Tài liệu Khảo sát tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường & các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 43
KHẢO SÁT TỈ LỆ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
& CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Thị Bích Đào*, Trần Đỗ Lan Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả - cắt ngang, quan sát tiến cứu. Mẫu gồm 303 bệnh nhân ĐTĐ
được chọn ngẫu nhiên từ dân số ĐTĐ típ 2 đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
tháng 10/2014 đến tháng 06/2015.Tất cả bệnh nhân được kiểm tra thị lực, nhãn áp, khám mắt bằng sinh hiển vi
với kính tiếp xúc, đồng tử giãn, chụp hình màu võng mạc bằng kỹ thuật số đáy mắt (máy TRC-NW8F hãng
TOPCON của Nhật). Bệnh võng mạc được phân loại theo "Phân loại lâm sàng quốc tếETDRS...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường & các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 43
KHẢO SÁT TỈ LỆ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
& CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Thị Bích Đào*, Trần Đỗ Lan Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả - cắt ngang, quan sát tiến cứu. Mẫu gồm 303 bệnh nhân ĐTĐ
được chọn ngẫu nhiên từ dân số ĐTĐ típ 2 đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
tháng 10/2014 đến tháng 06/2015.Tất cả bệnh nhân được kiểm tra thị lực, nhãn áp, khám mắt bằng sinh hiển vi
với kính tiếp xúc, đồng tử giãn, chụp hình màu võng mạc bằng kỹ thuật số đáy mắt (máy TRC-NW8F hãng
TOPCON của Nhật). Bệnh võng mạc được phân loại theo "Phân loại lâm sàng quốc tếETDRS năm 2010”. Các
yếu tố giả định nguy cơ cũng được ghi nhận như: tuổi, giới, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, hút thuốc lá, BMI, kiểm
soát huyết áp, mức độ kiểm soát glucose máu, rối loạn lipid máu, albumin niệu và biến chứng thần kinh đái tháo
đường (ĐTĐ) để phân tích sự liên quan của chúng với bệnh võng mạc ĐTĐ.
Kết quả: Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ chung là 24,1% bao gồm: BVMĐTĐ không tăng sinh nhẹ 15,51%;
BVMĐTĐ không tăng sinh vừa 2,31%, BVMĐTĐ không tăng sinh nặng 1,65% và BVMĐTĐ tăng sinh chiếm
4,62%. Ở nhóm ĐTĐ mới phát hiện, tỉ lệ mắc BVMĐTĐ là 25,0%. Phân tích hồi qui logistic đa biến cho thấy
BVMĐTĐ có liên quan mạnh với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết đói và albumin
niệu. Không thấy có sự liên quan giữa BVMĐTĐ với tuổi, giới, hút thuốc lá, BMI, huyết áp,HbA1c, rối loạn lipid
máu và biến chứng thần kinh ĐTĐ.
Kết luận: Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ trong nghiên cứu này tương đương với các nghiên cứu của các nước trong
khu vực. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết đói, sự hiện diện albumin niệu là những
yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ.
Từ khoá: Bệnh võng mạc đái tháo đường.
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF RETINOPATHY AMONG PATIENTS WITH TYPE 2
DIABETES AT NHÂN DÂN GIA ĐỊNH HOSPITAL
Nguyen Thi Bich Dao, Tran Do Lan Phuong
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 43 - 50
Purpose: To estimate the prevalence of diabetic retinopathy (DR) in a population of type 2 diabetes patient at
Nhân Dân Gia Định hospital and to evaluate the risk factors underlying its development.
Method: This is a hospital – based cross-sectional study. 303 patients recruited from type 2 diabetes mellitus
patient follow up at Nhan Dan Gia Đinh hospital Ho Chi Minh City from 10/2014 to 06/2015 were randomized.
All patients are tested visual acuity, intraocular pressure, microscopic examination of living with contact lenses,
dilated pupils, capturing color digital retinal fundus (TOPCON TRC - NW8FJapan). Retinopathy was classified
according to the "International Classification of clinical ETDRS 2010". Presumed risk factors also were recorded :
* Bệnh viện Tâm Đức ** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS.Nguyễn Thị Bích Đào ĐT: 0983915048 Email: phd_bichdao@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 44
age, sex, time of diagnosis of diabetes,smoking,BMI, fasting plasma glucose level of control, control blood pressure,
dyslipidemia, albuminuria and diabetic neuropathy to analyze their associations with diabetic retinopathy.
Result: The prevalence of any DR was 24,1%, including: mild non-proliferative diabetic retinopathy (mild
NPDR) 15,51%; moderate NPDR 2,31%, severe NPDR 1,65%; proliferative diabetic retinopathy (PDR) 4,62%.
