Tài liệu Khảo sát tình hình chảy máu mũi tại Bệnh viện Trưng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
58
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẢY MÁU MŨI TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Phan Xuân Hoa*, Phan Thị Mộng Thơ*, Lê Thị Kim Thanh*, Nguyễn Thị Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình hình chảy máu mũi tại bệnh viện Trưng Vương.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu mô tả 93 ca từ 16-91 tuổi với chẩn đoán chảy
máu mũi đến khám tại phòng cấp cứu, phòng khám TMH được nhập viện và những bệnh nhân đang nằm điều trị
tại các khoa lâm sàng bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 8/2016.
Kết quả: 1. Về đặc điểm dịch tễ của chảy máu mũi. Tuổi trung bình là 45,48 ± 17,58 . Trong đó độ tuổi chảy
máu mũi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40- 49 (22,6%). Giới: nam nhiều hơn nữ (66,8% so với 31,2%). Tháng nhập
viện: gặp ở tất cả các tháng trong năm, nhiều nhất là tháng 3, tháng 5, tháng 12 (14%, 14%, 12,9%). 2. Về đặc
điểm lâm sàng của chảy máu mũi. Vị trí chảy máu mũi: thường hay gặp chảy máu mũi trước...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình chảy máu mũi tại Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
58
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẢY MÁU MŨI TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Phan Xuân Hoa*, Phan Thị Mộng Thơ*, Lê Thị Kim Thanh*, Nguyễn Thị Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình hình chảy máu mũi tại bệnh viện Trưng Vương.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu mô tả 93 ca từ 16-91 tuổi với chẩn đoán chảy
máu mũi đến khám tại phòng cấp cứu, phòng khám TMH được nhập viện và những bệnh nhân đang nằm điều trị
tại các khoa lâm sàng bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 8/2016.
Kết quả: 1. Về đặc điểm dịch tễ của chảy máu mũi. Tuổi trung bình là 45,48 ± 17,58 . Trong đó độ tuổi chảy
máu mũi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40- 49 (22,6%). Giới: nam nhiều hơn nữ (66,8% so với 31,2%). Tháng nhập
viện: gặp ở tất cả các tháng trong năm, nhiều nhất là tháng 3, tháng 5, tháng 12 (14%, 14%, 12,9%). 2. Về đặc
điểm lâm sàng của chảy máu mũi. Vị trí chảy máu mũi: thường hay gặp chảy máu mũi trước nhiều hơn chảy
máu mũi sau (77,4% so với 22,6%). Nguyên nhân chảy máu mũi: nguyên nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ cao
nhất, kế đến là tăng huyết áp và sau đó là chưa rõ nguyên nhân (43%, 28%, 12,9%). 3. Khảo sát thêm liên quan
giữa nguyên nhân chảy máu mũi với nhóm tuổi, với giới: Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi với nhóm
tuổi: chảy máu mũi nguyên nhân do tăng huyết áp thì nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ cao nhất (p<0,05), còn đối với
nguyên nhân do chấn thương thì nhóm tuổi <40 chiếm tỷ lệ cao nhất (p<0,05). Liên quan giữa nguyên nhân chảy
máu mũi với giới: đối với nguyên nhân do tăng huyết áp thường gặp ở nữ , nguyên nhân do chấn thương thường
gặp ở nam (p<0,05).
Kết luận: Chảy máu mũi xảy ra ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi từ 40-49, thường gặp ở nam
nhiều hơn ở nữ, hay xảy ra ở những tháng mùa lạnh, mùa khô. Chảy máu mũi trước chiếm tỷ lệ cao hơn chảy
máu mũi sau. Nguyên nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là tăng huyết áp, sau đó đến chảy máu
mũi chưa rõ nguyên nhân. Chảy máu mũi do tăng huyết áp thì nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất, còn do
chấn thương thì nhóm tuổi nhỏ hơn 40 chiếm tỷ lệ cao nhất. Chảy máu mũi đối với nguyên nhân do tăng huyết
áp thường gặp ở nữ, nguyên nhân do chấn thương thường gặp ở nam.
