Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Tài liệu Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 173 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Châu Ngọc Hoa*, Nguyễn Vĩnh Trinh** TÓM TẮT Mục tiêu: Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm với vai trò sinh lý bệnh nổi bật của rối loạn lipid máu (RLLM). Bệnh nhân (BN) bị HCMVC có tỷ lệ cao bị các biến cố mạch vành và tử vong trong vòng 30 ngày sau đó. Theo các khuyến cáo, sử dụng statin sớm ngay từ đầu với liều cao khi nhập viện làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tim mạch cho BN có HCMVC. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát sự sử dụng statin theo khuyến cáo trên BN bị HCMVC và sự thay đổi của nồng độ LDL-C sau điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các BN điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2015 đến tháng 06/2015. Kết quả: Có 207 BN HCMVC tham gia vào nghiên cứu trong 6 tháng tiến hành đề tài. Dân số...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 173 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Châu Ngọc Hoa*, Nguyễn Vĩnh Trinh** TÓM TẮT Mục tiêu: Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm với vai trò sinh lý bệnh nổi bật của rối loạn lipid máu (RLLM). Bệnh nhân (BN) bị HCMVC có tỷ lệ cao bị các biến cố mạch vành và tử vong trong vòng 30 ngày sau đó. Theo các khuyến cáo, sử dụng statin sớm ngay từ đầu với liều cao khi nhập viện làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tim mạch cho BN có HCMVC. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát sự sử dụng statin theo khuyến cáo trên BN bị HCMVC và sự thay đổi của nồng độ LDL-C sau điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các BN điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2015 đến tháng 06/2015. Kết quả: Có 207 BN HCMVC tham gia vào nghiên cứu trong 6 tháng tiến hành đề tài. Dân số nghiên cứu có tuổi trung bình 64,52 tuổi, nam chiếm 65,7%. Hầu hết BN đều có ít nhất 2 yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch. Các YTNC có thể thay đổi được chiếm tỷ cao. 100% BN có RLLM lúc nhập viện, trong đó giảm HDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất (59,4%). Tỷ lệ BN có sử dụng statin trước nhập viện là 32,4%. Thuốc Statin điều trị chủ yếu là Rosuvastatin, chiếm tỷ lệ gấp 3,14 lần so với Atorvastatin. Sử dụng liều điều trị statin mạnh (75,84%), statin liều trung bình (24,16%). Liều trung bình Rosuvastatin 19,43 ± 3,05 (mg/ngày) và Atorvastatin là 24 ± 8,81 (mg/ngày). Tỷ lệ BN đạt LDL-C mục tiêu (< 70 mg%) sau 1 tháng điều trị tăng gấp 3 lần so với lúc nhập viện (31,88% so với 11,59%). Kết luận: Hầu hết các YTNC có thể thay đổi được. Rosuvastatin và Atorvastatin đều được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị và tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu còn thấp. Từ khóa: LDL-c, hội chứng vành cấp, statin, rosuvastatin, atorvastatin SUMMARY DYSLIPIDEMIA TREATMENT IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Chau Ngoc Hoa, Nguyen Vinh Trinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 173 - 178 Objectives: Acute coronary syndrome (ACS) is life-threatening medical emergency, in which atherothrombosis plays a central role in pathogenesis. Patients with ACS has high rate of mortality and cardiovascular events within the first 30 days of follow-up. Current guidelines strongly recommend early initiation of high-intensity statin to decrease cardiovascular events and mortality. In Vietnam, there has not been any research on statin guideline adherence in patients with ACS and changes in LDL cholesterol levels after treatment. Methods: Cross-sectional prospective study of all patients with ACS admitted to Cho Ray hospital, from February to June 2015. Results: This study included 207 patients diagnosed with ACS. The mean age was 64.52 years, 65.7% were male. 100% had at least 2 cardiovascular risk factors, most of which were reversible. 