The rate of DR in patient with newly diagnosed diabetes was 25.0%. Multiple logistic regression analysis showed
that DR was significantly associated with duration of diabetes, fasting plasma glucose level of control and
albuminuria. No association was found between the presence of any diabetic retinopathy and age, sex, smoking,
BMI, control blood pressure, HbA1c, dyslipidemia, diabetic neuropathy.
Conclusions: This study shows that the prevalence of DR in patient with type 2 diabetes is similar to the
countries in the region. Duration of diabetes, fasting plasma glucose level of control and albuminuria was risk
factors of DR.
Keywords: Diabetic retinopathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương mắt do đái tháo đường (ĐTĐ)
có biểu hiện đa dạng: loạn sắc với màu xanh -
vàng, teo nhãn cầu, đục thủy tinh thể, tăng
nhãn áp, liệt cơ vận nhãn, tổn thương thần
kinh thị, rối loạn môi trường chiết quang và
bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ).
BVMĐTĐ rất thường gặp trong các tổn
thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ, do tổn thương
vi mạch(6) và là nguyên nhân hàng đầu gây mù
lòa ở các nước đã và đang phát triển(26). Bệnh
diễn tiến thầm lặng có thể dẫn đến suy giảm
thị lực và không có triệu chứng báo trước. Tuy
nhiên, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể
làm giảm đáng kể tốc độ diễn tiến của bệnh.
Theo thống kê của 72 nghiên cứu từ 33 quốc
gia, tỉ lệ BVMĐTĐ là 27,9% (22-37%) ở bệnh
nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ và 10,5% (6-16%)
ở bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ. Tỉ lệ
BVMĐTĐ cao ở những nước đang phát triển(19).
Trong vài thập niên gần đây, một số nước phát
triển trên thế giới có nhiều chiến dịch phòng
chống mù lòa do ĐTĐ đã đưa ra chiến lược điều
trị tốt, có thể dự phòng được 90% mất thị lực
nghiêm trọng(11,24). Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ
cũng chưa thực sự quan tâm đến biến chứng
mắt, trên 50% bệnh nhân ĐTĐ không được
khám mắt(14,16). Một số nghiên cứu cho thấy
những biến đổiđầu tiên ở võng mạc có thể xuất
hiện rất sớm, 15- 30% bệnh nhân ĐTĐ sau 5
năm(14).Mặc khác, BVMĐTĐ chỉ là một biểu hiện
cơ quan đích từ một bệnh lý toàn thân, nó chỉ là
một trong những biến chứng mạch máu nhỏ của
bệnh ĐTĐ. Những bệnh lý xuất hiện đồng thời
khác như tăng huyết áp, bệnh thận, rối loạn lipid
máu có thể có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển
của BVMĐTĐ(11). Như vậy, việc tiến hành nghiên
cứu dịch tễ học để nhận biết những biến chứng
tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ trong dân số là cần
thiết cho việc chăm sóc mắt ở bệnh nhân ĐTĐ.
Ở Việt Nam, theo một khảo sát năm 1999
trên 250 bệnh nhân ĐTĐ ở Bệnh viện Chợ Rẫy
thì tỉ lệ mắc BVMĐTĐ 25,2%(17), Bệnh viện Hoàn
Mỹ năm 2007, tỉ lệ BVMĐTĐ 32,2%, trong đó mù
lòa chiếm tỉ lệ 6,7%(15) và tại Bệnh viện Thủ Đức
năm 2013, tỉ lệ BVMĐTĐ là 27,7%(20).
Trước đây, BVMĐTĐ chủ yếu được quản lý
và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa mắt, ít
được quan tâm ở các bệnh viện đa khoa nhưng
với tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ đến khám ngày càng gia
tăng nên Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã bổ
sung các biện pháp tầm soát BVMĐTĐ vào phác
đồ điều trị nội, ngoại trú nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả quản lý và điều trị cho bệnh nhân.
BVMĐTĐ là một biến chứng nghiêm trọng gây
mù lòa, nhưng lại là biến chứng có thể phòng
ngừa. Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản lý,
điều trị và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ
gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“khảo sát tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường và
các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 tại phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 45
Định” nhằm xác định tỉ lệ BVMĐTĐ ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 từ đó tìm hiểu một số yếu tố
nguy cơ liên quan đến tình trạng này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang với
cỡ mẫu gồm 303 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được chọn
ngẫu nhiên từ các bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại
phòng khám nội tiết bệnh viện Nhân Dân Gia
Định từ tháng 10/2014 đến tháng 06/2015. Để ước
lượng tỉ lệ hiện mắc BVMĐTĐ trong dân số
bệnh ĐTĐ nói trên với khoảng tin cậy 95%
không lớn hơn 10%, dựa vào tỉ lệ tham khảo
trong một dân số ĐTĐ tương tự của một nghiên
cứu trước là 25%(26).