Từ khóa: chảy máu mũi.
ABSTRACT
SURVEYING EPISTAXIS AT TRUNG VUONG HOSPITAL
Phan Xuan Hoa, Phan Thi Mong Tho, Le Thi Kim Thanh, Nguyen Thi Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 57 - 63
Objective: To survey epistaxis at Trung vuong hospital.
Subjects and methods: The prospetive study includes 93 patients aged from 16 to 91 with diagnosis of
epistaxis admitted emergency room, department of Ear, Nose and Throat and the patients are being treated at the
other clinical department in Trưng Vương Hospital in the period from 01/2015 to 08/ 2016.
Results: Regarding epidemiology of epistaxis: Averaged age is 45.48 ± 17.58. The age which has the highest
nosebleed rate is 40-49. Sex: more men than women (66,8% compared with 31.2%). Hospital admission month:
almost all months in a year, the most in March, May and December (14%, 14%, 12.9%). Regarding clinical
* Khoa Tai Mũi Họng, BV Trưng Vương TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS.CKII Phan Xuân Hoa ĐT: 0919038941 Email: phanxuanhoatrungvuong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
59
epistaxis: positions and causes. Position of epistaxis: anterior epistaxis happens more often than posterior epistaxis
(77.4% compared with 22.6%). Cause of epistaxis: nosebleed is caused by injury at the highest rate, next
hypertension and the unknown (respectively 43%, 28%, 12.9%). More survey on the relationship between
nosebleed causes and age groups and sex. The relationship between nosebleed causes and age groups: nosebleed is
caused by hypertension with over 60 age groups at the highest rate (p<0.05). However, with the injury cause
under 40 age groups account for the highest rate (p<0.05). The relationship between nosebleed causes and sex:
more women than men suffer from nosebleed because of hypertension, but more men than women suffer from
nosebleed because of injury (p<0.05).
Conclusion: Nosebleed occures at any age, at the highest rate aged 40-49, for more men than women and in
the months of cold and dry seasons. Anterior nosebleed has a higher rate than posterior nosebleed. Epistaxis is
caused by injury at the highest rate, next hypertension and the unknown. Nosebleed is caused by hypertension
with over-60 age groups at the highest rate. However, with the injury cause under-40 age groups account for the
highest rate. Because of hypertension, more women than men suffer from nosebleed, but more men than women
suffer from nosebleed because of injury.
Key words: epistaxis, nosebleed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi là một trong những cấp cứu
Tai Mũi Họng thường gặp. Theo một số thống kê
cho thấy rằng khoảng 60% dân số có ít nhất một
lần chảy máu mũi và khoảng 6% đòi hỏi điều
trị(Error! Reference source not found.). Chảy máu mũi có thể
lượng ít hoặc nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng,
có thể chảy máu mũi ra trước hoặc chảy máu
mũi ra sau, có thể chảy máu mũi 1 bên hoặc 2
bên. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng
và ở trong bất kỳ thời gian nào của năm. Có
những nghiên cứu trên thế giới cho thấy nam bị
nhiều hơn nữ, hay bị chảy máu mũi về mùa
đông nhiều hơn(Error! Reference source not found.). Có nhiều
nguyên nhân gây ra chảy máu mũi, có thể có
nguyên nhân tại chỗ, nguyên nhân toàn thân
hoặc ngay cả không tìm thấy nguyên nhân,
nhưng ở lứa tuổi nào, nguyên nhân nào thì
thường gặp nhất, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này tại Việt Nam.
Thực tế tại Bệnh Viện Trưng Vương, bệnh
nhân chảy máu mũi đến khám tại cấp cứu,
phòng khám và nằm điều trị tại các khoa lâm
sàng không phải là ít nhưng vẫn chưa có ghi
nhận nào cho thấy độ tuổi nào, nguyên nhân
nào, vị trí chảy máu mũi ra trước hay sau thường
gặp nhất cũng như ở khoảng thời gian nào trong
năm chảy máu mũi thường gặp nhất để từ đó có
thể hướng tới một cách xử trí thích hợp đối với
bệnh nhân, hiện vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát tình hình chảy máu mũi tại bệnh viện Trưng
Vương”.
