Khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Bình Dân

Tài liệu Khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Bình Dân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 533 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỰ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Phạm Hữu Đoàn*, Trần Ngọc Thiện*, Nguyễn Thị Thuỳ Nga*, La Thị Quý Hương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong thực hành chăm sóc và điều trị người bệnh. Tuân thủ tốt vệ sinh tay giúp hạn chế và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí và tỷ lệ tử vong. - Mục tiêu: Đánh giá bước đầu sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện Bình Dân năm 2017, qua đó góp phần đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường vệ sinh tay trong bệnh viện. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát sự tuân thủ vệ sinh tay tại 5 thời điểm vệ sinh tay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 533 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỰ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Nguyễn Phúc Cẩm Hồng*, Phạm Hữu Đồn*, Trần Ngọc Thiện*, Nguyễn Thị Thuỳ Nga*, La Thị Quý Hương* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phịng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo an tồn cho nhân viên y tế trong thực hành chăm sĩc và điều trị người bệnh. Tuân thủ tốt vệ sinh tay giúp hạn chế và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí và tỷ lệ tử vong. - Mục tiêu: Đánh giá bước đầu sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện Bình Dân năm 2017, qua đĩ gĩp phần đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường vệ sinh tay trong bệnh viện. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát sự tuân thủ vệ sinh tay tại 5 thời điểm vệ sinh tay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thực hiện tại 12 khoa lâm sàng của Bệnh viện Bình Dân từ 01/7 – 31/10/2017. Kết quả: Tổng số cơ hội được quan sát là 7533. Trong đĩ, cĩ tuân thủ vệ sinh tay là 76,5%. Việc vệ sinh tay với cồn được lựa chọn nhiều hơn so với xà bơng và nước (95,9% so với 4,1%). Tất cả các khoa đều cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao trên 50%, trong đĩ 3 khoa cĩ tỷ lệ tuân thủ cao nhất là Niệu C (94,0%), Hồi sức Tích cực & Chống độc (83,5%) và Niệu A (81,2%). Tỷ lệ tuân thủ thấp nhất là khoa Niệu B (62,6%) và khoa Tổng quát 1 (64,8%). Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay giữa các khoa khơng đồng đều, tập trung cao ở các khoa thuộc khối Hồi sức và khối Niệu. Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở các đối tượng nhân viên y tế: Điều dưỡng và Hộ lý cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao nhất (lần lượt là 83,2% và 63,3%). Học sinh – sinh viên và Bác sĩ cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thấp hơn. Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa 5 cơ hội phải vệ sinh tay khi chăm sĩc người bệnh: cơ hội cĩ sự tuân thủ vệ sinh tay cao nhất là sau khi cĩ tiếp xúc với máu và dịch cơ thể 91,0%, sau khi tiếp xúc với người bệnh 79,8%. Thấp nhất là trước khi tiếp xúc người bệnh 63,6% và trước khi tiến hành thủ thuật vơ khuẩn 73,7%. Kết luận: Tuân thủ tốt vệ sinh tay khi chăm sĩc người bệnh là một vấn đề khơng đơn giản khi bệnh viện luơn quá tải và áp lực cơng việc cao. Tuy nhiên cần phải thực hiện nhiều biện pháp kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra giám sát nhằm đẩy mạnh cơng tác vệ sinh tay trong mọi hoạt động chăm sĩc người bệnh; từ đĩ gĩp phần nâng cao ý thức nhân viên y tế về ngăn ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện và chất lượng chăm sĩc người bệnh. Từ khĩa: Tuân thủ vệ sinh tay, nhân viên y tế. ABSTRACT ASSESSMENT OF COMPLIANCE WITH HANDWASHING OF HEALTHCARE WORKERS AT BINH DAN HOSPITAL Nguyen Phuc Cam Hoang, Pham Huu Doan, Tran Ngoc Thien, Nguyen Thi Thuy