100% had dyslipidemia on BM Nội, Đại học Y Dược TP. HCM, ** Khoa hồi sức – phẫu thuật tim Bv Chợ rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Vĩnh Trinh ĐT: 0903693055 Email: bsvinhtrinh@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 174 admission and 59.4% had low levels of HDL-c. Rate of pre-admission statin use was 32.4%. Rosuvastatin were the most commonly prescribed drug, 3.14 times more frequent than Atorvastatin. 75.84% received high-intensity statin therapy and 24.16% received moderate-intensity one. The average dose of Rosuvastatin was 19.43 ± 3.05 (mg/day) and that of Atorvastatin was 24 ± 8.81 (mg/day). After one month of treatment, the proportion of patients achieving target LDL-c (<70 mg%) tripled (31.88% compared to 11.59% on admission). Conclusions: Most risk factors were reversible. Both rate of statin treatment as recommended by guidelines and that of achieving target LDL-c level remained low. Keywords: LDL-c, acute coronary syndrome, statin, rosuvastatin, atorvastatin ĐẶT VẤN ĐỀ HCMVC là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước đã phát triển và là một gánh nặng ngày càng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển. Năm 2010, có 15,4 triệu người ≥ 20 tuổi có bệnh mạch vành (BMV) chiếm 6,4% dân số Hoa Kỳ ở độ tuổi này, trong đó tỷ lệ của nhồi máu cơ tim (NMCT) là 2,9%. Dự tính đến năm 2030, tỷ lệ này tăng 18% tính từ con số ước lượngnăm 2013(7). Statin giúp điều chỉnh thuận lợi nhiều con đường trong cơ chế sinh bệnh học của HCMVC và các tác động có lợi này không chỉ giúp ích trong phòng ngừa thứ phát sớm các biến cố xảy ra sau HCMVC mà còn cho cả những BN HCMVC ngay khi nhập viện(16). Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng statin sớm ngay từ đầu với liều cao khi nhập viện làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tim mạch cho BN có HCMVC mà không làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ(1,3,4,8,9,10,14,17). Do vậy, điều trị với statin liều cao hiện nay đang được khuyến cáo cho những BN có HCMVC. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào khảo sát sử dụng statin theo khuyến cáo trên BN bị HCMVC và sự thay đổi của nồng độ LDL-C sau điều trị, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp bệnh. Phân tích so sánh trước và sau khi điều trị. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các BN được nhập viện vào khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ dân số mục tiêu chọn ra những trường hợp được chẩn đoán HCMVC (chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ACC/AHA và ESC) nhập vào khoa nội tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/02/2015 đến 01/06/2015. Tiêu chuẩn nhận bệnh Tất cả các BN được chẩn đoán HCMVC được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy: - Cơn đau ngực kiểu mạch vành, và/hoặc - Có dấu hiệu biến đổi ST trên điện tâm đồ, và/hoặc - Có men tim tăng và diễn biến theo kiểu NMCT cấp. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ khỏi nghiên cứu các đối tượng có bệnh về tắc nghẽn ống mật, đang dùng những thuốc làm tăng lipid máu (corticoid kéo dài, lợi tiểu nhóm thiazide, thuốc chẹn Beta propanolol, pindolol). BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp thu nhập số liệu Sử dụng bệnh án nghiên cứu ghi nhận các thông tin trên bệnh án lưu của Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Xử lí bằng phần mềm thống kê Excel và SPSS 22. Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích. KẾT QUẢ Nghiên cứu bao gồm 207 BN, được tiến hành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 175 trong thời gian từ 01/02/2015 đến 01/06/2015 tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tổng số 207 BN có 136 nam, 71 nữ (tỷ lệ nam gấp 1,91 lần nữ). Có 136 BN lớn tuổi (≥ 60 tuổi), chiếm tỷ lệ 65,7%. Tuổi trung bình 64,52 ± 10,02 với tuổi nhỏ nhất là 34 tuổi, lớn nhất là 91 tuổi. Bảng 1. Phân bố tỷ lệ của các YTNC tim mạch của mẫu. YTNC tim mạch Số BN Tỷ lệ Rối loạn chuyển hóa lipid máu 207 100% Nam giới > 45 tuổi và nữ giới > 55 tuổi 188 90,8% Hút thuốc lá 130 62,8% THA 115 55,6% Thừa cân (BMI > 23) 90 43,5% Tiền căn gia đình 48 23,2% Đái tháo đường (ĐTĐ) 48 23,2% Suy thận 31 15% Tất cả 207 BN trong nghiên cứu đều có ít nhất 2 YTNC tim mạch, duy nhất 1 BN có tất cả 8 YTNC tim mạch (0,5%). BN có 4 YTNC tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (33,8%), 3 YTNC (22,2%) và 5 YTNC (21,7%). Trong tổng số 207 BN, có 90 BN thừa cân (BMI ≥ 23), trong đó có 64 nam (30,92%) và 26 nữ (12,56%). Tỷ lệ béo phì (BMI > 25) là 13,52%, trong đó nam chiếm 9,17% và nữ chiếm 4,34%. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới (94,1%) và nữ giới (2,8%), chiếm 62,8% dân số nghiên cứu. Nam giới có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất trong độ tuổi 60 – 70 (36,4%), trong khi đó nữ giới có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất ở độ tuổi > 70 tuổi (42,3%). Tỷ lệ ĐTĐ ở nam giới và nữ giới ≥ 60 tuổi là gần như tương đương với nhau, lần lượt là 68,2% và 69,2%. Tỉ lệ BN tăng huyết áp (THA) trong mẫu khảo sát là 115 BN (55,6%). Có 67 BN đang được điều trị statin trước khi nhập viện chiếm tỷ lệ 32,4% tổng BN. Hầu như tất cả các BN đều nhập viện với triệu chứng đau ngực là chủ yếu (92,3%). Chỉ có 2 BN nhập viện vì đau bụng vùng thượng vị (1%), trong đó 1 ca với chẩn đoán sau đó là nhồi máu cơ tim ST không chênh (NMCTSTKC) và 1 ca được chần đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên (NMCTSTC). Số trường hợp được chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất (45,9%), chiếm gấp 2,26 lần NMCTSTKC và gấp 1,36 lần NMCTSTC. Rối loạn lipid máu Bảng 2. Trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo lipid lúc nhập viện. Nam Nữ Cả 2 giới Trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung bình ± Độ lệch chuẩn LDL-C (mg%) 114,32 ± 39,51 117,08 ± 43,30 115,27 ± 40,76 HDL-C (mg%) 39,58 ± 9,95 38,99 ± 12,54 39,38 ± 10,88 Cholesterol (mg%) 186,81 ± 50,81 192,11 ± 55,88 188,63 ± 52,53 Triglyceride (mg%) 150,98 ± 94,41 171,56 ± 165,00 158,04 ± 123,24 Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn các số đo lipid máu lúc nhập viện. Số BN nam (Tỷ lệ) Số BN nữ (Tỷ lệ) Tổng số BN (Tỷ lệ) Tăng LDL-C 38 (59,4%) 26 (40,6%) 64 (30,9%) Giảm HDL-C 82 (66,7%) 41 (33,3%) 123 (59,4%) Tăng Cholesterol 43 (60,6%) 28 (39,4%) 71 (34,3%) Tăng triglyceride 45 (60,0%) 30 (40,0%) 75 (36,2%) Tỷ lệ loại statin dùng lúc nhập viện: Rosuvastatine 157 BN (75,8%), Atorvastatine 50 BN (24.2%). Liều statin trung bình cho mỗi BN: Rosuvastatin 19,43 ± 3,05 mg/ngày, Atorvastatin 24 ± 8,81 mg/ngày. Bảng 4. Phân bố BN có LDL-C lúc nhập viện < 70 mg%. Mục tiêu LDL-C Nam Nữ Tổng số BN (%) LDL-C < 70 mg% lúc nhập viện 15 9 24 (11,59) Tỷ lệ % cải thiện các số đo lipid máu: LDL- C (-24,2%), HDL-C (+ 8,2%), Cholesterol (- 27,5%) và Triglyceride (- 3,8%). Lượng LDL-C lúc nhập viện và LDL-C 1 tháng sau khi điều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 176 trị statin có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể là LDL-C 1 tháng sau điều trị statin giảm