Với mục tiêu nghiên cứu như sau:
+ Khảo sát đặc điểm dịch tể của bệnh nhân
chảy máu mũi.
+ Khảo sát đặc điểm chảy máu mũi: vị trí
chảy máu và nguyên nhân chảy máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân trên 16 tuổi được chẩn
đoán chảy máu mũi đến khám tại phòng cấp
cứu, phòng khám TMH được nhập viện và
những bệnh nhân đang nằm điều trị tại các khoa
lâm sàng bệnh viện Trưng Vương hội đủ các
điều kiện sau:
BN >16 tuổi
Chẩn đoán chảy máu mũi
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Được thực hiện tại bệnh viện Trưng Vương, thời
gian từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2016.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
60
Tiến hành nghiên cứu
Các bước thực hiện
BN >16 tuổi bị chảy máu mũi đến khám tại
phòng khám Tai Mũi Họng, phòng cấp cứu bệnh
viện Trưng Vương được cho nhập viện hoặc
đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng bệnh
viện Trưng Vương được tiến hành theo qui trình
sau:
Khám và chẩn đoán
Hỏi tiền sử, bệnh sử, lấy sinh hiệu, khám
tổng quát, khám mũi xoang.
Cận lâm sàng
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, TP,TCA
Ure, Creatinin, SGOT, SGPT
Chụp Computerized Tomography Scanner
mũi xoang, chụp Blondeau, Hirtz, Mũi nghiêng,
nội soi mũi xoang tùy trường hợp.
Ghi nhận
Độ tuổi, giới, thời gian nào của năm
Dấu hiệu sinh tồn (Mạch, Huyết áp, nhiệt
độ)
Tiền sử, các triệu chứng lâm sàng và các kết
quả cận lâm sàng để giúp chẩn đoán nguyên
nhân.
Vị trí chảy máu mũi: chảy máu mũi ra trước,
chảy máu mũi ra sau xuống họng.
Đối với bệnh nhân đang nằm điều trị tại
khoa cấp cứu hoặc các khoa lâm sàng, khi có BN
chảy máu mũi (trừ những trường hợp chảy máu
mũi tự cầm không mời khám Tai Mũi Họng)
mời khoa Tai Mũi Họng khám tại giường hoặc
đưa lên khám tại khoa Tai Mũi Họng sẽ được
ghi hàng ngày vào sổ giao ban điều dưỡng tại
khoa. Tất cả những BN này sẽ được nhóm
nghiên cứu lấy số liệu và thực hiện các bước
nghiên cứu giống như qui trình nêu trên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ của chảy máu mũi
Tuổi và giới
Tuổi nhỏ nhất: 16 tuổi, lớn nhất: 91 tuổi.
Trung bình: 45,48 ± 17,58 tuổi. Nhóm tuổi xảy ra
nhiều nhất: 40-49. Xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, tỷ
lệ nam/nữ: 2,2/1.
Bảng 1. Tuổi
Tuổi <20 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 ≥70 Tổng
Tần số 4 18 15 21 12 12 11 93
Tỷ lệ % 4,3 19,4 16,1 22,6 12,9 12,9 11,8 100
Bảng 2. Giới tính
Giới Tần số Tỷ lệ %
Nam 64 68,8
Nữ 29 31,2
Tổng 93 100
Bảng 3. Tháng nhập viện
Tháng Tần số Tỷ lệ %
1 8 8,6
2 8 8,6
3 13 14,0
4 7 7,5
5 13 14,0
6 9 9,7
7 5 5,4
8 5 5,4
9 5 5,4
10 6 6,5
11 2 2,2
12 12 12,9
Tổng 93 100
Xảy ra nhiều nhất vào tháng 3, tháng 5,
tháng 12.
Đặc điểm lâm sàng của chảy máu mũi
Bảng 4. Vị trí của chảy máu mũi
Vị trí Tần số Tỷ lệ %
Chảy máu mũi trước 72 77,4
Chảy máu mũi sau 21 22,6
Tổng 93 100
Chảy máu mũi trước chiếm đa số.
