Pictorial Essay". RadioGraphics, 36(3):676.
2. Mai Khánh Ly (2007). "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong
điều trị viêm tụy cấp tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện trung ương
quân đội 108". Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ khóa 2002 - 2007, Đại
Học Dược Hà Nội.
3. Murata A, et al (2015). "Effects of proton pump inhibitor on
outcomes of patients with severe acute pancreatitis based on a
national administrative database". Pancreatology, 15(5):491-496.
4. Párniczky A, et al (2016). "Prospective, multicentre, nationwide
clinical data from 600 cases of acute pancreatitis".PloS one,
11(10):e0165309.
5. Pongprasobchai S (2017). "Severity, Treatment, and Outcome of
Acute Pancreatitis in Thailand: The First Comprehensive
Review Using Revised Atlanta Classification". Gastroenterology
Research and Practice, pp.7.
6. Tenner S, et al (2013). "American College of Gastroenterology
guideline: management of acute pancreatitis", Am J Gastroenterol,
108(9):1400-1415.
7. Uhl W, et al (1999). "A randomised, double blind, multicentre
trial of octreotide in moderate to severe acute pancreatitis". Gut,
45:97-104.
8. Vũ Đức Định (2012). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số
chỉ số cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp lọc máu
liên tục ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng". Luận án tiến sỹ y học,
Học viện Quân Y.
9. Working Group IAP/APA Acute Pancreatitis Guidelines (2013).
"IAP/APA evidence-based guidelines for the management of
acute pancreatitis". Pancreatology, 13:1-15.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_dieu_tri_viem_tuy_cap_tai_benh_vien_thong.pdf