trung bình 33,62 mg% (115,26 – 81,64) so với lúc nhập viện (giảm 29,17%). Lượng Cholesterol máu lúc nhập viện và 1 tháng sau khi điều trị statin có sự khác biệt với nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Cụ thể là Cholesterol máu sau 1 tháng điều trị với statin giảm trung bình 46,73 mg% (188,63 – 141,89) so với thời điểm lúc nhập viện (giảm 24,77%). Lượng HDL-C và Triglyceride máu ở thời điểm 1 tháng sau khi điều trị statin không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm lúc nhập viện. Bảng 5. Phân bố liều lượng và loại statin. Statin 10 mg/ngày 20 mg/ngày 40 mg/ngày Tổng số BN Số BN (%) Số BN (%) Số BN (%) Số BN (%) Rosuvastatin 11 (5,31%) 145 (70,04%) 1 (0,48%) 157 (75,85%) Atorvastatin 2 (0,97%) 37 (17,87%) 11 (5,31%) 50 (24,15%) Tổng số BN 13 (6,28%) 182 (87,91%) 13 (5,79%) 207 (100%) Bảng 6. Trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo lipid máu sau 1 tháng điều trị statin. Nam Nữ Cả 2 giới Trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung bình ± Độ lệch chuẩn LDL-C (mg%) 78,57 ± 24,40 87,54 ± 26,22 81,65 ± 25,34 HDL-C (mg%) 39,39 ± 11,59 42,99 ± 10,99 40,63 ± 11,49 Cholesterol (mg%) 135,94 ± 32,92 153,29 ± 37,98 141,89 ± 35,62 Triglyceride (mg%) 154,33 ±79,71 180,27 ± 142,04 163,23 ± 105,70 Bảng 7. Tỷ lệ RLLM sau 1 tháng điều trị statin. Nam Nữ Tổng số Số BN (Tỷ lệ) Số BN (Tỷ lệ) Số BN (Tỷ lệ) Tăng LDL-C 8 (57,1%) 6 (42,9%) 14 (6,7%) Giảm HDL-C 79 (74,5%) 27 (25,5%) 106 (51,2%) Tăng Cholesterol 6 (42,9%) 8 (57,1%) 14 (6,8%) Tăng Triglyceride 42 (62,7%) 2 (37,3%) 67 (32,4%) Bảng 8. Phân bố BN có LDL-C < 70 mg% 1 tháng sau điều trị statin. Mục tiêu LDL-C Nam Nữ Tổng số BN (%) LDL-C < 70 mg% sau 1 tháng 50 16 66 (31,88) BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình dân số 64,52 ± 11,54 và phù hợp với các nghiên cứu đặc điểm tuổi của các BN bị HCMVC, các nghiên cứu khác cũng cho thấy thống kê độ tuổi trung bình tương tự như nghiên cứu DYSIS II (Dyslipidemia International Study II)(6). Hầu như tất cả BN trong nghiên cứu đều có ít nhất 2 YTNC tim mạch, trong đó RLLM là YTNC có trong 100% dân sốnghiên cứu. Tỷ lệ BN có 4 YTNC tim mạch chiếm cao nhất (33,8%), BN có 3 hoặc 5 YTNC với tỷ lệ lần lượt là 22,8% và 21,7%. Các nghiên cứu khác: DYSIS II ACS(6): THA (61,5%), tăng Cholesterol (33,5%). MEDI- ACS: tuổi cao (68%), THA (65%), RLLM (62%). Trần Như Hải: THA (70,59%), béo phì (31,62%). Giao Thị Thoa: THA (71,42%), RLLM (75,78%). Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá trong nghiên cứu là 94,1%, khá cao so với nghiên cứu của các tác giả khác và cao hơn dân số Việt Nam nói chung. Trong nghiên cứu DYSIS II ACS: 18,5%(6). BMI trung bình của cả 2 giới là 22,53 ± 2,81. Trong đó, tỷ lệ béo phì ở nam giới là 9,17% và của nữ giới là 4,34%. Tỷ lệ béo phì trong mẫu nghiên cứu không cao (13,52%), gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan trên 225 BN có độ tuổi từ 20 đến 79(12) và thấp hơn nhiều so với nghiên cứu MEDI-ACS (21,9%)(13). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 177 Số BN ĐTĐ bị HCMVC là 48 BN, chiếm tỷ lệ 23,18% (10,62% ở nam và 12,56% ở nữ), gần tương tự với kết quả của các tác giả Châu Ngọc Hoa (20,9%)(11), Golcalces (23,5%)(2) và MEDI-ACS (21,4%). Phần lớn BN trong nghiên cứu nhập viện vì đau ngực, có 191 BN (92,3%), gần như tương đương với kết quả của các tác giả Châu Ngọc Hoa (85,09%)(13), Trần Như Hải (88,24%)(15). Có 6,8 % BN nhập viện vì mệt và khó thở và chỉ có 2 BN nhập viện với triệu chứng của đau thượng vị. Rối loạn lipid máu Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 100% BN bị RLLM, trong đó tỷ lệ BN giảm HDL-C cao nhất (59,4%). Tỷ lệ BN tăng LDL-C, tăng cholesterol