Khảo sát thực trạng văn hóa sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016

Tài liệu Khảo sát thực trạng văn hóa sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 10 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2016 Lê Thanh Chiến*, Huỳnh Thị Thanh Trang*, Nguyễn Mạnh Hùng*, Lý Huy Khanh*,Thân Thị Thu Ba*, Phan Thị Mỹ Linh*, Nguyễn Mạnh Tuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Văn hóa sức khỏe là khả năng nhận thức và những kỹ năng xã hội của mỗi cá nhân đối với việc tiếp cận, hiểu biết, sử dụng những thông tin hiện có để duy trì và tăng cường tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc xác định văn hóa sức khỏe của người bệnh tại bệnh viện là cơ sở cho thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị người bệnh. Mục tiêu: Xác định mức độ văn hóa sức khỏe của người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016 theo Thang đo của Hiệp hội Văn hóa Sức khỏe Châu Á - Thái Bình Dương. Xác định các yếu tố liên quan giữa văn hóa sức khỏe với đặc điểm mẫu nghiên cứu, yếu tố kinh tế - xã hội của người bệnh tại Bệnh viện Trư...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng văn hóa sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 10 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2016 Lê Thanh Chiến*, Huỳnh Thị Thanh Trang*, Nguyễn Mạnh Hùng*, Lý Huy Khanh*,Thân Thị Thu Ba*, Phan Thị Mỹ Linh*, Nguyễn Mạnh Tuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Văn hóa sức khỏe là khả năng nhận thức và những kỹ năng xã hội của mỗi cá nhân đối với việc tiếp cận, hiểu biết, sử dụng những thông tin hiện có để duy trì và tăng cường tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc xác định văn hóa sức khỏe của người bệnh tại bệnh viện là cơ sở cho thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị người bệnh. Mục tiêu: Xác định mức độ văn hóa sức khỏe của người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016 theo Thang đo của Hiệp hội Văn hóa Sức khỏe Châu Á - Thái Bình Dương. Xác định các yếu tố liên quan giữa văn hóa sức khỏe với đặc điểm mẫu nghiên cứu, yếu tố kinh tế - xã hội của người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương. Đối tượng: Người bệnh đến khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2016. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Điểm trung bình văn hóa sức khỏe của mẫu nghiên cứu là 25,32 ± 6,73, số trung vị là 25,53 [19,86 - 31,21]. Tỷ lệ có văn hóa sức khỏe là 13,2%. Có mối liên quan giữa có văn hóa sức khỏe và nghề nghiệp, thu nhận thông tin từ truyền hình, Internet và thu nhập. Kết luận: Việc xác định văn hóa sức khỏe của người bệnh tại bệnh viện là cơ sở cho thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp, đặc biệt trên truyền thông, trên từng nhóm đối tượng, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị người bệnh. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện. Từ khóa: Văn hóa sức khỏe. ABSTRACT SURVEYING PATIENT’S HEALTH LITERACY AT TRUNG VUONG HOSPITAL 2016 Le Thanh Chien, Huynh Thi Thanh Trang, Nguyen Manh Hung, Ly Huy Khanh, Than Thi Thu Ba, Phan Thi My Linh, Nguyen Manh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 5 - 2016: 10 - 17 Background: Health literacy is the cognitive and social skills which determine the motivation and ability of inviduals to gain access understand and use information in ways which promote and maintain good health. The determination of patient’s health literacy in the hospital is the basis for the appropriate interventions in order to enhance the