Khảo sát tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2018

Tài liệu Khảo sát tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 382 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2018 Nguyễn Thị Phương Thảo*, Đỗ Thị Thu Hà**, Lê Văn Thể**, Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ* TÓM TẮT Mở đầu: HIV/AIDS hiện nay vẫn đang là một trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng được nhiều nước quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát thực trạng điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM) giai đoạn 2006-2018. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đến việc điều trị HIV/AIDS của người bệnh ≥ 18 tuổi và thuộc chương trình PEPFAR tại Trung tâm YTQ1HCM. Kết quả: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2018, có 1189 người điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM, trong đó có 980 được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 38,7±...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 382 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2018 Nguyễn Thị Phương Thảo*, Đỗ Thị Thu Hà**, Lê Văn Thể**, Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ* TÓM TẮT Mở đầu: HIV/AIDS hiện nay vẫn đang là một trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng được nhiều nước quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát thực trạng điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM) giai đoạn 2006-2018. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đến việc điều trị HIV/AIDS của người bệnh ≥ 18 tuổi và thuộc chương trình PEPFAR tại Trung tâm YTQ1HCM. Kết quả: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2018, có 1189 người điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM, trong đó có 980 được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 38,7±8,3 tuổi; trong đó nam giới chiếm 69,2%. Mẫu nghiên cứu có 3 yếu tố nguy cơ chính của việc lây nhiễm HIV được ghi nhận là quan hệ khác giới (42,7%), tiêm chích ma túy (37,4%), quan hệ đồng tính nam (12,7%). Lượng tế bào CD4 ban đầu trung bình là 284,2±237,5 tế bào/mm3. Có 8,7% người bệnh đã điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM 12 năm. Trong giai đoạn 2006-2018, có 2 nhóm phác đồ thuốc kháng retrovirus chính được sử dụng để điều trị ban đầu, trong đó thông dụng nhất là nhóm phác đồ TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP chiếm 78,9%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin tổng quát về tình hình điều trị HIV/AIDS cho người bệnh điều trị tại Trung tâm YTQ1HCM trong khoảng thời gian dài. Kết quả thu được khá đầy đủ, tạo tiền đề cho các phân tích chuyên sâu về tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Từ khoá: HIV/AIDS, CD4, thuốc kháng retrovirus, Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT SURVEY ON HIV/AIDS TREATMENT AT THE MEDICAL CENTER OF DISTRICT 1 IN HO CHI MINH CITY FOR THE PERIOD OF 2006-2018 Nguyen Thi Phuong Thao, Do Thi Thu Ha, Le Van The, Tran Thi Ngoc Van, Hoang Thy Nhac Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 382 – 388 Background: HIV/AIDS is a public health concern in the world. Objectives: To investigate the HIV/AIDS treatment circumstance at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City from 2006 to 2018. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ CHí Minh **Trung Tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh ***Khoa Dược, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email:    hoangthynhacvu@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 383 Methods: The descriptive cross-sectional study was conducted on the retrospective data of HIV/AIDS treatment for patients aged ≥18 years old and participated in the PEPFAR program at Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City. Results: There was a total of 1189 patients receiving HIV/AIDS treatment at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City from 2006 to 2018. 