và tăng triglyceride lần lượt là 30,9%, 34,3% và 36,2%. Sự phân bố về tỷ lệ RLLM trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt với các tác giả Giao Thị Thoa(5): tăng Cholesterol (55,04%), tăng LDL-C (51,55%), tăng Triglyceride (36,02%), giảm HDL-C (9,32%) và nghiên cứu MEDI-ACS(15): tăng Triglyceride (33,1%), tăng LDL-C (32,9%), giảm HDL-C (32,3%). RLLM là một trong 4 YTNC tim mạch hàng đầu và hầu hết các thống kê từ các nghiên cứu DYSIS II ACS(6), Trần Như Hải(15) và Giao Thị Thoa(5) cũng đều có các YTNC hàng đầu là RLLM. Lipid máu và điều trị statin trong HCMVC Các số đo lipid máu ở tất cả BN lúc nhập viện đều cho thấy 100% BN có rối loạn ít nhất 1 trong 4 chỉ số lipid máu. Mức trung bình LDL-C, HDL-C và Cholesterol toàn phần trong nghiên cứu này khá giống với mức LDL- C đo được lúc nhập viện trong dân số của nghiên cứu của tác giả Trần Như Hải(15), LDL- C (115,78 ± 45,45), HDL-C (36,65 ± 8,66) và Cholesterol toàn phần (193,32 ± 47,96). Riêng đối với Triglycerid, giá trị trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Trần Như Hải (204,16 ± 112,61). DYSIS II ACS (Việt Nam)(6): LDL-C (96,1 ± 43,4 mg%), HDL-C (44,2 ± 12,9 mg%), Cholesterol (174,1 ± 49,4 mg%), Triglyceride (193,7 ± 148,8 mg%). Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các BN được sử dụng Rosuvastatin và Atorvastatin. Phần lớn các bác sỹ chọn lựa sử dụng Rosuvastatin cho BN, có 157/207 BN được điều trị với Rosuvastatin (75,8%), gấp 3 lần số BN được sử dụng Atorvastatin, 50 BN (24,2%). Chỉ có 70,53% BN của mẫu nghiên cứu được điều trị với phương thức điều trị statin mạnh, số BN còn lại (29,47%) BN bị HCMVC được điều trị theo liều statin trung bình. DYSIS II ACS (Việt Nam)(5): Rosuvastatin (49,5%), Atorvastatin (50%). Liều Rosuvastatin trung bình cho 1 BN là 19,43 ± 3,05 mg/ngày và liều Atorvastatin trung bình cho 1 BN là 24 ± 8,81 mg/ngày, cao hơn nghiên cứu DYSIS II ACS (Việt Nam): Liều trung bình của statin (tính theo liều tương đương atorvastatin) là 19 ± 5 mg/ngày+(6). Thống kê tỷ lệ BN đạt mức LDL-C mục tiêu (< 70 mg%) sau 1 tháng điều trị statin, chúng tôi thấy tỷ lệ BN có LDL-C đạt mục tiêu tăng từ 24 BN (11,59%) lên 66 BN (31,88%), tức là tăng gần gấp 3 lần so với lúc nhập viện. Trong đó, tỷ lệ BN đạt LDL-C mục tiêu ở BN nam giới tăng nhiều hơn so với nữ giới. Như vậy, tỷ lệ BN đạt mục tiêu LDL-C từ nghiên cứu của chúng tôi (31,88%) là một tỷ lệ thấp, điều này cũng có thể giải thích một phần do thời gian điều trị bằng statin chỉ mới 1 tháng và tỷ lệ BN đạt mục tiêu LDL-C sẽ tăng dần với thời gian điều trị kéo dài hơn (1, 3, 6 tháng cho đến 12 tháng). Trong DYSIS II ACS (Việt Nam): Tỷ lệ BN đạt mục tiêu LDL-C (< 70 mg%) sau 4 tháng là 26,9%(6). KẾT LUẬN Qua khảo sát tình hình điều trị RLLM của 207 BN bị HCMVC tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thấy các YTNC hàng đầu lần lượt là: RLLM (100% BN), tuổi và hút thuốc lá. Lâm sàng chủ yếu là đau ngực. 100% BN có RLLM lúc nhập viện, trong đó giảm HDL-C chiếm tỷ lệ cao Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 178 nhất, sau đó là tăng Triglycerid, Cholesterol toàn phần và LDL-C. Tỷ lệ BN có sử dụng statin trước nhập viện là 32,4%. Nhóm thuốc Statin điều trị chủ yếu là Rosuvastatin, chiếm tỷ lệ gấp 3,14 lần so với Atorvastatin. Sử dụng liều điều trị statin mạnh (75,83%), statin liều trung bình (24,17%). Liều trung bình Rosuvastatin 19,43 ± 3,05 (mg/ngày) và Atorvastatin là 24 ± 8,81 (mg/ngày). Tỷ lệ BN đạt LDL-C mục tiêu (< 70 mg%) sau 1 tháng điều trị tăng gấp 3 lần so với lúc nhập viện (11,59% so với 31,88%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cannon CP, Braunwald E, McCabe CH, et al (2004). Intensive versus moderate lipid lowering with statins after acute coronary syndromes. The New England journal of medicine, 350(15): 1495-504. 