Bảng 5. Nguyên nhân chảy máu mũi
Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ %
1 Tăng huyết áp 26 28,0
2 Tăng huyết áp + Suy thận 5 5,3
3
Viêm nhiễm toàn thân +
Rối loạn đông máu + Suy thận
1 1,1
4 Viêm nhiễm tại chỗ 8 8,6
5 Viêm nhiễm toàn thân 1 1,1
6 Chấn thương 40 43,0
7 Chưa rõ nguyên nhân 12 12,9
Tổng 93 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
61
Chảy máu mũi do chấn thương chiếm tỷ lệ
cao nhất, kế đến là tăng huyết áp và sau đó là
chảy máu mũi chưa rõ nguyên nhân.
Khảo sát thêm liên quan giữa nguyên nhân
chảy máu mũi với nhóm tuổi, với giới
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi
với nhóm tuổi: chảy máu mũi nguyên nhân do
tăng huyết áp thì nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ cao
nhất, còn đối với nguyên nhân do chấn thương
thì nhóm tuổi <40 chiếm tỷ lệ cao nhất (p<0,05).
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi
với giới: đối với nguyên nhân do tăng huyết áp
thường gặp ở nữ, nguyên nhân do chấn thương
thường gặp ở nam (p<0,05).
BÀN LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ học của chảy máu mũi
Tuổi trung bình
Trong nghiên cứu, khảo sát trên 93 bệnh
nhân ≥16 tuổi bị chảy máu mũi đến khám và
điều trị tại bệnh viện Trưng Vương từ tháng
01/2015 đến tháng 08/2016. Trong đó nhận thấy
rằng chảy máu mũi xảy ra ở mọi lứa tuổi, BN có
tuổi nhỏ nhất là 16, lớn nhất là 91, độ tuổi trung
bình là 45,48 và độ tuổi 40-49 có số lượng BN
chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6%).
Theo nghiên cứu của tác giả Varshney S.
(2005) và cộng sự, tuổi trung bình của BN chảy
máu mũi là 47,8 và độ tuổi từ 40-50 chiếm tỷ lệ
nhiều nhất qua nghiên cứu 88 trường hợp, kết
quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của
chúng tôi(Error! Reference source not found.).
Các tác giả như Kucik C.J. (2005)(Error! Reference
source not found.), Pallin D.J. (2005)(Error! Reference source not found.)
cho thấy đa số chảy máu mũi xảy ra ở lứa tuổi
<10 tuổi và khoảng từ 45 đến 65 tuổi.
Điều này có thể lý giải như sau vì ở độ tuổi
này là độ tuổi làm việc nhiều dễ có những tai
nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động
Mặt khác, ở tuổi này bắt đầu có nguy cơ tăng
huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân
của chảy máu mũi.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu khác như của
tác giả Peter A. và cộng sự (2012)(Error! Reference source
not found.) thì độ tuổi trung bình của BN chảy máu
mũi là 31-40, hơi thấp hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi.
Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chảy máu
mũi xảy ra trên cả 2 giới cả nam và nữ trong đó
số BN nam cao gấp đôi BN nữ (68,8% so với
31,2%). Tỷ số nam/nữ là 2,2/1.
Theo nghiên cứu của tác giả Peter A. và cộng
sự (2012)(Error! Reference source not found.) cũng cho thấy
bệnh nhân chảy máu mũi là nam gấp đôi số BN
là nữ (66% so với 34%). Nghiên cứu của tác giả
Shihab A.A. và cộng sự (2014)(Error! Reference source not
found.), tác giả Seccbi M.M.D. và cộng sự(Error! Reference
source not found.) cũng cho thấy tỉ lệ chảy máu mũi của
nam cao hơn nữ. Như vậy nghiên cứu của chúng
tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu khác về
tỷ lệ chảy máu mũi của nam so với nữ.