Tất cả các bệnh nhân sau khi thu thập các dữ
kiện đối với từng bệnh nhân như: tuổi, giới, thời
gian mắc bệnh ĐTĐ, hút thuốc lá, BMI, kiểm
soát huyết áp, mức độ kiểm soát glucose máu,
rối loạn lipid máu, albumin niệu và biến chứng
thần kinh ĐTĐ đều được đo thị lực, nhãn áp,
khám sinh hiển vi khảo sát và ghi nhận những
tổn thương phần trước nhãn cầu. Đồng tử mỗi
mắt được nhỏ giãn với tropicamide 0,5% và
phenylephrine 0,5%, sau đó chụp hình màu đáy
mắt được thực hiện trên máy chụp hình màu kỹ
thuật số đáy mắt, hiệu TRC-NW8F, hãng
TOPCON của Nhật, quan sát 7 vùng quy ước
(gai thị, hoàng điểm, thái dương, thái dương
trên, thái dương dưới, mũi trên, mũi dưới). Đánh
giá kết quả chụp hình màu đáy mắt và phân loại
tổn thương giai đoạn theo ETDRS năm 2010(23)
gồm BVMĐTĐ không tăng sinh và BVMĐTĐ
tăng sinh.
Huyết áp được đo ở tư thế nằm lấy kết quả
trung bình cộng của hai lần đo (huyết áp áp tâm
thu và huyết áp tâm trương được ghi nhận).
Tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp
tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥90 mmHg hoặc bệnh nhân đã và đang
dùng thuốc hạ áp. Mỗi bệnh nhân được lấy máu
sau 8 giờ nhịn đói qua đêm để định lượng các
thành phần glucose, glycated hemoglobin
(HbA1c), lipid và creatinin bằng máy phân tích
tự động Biolabo Diagnotic, dùng bộ kit do nhà
sản suất cung cấp. Cholesterol toàn phần (mg/dl)
≥200, LDL cholesterol (mg/dl) ≥100, HDL
cholesterol (mg/dl) < 50 đối với nữ và < 40 đối
với nam, triglycerides (mg/dl) ≥150 hoặc bệnh
nhân đã và đang uống thuốc điều trị rối loạn
lipid máu được coi là rối loạn chuyển hoá lipid.
Glycated hemoglobin (HbA1c) và nồng độ
đường huyết đói như là tiêu chuẩn đo lường
tình trạng kiểm soát đường máu được đo bằng
kĩ thuật sắc kí lỏng với máy Bio-Rad. Tình trạng
kiểm soát đường máu được chia kiểm soát
đường huyết đói tốt khi đường huyết đói trong
khoảng 70-130 mg/dl (3,8-7,2 mmol/l), kiểm soát
đường huyết đói không tốt khi đường huyết đói
> 130 mg/dl (> 7,2 mmol/l) và HbA1c được chia
làm 3 mức: tốt (HbA1c < 7%), trung bình
(HbA1c: 7-8%), kém (HbA1c >8%). Mẫu nước
tiểu cũng được lấy vào sáng sớm để định lượng
vi đạm niệu. Bệnh nhân được coi là tiểu đạm vi
thể khi lượng microalbumin trong nước tiểu ≥30
µg/mg(2). Loại trừ các bệnh nhân có đục các môi
trường trong suốt, không chụp hình màu rõ đáy
mắt ra khỏi nghiên cứu.
Phương pháp thống kê
Bảng phân phối tần suất, số trung bình và độ
lệch chuẩn được dùng để mô tả đặc điểm dân số
nghiên cứu, mô tả đặc điểm của BVMĐTĐ.