Nga, La Thi Quy Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 533 - 539 Background: Handwashing is an simple and effective way in preventing nosocomial infections, simultaneously is an essential way to maintain safety for healthcare workers in treating and nursing practices. * Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hồng ĐT: 0913719346 Email: npcamhoang@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 534 Good compliance with handwashing contributes in reducing and preventing nosocomial infections, reducing costs and mortality rate in patients. - Objective: Initially assess compliance with handwashing of healthcare workers at clinical department at Binh Dan Hospital in 2017, through this result, we aim to set up strategies to strengthen handwashing in hospital. Method: Observational study of compliance with handwashing at five moments of hand hygiene of WHO, this study is conducted at 12 clinical departments from July 1, 2017 to October 31, 2017. Results: The overall opportunity observed is 7533. Hand hygiene compliance rate is 76.5%. Healthcare workers preferred hand hygiene with alcohol-based solution to that with water and soap (95.9% compared with 4.1%). All departments had high hand hygiene rates (above 50%), Departments: Urology C, Intensive Care Unit and Urology A had the highest hand hygiene compliance rates (94.0%, 83.5% and 81.2% respectively). Department Urology B and General 1 had the lowest compliance rates with 62.6% and 64.8%, respectively. The compliance rates differ among clinical departments, the highest rates are seen in Recovery and Urology Departments. There were significant differences in compliance rates among healthcare workers: Nurses and Midwives had higher compliance rates (83.2% and 63.3% respectively) than Students and Doctors did. There were significant differences in compliance rates among 5 moments of hand hygiene: the compliance rates were highest in two moments: after exposing to blood and body fluids and after touching a patient (91.0% and 79.8% respectively); the lowest compliance rates were in two moments: before touching a patient and before clean/aseptic procedure (63.6% and 73.7% respectively). Conclusion: Good compliance with handwashing is not an easy task in overload and high pressure hospitals. However, we have to do combination of tasks: communicating, checking and surveying to strengthen handwashing program in caring patients; these tasks contribute in increasing the awareness of healthcare workers about preventing and controlling nosocomial infections and increasing patient care quality. Key words: Compliance with handwashing, healthcare workers. ĐẶT VẤN ĐỀ Bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Vệ sinh tay (VST) loại bỏ hầu hết vi sinh vật (VSV) cĩ ở bàn tay, do đĩ, cĩ tác dụng ngăn ngừa lan truyền mầm bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác, từ người bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế (NVYT), từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một người bệnh và từ NVYT sang người bệnh. VST là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phịng ngừa NKBV, đồng thời cũng là biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo an tồn cho NVYT trong thực hành chăm sĩc và điều trị người bệnh. VST làm giảm NKBV ở người bệnh và NVYT. Nghiên cứu can thiệp điển hình của Semmelweis thực hiện năm 1847 cho thấy tỷ lệ tử vong ở sản phụ giảm từ 18% xuống 5% sau ít tháng triển khai khử khuẩn tay bắt buộc bằng dung dịch chloride. Gần đây, một loạt nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả làm phịng ngừa NKBV của rửa tay bằng xà phịng thường so với một số phương pháp VST bằng dung dịch khử khuẩn. Kết quả thu được: tỷ lệ NKBV giảm khi NVYT thực hiện VST khử khuẩn giữa các lần tiếp xúc người bệnh, đặc biệt ở những khu vực cĩ nhiều thủ thuật xâm nhập như cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại khoa, nhi khoa. Những nghiên cứu này cịn khẳng định: rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn làm giảm NKBV nhiều hơn rửa tay bằng xà phịng thường, NKBV do MRSA giảm khi chuyển từ VST bằng xà phịng thường sang VST bằng xà phịng khử khuẩn, tăng tần suất VST ở NVYT làm giảm lan truyền Klebsiella spp ở người bệnh. Nhìn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 535 chung, thực hiện tốt VST giúp làm giảm 30% - 50% NKBV(2). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT thay đổi từ 5% - 81%, tính chung: 40,5%(1). Tỷ lệ tuân thủ VST khơng đồng nhất giữa các khu vực lâm sàng, khu vực hồi sức cấp cứu thường cao hơn các khu vực khác, tỷ lệ tuân thủ VST ở bác sỹ thấp hơn các nhĩm NVYT khác(1). Tuân thủ VST trong các cơ sở y tế ở nước ta hiện nay chưa tốt. Khảo sát tại 10 bệnh viện phía Bắc năm 2005 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT là 13,4%(7). Trong những năm gần đây, tỷ lệ tuân thủ VST ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cải thiện đáng kể. Nhiều nghiên cứu được thực hiện tại một số bệnh viện trong nước, cho thấy tỷ lệ vệ sinh tay khá dao động: Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 là 25,7%; Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013 là 55,3%; Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011 là 58,6%(3,4,5). Cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ VST ở NVYT gồm thiếu phương tiện, thiếu kiến thức, thiếu kiểm tra giám sát và thiếu biện pháp tạo dựng thĩi quen VST(1). Vệ sinh tay tại bệnh viện Bình Dân Tại bệnh viện Bình Dân, khi chương trình vệ sinh tay được phát động năm 2007. Kể từ đĩ, chương trình vệ sinh tay liên tục được phát động và thực hiện trong phạm vi tồn bệnh viện. Bên cạnh việc tuyên truyền, phát động; vấn đề giám sát tuân thủ vệ sinh cũng đã được thực hiện để đánh giá kết quả chương trình, cũng như đánh giá ý thức của NVYT và là cơ sở để đẩy mạnh, phát huy chương trình này. Thời gian qua, Khoa Kiểm sốt Nhiễm khuẩn thực hiện đánh giá tuân thủ vệ sinh tay của tất cả các đối tượng NVYT tại 5 khoa trọng điểm: Niệu A, Niệu B, Tổng quát 1, Tổng quát 2, Tổng quát 3. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chưa cao, kỹ thuật vệ sinh tay cĩ những lúc chưa đúng, cơng tác giám sát chưa mở rộng ra tồn bệnh viện. Để khảo sát thực trạng vệ sinh tay trong tồn bệnh viện, phát hiện những vấn đề đưa đến sự tuân thủ vệ sinh tay chưa tốt, qua đĩ xây dựng chương trình cải thiện vệ sinh tay trong bệnh viện; chúng tơi thực hiện đề tài: Khảo sát thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Bình Dân. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Bình Dân trong năm 2017. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế trong bệnh viện. Phân bố sự tuân thủ vệ sinh tay theo khoa lâm sàng, đối tượng và theo 5 thời điểm khuyến cáo vệ sinh tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Xác định yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ vệ sinh tay: nghề nghiệp, khoa lâm sàng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý, Kỹ thuật viên, Học sinh – Sinh viên, nhân viên khác đang cơng tác tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện Bình Dân. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mơ tả Tiêu chí chọn vào nghiên cứu Nhân viên y tế cĩ tiếp xúc với người bệnh tại 5 thời điểm được WHO khuyến cáo vệ sinh tay. Theo WHO cĩ 5 cơ hội VST cần phải được thực hiện với NVYT: Trước khi tiếp xúc với người bệnh. Trước khi làm thủ thuật vơ khuẩn. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ ngày 01/07/2017 đến hết ngày Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 536 31/10/2017. Địa điểm: 12 khoa lâm sàng của bệnh viện Bình Dân. Phương pháp thực hiện Việc tuân thủ VST được đánh giá bằng phương pháp quan sát khơng tham gia và điền vào bảng kiểm theo mẫu của WHO các cơ hội VST của NVYT. Nhĩm quan sát viên gồm 3 NVYT thuộc khoa KSNK của bệnh viện, là những người cĩ kinh nghiệm trong việc giám sát tuân thủ VST, là người cĩ kinh nghiệm nên biết rõ họ đang quan sát ai. Trước khi quan sát, nhĩm quan sát viên được tập huấn để thống nhất cách quan sát, cách điền bảng kiểm và đặc biệt là đảm bảo tính khách quan trong quá trình quan sát. Các quan sát viên dùng bảng kiểm quan sát, trong bảng kiểm ghi rõ 5 thời điểm NVYT cần VST khi điều trị và chăm sĩc bệnh nhân. Việc xác định cơ hội VST được trình bày (Ví dụ: trước khi điều dưỡng thực hiện thay băng vết mổ cho bệnh nhân thì điều dưỡng phải vệ sinh tay thường quy (VSTTQ) với nước và xà phịng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh cĩ chứa cồn do đĩ trường hợp này được đánh dấu vào dịng thứ 2. Hoặc sau khi 1 bác sĩ thăm khám bụng cho bệnh nhân thì cũng phải VSTTQ do đĩ trường hợp này được đánh dấu vào dịng thứ 2). Nhĩm quan sát viên tách nhau để đi các Khoa quan sát ngẫu nhiên, chọn vị trí quan sát thích hợp để khơng gây sự chú ý của NVYT được quan sát, khơng để NVYT biết mình đang bị quan sát, nhưng vẫn đảm bảo quan sát được đầy đủ các hoạt động mà NVYT thực hiện khi chăm sĩc và điều trị bệnh nhân. Mỗi khoa được quan sát trong thời gian 45 – 60 phút/mỗi ngày, phân chia theo từng khu vực trong khoa; mỗi NVYT được quan sát cĩ ít nhất 02 cơ hội cần VST được quan sát. Trong cùng một khoảng thời gian đĩ, nếu điều kiện quan sát đảm bảo, quan sát viên cĩ thể quan sát tối đa 2 NVYT. Cơng cụ thu thập số liệu Bảng kiểm quan sát thực hành được xây dựng dựa trên bộ cơng cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ VST của WHO. Trong đĩ cĩ 5 thời điểm cần rửa tay khi điều trị và chăm sĩc bệnh nhân để quan sát NVYT cĩ tuân thủ VST tại thời điểm đĩ hay khơng và đánh dấu vào phiếu. Định nghĩa biến số Thực hành tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế: Số cơ hội vệ sinh tay quan sát được: là số cơ hội cần thực hiện VST được quan sát trong tổng số 5 cơ hội cần VST. Đây là biến số rời rạc. Số cơ hội cĩ vệ sinh tay: Là số cơ hội NVYT cĩ thực hiện VST trong thời gian quan sát. Đây là biến số rời rạc. Tỷ lệ % tuân thủ VST: Số cơ hội cĩ VST của NVYT trong thời gian quan sát/ Tổng số cơ hội VST được quan sát của NVYT trong thời gian quan sát) × 100%. Đây là biến số rời rạc. Phương pháp đánh giá Đánh giá thực hành VST theo số cơ hội VST của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát khơng tham gia với bảng kiểm theo mẫu của WHO. Nghiên cứu chỉ đánh giá NVYT cĩ thực hành VST là đạt (tức cĩ tuân thủ VST) khi cĩ VST với nước và xà phịng hoặc với cồn/ dung dịch VST cĩ chứa cồn ở tất cả các cơ hội VST được quan sát. Nghiên cứu này khơng đánh giá thực hành tuân thủ thực hiện đúng, đủ 6 bước của quy trình VST và thời gian phù hợp cho mỗi lần VST. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu Tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong nghiên cứu bao gồm: Cĩ VST khi cĩ cơ hội phải VST và phải VST với nước và xà phịng hoặc dung dịch sát khuẩn cĩ chứa cồn. Cơ hội VST: theo WHO, cơ hội VST là “Một thời điểm khi cĩ nguy cơ lây truyền mầm bệnh thực tế hoặc tiềm tàng từ một bề mặt (hoặc bệnh nhân) này tới bề mặt (hoặc bệnh nhân khác) thơng qua bàn tay”. Theo WHO cĩ 5 cơ hội VST cần phải được Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 537 thực hiện với NVYT: Trước khi tiếp xúc với người bệnh. Trước khi làm thủ thuật vơ khuẩn. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh bệnh nhân. Đánh giá tuân thủ VST trong nghiên cứu được đánh giá theo cơ hội VST và thực hành VST của NVYT. Tỷ lệ % tuân thủ VST = (Số cơ hội cĩ VST của NVYT trong thời gian quan sát/tổng số cơ hội VST được quan sát của NVYT trong thời gian quan sát) × 100%. Tỷ lệ tuân thủ được tính cho từng nhĩm đối tượng nhân viên y tế, theo khoa phịng, theo 5 thời điểm vệ sinh tay của WHO. Phương pháp xử lý dữ liệu Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Cĩ 7533 cơ hội được quan sát tại 12 khoa lâm sàng trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự tuân thủ vệ sinh tay Trong 7533 cơ hội bắt buộc phải vệ sinh tay, cĩ 5767 cơ hội NVYT cĩ tuân thủ vệ sinh tay (76,5%). Tỷ lệ này cao hơn một số bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 là 25,7%; Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013 là 55,3%; Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011 là 58,6%, bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012 là 62%(3,4,5,6). Phân bố sự tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế Bảng 1. Phân bố loại vệ sinh tay của nhân viên y tế STT Loại vệ sinh tay Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh tay với cồn 5528 95,9 2 Vệ sinh tay với xà phịng – nước 239 4,1 Nhận xét: Cĩ sự khác biệt trong chọn lựa kỹ thuật rửa tay. Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy vệ sinh tay với xà phịng - nước cĩ tỷ lệ thấp hơn vệ sinh tay với cồn (4,1% so với 95,9%). Điều này cũng phù hợp với các khuyến cáo của WHO và các nghiên cứu khác. Vệ sinh tay với cồn hay cịn gọi là sát trùng tay nhanh với cồn giúp cho thao tác vệ sinh tay nhanh hơn, dễ dàng thực hiện mọi nơi và khơng cần cĩ hệ thống bồn rửa tay, nước, thuận tiện khi làm việc và ít khơ tay. Mối liên quan giữa cơ hội vệ sinh tay và các yếu tố chi phối sự tuân thủ vệ sinh tay Tuân thủ vệ sinh tay và các khoa lâm sàng Bảng 2. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo khoa STT Khoa Cĩ rửa tay Khơng rửa tay n % n % 1 Hồi sức cấp cứu 503 78,2 140 21,8 2 Hồi sức tích cực & Chống độc 314 83,5 62 16,5 3 Niệu A 1291 81,2 299 18,8 4 Niệu B 533 62,6 319 37,4 5 Niệu C 531 94,0 34 6,0 6 Nam học 252 79,5 65 20,5 7 Nội thận – Lọc máu 185 79,4 48 20,6 8 Nội tổng hợp – Ung bướu 258 75,4 84 24,6 9 Tổng quát 1 387 64,8 210 35,2 10 Tổng quát 2 668 73,1 246 26,9 11 Tổng quát 3 524 76,2 164 23,8 12 Tổng quát 4 321 77,2 95 22,8 Tổng 5767 76,5 1766 23,5 Nhận xét: 12 khoa lâm sàng cĩ tỷ lệ tuân thủ chung là 76,5%. Tất cả các khoa đều cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trên 50%, trong đĩ 3 khoa cĩ tỷ lệ tuân thủ cao nhất là Niệu C (94,0%), Hồi sức Tích cực & Chống độc (83,5%) và Niệu A (81,2%). Tỷ lệ tuân thủ thấp nhất là khoa Niệu B (62,6%) và khoa Tổng quát 1 (64,8%). Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay giữa các khoa khơng đồng đều, tập trung cao ở các khoa thuộc khối Hồi sức và khối Niệu. Tuy nhiên, các khoa cần xem lại cơng tác huấn luyện và đào tạo nhân viên y tế, nhắc nhở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 538 tuân thủ vệ sinh tay và thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên. Tuân thủ vệ sinh tay và các đối tượng nhân viên y tế Bảng 3. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo từng nhĩm đối tượng STT Đối tượng Cĩ rửa tay Khơng rửa tay Kiểm định χ2 n % n % 1 Bác sĩ 310 39,3 478 60,7 p < 0,00001 2 Điều dưỡng 5089 83,2 1025 16,8 3 Hộ lý 119 63,3 69 36,7 4 Học sinh – Sinh viên 249 56,2 194 43,8 Nhận xét: Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay giữa các nhĩm đối tượng nhân viên y tế. Điều dưỡng cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh thay cao nhất (83,2%) sau đĩ là hộ lý (63,3%), học sinh – sinh viên (56,2%). Bác sĩ cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thấp nhất (39,3%). Điều này cĩ thể được giải thích do: điều dưỡng là đối tượng tiếp xúc nhiều nhất với người bệnh; đồng thời đây cũng là đối tượng thường xuyên được kiểm tra, giám sát, nhắc nhở nên tỷ lệ tuân thủ cao hơn các đối tượng khác. Đây là vấn đề cần chú ý trong quá trình tập huấn, đào tạo; cần tuyên truyền cho các bác sĩ về vai trị quan trọng của vệ sinh tay và nâng cao vai trị của