Tháng nhập viện
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện cho thấy
bệnh nhân bị chảy máu mũi xảy ra bất kỳ tháng
nào trong năm từ tháng 1 cho đến tháng 12, tuy
nhiên xảy ra nhiều nhất là tháng 3, tháng 5,
tháng 12. Trong nghiên cứu của tác giả khác như
Nwaorgu O. (2006)(Error! Reference source not found.),
Manfredini R. (2000)(Error! Reference source not found.),
Nunez D.A. (1990)(Error! Reference source not found.), Gupta
A.K. và cộng sự (2009)(Error! Reference source not found.) cũng
nhận thấy rằng chảy máu mũi xảy ra về mùa
đông, mùa lạnh hoặc mủa mà khí hậu nóng khô.
Ở nước ta thì tháng 12 là mùa khí hậu lạnh,
tháng 3 là tháng cũng ngay sau tết khí hậu còn
tương đối lạnh, còn tháng 5 là tháng nắng nóng
cũng có thể là điều kiện thuận lợi dễ chảy máu
mũi, mặt khác tháng 12 hay tháng 3 cũng là
những tháng vui, sau tết nên có thể là yếu tố
thuận lợi dễ xảy ra những tai nạn như tai nạn
giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động.
Đặc điểm lâm sàng của chảy máu mũi
Vị trí chảy máu mũi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
62
Vị trí chảy máu mũi có thể là chảy máu mũi
trước hoặc chảy máu mũi sau.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, chảy máu
mũi trước chiếm tỷ lệ cao hơn chảy máu mũi sau
(77,4% so với 22,6%). So với các nghiên cứu khác
thì cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu
của tác giả ShihabA.A. và cộng sự (2014)(Error!
Reference source not found.) chảy máu mũi trước 61,9% so
với chảy máu sau 20%, tác giả Hussain G. và
cộng sự (2006)(Error! Reference source not found.) cũng thực
hiện nghiên cứu cho thấy chảy máu mũi trước
chiếm tỷ lệ cao hơn chảy máu mũi sau.
Điều này có thể lý giải như sau: vì trong các
nguyên nhân của chảy máu mũi có nguyên nhân
do chấn thương mà tỷ lệ do chấn thương cũng
không nhỏ, vùng mặt cũng là một trong những
vùng dễ bị va chạm khi tai nạn xày ra làm tổn
thương niêm mạc, mạch máu của những cấu
trúc vùng trước hốc mũi, nhóm xoang trước sẽ
dễ tổn thương hơn, vì thế hay gặp chảy máu mũi
trước chiếm đa số.
Nguyên nhân của chảy máu mũi
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì nguyên
nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất, kế
đến là tăng huyết áp và sau đó là chưa rõ
nguyên nhân (43%, 28%, 12,9%). Điều này cũng
tương đồng với các nghiên cứu khác như của tác
giả Shihab A.A. và cộng sự (2014)(Error! Reference source
not found.) thì nguyên nhân do chấn thương cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất kế đến là tăng huyết áp và
sau đó là chưa rõ nguyên nhân (49%, 20,9%,
14,7%). Nghiên cứu của tác giả Hussain G. và
cộng sự (2006)(Error! Reference source not found.) cho thấy
nguyên nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ cao
nhất kế đến là tăng huyết áp.
Điều này có thể lý giải như sau có nhiều
nguyên nhân gây ra chấn thương như tai nạn
giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động,
do ẩu đã mà Việt Nam là một trong những
nước trên thế giới có mật độ xe gắn máy dày đặc,
ý thức chấp hành luật giao thông kém và giao
thông tại Việt nam cũng là nỗi lo sợ cho những
du khách nước ngoài khi đến du lịch dễ gặp
chấn thương do tai nạn giao thông gây ra, mặt
khác ý thức chấp hành về bảo hộ lao động ở các
công trình cỏn rất kém, bạo hành gia đình cũng
đang là một vấn nạn rất dễ xảy ra trong xã hội
hiện nay, nước ta là một trong những nước tiêu
thụ bia chiếm tỷ lệ cao trên thế giới nên tình
trạng say xỉn rất nhiều cũng là yếu tố vừa dễ gây
ra tai nạn giao thông vừa dễ gây ẩu đã, điều này
rất thường gặp trong các tua trực tại bệnh viện.