Dùng phép kiểm chi bình phương để so sánh tỉ
lệ trong các nhóm BVMĐTĐ. Phân tích hồi qui
logistic, coi BVMĐTĐ như là một biến số phụ
thuộc để nhận biết các yếu tố nguy cơ của
BVMĐTĐ. P < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống
kê. Tất cả các phép tính được thực hiện trên máy
vi tính với phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Dân số mẫu n=303
Tuổi, năm Trb ± ĐLC 59,68 ± 11,77 (tuổi)
Giới
Nữ, n (%) 183 (60,4%)
Nam, n (%) 120 (39,6%)
Thời gian
mắc bệnh
<1 năm 16(5,28%)
<5 năm 108 (35,64%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 46
Đặc điểm Dân số mẫu n=303
ĐTĐ, n (%) <10 năm 97 (32,01%)
>10 năm 82(27,07%)
Trb ± ĐLC năm 7,87 ± 6,31
Tăng huyết áp, n (%) 184 (60,73%)
Rối loạn lipid máu, n (%) 240 (79,2%)
Hút thuốc lá, n (%) 67 (22,11%)
Bệnh thần kinh ĐTĐ, n (%) 99 (32,67%)
BMI ± ĐLC (kg/m
2
) 23,90 ± 3,56
Kiểm soát đường huyết đói
Trb ± ĐLC mg/dl
150,61 ± 50,01
HbA1c Trb ± ĐLC (%) 8,02 ± 1,84 (%)
Albumin niệu, n (%) 109 (35,98%)
Bảng 2. Tỉ lệ và phân loại tổn thương bệnh võng mạc
đái tháo đường theo ETDRS 2010
Phân loại BVMĐTĐ n Tỉ lệ %
Không có bệnh võng mạc ĐTĐ 230 75,9%
Có bệnh võng mạc ĐTĐ 73 24,1%
Bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh nhẹ 47 15,51%
Bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh vừa 7 2,31%
Bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh nặng 5 1,65%
Bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh sớm 10 3,3%
Bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh nguy cơ cao 4 1,32%
Bảng 3: Phân bố bệnh võng mạc đái tháo đường theo
thời gian mắc bệnh đái tháo đường
Thời gian
ĐTĐ
(năm)
Không
BVMĐTĐ
BVMĐTĐ không
tăng sinh
BVMĐTĐ
tăng sinh
Tổng
N (%)
< 1 năm
12
(3,96%)
3 (0,99%) 1(0,33%)
16
(5,28%)
1- < 5
năm
88
(29,04%)
19 (6,27%) 1 (0,33%)
108
(35,64%)
5 - 10
năm
85
(28,05%)
9 (2,97%) 3 (0,99%)
97
(32,01%)
> 10 năm
45
(14,85%)
28 (9,24%) 9 (2,97%)
82
(27,06%)
Tổng N
(%)
230
(75,9%)
59 (19,47%)
14
(4,62%)
303
(100%)
Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ
Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ được phân
tích theo mô hình hồi qui logistic như là những
biến độc lập, sự hiện diện của BVMĐTĐ (có,
không) là biến phụ thuộc, tỉ số chênh của các
biến số độc lập cùng với khoảng tin cậy (KTC)
95% và mức độ ý nghĩa (p) của chúng được tóm
tắt trong bảng 4.
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ qua phân tích hồi qui logistic
Thông số B p OR
KTC 95% OR
Dưới Trên
Tiền căn tăng huyết áp (có/không) 0,109 0,776 1,115 0,525 2,368
Tăng huyết áp tâm thu (có/không) 0,004 0,787 1,004 0,974 1,035
Tăng huyết áp tâm trương (có/không) 0,048 0,073 1,049 0,995 1,106
Thời gian đái tháo đường (<1 năm, 1-5
năm, 5-10 năm, >10 năm)
1,194 0,000 3,301 1,720 6,336
Kiểm soát đường huyết đói (tốt/ kém) 0,906 0,013 2,474 1,207 5,070
HbA1c (7%) - 0,067 0,461 0,935 0,782 1,118
Albumin niệu (có/không) 0,500 0,014 1,649 1,108 2,454
Qua phân tích hồi qui đa biến chúng tôi thấy
có các yếu tố liên quan độc lập với tình trạng
BVMĐTĐ là: thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình
trạng kiểm soát đường huyết đói và albumin
niệu. Chưa tìm thấy sự liên quan giữa BVMĐTĐ
với tuổi, giới, hút thuốc lá, BMI, huyết áp,
HbA1c, rối loạn lipid máu và biến chứng thần
kinh ĐTĐ.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đã ước lượng được tỉ lệ hiện
mắc và các mức độ của BVMĐTĐ trên dân số
bệnh nhân ĐTĐ ở một bệnh viện đa khoa. Nó
cũng cho biết được tỉ lệ mắc và độ nặng của
BVMĐTĐ trong nhóm ĐTĐ mới được chẩn
đoán. Tuy dân số chọn mẫu không đại diện cho
toàn bộ dân số ĐTĐ tại các bệnh viện ở TP.HCM
nhưng mẫu nghiên cứu có đặc điểm về tuổi
trung bình, giới, tỉ lệ tăng huyết áp tương đồng
với dân số ĐTĐ của những nghiên cứu được tiến
hành ở các bệnh viện trong nước như bệnh viện
ĐHY Dược, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện
Thủ Đức. Hơn nữa, khảo sát các yếu tố nguy cơ
toàn thân là những quá trình sinh học nên việc
ứng dụng các kết quả của nghiên cứu này cho
dân số ĐTĐ đang khám và điều trị tại các bệnh
viện trên địa bàn TP. HCM là có cơ sở.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 47
Trong mẫu 303 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nghiên
cứu của chúng tôi, 73 bệnh nhân có BVMĐTĐ
chiếm tỉ lệ 24,1%. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của các tác giả trong nước. Nghiên
cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy,
Trần Anh Tuấn, Diệp Thanh Bình có tỉ lệ
BVMĐTĐ 28,7%(5). Nghiên cứu của Trần Cư
(2013) mẫu gồm 220 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại
Bệnh viện quận Thủ Đức thì tỉ lệ BVMĐTĐ là
27,7%(20). Tỉ lệ BVMĐTĐ trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh thực hiện tại
Bệnh viện Chợ Rẫy là 25,5%(17).