980 subjects met the include-exclude criteria of the study. The sample mean age was 38.7±8.3 years old. 69.2% were male. The study sample included 3 types of people at risk for HIV infection: people who had sexual intercourse (42.7%), injecting drug user (37.4%), and men who had sex with men (12.7%). The average CD4 count observed for patients at the time of the first positive test was 284.2±237.5 cells/mm3. The study showed there were patients receiving HIV/AIDS treatment at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City for a period of 12 years, at the ratio of 8.7%. In the 2006-2018 period, 2 groups of drug therapy were applied for initial treatment, in which TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP were used the most commonly, at the ratio of 78.9%. Conclusion: The study provided an overview of the HIV/AIDS treatment circumstance at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City during a long period of time. This information is the basis to conduct future in-depth research at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City in particular and in Vietnam in general. Key words: HIV/AIDS, CD4, anti-retrovirus drug, Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1981, hiện nay HIV/AIDS vẫn đang là một trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng được nhiều nước quan tâm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến cuối năm 2016, trên thế giới có 36,7 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống(13). Tại Việt Nam, tính đến năm 2017, số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 209,45 nghìn người, số người tử vong là 94,62 nghìn người(9). Từ năm 2004, Việt Nam đã nhận hỗ trợ của Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) áp dụng cho một số trung tâm điều trị, trong đó có Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM). Thông qua chương trình PEPFAR, người bệnh HIV/AIDS có nhiều cơ hội tiếp cận với các chương trình chăm sóc, điều trị, cũng như được sử dụng thuốc kháng retrovirus, nhờ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh HIV/AIDS và giúp hạn chế lây lan HIV/AIDS cho cộng đồng. Trong quá trình tham gia PEPFAR, Trung tâm YTQ1HCM đã có những khảo sát định kỳ về tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Tuy nhiên, kết quả của các khảo sát này chưa được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, đồng thời kết quả chỉ mô tả thực trạng cho từng giai đoạn ngắn. Thông tin về tình hình điều trị HIV/AIDS trong thời gian dài sẽ giúp các nhà quản lý y tế có những đánh giá đầy đủ về việc hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở y tế cũng như hiệu quả của các chương trình hỗ trợ điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2018. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu liên quan đến việc điều trị HIV/AIDS của toàn bộ người bệnh từ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 384 18 tuổi trở lên tại Trung tâm YTQ1HCM, thuộc chương trình PEPFAR. Nghiên cứu loại trừ những trường hợp là phụ nữ mang thai, người bệnh không có đầy đủ dữ liệu về chỉ số CD4 hoặc dữ liệu sử dụng thuốc kháng retrovirus. Trong 1189 người bệnh điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2018, có 980 người thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu và được đưa vào phân tích. Các dữ liệu được sử dụng để mô tả tình hình điều trị HIV/AIDS cho người bệnh được phân loại thành hai nhóm biến số, bao gồm nhóm biến số về đặc điểm của người bệnh (tuổi, giới tính, nơi cư trú, việc tham gia Bảo hiểm Y tế, yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS), và nhóm biến số về quá trình điều trị bệnh (mức CD4, thời gian điều trị, phác đồ ban đầu). Thống kê và xử lý dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ phần mềm quản lý người bệnh và hồ sơ bệnh án của người bệnh lưu tại Trung tâm YTQ1HCM. Các biến số để mô tả đặc điểm quá trình điều trị HIV/AIDS gồm mức CD4 ban đầu (<200 tế bào/mm3; 200-349 tế bào/mm3; 350-499 tế bào/mm3, ≥500 tế bào/mm3); thời gian đã điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM (≤2 năm; 3-5 năm; 6-9 năm; ≥10 năm); phác đồ thuốc kháng retrovirus được sử dụng lúc đầu (TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP; d4T+3TC+EFV/ NVP; các phác đồ khác). Các tiêu chí nghiên cứu được mô tả bằng các phép thống kê cơ bản, thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm. Việc so sánh tuổi trung bình của người bệnh theo các nhóm được thực hiện bằng phép kiểm ANOVA. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê R (phiên bản 3.1.3). KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu gồm 980 người bệnh có độ tuổi trung bình là 38,7±8,3 tuổi, trong đó người bệnh nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 68 tuổi. Nam giới chiếm 69,2%, người bệnh có Bảo hiểm Y tế chiếm 85%, người bệnh đến từ các tỉnh lân cận chiếm 17,2%. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ trong mẫu nghiên cứu lần lượt là quan hệ khác giới (42,7%), tiêm chích ma túy (37,4%), quan hệ đồng tính nam (12,7%). Thời gian trung bình người bệnh đã điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM của mẫu nghiên cứu là 6,2±3,7 năm, trong đó 29,2% người bệnh điều trị HIV/AIDS từ 10 năm trở lên và có 85 người đã điều trị liên tục 12 năm từ 2006 đến 2018. Giá trị trung bình của lượng tế bào CD4 khi bắt đầu điều trị tại Trung tâm YTQ1HCM của mẫu nghiên cứu là 284,2±237,5 tế bào/mm3. Tỉ lệ của người bệnh có CD4 <200 tế bào/mm3 là 44,7% và 21,6% CD4 ở mức 200-349 tế bào/mm3. Trong giai đoạn 2006- 2018, có hai nhóm phác đồ thuốc kháng retrovirus chính được sử dụng khi bắt đầu điều trị HIV/AIDS cho người bệnh trong mẫu nghiên cứu, trong đó nhóm phác đồ TDF/ZDV +3TC+EFV/NVP được dùng cho 78,9% người bệnh, phác đồ d4T+3TC+EFV/NVP được dùng cho 14,9% người bệnh. (Bảng 1). So sánh nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình của người bệnh theo giới tính, và không có sự khác biệt về mức CD4 trung bình theo độ tuổi (p>0,05) (Hình 1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 385 Đặc điểm nhân khẩu học Hình 1: Đặc điểm chung của người bệnh HIV/AIDS điều trị tại Trung tâm y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2018 980 người bệnh được đưa vào Mẫu nghiên cứu Loại 209 người 15% không có BHYT 85% có Bảo hiểm Y tế 83% ở tại Thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh khác 17% Bảo hiểm Y tế Nơi ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 386 Bảng 1. Mô tả đặc điểm điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh theo các năm trong giai đoạn 2006-2018 Năm Đặc điểm 2006-2007 2008-2009 2010-2011 2012-2013 2014-2015 2016-2018 2006-2018 n=243(%) n=147(%) n=86(%) n=137(%) n=169(%) n=198(%) n=980(%) Tuổi trung bình (±SD) 41,4±7,1 40,1±6,4 42,1±8,2 39,4±7,6 36,5±9,2 34,3±8,5 38,7±8,3 Yếu tố nguy cơ Tiêm chích ma túy 127 (52,3) 72 (49,0) 36 (41,9) 43 (31,4) 35 (20,7) 54 (27,3) 367 (37,4) Quan hệ đồng tính nam 0 (0,0) 1 (0,7) 1 (1,2) 10 (7,3) 43 (25,4) 69 (34,8) 124 (12,7) Quan hệ khác giới 92 (37,9) 66 (44,9) 46 (53,5) 74 (54,0) 78 (46,2) 62 (31,3) 418 (42,7) Yếu tố khác * 24 (9,9) 8 (5,4) 3 (3,5) 10 (7,3) 13 (7,7) 13 (6,6) 71 (7,2) Mức CD4 ban đầu <200 124 (51,0) 90 (61,2) 42 (48,8) 57 (41,6) 59 (34,9) 66 (33,3) 438 (44,7) 200-349 57 (23,5) 30 (20,4) 16 (18,6) 24 (17,5) 42 (24,9) 43 (21,7) 212 (21,6) 350-499 28 (11,5) 17 (11,6) 15 (17,4) 27 (19,7) 27 (16,0) 41 (20,7) 155 (15,8) ≥500 34 (14,0) 10 (6,8) 13 (15,1) 29 (21,2) 41 (24,3) 48 (24,2) 175 (17,9) Thời gian điều trị 0-2 năm 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 26 (15,4) 198 (100,0) 224 (22,9) 3-5 năm 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 111 (81,0) 143 (84,6) 0 (0,0) 254 (25,9) 6-9 năm 2 (0,8) 102 (69,4) 86 (100,0) 26 (19,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 216 (22,0) ≥10 năm 241 (99,2) 45 (30,6) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 286 (29,2) Phác đồ TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP 145 (59,7) 97 (66,0) 67 (77,9) 120 (87,6) 161 (95,3) 183 (92,4) 773 (78,9) d4T+3TC+EFV/NVP 69 (28,4) 38 (25,9) 15 (17,4) 11 (8,0) 7 (4,1) 6 (3,0) 146 (14,9) Phác