Khảo sát tỉ lệ đạt mục tiêu LDL CHOLESTEROL trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và các yếu tố liên quan

Tài liệu Khảo sát tỉ lệ đạt mục tiêu LDL CHOLESTEROL trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và các yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 337 KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐẠT MỤC TIÊU LDL CHOLESTEROL TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ VỚI STATIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phan Thị Thùy Dung*, Trần Quang Nam** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mạch vành, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên các bệnh nhân đái tháo đường. Một trong các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng trên bệnh nhân đái tháo đường là rối loạn lipid máu, đặc biệt là tăng cholesterol máu do tăng cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-c). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt mục tiêu LDL cholesterol (LDL-c) trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và khảo sát các yếu tố liên quan đến việc đạt mục tiêu LDL-c. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 385 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang được điều trị với statin ít nhất 3 tháng tại phòng khám nội tiết - Công t...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỉ lệ đạt mục tiêu LDL CHOLESTEROL trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 337 KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐẠT MỤC TIÊU LDL CHOLESTEROL TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ VỚI STATIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phan Thị Thùy Dung*, Trần Quang Nam** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mạch vành, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên các bệnh nhân đái tháo đường. Một trong các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng trên bệnh nhân đái tháo đường là rối loạn lipid máu, đặc biệt là tăng cholesterol máu do tăng cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-c). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt mục tiêu LDL cholesterol (LDL-c) trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị với statin và khảo sát các yếu tố liên quan đến việc đạt mục tiêu LDL-c. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 385 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang được điều trị với statin ít nhất 3 tháng tại phòng khám nội tiết - Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hòa Hảo và phòng khám nội tiết - BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 60,3 năm. Tỉ lệ bệnh nhân nam là 37,9%. 64,7% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn tốt và 70,9% bệnh nhân tuân thủ dùng satin cao theo thang điểm Morisky. Nồng độ LDL-c trung bình là 2,4 mmol/L; tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c <2,6 mmol/L là 68,8%. Trong 385 bệnh nhân, có 5 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ rất cao được ghi nhận có biến cố mạch vành chiếm tỉ lệ 1,3%; và trong số đó chỉ có 1 bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-c <1,8 mmol/L. Trong mô hình phân tích đa biến, các yếu tố như: giới nam, tuân thủ chế độ ăn tốt, tuân thủ dùng statin cao làm gia tăng khả năng đạt mục tiêu LDL-c. Kết luận: Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c <2,6 mmol/L là 68,8%. Giới nam, tuân thủ chế độ ăn tốt và tuân thủ dùng statin cao là các yếu tố góp phần làm tăng khả năng đạt mục tiêu LDL-c. Từ khóa: LDL cholesterol, đái tháo đường típ 2, statin, thang điểm Morisky ABSTRACT PREVALENCE OF ATTAINING LDL CHOLESTEROL GOAL WITH STATIN THERAPY AMONG TYPE 2 DIABETIC PATIENTS AND ASSOCIATED FACTORS Phan Thi Thuy Dung, Tran Quang Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 337 - 343 Introduction: Diabetes mellitus is associated with a high risk of cardiovascular diseases which is the leading cause of death among people with diabetes. One of the major risk factors of cardiovascular diseases is dyslipidemia, especially high level of low-density lipoprotein cholesterol (LDL-c). Objective: To determine the prevalence of attaining LDL cholesterol (LDL-c) goal with statin therapy among type 2 diabetes patients and to examine associated factors with the attainment of LDL-c goal. Method: A Cross-sectional study was conducted in 385 type 2 diabetic patients treated with statin for at least 3 months at the endocrinology clinic of MEDIC Medical Center and University Medical Center at Ho Chi Minh city. * Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng * * Bộ môn Nội Tiết- ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Phan Thị Thùy Dung, ĐT: 01206024816, Email: thuydungphan1012@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 338 Results: Mean age of patients was 60.3 years. 