effectiveness of patient’s care and treatment. Objectives: To estimate the level of patient’s health literacy in Trung Vuong hospital in 2016 using The Health Literacy Survey- Asia- Questionaire. To estimate the relation between health literacy and the patient’s characteristics, the factors about social-economic of the patient in Trung Vuong hospital. Method: Cross-sectional study. Inpatients and outpatients consulted at Trung Vuong hospital in 2016. Results: The average health literacy score of the patient was 25.32 (SD 6.73), the median was 25.53 [19.86- 31.21]. In the total sample, only 13.2% participants had adequate health literacy. Adequate health literacy was associated with occupation, getting information from television, internet and the income. * Bệnh viện Trưng Vương Tác giả liên lạc: BS.CKII Huỳnh Thị Thanh Trang ĐT: 0918192469 Email: thanhtrangbvtv@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học 11 Conclusion: The determination of patient’s health literacy in the hospital is the basis for the appropriate interventions, especially through communication channel, in specific patients in order to improve the effectiveness of patient’s care and treatment. Finally, we improve the patient safety, satisfaction, and quality of hospital care. Key words: Health literacy. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa sức khỏe (năng lực sức khỏe hay hiểu biết về sức khỏe) là một vấn đề về y tế công cộng đáng quan tâm trong thời đại bùng nổ thông tin. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), văn hóa sức khỏe là khả năng nhận thức và những kỹ năng xã hội của mỗi cá nhân đối với việc tiếp cận, hiểu biết, sử dụng những thông tin hiện có để duy trì và tăng cường tình trạng sức khỏe của bản thân(6). Ở các quốc gia đã và đang phát triển, văn hóa sức khỏe được hỗ trợ thông qua các chính sách y tế và các chính sách xã hội để tăng cường năng lực cá nhân trong việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Việc nâng cao văn hóa sức khỏe giúp gia tăng hiểu biết của người dân về các vấn đề sức khỏe họ đang gặp phải, đồng thời gia tăng khả năng tham gia tự quản lý sức khỏe của họ, từ đó giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng(16). Văn hóa sức khỏe thấp có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao(2,9,13), sử dụng các dịch vụ y tế thấp, tuân thủ điều trị thấp(1). Bên cạnh đó, điều này là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe và có liên quan tới các hệ quả sức khỏe xấu(3,4). Văn hóa sức khỏe thấp còn liên quan đến việc làm gia tăng chi phí điều trị. Việc cải thiện và nâng cao văn hóa sức khỏe có thể làm giảm từ 106 tỷ đến 238 tỷ Mỹ kim (USD) hằng năm ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% đến 17% chi phí chăm sóc sức khỏe cá nhân(17). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng văn hóa sức khỏe bị ảnh hưởng bởi tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập cũng như nhận thức của người dân về tình trạng xã hội(5,12,13,16). Mặt khác, các chương trình và hoạt động về sức khỏe trong cộng đồng, nơi làm việc được cho là có cải thiện văn hóa sức khỏe và các yếu tố liên quan đến sức khỏe(12). Điều đó cho thấy rằng, các can thiệp thích hợp sẽ giúp nâng cao văn hóa sức khỏe của người bệnh và người dân trong cộng đồng. Ngày nay với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông và sự đa dạng của các kênh thông tin sức khoẻ có thể dẫn tới ảnh hưởng không tốt và làm nhiễu năng lực của người dân về y tế và sức khoẻ. Đối với người bệnh, việc người bệnh có văn hóa sức khỏe hạn chế sẽ gây ra nhiều hệ quả sức khỏe xấu nghiêm trọng. Sự không hiểu thông tin giữa bác sĩ, điều dưỡng và người bệnh cũng thường xuyên xảy ra nếu người bệnh có văn hóa sức khỏe hạn chế. Việc xác định văn hóa sức khỏe của người bệnh giúp cho nhân viên y tế hiểu rõ hơn người bệnh, biết rõ hơn về những hạn chế của người bệnh từ đó có cách tiếp cận và những can thiệp thích hợp đối với họ. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Người bệnh đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương. Tiêu chí chọn mẫu Người bệnh từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016-6/2016. Người bệnh đồng ý trả lời bộ câu hỏi nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Người bệnh trạng thái tâm thần không ổn định. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 12 Người bệnh không đủ năng lực trả lời câu hỏi. Người bệnh nặng, đang điều trị tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực chống độc, Phẫu thuật gây mê hồi sức, phòng điểm các khoa. Trả lời không đầy đủ bảng câu hỏi. Thang đo Văn hóa sức khỏe Châu Á (Health Literacy Survey Asia Questinaire HLS-Asia-Q) Bộ câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu HLS-Asia là bộ câu hỏi được chuyển ngữ và phát triển bởi Hiệp hội Văn hóa Sức khỏe Châu Á - Thái Bình Dương từ bộ câu hỏi đánh giá văn hóa sức khỏe sử dụng ở khối dân số Châu Âu (HLS-EU-Q). Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên định nghĩa và mô hình khái niệm về văn hóa sức khỏe theo Sorensen và cộng sự năm 2012(14). Cấu trúc bộ câu hỏi HLS-Asia-Q gồm 47 câu hỏi đánh giá 4 năng lực trên 3 lĩnh vực, số câu hỏi trong từng lĩnh vực và theo từng năng lực được trình bày ở bảng sau: Thang đo Likert gồm 4 lựa chọn được dùng để trả lời các câu hỏi đánh giá về văn hóa sức khỏe bao gồm: 1= Rất khó, 2= Khó, 3= Dễ, 4= Rất dễ. Chỉ số chung về văn hóa sức khỏe được tính toán dựa trên điểm trung bình của 47 câu hỏi hay 47 chỉ số về văn hóa sức khỏe. Để thuận tiện cho việc so sánh và tính toán, các chỉ số được chuẩn hóa theo số điểm từ 0 đến 50 điểm, với 0 là có văn hóa sức khỏe rất thấp và 50 là cao nhất. Cách chuyển đổi thực hiện theo công thức sau(10). Chỉ số = (“Điểm trung bình” -1) 50 3 Trong đó: Chỉ số: chỉ số cụ thể cần chuyển đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm 50. Điểm trung bình: điểm trung bình của chỉ số ở thang điểm 4. 1: giá trị thấp nhất của thang điểm 4 (để có giá trị nhỏ nhất là 0 ở thang điểm 50). 3: vùng giá trị của số trung bình của chỉ số. 50: giá trị lớn nhất của thang đo cần chuyển đổi. Sau khi được chuyển đổi sang thang điểm 50, Văn hóa sức khỏe được chia ra thành 4 mức độ như sau: Thiếu văn hóa sức khỏe: 0-25 điểm. Gặp một vài vấn đề về văn hóa sức khỏe: >25-33 điểm. Đủ văn hóa sức khỏe: >33-42 điểm. Văn hóa sức khỏe cao: >42-50 điểm. Để dễ xác định và so sánh, nhóm "thiếu văn hóa sức khỏe” và “gặp một vài vấn đề về văn hóa sức khỏe” được nhóm lại thành một nhóm chung là nhóm có “văn hóa sức khỏe hạn chế”. Nhóm “đủ văn hóa sức khỏe” và “văn hóa sức khỏe cao” được nhóm lại thành một nhóm chung là nhóm “có văn hóa sức khỏe”. Phương pháp xử lý dữ liệu Nhập dữ liệu Sử dụng phần mềm Epi Data 3.1. Xử lý dữ liệu Phần mềm Stata 13. KẾT QUẢ Nghiên cứu thực hiện 530 người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2016-06/2016. Đặc tính mẫu nghiên cứu Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới với 63,8% và 36,2%. Có 55,3% người bệnh đến khám từ TPHCM, phần còn lại đến từ các tỉnh lân cận. Nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 63,5% mẫu nghiên cứu. Trình độ học vấn chủ yếu là từ cấp 3 trở xuống với 74,2%. Có tới 47,8% mẫu nghiên cứu có nghề nghiệp là làm nghề tự do, 5,5% làm trong lĩnh vực giáo dục và 2,3% làm trong ngành y tế. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học 13 Văn hóa sức khỏe Bảng 1. Điểm trung bình văn hóa sức khỏe Trung bình ± ĐLC Trung vị [Khoảng tứ phân vị] Tiếp cận sức khỏe 26,21 ± 6,63 26,47 [21,57- 31,37] Phòng bệnh 24,81 ± 7,78 25,00 [17,59- 31,48] Nâng cao sức khỏe 25,19 ± 7,58 25,00 [18,06- 33,33] Văn hóa sức khỏe 25,32 ± 6,73 25,53 [19,86- 31,21] Bảng 2. Mức độ văn hóa sức khỏe Mức độ Văn hóa sức khỏe n (%) Tiếp cận sức khỏe n (%) Phòng bệnh n (%) Nâng cao sức khỏe n (%) Thiếu văn hóa sức khỏe 255 (48,1) 212 (40,0) 285 (53,8) 270 (50,9) Gặp một vài vấn đề về văn hóa sức khỏe 205 (38,7) 221 (41,7) 132 (24,9) 124 (23,4) Đủ văn hóa sức khỏe 67 (12,6) 90 (17,0) 107 (20,2) 131 (24,7) Văn hóa sức khỏe cao 3 (0,6) 7 (1,3) 6 (1,1) 5 (1,0) Có văn hóa sức khỏe 70 (13,2) 97(18,3) 113 (21,3) 136 (25,7) Văn hóa sức khỏe và các yếu tố liên quan Bảng 3. Văn hóa sức khỏe và đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm nhân khẩu học Văn hóa sức khỏe p PR KTC 95% Có (n= 70) n (%) Không (n= 460) n (%) Giới tính Nam 30 (15,6) 162 (84,4) 0,215 0,76 (0,49- 1,18) Nữ 40 (11,8) 298 (88,2) Nhóm tuổi 17-24 6 (13,6) 38 (86,4) 1 25-34 15 (20,3) 59 (79,7) 0,372 1,49 (0,62- 3,55) 35-44 14 (18,7) 61 (81,3) 0,485 1,37 (0,57- 3,31) 45-54 15 (13,5) 96 (86,5) 0,984 0,99 (0,41- 2,39) 55-64 14 (11,4) 109 (88,6) 0,692 0,83 (0,34- 2,04) 65+ 6 (5,8) 97 (94,2) 0,121 0,43 (0,15- 1,25) Trình độ học vấn Tiểu học 3 (3,3) 87 (96,7) 1 Trung học cơ sở 12 (8,8) 124 (91,2) 0,123 2,65 (0,77- 9,13) Trung học phổ thông 23 (13,8) 144 (86,2) 0,018 4,13 (1,27- 13,40) Đại học, cao đẳng 25 (25,5) 73 (74,5) 0,001 7,65 (2,39- 24,51) Thạc sĩ 5 (62,5) 3 (37,5) <0,001 18,75 (5,45- 64,56) Khác 2 (6,5) 29 (93,5) 0,458 1,94 (0,34- 11,07) Nghề nghiệp Kinh doanh, Tài chính 18 (20,5) 70 (79,5) <0,001 3,25 (1,73- 6,09) Giáo dục 11 (37,9) 18 (62,1) <0,001 6,02 (3,10- 11,71) Hành chính công 7 (33,3) 14 (67,7) <0,001 5,29 (2,45- 11,42) Y tế 7 (58,3) 5 (41,7) <0,001 9,26 (4,72- 18,17) Kỹ thuật 10 (10,5) 85 (89,5) 0,182 1,67 (0,79- 3,55) Nông nghiệp 1 (3,2) 30 (96,8) 0,509 0,51 (0,07- 3,74) Khác 16 (6,3) 238 (93,7) * 1 *Phép kiểm Fisher. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những người có học vấn càng cao càng có văn hóa sức khỏe tốt hơn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống về văn hóa sức khỏe đúng giữa các ngành nghề so với những người làm nghề tự do. Theo đó, những người làm trong lĩnh vực giáo dục có tỷ lệ văn hóa sức khỏe đúng cao gấp 6,02 lần so với những người làm nghề tự do, những người làm trong lĩnh vực y tế có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng cao gấp 9,26 lần so với những người làm nghề tự do. Không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng theo giới tính và nhóm tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 14 Bảng 4. Văn hóa sức khỏe mối liên quan với nguồn thông tin truyền thông Đặc điểm mẫu nghiên cứu Văn hóa sức khỏe p PR KTC 95% Có (n=70) n (%) Không (n=460) n (%) Xem chương trình truyền hình y học Thường xuyên 20 (26,7) 55 (73,3) 1 Thỉnh thoảng 37 (16,6) 186 (83,4) 0,051 0,62 (0,39- 1,00) Hiếm khi 11 (7,9) 128 (92,1) <0,001 0,30 (0,15- 0,59) Chưa bao giờ 2 (2,2) 91 (97,8) 0,001 0,08 (0,02- 0,33) Tra cứu thông tin qua Internet Thường xuyên 25 (42,4) 34 (57,6) 1 Thỉnh thoảng 28 (19,4) 116 (80,6) 0,001 0,46 (0,29- 0,72) Hiếm khi 6 (8,1) 68 (91,9) <0,001 0,19 (0,08- 0,44) Chưa bao giờ 11 (4,4) 242 (95,6) <0,001 0,10 (0,05- 0,20) Số lượng kênh truyền thông 1 28 (9,5) 268 (90,5) 1 2 17 (12,2) 122 (87,8) 0,376 1,29 (0,73- 2,28) 3 16 (24,6) 49 (75,4) 0,001 2,60 (1,50- 4,52) Từ 4 trở lên 9 (30,0) 21 (70,0) 0,001 3,17 (1,65- 6,08) Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc tiếp cận các nguồn thông tin truyền thông về y học và văn hóa sức khỏe. Mức độ sử dụng các kênh truyền thông càng lớn thì tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng càng cao. Bảng 4 cho thấy rằng những người chưa bao giờ xem chương trình truyền hình về y học có tỷ lệ văn hóa sức khỏe đúng chỉ bằng 0,08 lần so với những người thường xuyên xem. Tương tự, những người chưa bao giờ sử dụng Internet tra cứu thông tin y học có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng bằng 0,10 lần so với người thường xuyên tra cứu. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều kênh truyền thông về y học cũng là một yếu tố làm tăng tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng của người bênh. Bảng 5. Văn hóa sức khỏe và tần suất khám định kỳ Tần suất khám sức khỏe định kỳ Văn hóa sức khỏe p PR KTC 95% Có (n=70) n (%) Không (n=460) n (%) Trên 2 lần/năm 25 (15,4) 137 (84,6) 0,020 2,17 (1,13- 4,18) 2 lần/năm 11 (27,5) 29 (72,5) <0,001 3,87 (1,84- 8,13) 1-2 lần/năm 12 (11,2) 95 (88,8) 0,241 1,58 (0,74- 3,39) Dưới 1 lần/năm 10 (19,2) 42 (80,8) 0,012 2,71 (1,24- 5,91) Không bao giờ 12 (7,1) 157 (92,9) 1 Những người có đi khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe đúng cao hơn so với những người ít đi khám hoặc không đi khám định kỳ. Bảng 6. Văn hóa sức khỏe và đặc điểm kinh tế- xã hội Đặc điểm mẫu nghiên cứu Văn hóa sức khỏe p PR KTC 95% Có (n=70) n (%) Không (n=460) n (%) Liên quan lĩnh vực sức khỏe Có 15 (42,9) 20 (57,1) <0,001 3,86 (2,44- 6,09) Không 55 (11,1) 440 (88,9) Thu nhập ≤ 3 triệu 11 (4,6) 228 (95,4) <0,001 1 3- 7 triệu 39 (17,6) 183 (82,4) ** 2,07 (1,68- 2,56) 7- 21 triệu 17 (28,3) 43 (71,7) 4,28 2,81- 6,54) ≥ 21 triệu 3 (33,3) 6 (66,7) 8,86 (4,70- 16,71) **Giá trị p 2 khuynh hướng Những người đã được đào tạo hoặc làm trong lĩnh vực sức khỏe có tỷ lệ văn hóa sức khỏe đúng cao hơn so với những người ngoài ngành, PR= 3,86 (KTC 95%: 2,44- 6,09). Thu nhập càng cao thì tỷ lệ văn hóa sức khỏe đúng càng cao. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học 15 Bảng 7. Mô hình hồi quy đa biến Văn hóa sức khỏe PR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Nghề nghiệp Kinh doanh, Tư vấn, Tài chính, Quản lý 2,19 (1,14- 4,22) 0,018 Giáo dục 3,07 (1,41- 6,68) 0,005 Hành chính công 4,28 (1,82- 10,04) 0,001 Y tế 3,69 (1,47- 9,29) 0,006 Công nghệ, Kỹ thuật 1,09 (0,53- 2,23) 0,813 Nông nghiệp 0,72 (0,12- 4,34) 0,719 Khác 1 Mức độ xem chương trình truyền hình liên quan y học Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng 0,76 (0,43- 1,35) 0,348 Hiếm khi 0,59 (0,29- 1,22) 0,156 Chưa bao giờ 0,18 (0,04- 0,82) 0,026 Mức độ tra cứu thông tin y học thông qua Internet Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng 0,43 (0,24- 0,76) 0,004 Hiếm khi 0,32 (0,13- 0,79) 0,014 Chưa bao giờ 0,32 (0,15- 0,67) 0,002 Thu nhập của đối tượng Dưới hoặc bằng 3 triệu 1 Từ 3 đến 7 triệu 1,44 (1,08- 1,93) 0,013 Từ 7 đến 21 triệu 2,09 (1,17- 3,73) Từ 21 triệu trở lên 3,01 (1,26- 7,22) BÀN LUẬN Văn hóa sức khỏe Theo Hiệp hội Văn hóa Sức khỏe Châu Á - Thái Bình Dương (lấy từ bộ câu hỏi đánh giá văn hóa sức khỏe sử dụng ở khối dân số Châu Âu (HLS-EU-Q), chúng tôi