Khảo sát thêm mối liên quan giữa nguyên
nhân chảy náu mũi với nhóm tuổi, với giới
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi với
nhóm tuổi
Đối với chảy máu mũi mà nguyên nhân do
tăng huyết áp thì nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ cao
nhất và tìm thấy có ý nghĩa thống kê (p<0,05),
điều này cũng phù hợp vì khi tuồi cao mạch máu
bị xơ cứng nên dễ gây ra chảy máu mũi. Còn đối
với nguyên nhân do chấn thương thì nhóm tuổi
<40 chiếm tỷ lệ cao nhất và tìm thấy có ý nghĩa
thống kê (p<0,05), điều này cũng phù hợp bởi vì
ở độ tuổi này hay bị những chấn thương do thể
thao, tai nạn giao thông, ẩu đã, tai nạn lao động.
Nghiên cứu của tác giả Hussain G. (2006) cũng
cho thấy điều này.
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi với
giới
Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chảy
máu mũi mà nguyên nhân do tăng huyết áp ở
nữ chiếm tỷ lệ cao hơn ở nam (48,3% so với
26,6%) và tìm thấy có ý nghĩa thống kê (p<0,05),
còn trong chảy máu mũi mà nguyên nhân do
chấn thương thì nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
(56,3% so với 13,8%) và tìm thấy có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Điều này có thể lý giải như
sau vì ở BN tăng huyết áp mạch máu dễ bị xơ
cứng mà theo tác giả Hanne F. Harbo, Ralf Gold,
Mar Tintoré (2013) tình trạng xơ cứng mạch máu
ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam nên những trường
hợp tăng huyết áp ở nữ có thể dễ xảy ra chảy
máu mũi hơn ở nam. Còn nguyên nhân do chấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
63
thương thì nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ vì trong
xã hội nam là người phải làm những công việc
bên ngoài nên tần suất tham gia lưu thông trên
đường nhiều hơn, tình trạng có mùi rượu tham
gia giao thông khộng phải là ít nên dễ xảy ra tai
nạn giao thông, lại tham gia lao động trong các
công trình nhiều hơn so với nữ giới nên dễ bị tai
nạn lao động nhiều hơn mả khi bị chấn thương
tai nạn thì vùng mặt cũng là một trong những vị
trí dễ bị tổn thương nhất và tình trạng chảy máu
mũi cũng thường xảy ra có thể nhẹ hay nặng tùy
trường hợp.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 93 bệnh nhân được chẩn
đoán chảy máu mũi tại bệnh viện Trưng Vương
trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng
8/2016, chúng tôi đã rút ra những kết luận như
sau:
Về đặc điểm dịch tễ của chảy máu mũi
Trong tổng số 93 ca nghiên cứu BN bị chảy
máu mũi từ 16 tuổi đến 91 tuổi chúng tôi ghi
nhận.
Tuổi trung bình là 45,48 ± 17,58. Trong đó độ
tuổi chảy máu mũi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40-49
(22,6%). Giới: nam nhiều hon nữ (66,8% so với
31,2%).
Tháng nhập viện: gặp ở tất cả các tháng
trong năm, nhiều nhất là tháng 3, tháng 5, tháng
12 (14%, 14%, 12,9%).
Về đặc điểm lâm sàng của chảy máu mũi
Vị trí chảy máu mũi: thường hay gặp chảy
máu mũi trước nhiều hơn chảy máu mũi sau
(77,4% so với 22,6%).
Nguyên nhân chảy máu mũi: nguyên nhân
do chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là
tăng huyết áp và sau đó là chưa rõ nguyên nhân
(43%, 28%, 12,9%).
Khảo sát thêm mối liên quan giữa nguyên
nhân chảy náu mũi với nhóm tuổi, với giới
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi
với nhóm tuổi: chảy máu mũi mà nguyên nhân
do tăng huyết áp thì nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ
cao nhất (p<0,05), còn đối với nguyên nhân do
chấn thương thì nhóm tuổi <40 chiếm tỷ lệ cao
nhất (p<0,05).