37.9% were men. 64.7% of patients with good adherence to healthy diet and 70.9% of patients with high adherence to statin on the Morisky scale. The mean LDL-c level was 2.4 mmol/L, the proportion of attaining LDL-c <2.6 mmol/L was 68.8%. Among 385 patients enrolled, 5 patients with preexisting coronary events were at very high-risk (1.3%). One patient in very high-risk group had LDL-c <1.8 mmol/L. In multivariable analysis; male gender, good adherence to healthy diet and high adherence to statin were associated with better attainment of LDL-c goal. Conclusion: The proportion of attaining LDL-c <2.6 mmol/L was 68.8%. Male gender, good adherence to healthy diet and high adherence to statin were associated with better attainment of LDL-c goal. Keyword: LDL cholesterol, type 2 diabetes, statin, Morisky scale ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam(11). ĐTĐ típ 2 đã được chứng minh làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong chính ở hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ(4). Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết đơn độc sẽ không giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là rối loạn lipid máu, đặc biệt tăng cholesterol máu do tăng nồng độ cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-c) đã được chứng minh liên quan chặt chẽ đến gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch(5). Trong phân tích tổng hợp CTT (Cholesterol Treatment Trialists) trên 26 thử nghiệm lâm sàng với 170000 bệnh nhân vào năm 2010 cho thấy, cứ giảm 1 mmol/L LDL-c sẽ giúp giảm 10% tỉ lệ tử vong chung, 20% tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành, 24% tỉ lệ các biến cố mạch vành chính và 15% tỉ lệ các biến cố đột quỵ với p<0,001(2). Qua đó, có thể thấy rằng LDL-c chính là mục tiêu điều trị nền tảng, được khuyến cáo trong hầu hết các hướng dẫn điều trị về rối loạn lipid máu hiện nay. Như vậy, bên cạnh kiểm soát đường huyết thì việc kiểm soát LDL-c bằng statin đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, giúp làm giảm tối thiểu các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều khó khăn trong điều trị và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị, khiến tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c còn chưa cao. Tại châu Á, tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c qua 2 nghiên cứu lớn REALITY-Asia là 48%(7) và nghiên cứu CEPHEUS Pan-Asia tại Việt Nam là 40,1%(9). Những điều này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều trên các bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: xác định tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị với statin và khảo sát các yếu tố liên quan đến khả năng điều trị LDL-c đạt mục tiêu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang phân tích, thực hiện trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đến khám tại phòng khám nội tiết- Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hòa Hảo và phòng khám nội tiết-BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. Cỡ mẫu tối thiểu là 144 bệnh nhân được tính theo công thức sau: Với α= 0,05, Z0.975=1,96, p = 0,401 theo nghiên cứu CEPHEUS Pan-Asia(9), ε= 20%p= 0,0802 Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 chẩn đoán theo ADA 2014(1), đang điều trị tại phòng khám chuyên khoa nội tiết ít nhất 6 tháng, đang được điều trị với statin ít nhất 3 tháng. Bệnh nhân có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn, đồng ý tham gia nghiên cứu và ký tên vào bảng đồng thuận tham gia. Tiêu chuẩn loại trừ Rối loạn lipid máu thứ phát như hội chứng thận hư, suy giáp, sử dụng corticoid. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 339 Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được phỏng vấn và thăm khám trực tiếp về tiền căn bệnh lý, triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng; thu thập thông tin kê toa, các bệnh đồng mắc và các thông tin về cận lâm sàng qua hồ sơ bệnh án lưu bao gồm cholesterol máu toàn phần, LDL-c, HDL-c, triglyceride, HbA1C, Hgb, glucose máu đói, creatinine, eGFR, ACR, AST, ALT, ghi nhận các kết quả gần nhất trong vòng 1 tháng tính đến thời điểm bệnh nhân vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn đạt mục tiêu LDL-c dựa trên hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ năm 2014(1): đối với các bệnh nhân chưa có biến cố tim mạch, mục tiêu LDL-c là <2,6 mmol/L; đối với các bệnh nhân đã có biến cố tim mạch, mục tiêu LDL-c là <1,8 mmol/L, mục tiêu triglyceride là <1,7 mmol/L và mục tiêu HDL-c là >1,0 mmol/L đối với nam và >1,3 mmol/L đối với nữ. Phương pháp thống kê Số liệu được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và được xử lý bằng phần mềm Stata 13.0. Các biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu có phân phối bình thường và dưới dạng trung vị hay tứ phân vị nếu không có phân phối bình thường. Các biến định tính và các biến danh định được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm. So sánh 2 trung bình của biến định lượng bằng phép kiểm Student t nếu có phân phối bình thường, phép kiểm Mann- Whitney nếu không có phân phối bình thường. Phép kiểm Chi bình phương (χ2) kiểm định mối tương quan giữa các biến định tính. Khảo sát các yếu tố liên quan tiên đoán khả năng đạt mục tiêu điều trị LDL-c bằng phương pháp hồi quy logistic đa biến. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Đề tài nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng y đức của trường đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Từ 11/2016 đến tháng 05/2017, có 189 bệnh nhân tại phòng khám nội tiết bệnh viện - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh và 196 bệnh nhân tại phòng khám nội tiết - Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hòa Hảo, thỏa tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu. Bảng 1 trình bày đặc điểm nền của dân số nghiên cứu và theo từng nhóm bệnh nhân đạt hay không đạt mục tiêu điều trị. Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của bệnh nhân Yếu tố Dân số chung (N=385) Đạt mục tiêu LDL-c (n = 265) Không đạt mục tiêu LDL-c (n = 120) Giá trị P Tuổi (năm) TB ± ĐLC ≥ 65 tuổi, n (%) 60,3 ± 11,4 137 (35,6) 60,8 ± 11,4 98 (37,0) 59,3 ± 11,4 39 (32,5) 0,395 Giới nam, n (%) 146 (37,9) 109 (41,1) 37 (30,8) 0,054 Hút thuốc lá, n (%) 47 (12,2) 32 (12,1) 15 (12,5) 0,279 Uống rượu bia, n (%) 20 (5,2) 12 (4,5) 8 (6,7) 0,381 Vận động thể lực, n (%) Đều đặn 223 (57,9) 156 (58,9) 67 (55,8) 0,526 Chế độ ăn, n (%) Tuân thủ tốt 249 (64,7) 185 (69,8) 64 (53,3) 0,002 Tuân thủ dùng statin, n (%) Tuân thủ cao Tuân thủ vừa Tuân thủ kém 273 (70,9) 100 (26,0) 12 (3,1) 210 (79,2) 54 (20,4) 1 (0,4) 63 (52,5) 46 (38,3) 11 (9,2) 0,000 Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng số lượng (tỉ lệ), TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về 2 yếu tố tuân thủ chế độ ăn và tuân thủ dùng statin giữa 2 nhóm đạt mục tiêu và không đạt mục tiêu LDL-c trong mô hình phân tích đơn biến (Bảng 1). Đối với các đặc điểm về bệnh lý và tiền căn, chúng tôi chỉ ghi nhận được 5 trường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 340 hợp có tiền căn nhồi máu cơ tim cũ chiếm tỉ lệ 1,3%. Không có sự khác biệt về bệnh lý trên giữa 2 nhóm (Bảng 2). Tương tự cũng không có sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng và hoạt lực statin giữa 2 nhóm đạt mục tiêu và không đạt mục tiêu LDL-c (Bảng 3, Bảng 4). Bảng 2. Đặc điểm về bệnh lý và tiền căn Yếu tố Đạt mục tiêu LDL-c (n = 265) Không đạt mục tiêu LDL-c (n = 120) Giá trị P Tăng huyết áp, n (%) 173 (65,3) 72 (60,0) 0,318 Bệnh tim thiếu máu cục bộ, n (%) 85 (32,1) 34 (28,3) 0,462 Nhồi máu cơ tim, n (%) 4 (1,5) 1 (0,8) 1,0 Tai biến mạch máu não, n (%) 9 (3,4) 5 (4,2) 0,771 Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng số lượng (tỉ lệ) Bảng 3. Đặc điểm về lâm sàng Yếu tố Đạt mục tiêu LDL-c (n = 265) Không đạt mục tiêu LDL-c (n = 120) Giá trị P Cân nặng (kg) TB ± ĐLC 62,0 ± 10,6 62,0 ± 11,6 0,993 BMI (kg/m 2 ) TB ± ĐLC 24,9 ± 3,2 25,1 ± 3,7 0,576 Vòng eo (cm) TB ± ĐLC 90,4 ± 8,9 90,6 ± 9,0 0,883 Tỉ số eo/hông TB ± ĐLC 0,9 ± 0,06 0,9 ± 0,06 0,803 Mạch (lần/phút) TB ± ĐLC 83,7 ± 12,5 84,1 ± 12,0 0,768 HATT (mmHg) TB ± ĐLC 129,7 ± 15,7 132,1 ± 15,8 0,166 HATTr (mmHg) TB ± ĐLC 72,6 ± 9,7 74,3 ± 9,1 0,100 Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng số lượng (tỉ lệ), TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn, HATT: huyết áp tâm thu, HATTr: huyết áp tâm trương. Bảng 4. Đặc điểm về sử dụng thuốc Yếu tố Đạt mục tiêu LDL-c (n = 265) Không đạt mục tiêu LDL –c (n = 120) Giá trị P Phân nhóm statin, n (%) Hoạt lực cao Hoạt lực trung bình Hoạt lực thấp 22 (8,3) 242 (91,3) 1 (0,4) 16 (13,4) 103 (85,8) 1 (0,8) 0,202 Phối hợp với fibrate, n (%) 7 (2,6) 8 (6,7) 0,085 Phối hợp với ezetimibe, n (%) 3 (1,1) 3 (2,5) 0,381 Phối hợp với omega 3, n (%) 3 (1,1) 2 (1,7) 0,649 Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng số lượng (tỉ lệ) Bảng 5. Đặc điểm về cận lâm sàng Đặc điểm Dân số nghiên cứu (N=385) Cholesterol toàn phần (mmol/L) * TB ± ĐLC 4,1 ± 1,1 LDL-c (mmol/L) TB ± ĐLC 2,4 ± 0,8 HDL-c (mmol/L) * TB ± ĐLC 1,1 ± 0,2 Triglyceride (mmol/L) TB ± ĐLC 2,3 ± 1,3 TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn, * : chỉ thu thập được 316 dữ liệu Tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị lipid máu Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c <2,6 mmol/L trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,8% (Biểu đồ 1). Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm tỉ lệ đạt mục tiêu triglyceride, HDL-c và tỉ lệ đạt đồng thời cả 3 mục tiêu lipid máu (Biểu đồ 1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 341 Biểu đồ 1. Tỉ lệ đạt mục tiêu lipid máu (*) Trig 1mmol/L (nam) và >1,3 mmol/L (nữ), (***) đồng thời cả 3 mục tiêu LDL-c, Trig và HDL-c Các yếu tố liên quan đến việc đạt mục tiêu điều trị LDL-c Trong mô hình phân tích đa biến, các yếu tố giới, tuân thủ chế độ ăn, tuân thủ dùng statin có liên quan đến việc đạt mục tiêu điều trị LDL-c (Bảng 6). Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến việc đạt mục tiêu điều trị LDL-c Yếu tố Đạt mục tiêu LDL-c (n=265) Không đạt mục tiêu LDL-c (n=120) OR (95% KTC) Giá trị p Giới, n (%) Nam Nữ 109 (41,1) 156 (58,9) 37 (30,8) 83 (69,2) 1,69 (1,02-2,81) 0,042 Chế độ ăn, n (%) Tuân thủ tốt Không tuân thủ 185 (69,8) 80 (30,2) 64 (53,3) 56 (46,7) 1,9 (1,2-3,1) 0,008 Tuân thủ dùng statin, n (%) Tuân thủ cao Tuân thủ vừa Tuân thủ kém 210 (79,2) 54 (20,4) 1 (0,4) 63 (52,5) 46 (38,3) 11 (9,2) 28,3 (3,5-227,9) 9,9 (1,2-81,1) 0,002 0,033 Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng số lượng (tỉ lệ) BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c nhỏ hơn 2,6 mmol/L tương đối cao 68,8%. Tỉ lệ đạt mục tiêu HDL-c lớn hơn 1 mmol/L đối với nam và lớn hơn 1,3 mmol/L đối với nữ chỉ 33,5%. Tương tự tỉ lệ đạt mục tiêu triglyceride nhỏ hơn 1,7 mmol/L cũng không cao chỉ khoảng 37%. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c khác nhau qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong khu vực dao động từ 31,3% đến 82,9%(3,6,8,9). Sự khác biệt này có thể do đặc tính của dân số nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, cách chọn dân số mục tiêu, tiêu chí đánh giá đạt mục tiêu và nhiều yếu tố khác. Trong 2 nghiên cứu tại châu Á là PRIMULA(6) và CEPHEUS-Pan Asia tại Hongkong(3) có tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c cao lần lượt là 79% và 82,9%. Có thể nhận thấy đặc điểm chung giữa 3 nghiên cứu: PRIMULA, CEPHEUS-Pan Asia tại Hongkong và nghiên cứu của chúng tôi chính là việc sử dụng statin với tỉ lệ rất cao lần lượt là 90%, 99% và 100%, do đó tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c khá cao so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu CEPHEUS-Pan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 342 Asia tại Indonesia có tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c khá thấp chỉ khoảng 31%(8). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ sử dụng statin đơn độc khoảng 82% và đặc biệt có hơn 56% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc kém, hơn 22% bệnh nhân quên uống thuốc ít nhất 1 lần 1 tuần, trong khi nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng statin khá cao gần 71%. Khi sử dụng mô hình phân tích đa biến, chúng tôi nhận thấy so với các bệnh nhân tuân thủ dùng statin kém thì các bệnh nhân tuân thủ dùng statin vừa có khả năng đạt mục tiêu điều trị LDL-c cao hơn gấp khoảng 10 lần với p = 0,033, và khi bệnh nhân tuân thủ dùng statin cao thì khả năng này tăng lên gấp 28 lần với p = 0,002. Như vậy, việc tuân thủ điều trị làm tăng khả năng đạt mục tiêu điều trị lên nhiều lần, điều này cũng đã được chứng minh qua một vài nghiên cứu(10). Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c ở nam giới cao hơn nữ giới 1,7 lần với p = 0,039. Điều này có thể giải thích do dân số nghiên cứu của chúng tôi đa số là nữ giới (gần 63%), độ tuổi trung bình trong nhóm nữ giới là 62,4 tuổi, trong đó nhóm phụ nữ mãn kinh (>55 tuổi) chiếm hơn 74% và ở nữ giới sau mãn kinh, tỉ lệ rối loạn lipid máu cao hơn do thay đổi hormone và khó kiểm soát hơn nam giới là phù hợp. Thói quen sinh hoạt và lối sống đóng một vai trò quyết định trong điều trị trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ ăn có tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-c cao hơn 1,9 lần với p = 0,008. Điều này cũng phù hợp bởi vì đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được lợi ích của việc thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn và luyện tập thể lực thường xuyên có thể góp phần làm giảm LDL-c. HẠN CHẾ Nghiên cứu được tiến hành tại các phòng khám chuyên khoa nội tiết do đó nghiên cứu không phản ánh đúng thực trạng điều trị hiện nay trong dân số đái tháo đường chung ở các cơ sở đa khoa. Là nghiên cứu cắt ngang, không kết luận được mối liên hệ nhân quả về các yếu tố nguy cơ. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên 385 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám tại phòng khám nội tiết- Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hòa Hảo và phòng khám nội tiết- bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, chúng tôi rút ra một số kết luận: (1) Tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị LDL-c <2,6 mmol/L là 68,8%. (2) Các yếu tố liên hệ với tăng khả năng đạt mục tiêu điều trị LDL-c: nam giới, tuân thủ tốt chế độ ăn, tuân thủ dùng statin cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2014). "Standards of medical care in diabetes—2014". Diabetes Care, 37 (1): 14-80. 2. Baigent C, Blackwell L, Emberson J, et al (2010). "Efficacy and safety of more intensive lowering of LDL cholesterol: a meta- analysis of data from 170,000 participants in 26 randomised trials". Lancet (London, England), 376 (9753): 1670-1681. 3. Chan RH, Chan PH, Chan KK, et al (2012). "The CEPHEUS Pan-Asian survey: high low-density lipoprotein cholesterol goal attainment rate among hypercholesterolaemic patients undergoing lipid-lowering treatment in a Hong Kong regional centre". Hong Kong Med J, 18 (5): 395-406. 4. Kannel WB, McGee DL (1979). "Diabetes and cardiovascular risk factors: the Framingham study". Circulation, 59 (1): 8-13. 5. Kannel WB, Castelli WP, Gordon T, et al (1971). "Serum cholesterol, lipoproteins, and the risk of coronary heart disease: the Framingham Study". Annals of internal medicine, 74 (1): 1-12. 6. Khovidhunkit W, Silaruks S, Chaithiraphan V, et al (2012). "Prevalence of dyslipidemia and goal attainment after initiating lipid-modifying therapy: a Thai multicenter study". Angiology, 63 (7): 528-534. 7. Kim HS, Wu Y, Lin SJ, et al (2008). "Current status of cholesterol goal attainment after statin therapy among patients with hypercholesterolemia in Asian countries and region: the Return on Expenditure Achieved for Lipid Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 343 Therapy in Asia (REALITY-Asia) study". Current medical research and opinion, 24 (7): 1951-1963. 8. Munawar M, Hartono B, Rifqi S (2013). "LDL cholesterol goal attainment in hypercholesterolemia: CEPHEUS Indonesian survey". Acta Cardiologica Sinica, 29 (1): 71. 9. Park JE, Chiang CE, Munawar M, et al (2012). "Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey". European journal of preventive cardiology, 19 (4): 781-794. 10. Parris ES, Lawrence DB, Mohn LA, et al (2005). "Adherence to statin therapy and LDL cholesterol goal attainment by patients with diabetes and dyslipidemia". Diabetes care, 28 (3): 595-599. 11. Whiting DR, Guariguata L, Weil C, et al (2011). "IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030". Diabetes research and clinical practice, 94 (3): 311-321. Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ti_le_dat_muc_tieu_ldl_cholesterol_tren_benh_nhan_d.pdf
Tài liệu liên quan