Tỉ lệ BVMĐTĐ của chúng tôi thấp hơn
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh thực hiện
trên 360 bệnh nhân ĐTĐ được chọn ngẫu nhiên
từ dân số ĐTĐ lần đầu tiên đến khám tại Bệnh
viện Hoàn Mỹ TP HCM từ tháng 01/2005 đến
tháng 12/2006. Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ chung là
32,2%(15). Sự khác biệt có thể do năm nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Ngọc Anh cách nghiên cứu
của chúng tôi gần 10 năm, khi mà việc tầm soát
sớm biến chứng mắt của bệnh nhân ĐTĐ chưa
thực sự được quan tâm và phổ biến rộng rãi như
hiện nay dẫn đến nhiều bệnh nhân có tổn
thương mắt do ĐTĐ không được phát hiện và
can thiệp sớm.
Tương tự vậy nghiên cứu của tác giả Hoàng
Mạnh Hùng(9) cũng ghi nhận tỉ lệ BVMĐTĐ lên
đến 40,4% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi là 24,1%. Có thể giải thích do mẫu
nghiên cứu của Hoàng Mạnh Hùng có tỉ lệ bệnh
nhân không theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ thường
xuyên chiếm tỉ lệ khá cao (28,8%). Còn trong
nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân
có bảo hiểm y tế nên việc tái khám, theo dõi điều
trị bằng các xét nghiệm được thực hiện thường
qui dẫn đến việc phát hiện và can thiệp kịp thời
khi có các biến chứng ĐTĐ.
Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu
của tác giả Zhao-Dong Du (2006-2010) với cỡ
mẫu 3326 bệnh nhân tham gia, tỉ lệ BVMĐTĐ là
25,08%(26). Bên cạnh đó cũng có 1 số nghiên cứu
khác khác có tỉ lệ BVMĐTĐ cao hơn nghiên cứu
chúng tôi.Như kết quả từ một nghiên cứu gộp
phân tích từ 35 nghiên cứu trên thế giới (1980-
2008) cung cấp dữ liệu từ 22,896 bệnh nhân ĐTĐ
với độ tuổi 20-79. Tỉ lệ chung BVMĐTĐ là 34,6%
(KTC 95% 34,5-34,8)(25). Sở dĩ có sự khác biệt này
là do dữ liệu của nhiều nghiên cứu được được
thực hiện trước năm 2000 (18/35 nghiên cứu) có
tỉ lệ BVMĐTĐ cao 49,57%, và những nghiên cứu
từ sau năm 2000 có tỉ lệ BVMĐTĐ 24,79% dẫn
đến tỉ lệ trung bình của phân tích gộp là 34,6%.
Hay nghiên cứu của Wang và cộng sự “Khảo sát
tỉ lệ BVMĐTĐ ở nông thôn Trung Quốc” (2008),
tỉ lệ BVMĐTĐ là 43,1%. Có thể do mẫu nghiên
cứu của tác giả Wang có tỉ lệ kiểm soát đường
huyết kém cao hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi (77% so với 60,72%), tỉ lệ có bệnh tăng huyết
áp đi kèm cao hơn (74,2% so với 60,73%).