đồ khác** 29 (11,9) 12 (8,2) 4 (4,7) 6 (4,4) 1 (0,6) 9 (4,5) 61 (6,2) *mẹ truyền qua con, tai nạn nghề nghiệp,** 3TC+ATV+EFV+FDC, 3TC+ATV+TDF+ZDV, 3TC+LPV/r + TDF, BÀN LUẬN Độ tuổi trung bình của người bệnh HIV/AIDS trong nghiên cứu là 38,7±8,3 tuổi, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 121 giai đoạn 2009- 2015(5) và nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới giai đoạn 2015(11), với độ tuổi trung bình của người bệnh trong từng nghiên cứu lần lượt là 37,6±8 và 35,0±7,69 tuổi. Khi xem xét độ tuổi giữa các năm, nghiên cứu ghi nhận độ tuổi trung bình của người bệnh điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM có xu hướng trẻ hóa từ năm 2006 đến năm 2018. Các yếu tố nguy cơ chính của việc lây nhiễm HIV/AIDS trong mẫu nghiên cứu là quan hệ khác giới, quan hệ đồng tính nam và tiêm chích ma túy; kết quả này tương đồng với một nghiên cứu trước đây tại Thành phố Hồ Chí Minh(11). Quan hệ đồng tính nam đã được các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận là một trong những yếu tố nguy cơ của HIV/AIDS(3,4,10). Từ năm 2013 đến nay, quan hệ đồng tính nam cũng là một yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS được quan tâm tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, người bệnh có quan hệ đồng tính nam chiếm tỉ lệ cao đến 41% tổng số người bệnh điều trị HIV tại Trung tâm YTQ1HCM vào năm 2017. Cứ hai người bệnh HIV/AIDS được tiếp nhận vào điều trị tại Trung tâm YTQ1HCM thì có một người có mức tế bào CD4 thấp dưới 200 tế bào/mm3. Đây là một tỉ lệ cao đáng lo ngại, thể hiện mức độ chậm trễ của người bệnh trong việc điều trị từ khi bắt đầu nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu trước đây tại Việt Nam(5,7,8) và trên thế giới(2,6) đã chú ý đến chỉ số CD4 thấp khi người bệnh bắt đầu điều trị như là một dấu hiệu của việc điều trị chậm trễ. Thực tế, vấn đề chẩn đoán sớm số lượng CD4 và bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng retrovirus cho người bệnh khi chỉ số CD4 chưa giảm quá thấp vẫn đang là một thách thức của chăm sóc y tế cộng đồng. Nỗ lực này đòi hỏi các nhà quản lý y tế phải có các biện pháp can Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 387 thiệp chiến lược để tăng cường chẩn đoán sớm nhiễm HIV và sử dụng thuốc kháng retrovirus kịp thời. Trong điều trị HIV, chỉ số CD4 thấp còn cho thấy tình trạng miễn dịch kém của người bệnh, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội cao và là chỉ dấu quan trọng để bác sĩ ra quyết định điều trị, đặc biệt đối với người bệnh có bệnh HIV tiến triển. Khi khảo sát thực trạng điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM trong giai đoạn 12 năm, nghiên cứu đã ghi nhận được thông tin về thời gian điều trị của người bệnh. Kết quả cho thấy cứ 10 người trong mẫu nghiên cứu, đã có 3 người có thời gian điều trị từ 10 năm trở lên. Đây là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào các đối tượng này để xem xét hiệu quả điều trị của thuốc kháng retrovirus trong việc làm chậm tiến trình của bệnh, khả năng hạn chế sự nhân lên và lây lan của virus HIV, cũng như việc cải thiện tình trạng lâm sàng của người bệnh. Từ năm 2006 đến 2018, khi người bệnh bắt đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM, người bệnh chủ yếu được chỉ định sử dụng phác đồ thuốc kháng retrovirus bậc 1, trong đó nhiều nhất là nhóm phác đồ TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP. Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận nhóm phác đồ d4T+3TC+EFV/NVP chỉ được chỉ định phổ biến trong giai đoạn 2006 đến 2011, sau đó lại ít được sử dụng. Nguyên nhân của sự thay đổi trong xu hướng điều trị này là do từ năm 2010, theo hướng dẫn điều trị ARV cho người trưởng thành của Tổ chức Y tế thế giới, phác đồ điều trị nên bao gồm một thuốc ức chế men sao chép ngược non-nucleoside (NVP hay EFV) và hai thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside, trong đó một thuốc nên là 3TC (hay FTC) và AZT (hay ZDV) hoặc TDF(12). Hướng dẫn này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh sử dụng d4T là phương án ưu tiên trong phác đồ bậc một do độc tính đối với ty lạp thể đã được biết rõ. Tại Việt Nam, năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung so với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS năm 2009, trong đó không còn ưu tiên phác đồ bậc một có d4T mà ưu tiên nhóm phác đồ TDF/ZDV+3TC+EFV/NVP(1). Nghiên cứu đã sử dụng gần như toàn bộ dữ liệu về người bệnh điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM trong khoảng thời gian dài là 12 năm. Việc thu thập dữ liệu điện tử từ phần mềm quản lý của Trung tâm YTQ1HCM giúp hạn chế những sai số khi thu thập dữ liệu, đồng thời thuận tiện cho nhóm nghiên cứu trong việc lấy mẫu toàn bộ. Từ đó, kết quả đảm bảo được tính chính xác, có độ tin cậy cao và mang tính đại diện cho tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu liên quan đến thực trạng điều trị HIV/AIDS trong giai đoạn dài từ năm 2006 đến 2018 sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo Trung tâm YTQ1HCM những thông tin tổng quan về tình hình điều trị HIV/AIDS từ khi Trung tâm YTQ1HCM tham gia vào chương trình PEPFAR. Kết quả thu được khá đầy đủ, tạo tiền đề cho các phân tích chuyên sâu về tình hình điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung, góp phần làm nâng cao chất lượng điều trị, cũng như đưa ra những chiến lược giúp hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2011). Quyết định số 4139/QĐ-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Fatukasi TV, Cole SR, Moore RD, Mathews WC, Edwards JK and Eron JJ (2017). Risk factors for delayed antiretroviral therapy initiation among HIV-seropositive patients. PLOS ONE, 12: e0180843. 3. Frits van Griensven, van Jan W de Lind and Wijngaarden (2010). A review of the epidemiology of HIV infection and prevention responses among MSM in Asia. AIDS, 24: S30-40. 4. Hernandez I, Reina-Ortiz M, Johnson A, Rosas C, Sharma V, Teran S, Naik E, Salihu HM, Teran E and Izurieta R (2017). Risk Factors Associated With HIV Among Men Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 388 Who Have Sex With Men (MSM) in Ecuador. Am J Mens Health, 11: pp.1331-341. 5. Lê Đức Nhuận (2015). Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ tháng 09/2009 đến tháng 09/2015. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện quân y 121 năm 2015. 6. Nyika H, Mugurungi O, Shambira G, Gombe N T, Bangure D, Mungati M and Tshimanga M (2016). Factors associated with late presentation for HIV/AIDS care in Harare City, Zimbabwe. BMC Public Health, 16: pp.369-403. 7. Ngô Thị Ngọc Lan (2015). Đánh giá đáp ứng lâm sàng và miễn dịch trên BN HIV/AIDS được điều trị bằng ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình. Tạp chí của Hội Truyền nhiễm Việt Nam, 03: tr.81-94. 8. Nhac-Vu HT, Giard M, Phong ND and Vanhems P (2008). Risk factors for delayed HIV diagnosis at the Hospital of Tropical Diseases in Ho Chi Minh City, Vietnam. Int J STD AIDS, 21: pp.802-805, 9. Phan Thị Thu Hương (2017). Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân AIDS đang được điều trị tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, năm 2016. Y học dự phòng, 27: tr.194-199. 10. Sathane I, Horth R, Young P, Inguane C, Nalá R, Miranda AE, Lane T, Raymond HF, Cummings B and McFarland W (2016). Risk Factors Associated with HIV Among Men Who Have Sex Only with Men and Men Who Have Sex with Both Men and Women in Three Urban Areas in Mozambique. AIDS and behavior, 20: pp. 2296-2308. 11. Võ Thanh Nhơn, Lê Hoàng Hạnh, Tạ Văn Trầm, Nguyễn Hữu Chí (2015). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Y học dự phòng, XXV: tr. 22-25. 12. World Health Organization (2010). Antiretroviral therapy for HIV infection in adults and adolescents: recommendations for a public health approach, truy cập ngày 30/09/2018, tại trang web _eng.pdf. 13. World Health Organization (2018). HIV/AIDS Key facts, truy cập ngày 30/09/2018, tại trang web aids. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_dieu_tri_hivaids_tai_trung_tam_y_te_quan.pdf