Liên quan giữa nguyên nhân chảy máu mũi
với giới: đối với nguyên nhân do tăng huyết áp
thường gặp ở nữ, nguyên nhân do chấn thương
thường gặp ở nam và tìm thấy có ý nghĩa thống
kê (p< 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdesallam HA, Mahrous AK, Hashim AH (2007). Epistaxis
Management. The Egyptian Journal of Medicine, 26: pp. 55-62.
2. Bailey BJ, Johnson JT (2006). Head and neck surgery–
Otolaryngology: pp. 505–514.
3. Fatakia A, Winters R, Amedee RG (2010). Epistaxis: A
Common problem. Ochsner J. 10(3): pp.176–178.
4. Gupta AK, Jain S, Singh DP (2009). Epistaxis: Management
Protocol as Per etiology. Clinical Rhinology. 2(3): pp. 43-46.
5. Hussain G, Igbal M, Shah SA (2006). Evaluation of aetiology
and efficacy of management protocol of epistaxis. J Ayub Med
Coll Abbottabad, 18(4): pp.63-6.
6. Kucik CJ, Clendy T (2005). Management of epistaxis. Am Fam
Physian, 71: pp. 305.
7. Lâm Huyền Trân (2010). Đọc CT xoang. Bài giảng lớp Chuyên
khoa 2 Tai Mũi Họng, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Manfredini R, Gallerani M, Portaluppi F (2000). Seasonal
variation in the occurence of epistaxis. Am J Med, 108: pp.759.
9. Nunez DA, Mcclymont LG, Evans RA (1990). Epistaxis: a
study of the relationship with weather. Clin Otolaryngol Allied
Sci, 15: pp. 49.
10. Nwaorgu O (2006). Epistaxis: Overview, Annals of Ibadan
Postgraduate Medicine Vol.1, No.2.
11. Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Kiên Hữu, Nguyễn Hoàng Nam
(2005). Phẫu thuật nội soi mũi xoang kèm atlas minh họa. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 1-2, 29-69, 73-
74.
12. Nguyễn Tấn Phong (2005). Điện quang chẩn đoán trong Tai
Mũi họng. Nhà xuất bản y học, tr. 134-173.
13. Nhan Trừng Sơn (2008). Mấu giải phẫu trong cắt lớp điện
toán vùng TMH bình thường. Tai Mũi Họng quyển 2, Nhà
xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 144-147.
14. Pallin DJ, Chng YM, McKay MP (2005). Epidemiology of
epistaxis in US emergency departments. Ann Emerg Med, 46:
pp. 77.
15. Paparella MM (1991). Otorhinolaryngology. pp. 1831-1836.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
64
16. Peter A, Kwabla AG, Isshalqd DM (2012). Incidence of
Epistaxis in a Tertiary hospital in Ghana. Journal of Natural
Sciences Research, 2(3).
17. Petrusion B (1974). Epistaxis: clinical study with special
reference to fibrinolysis. Acta Otolaryngol. 317: pp. 1-73.
18. Sahoo GC (2014). Emergencies in Otorhinolaryngology: pp. 1-
5.
19. Seccbi MMD, Indoflo MLP, Rabesquine MM (2009). Epistaxis:
Prevailing Factors and Treatment. Intl. arch. Otorhinolaryngol,
13(4): pp. 381-385.
20. Shihab AA, Miteab RT, Muayad A, Khafaji A (2014). Epistaxis
Etiology and Management. The Iraqi Post Graduate Medical
Journal, 13(2).
21. Tom I, Albelson (1991). Epistaxis. Otolaryngology: pp. 1831-
1842.
22. Varshney S, Saxena RK (2005). Epistaxis: a retrospective
clinical study. Indian Journal of Otolaryngology and Head and
Neck Surgery, 57(2).
23. Võ Tấn (1989). Tai Mũi Họng thực hành. Nhà xuất bản Y học
Thành phố Hồ Chí Minh: tr. 87-89, 40-42.
Ngày nhận bài báo: 02/9/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/9/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_chay_mau_mui_tai_benh_vien_trung_vuong.pdf