Nguyên nhân của sự khác nhau giữa các tỉ lệ này
rất khó giải thích chính xác do có sự tham gia
đồng thời nhiều biến số như: sự khác nhau về
địa điểm nghiên cứu, đặc điểm của dân số
nghiên cứu: thời gian và độ nặng bệnh ĐTĐ,
mức độ kiểm soát đường huyết, các yếu tố nguy
cơ đi kèm cũng như kỹ thuật khám võng mạc,
thiết kế nghiên cứu Thậm chí ngay cả khi có
cùng thiết kế nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu, sự khác biệt vẫn là điều khó tránh
khỏi do sự khác nhau về chủng tộc, tình trạng
kinh tế xã hội và mức độ chăm sóc y tế giữa các
vùng trong cùng quốc gia hoặc giữa các quốc gia
với nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 73 ca có
BVMĐTĐ (tỉ lệ 24,1%). Nhóm BVMĐTĐ không
tăng sinh có 59 ca (tỉ lệ 19,48%), nhóm BVMĐTĐ
tăng sinh là 14 ca (tỉ lệ 4,62%). Khi so sánh với
các nghiên cứu của Trần Cư (2013) tỉ lệ
BVMĐTĐ không tăng sinh là 26,8%, BVMĐTĐ
tăng sinh là 1%(20) và Diệp Thanh Bình (2008)(55) tỉ
lệ BVMĐTĐ không tăng sinh là 28,5%, BVMĐTĐ
tăng sinh là 0,2%, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ
BVMĐTĐ không tăng sinh là tương tự nhau
nhưng tỉ lệ BVMĐTĐ tăng sinh thì nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn, có thể do quần thể nghiên
cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh ĐTĐ
trung bình cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 48
2 tác giả trên (7,87 ± 6,31 năm so với 3,7 ± 3,4 năm
và 3,9 ± 0,4 năm). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Anh(15), Rema M(18), và Harris MI(8) có tỉ lệ
BVMĐTĐ không tăng sinh cao hơn nghiên cứu
của chúng tôi nhưng tỉ lệ BVMĐTĐ tăng sinh lại
thấp hơn. Có thể do sự khác biệt về không gian,
thời gian và đặc điểm dân số của nghiên
cứu.Trong khi đó kết quả của chúng tôi thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu của nhóm Hoàng Mạnh
Hùng, Vũ Quang Dũng, Vũ Thị Kim Liên Bệnh
viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2011)(9),
tỉ lệ BVMĐTĐ không tăng sinh là 34,93%,
BVMĐTĐ tăng sinh là 5,47%. Sự khác biệt này có
thể do sự khác nhau về đặc điểm nơi cư trú cũng
như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ở 2 quần
thể nghiên cứu khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh
nhân ĐTĐ mới phát hiện chỉ có 16 bệnh nhân
tuy nhiên đã có 4 bệnh nhân có BVMĐTĐ (tỉ lệ =
25%). Vì do ĐTĐ típ 2 thường khởi phát âm
thầm, không có triệu chứng nên khi phát hiện
bệnh có thể bệnh nhân đã có ĐTĐ típ 2 từ nhiều
năm trước. Tình trạng tăng đường huyết mạn
tính kéo dài dẫn tới sự xuất hiện các biến chứng
mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Đó cũng là lý do
tại sao các khuyến cáo hiện nay đều yêu cầu phải
tầm soát các biến chứng mạch máu nhỏ ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 ngay khi phát hiện bệnh chứ
không chờ sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh
như đối với ĐTĐ típ 1. Y văn đã ghi nhận nhiều
yếu tố được xem như nguy cơ gây nên sự xuất
hiện và tiến triển của BVMĐTĐ. Những yếu tố
này bao gồm: thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình
trạng kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu và bệnh lý ở thận(1).Tần suất của
BVMĐTĐ không tăng sinh, phù hoàng điểm và
BVMĐTĐ tăng sinh có liên quan chặt chẽ với
thời gian mắc bệnh ĐTĐ ở cả 3 nhóm bệnh nhân
trong nghiên cứu dịch tễ Wisconsin về
BVMĐTĐ(2,3,4). Chính từ kết quả nghiên cứu dịch
tễ Winconsin về BVMĐTĐ mà các bác sĩ nhãn
khoa đã đưa ra các khuyến cáo về thời gian tầm
soát BVMĐTĐ ở những đối tượng mắc bệnh
ĐTĐ khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi phát hiện
bệnh và phân loại típ bệnh ĐTĐ(2,3,4,12, 21).
Qua kết quả phân tích hồi qui logistic đa
biến đánh giá sự liên quan giữa BVMĐTĐ và
các yếu tố nguy cơ, chúng tôi nhận thấy các
yếu tố thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng
kiểm soát đường huyết và tình trạng albumin
niệu có liên quan độc lập với BVMĐTĐ. Cụ
thể thời gian mắc bệnh ĐTĐ tăng lên mỗi 5
năm làm tăng nguy cơ BVMĐTĐ 3,3 lần.