tính điểm trung bình văn hóa sức khỏe của mẫu nghiên cứu là 25,32 ± 6,73, số trung vị là 25,53 [19,86- 31,21]. Điểm trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Shoou-Yih Lee tiến hành tại Đài Loan năm 2010 có điểm trung bình là 39,2 ± 14,8(9). Tỷ lệ có văn hóa sức khỏe của nghiên cứu chúng tôi là 13,2%. So sánh với nghiên cứu Shoou-Yih Lee có tỷ lệ văn hóa sức khỏe là 69,7%(9), của tác giả Sunil Kripalani tại Singapore năm 2010 là 56%(8), của Phạm Minh Khuê tại Hải Phòng năm 2014 là 37,3% với số mẫu là 1000 người dân(11). Điểm trung bình và tỷ lệ có văn hóa sức khỏe của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn có thể là do nghiên cứu của tác giả Shoou- Yih Lee và nghiên cứu của Phạm Minh Khuê tiến hành trên đối tượng là cộng đồng và số mẫu lớn, trong khi mẫu nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên người bệnh đến khám tại bệnh viện. Cần có nghiên cứu lớn hơn tại thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng người bệnh và cả cộng đồng. Ngoài ra việc tự đánh giá năng lực sức khỏe còn phụ thuộc vào sự tự tin của đối tượng được phỏng vấn. Do đó, cần thực hiện nghiên cứu quy mô lớn hơn, rộng hơn tại thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng người bệnh và cộng đồng, cũng như đánh giá thêm về thái độ, hành vi. Văn hóa sức khỏe và đặc tính mẫu nghiên cứu Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa văn hóa sức khỏe với giới tính, nhóm tuổi. Theo nghiên cứu của Kim Su Huyn năm 2009, kết quả cho thấy rằng không có sự khác biệt về văn hóa sức khỏe và giới tính, kết quả tương tự trên nghiên cứu của Phạm Minh Khuê và cộng sự năm 2010(7,11). Cũng trong nghiên cứu của Kim Su Hyun năm 2009, nghiên cứu tìm thấy không có mối liên quan về tỷ lệ văn hóa sức khỏe và nơi sinh sống(7). Kết quả ngược lại với nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, khi kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có sự khác biệt về văn hóa sức khỏe theo nơi sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 16 là thành thị, nông thôn và vùng đảo(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ văn hóa sức khỏe theo nơi sinh do chủ yếu mẫu nghiên cứu đến từ các tỉnh ngoài thành phố Hồ Chí Minh, và cùng đều là dân số thành thị. Bên cạnh đó, nền giáo dục cơ bản và khả năng tiếp cận đến thông tin y học ở nam giới và nữ giới là như nhau, việc này giải thích cho việc không có sự khác biệt về văn hóa sức khỏe theo giới tính. Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ văn hóa sức khỏe với trình độ học vấn và nghề nghiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ văn hóa sức khỏe giữa trình độ học vấn “trung học phổ thông”, “đại học, cao đẳng” và “thạc sĩ” so với trình độ học vấn “tiểu học”. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe và thời gian đi học, tức là trình độ học vấn càng cao tỷ lệ có văn hóa sức khỏe càng lớn(7,15). Nghiên cứu tìm thấy có sự khác biệt về tỷ lệ có văn hóa sức khỏe ở những người làm trong lĩnh vực giáo dục và y tế so với những người làm nghề tự do, nông nghiệp và những người đã nghỉ hưu. Kết quả trên tương tự với nghiên cứu của Xinying Sun và cộng sự tiến hành năm 2013 trên cộng đồng dân cư 3 thành phố lớn ở Trung Quốc cho thấy ở những người làm trong lĩnh vực y tế và giáo dục có điểm số văn hóa sức khỏe trung bình cao hơn so với những ngành nghề khác. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p< 0,001(15). Văn hóa sức khỏe và mối liên quan với nguồn thông tin truyền thông Nguồn thông tin về văn hóa sức khỏe được phổ biến rộng rãi thông qua nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, sách báo, tạp chí, Internet, giúp cho đối tượng dễ dàng tiếp cận và có được những thông tin mong muốn. Bên cạnh đó, mức độ tìm hiểu thông tin thông qua các kênh truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ văn hóa sức khỏe. Những người chưa bao giờ xem chương trình truyền hình về y học có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 0,08 lần (KTC 95%: 0,02- 0,33) so với những người thường xuyên xem chương trình truyền hình về y học (p= 0,001). Tỷ lệ có văn hóa sức khỏe ở những người thường xuyên tra cứu thông tin y học thông qua Internet là 42,4%, chưa bao giờ là 4,4%. Tức là, những người chưa bao giờ tra cứu thông tin về y học thông qua Internet có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 0,10 lần (KTC 95%: 0,05- 0,20) so với những người thường xuyên tra cứu thông tin về y học thông qua Internet (p< 0,001). Số lượng kênh truyền thông sử dụng để tiếp cận thông tin y tế cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ văn hóa sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiếp cận với thông tin y tế từ 4 kênh truyền thông trở lên có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 3,17 lần (KTC 95%: 1,65- 6,08) so với những người chỉ tiếp cận với thông tin y tế bằng 1 kênh truyền thông (p= 0,001). Văn hóa sức khỏe và tần suất khám định kỳ Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có văn hóa sức khỏe theo tần suất khám bệnh. Những người có khám sức khỏe định kỳ có tỷ lệ văn hóa sức khỏe cao hơn so với những người không đi khám sức khỏe định kỳ. Ở những người có tần suất khám sức khỏe định kỳ trên 2 lần/năm có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 2,17 lần (KTC 95%: 1,13- 4,18) so với những người không bao giờ đi khám định kỳ với p= 0,02. Việc đối tượng đi khám sức khỏe định kỳ giúp cho đối tượng dễ dàng cập nhật những kiến thức mới nhất về tình hình diễn tiến bệnh của đối tượng, dễ dàng kiểm soát các nguy cơ của mình để có thể có sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với nhân viên y tế, nguồn thông tin về sức khỏe là đáng tin cậy, sẽ giúp cho đối tượng có được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về bệnh và những bệnh hiện đang tiến triển trên xã hội hơn so với những kênh truyền thông khác. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học 17 Văn hóa sức khỏe và đặc điểm kinh tế - xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt về tỷ lệ có văn hóa sức khỏe theo thu nhập của đối tượng theo khuynh hướng. Thu nhập càng cao thì tỷ lệ có văn hóa sức khỏe càng cao (p< 0,001), kết quả tương tự với nghiên cứu của Kim Su Hyun (2010) và Xinying Sun (2013)(7,15). Ở những người có thu nhập từ 21 triệu trở lên, có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 8,86 lần (KTC 95%: 4,70- 16,71) so với những người có thu nhập dưới hoặc bằng 3 triệu, p< 0,001. Việc đối tượng có thu nhập cao cũng giải thích một phần nào đó có thể làm tăng khả năng tiếp cận với các kênh thông tin truyền thông, gián tiếp làm nâng cao vấn đề về văn hóa sức khỏe. Ngoài ra, những người đã được đào tạo hoặc làm việc trong lĩnh vực sức khỏe có tỷ lệ có văn hóa sức khỏe bằng 3,86 lần (KTC 95%: 2,44- 6,09) so với những người không làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, p< 0,001. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả trước đó là những người làm trong lĩnh vực y tế có tỷ lệ văn hóa sức khỏe cao hơn so với những người không làm trong lĩnh vực y tế. Sau khi kiểm soát các yếu tố trong mô hình hồi quy đa biến, văn hóa sức khỏe bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp, mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin y tế và thu nhập. KẾT LUẬN Tỷ lệ bệnh nhân có văn hóa sức khỏe là 13,2%. Điểm trung bình văn hóa sức khỏe: 25,32 ± 6,73 điểm. Văn hóa sức khỏe có liên quan đến nghề nghiệp, mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin truyền thông, số lượng kênh truyền thông và thu nhập của đối tượng. Sau khi kiểm soát các yếu tố bằng mô hình hồi quy đa biến, văn hóa sức khỏe bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp, mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin truyền thông và thu nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berkman ND, Sheridan SL, Donahue KE, Halpern DJ, Crotty K (2011). Low Health Literacy and Health Outcomes: An Updated Systematic Review. Ann Intern Med, 155: pp. 97-107. 2. Bostock S, Steptoe A (2012). Association between low functional health literacy and mortality in older adults: longitudinal cohort study. BMJ, 344: pp. e1602. 3. Davis TC, Wolf MS, Bass PF (2006). Low literacy impairs comprehension of prescription drug warning labels. J Gen Intern Med, 21(8): pp. 847-851. 4. Davis TC, Wolf MS, Bass PF, et al (2006). Literacy and misunderstanding prescription drug labels. Ann Intern Med, 145: pp. 887-894. 5. Heide van der I, Rademakers J, Schipper M, Droomers M, Sørensen K, Uiters E (2013). Health literacy of Dutch adults: a cross sectional survey. BMC Public Health, 13: pp. 179. 6. Kanj M, Mitic W (2009). Health Literacy and Health Promotion, Definitions, Concepts and Examples in the Eastern Mediterranean Region, Individual Empowerment Conference Working Document. The 7th Global Conference on Health Promotion 7. Kim SH (2009). Health literacy and functional health status in korean older adults. Journal Of Clinical Nursing, 18(16): pp. 2337—2343 8. Kripalani S, Jacobson TA, Mugalla IC, et al. (2010). Health literacy and the quality of physician-patient communication during hospitalization. J Hosp Med., 5(5): pp. 269-75 9. Lee S-YD, Tsai T-I, Tsai Y-W, Kuo K (2010). Health literacy, health status, and healthcare utilization of Taiwanese adults: results from a national survey. BMC Public Health, 10: pp. 614. 10. Pelikan JM, Rothlin F, Ganahl K (2012). Comparative Report on Health Literacy in Eight EU Member States. 11. Pham MK, Hoang TG, Pham VT, et al (2014). Health Literacy Survey in Haiphong City, Vietnam. 12. Rooman I, Gordon-El-Bihbety D (2008). A vision for a Health Literacy Canada: Report of the Expert Panel on Health Literacy. Ottawa, Canada, Canadian Public Health Association. 13. Rudd RE (2007). Health literacy skills of US adults. Am J Health Behav, 31: pp. S8-S18. 14. Sørensen K (2012). Health literacy and public health: A systematic review and integration of definitions and models. BMC PublicHealth,12(80). 15. Sun X, Chen J, Shi Y, et al. (2013). Measuring health literacy regarding infectious respiratory diseases: a new skills-based instrument. Plos One, 8(5): pp. 64153 16. United Nations Economic and Social Council (2010). Health literacy and the Millennium Development Goals: United Nations Economic and Social Council (ECOSOC) regional meeting background paper. J Health Commun, 15(2): pp.211– 223. 17. Vernon JA, Trujillo A, Rosenbaum S, Debuono B (2007). Low health literacy: Implications for National Health Policy. Ngày nhận bài báo: 08/8/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_van_hoa_suc_khoe_nguoi_benh_tai_benh_vie.pdf
Tài liệu liên quan