2. De Araujo Goncalves P, Ferreira J, Aguiar C, et al. (2005). TIMI, PURSUIT, and GRACE risk scores: sustained prognostic value and interaction with revascularization in NSTE-ACS. European heart journal, 26(9): 865-72. 3. Ferrieres J, Cambou JP, Gueret P, et al. (2005). Effect of early initiation of statins on survival in patients with acute myocardial infarction (the USIC 2000 Registry). The American journal of cardiology, 95(4): 486-9. 4. Fonarow GC, Wright RS, Spencer FA, et al. (2005). Effect of statin use within the first 24 hours of admission for acute myocardial infarction on early morbidity and mortality. The American journal of cardiology, 96(5): 611-6. 5. Giao Thị Thoa, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn lân Hiếu, các cộng sự (2014). Nghiên cứu Bilan lipid máu trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp. Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 68, tr. 214 – 219. 6. Gitt A, Ashton V, Horack M, et al. (2015). Low LDL-C target achievement among treated acs patients in germany: the dyslipidemia international study (dysis) iiacs results. Atherosclerosis, 241(1): e201-e2. 7. Go AS, Mozaffarian D, Roger VL, et al. (2014). Executive summary: heart disease and stroke statistics--2014 update: a report from the American Heart Association. Circulation, 129(3): 399-410. 8. Hulten E, Jackson JL, Douglas K, et al. (2006). The effect of early, intensive statin therapy on acute coronary syndrome: a meta-analysis of randomized controlled trials. Archives of internal medicine, 166(17): 1814-21. 9. Josan K, Majumdar SR, McAlister FA (2008). The efficacy and safety of intensive statin therapy: a meta-analysis of randomized trials. CMAJ: Canadian Medical Association journal = journal de l'Association medicale canadienne, 178(5): 576-84. 10. Miyauchi K, Ray K (2013). A review of statin use in patients with acute coronary syndrome in Western and Japanese populations. The Journal of international medical research, 41(3): 523-36. 11. Nguyễn Quang Trung, Chung Bá Ngọc, Đỗ Hoàng Giao, các cộng sự (2009). Khảo sát đặc điểm bệnh nhân hội chứng vành cấp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13(6): 34 – 40. 12. Nguyễn Thị Loan (2008). Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y, tr. 40 – 48. 13. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn lân Việt, Châu Ngọc Hoa, et al (2009). Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI- ACS study). Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 58: 12 – 25. 14. Schwartz GG, Olsson AG, Ezekowitz MD, et al. (2001). Effects of atorvastatin on early recurrent ischemic events in acute coronary syndromes: the MIRACL study: a randomized controlled trial. Jama, 285(13): 1711-8. 15. Trần Như Hải, Trương Quang Bình (2009). Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ở bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13(1): 50 - 55. 16. Vondrakova D, Ostadal P, Kruger A (2010). Immediate effect of intensive atorvastatin therapy on lipid parameters in patients with acute coronary syndrome. Lipids in health and disease, 9, pp. 71. 17. Wiviott SD, Cannon CP, Morrow DA, et al. (2005). Can Low- Density Lipoprotein Be Too Low? The Safety and Efficacy of Achieving Very Low Low-Density Lipoprotein With Intensive Statin Therapy: A PROVE IT-TIMI 22 Substudy. Journal of the American College of Cardiology, 46(8): 1411-6. Ngày nhận bài báo: 01/12/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_dieu_tri_roi_loan_lipid_mau_o_benh_nhan_h.pdf
Tài liệu liên quan