Những bệnh nhân kiểm soát đường huyết
kém hoặc có albumin niệu lần lượt tăng nguy
cơ BVMĐTĐ 2,47 và 1,65 lần. Các yếu tố như
tăng huyết áp, HbA1C chưa ghi nhận có sự
liên quan độc lập với tình trạng BVMĐTĐ. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi có một số điểm
tương tự nghiên cứu của các tác giả trong
nước. Như trong nghiên cứu của Diệp Thanh
Bình và cộng sự(5), tác giả cũng ghi nhận các
yếu tố: thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng
kiểm soát đường huyết kém, tăng huyết áp và
giới tính lần lượt làm tăng nguy cơ BVMĐTĐ
là 2,56; 1,86; 2,13 và 1,77 lần. Như vậy có 2 yếu
tố: tăng huyết áp và giới tính chúng tôi chưa
ghi nhận được có sự liên quan với BVMĐTĐ
trong nghiên cứu của mình. Điều này có thể
giải thích là có thể trong mẫu nghiên cứu của
tác giả Diệp Thanh Bình và cộng sự, tỉ lệ nữ :
nam ≈ 1,72 cao hơn nghiên cứu của chúng tôi
(tỉ lệ nữ : nam ≈ 1,52) nên khi phân tích hồi qui
logistic có ghi nhận được yếu tố giới tính có
liên quan đến tình trạng BVMĐTĐ. Đối với
yếu tố tăng huyết áp, tuy tăng huyết áp đã
được y văn ghi nhận là yếu tố nguy cơ của
BVMĐTĐ nhưng khi phân tích đa biến lại
không cho thấy sự liên quan. Điều này có thể
giải thích là do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ
lớn đểghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Tương tự, trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Ngọc Anh các yếu tố có liên quan độc
lập với BVMĐTĐ là: thời gian mắc bệnh ĐTĐ,
tình trạng kiểm soát đường huyết, tăng huyết
áp, tiểu đạm và giới tính(15).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 49
Các yếu tố thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình
trạng kiểm soát đường huyết đói và albumin
niệu là yếu tố nguy cơ độc lập đối với
BVMĐTĐ cũng được ghi nhận ở các nghiên
cứu nước ngoài. Tác giả Zhao-Dong Du và
cộng sự trong một nghiên cứu về đặc điểm
dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ
trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ở bán đảo Sơn
Đông, Trung Quốc, sau khi phân tích hồi qui
đa biến ghi nhận các yếu tố liên quan độc lập
với BVMĐTĐ là: trình độ hiểu biết y khoa,
thời gian mắc bệnh ĐTĐ, chỉ số khối cơ thể,
tình trạng kiểm soát đường huyết, albumin
niệu và nồng độ cholesterol toàn phần(26).
Nghiên cứu của tác giả Xin Li kết luận các yếu
tố liên quan BVMĐTĐ là huyết áp, thời gian
mắc bệnh ĐTĐ, chỉ số khối cơ thể, tình trạng
kiểm soát đường huyết đói và albumin niệu(13).
Một nghiên cứu khác do Kim Ji-Huyn và cộng
sự ghi nhận thời gian mắc bệnh ĐTĐ, giá trị
HbA1C và tình trạng kiểm soát đường huyết
sau ăn có liên quan độc lập với BVMĐTĐ(10).
Trong khi đó tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ và
tình trạng đang kiểm soát đường huyết bằng
insulin là những yếu tố được ghi nhận có mối
liên quan với BVMĐTĐ qua nghiên cứu của
tác giả Aida Giloyan và cộng sự(7).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát tỉ lệ bệnh võng mạc
đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2014-
06/2015, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
tỉ lệBVMĐTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại
phòng khám Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là
24,1% với BVMĐTĐ không tăng sinh chiếm tỉ lệ
19,48% và BVMĐTĐ tăng sinh chiếm tỉ lệ 4,62%.
Các yếu tố được xác định có liên quan với
BVMĐTĐ bao gồm: thời gian mắc bệnh ĐTĐ,
tình trạng kiểm soát đường huyết đói và
albumin niệu. Các yếu tố như tăng huyết áp,
HbA1C chưa ghi nhận có sự liên quan độc lập
với tình trạng BVMĐTĐ.
Do giới hạn của loại thiết kế cắt ngang- mô
tả, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ước lượng được
tỉ lệ mắc của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ ở
một bệnh viện chứ không phải trong toàn bộ dân
số bệnh ĐTĐ. Mặc khác bản chất thiết kế cắt
ngang của nghiên cứu cũng giới hạn chúng tôi
trong việc đánh giá những sự kiện xảy ra theo
thời gian của một số mối liên quan đã bàn luận
trên. Tuy vậy, nghiên cứu này cũng đưa ra được
những dữ liệu mới về tỉ lệ mắc cũng như một số
yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện
BVMĐTĐ. Nó đã phác họa được bức chân dung
của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ đang
khám và điều trị tại một bệnh viện ở TP.HCM,
phục vụ cho mục tiêu phòng chống mù lòa do
bệnh ĐTĐ, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề
ra ban đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Aiello LP, Silva P, Cavallerano JD, Klein R (2015),
endocrinology adult and pediatric 7th edition, Elsevier
Saunders, pp 907-19.
2. American Diabetes Association (2015), “Standards of medical
care in diabetes”, Diabetes Care, Vol 38 (1), pp. 35-50.
3. American Optometric Association (2010), “Optometric clinical
practice guideline care of the patient with diabetes mellitus”,
Diabetes Mellitus, pp 22-24.
4. Avery RL, Pearlman J, Pieramici DJ et al.(2006), “Intravitreal
bevacizumab (Avastin) in the treatment of proliferative
diabetic retinopathy” Ophthalmology, 113(10): pp 1695–1705.
5. Diệp Thanh Bình và cộng sự (2008), “Khảo sát biến chứng tại
mắt trên dân số bệnh đái tháo đường đang điều trị tại bệnh
viện Đại học Y Dược TP- HCM”, Y học TP Hồ Chí Minh, 13(1),
tr.86-91.
6. Đỗ Trung Quân (2013), Bệnh nội tiết chuyển hóa, Nxb Giáo
Dục Việt Nam, tr.284-286.
7. Giloyan A et al (2015) “The prevalence of and major risk factors
associated with diabetic retinopathy in Gegharkunik province
of Armenia: cross-sectional study”, BMC Ophthalmology pp 15-
20.
8. Harris MI, Klein R, Cowie CC et al (1998), “Is the risk of
diabetic retinopathy greater in non-Hispanic blacks and
Mexican Americans than in non-Hispanic whites with type 2
diabetes ? A U.S population study”. Diabetes Care, 21(8): pp
1230–1235.
9. Hoàng Mạnh Hùng, Vũ Quang Dũng, Vũ Thị Kim
Liên(2011),“Đặc điểm lâm sàng của tổn thương võng mạc ở
những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường điều trị tại Bệnh viện
đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và công
nghệ, tr.245-251
10. Kim JH et al (2011) “Prevalence and associated factors of
diabetic retinopathy in rural Korea: the Chungju metabolic
disease cohort Study” J Korean Med Sci, 26: pp 1068-1073.
11. Klein R, Klein BE (1995). “Vision disorders in diabetes”. diabetes
in America: pp293- 329.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 50
12. Klein R, Klein BE, Moss SE, Linton KL. (1992) The Beaver Dam
Eye Study, “Retinopathy in adults with newly discovered and
previously diagnosed diabetes mellitus”, Ophthalmology, 99(1):
pp 58–62.
13. Li X and Wang ZH (2013) “Prevalence and incidence of
retinopathy in elderly diabetic patients receiving early
diagnosis and treatment” Experimental and therapeutic medicine
5: pp 1393-1396.
14. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội Tiết Học Đại
Cương, NXB Y Học TP Hồ Chí Minh, tr, 335- 450.
15. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Minh Thông (2007), “Khảo sát các yếu
tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường”, Luận văn thạc
sỹ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thy Khuê (2005),“Biến chứng
mạn trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán”, Tạp chí Y Học
thực hành, Bộ Y Tế; 507- 508: 679- 692.
17. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999), “Khảo sát lâm sàng bệnh võng
mạc tiểu đường ở bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
18. Rema M, Premkumar S, Anitha B, Deepa R, Pradeepa R,
Mohan V (2005),“Prevalence of diabetic retinopathy in urban
India: the Chennai Urban Rural Epidemiology Study (CURES)
eye study”, I. Invest Ophthalmol Vis Sci, 46: pp 2328–2333.
19. Ruta LM, Magliano DJ, Lemesurier R (2013), “Prevalence of
diabetic retinopathyin type 2 diabetes in developing and
developed countries”, Diabetes UK, pp 387-388.
20. Trần Cư (2013), “Đánh giá bệnh lý võng mạc Đái Tháo Đường
típ 2 bằng chụp màu kỹ thuật số đáy mắt tại bệnh viện quận
Thủ Đức”, Luận văn chuyên khoa 2, Đại học Y Huế.
21. UK Prospective Diabetes Study 6 (1990)“Complications in
newly diagnosed type 2 diabetic patients and their association
with different clinical and biochemical risk factors”Diabetes Res,
13(1): pp 1–11.
22. Wang FH, Liang YB, Zhang F (2009) “Prevalence of Diabetic
Retinopathy in Rural China: The Handan Eye Study”, American
Academy of Ophthalmology, 116: pp 461– 467.
23. Wilkinson CP et al (2003), “Proposed International Clinical
Diabetic Retinopathy and Diabetic Macular Disease Severity
Scales”, Ophthalmology, 110 (9): pp 1677-1682.
24. Wilkinson CP, Ferris FL, Klein RE, Lee PP (2002).
“International clinical diabetic retinopathy and diabetic
macular edema disease severity scales”. Ophthalmology 110(9)
pp 1677-1682.
25. Yau JW, Rogers SL, et al (2012), “Global Prevalence and Major
Risk Factors of Diabetic Retinopathy”, Diabetes Care, 35: pp
556–564.
26. Zhao DD, Li TH, et al (2011), “Epidemiological characteristics
and risk factors of diabetic retinopathy in type 2 diabetes
mellitus in Shandong Peninsula of China”, Int J Ophthalmol,
4(2): pp.202-204.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ti_le_benh_vong_mac_dai_thao_duong_cac_yeu_to_nguy.pdf