bác sĩ trong tuân thủ vệ sinh tay khi thăm khám bệnh hàng ngày. Tuân thủ vệ sinh tay và 5 thời điểm khuyến cáo vệ sinh tay của WHO Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay giữa 5 thời điểm khuyến cáo vệ sinh tay của WHO. Thời điểm sau phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể cĩ tỷ lệ tuân thủ cao nhất (91,0%); sau đĩ là thời điểm sau khi tiếp xúc người bệnh (79,8%) và sau khi tiếp xúc mơi trường xung quanh người bệnh (76,3%). Hai thời điểm trước khi tiến hành thủ thuật vơ khuẩn và trước khi tiếp xúc người bệnh cĩ tỷ lệ tuân thủ thấp nhất (lần lượt là 76,3% và 63,6%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy (2010), Bệnh viện Nhi đồng 1 (2012) và Bệnh viện Nhi đồng 2 (2013)(4,5,6). Bảng 4. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời điểm khuyến cáo vệ sinh tay của WHO STT Thời điểm Cĩ rửa tay Khơng rửa tay Kiểm định χ2 n % n % 1 Trước khi tiếp xúc người bệnh 991 63,6 568 36,4 p < 0,00001 2 Trước khi thực hiện thủ thuật vơ khuẩn 1154 73,7 412 26,3 3 Sau khi phơi nhiễm máu, dịch cơ thể 1117 91,0 111 9,0 4 Sau khi tiếp xúc người bệnh 1786 79,8 452 20,2 5 Sau khi tiếp xúc mơi trường xung quanh người bệnh 719 76,3 223 23,7 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 7533 cơ hội cần phải vệ sinh tay tại 12 khoa lâm sàng từ ngày 01/07/2017 đến hết ngày 31/10/2017, chúng tơi rút ra một số kết luận như sau: Việc tuân thủ rửa tay của NVYT khi cĩ cơ hội trong chăm sĩc người bệnh cịn chưa cao (76,5%). Vệ sinh tay với cồn (95,9%) chiếm ưu thế hơn so với vệ sinh tay với xà phịng – nước (4,1%). Cĩ sự phân bố khơng đồng đều tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo các khoa (tỷ lệ tuân thủ dao động từ 62,6 – 94%), tất cả các khoa đều cĩ tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao trên 50%. Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tuân thủ giữa các đối tượng nhân viên y tế: cao nhất Điều dưỡng (83,2%) và Hộ lý (63,3%), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 539 thấp nhất ở học sinh – sinh viên (56,2%) và Bác sĩ (39,3%). Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tuân thủ giữa các thời điểm khuyến cáo cần vệ sinh tay của WHO: cao nhất ở thời điểm sau khi phơi nhiễm máu, dịch tiết cơ thể (91,0%) và sau khi tiếp xúc người bệnh (79,8%); thấp nhất ở thời điểm trước khi tiếp xúc người bệnh (63,6%) và trước khi tiến hành thủ thuật vơ khuẩn (73,7%). KIẾN NGHỊ Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ vệ sinh tay tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện Bình Dân được thực hiện khá tốt, đồng thời kết quả này cũng gợi ý chương trình vệ sinh tay của bệnh viện cần tập trung vào những đối tượng, những khoa, những thời điểm chưa cĩ sự tuân thủ vệ sinh tay tốt. Từ đĩ, chúng tơi đưa ra một số kiến nghị như sau: Cung cấp đầy đủ và sẵn sàng các chai dung dịch rửa tay nhanh chất lượng tốt tại hành lang các khoa, phịng, trong phịng bệnh nhân và tại mỗi giường của bệnh nhân (đối với khoa hồi sức cấp cứu tích cực). Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh tay thơng qua poster, hướng dẫn và screensaver. Tổ chức huấn luyện về vệ sinh tay cho nhân viên y tế 2 lần/ năm: đặc biệt huấn luyện cho đối tượng bác sĩ và học sinh – sinh viên đến học và thực tập tại bệnh viện. Bên cạnh đĩ cần đưa vấn đề tuân thủ vệ sinh tay vào thi đua khen thưởng của bệnh viện nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ. Tăng cường giám sát vệ sinh tay ở tất cả các khoa trong bệnh viện. Nâng cao kỹ năng của nhân viên giám sát thơng qua huấn luyện đào tạo. Cĩ biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cá nhân, tập thể khoa thực hiện tốt vấn đề vệ sinh tay; đồng thời, cĩ các biện pháp chế tài thích hợp đối với các cá nhân, tập thể chưa thực hiện tốt chương trình vệ sinh tay trong bệnh viện. Các kết quả tuân thủ vệ sinh tay được báo cáo lên Hội đồng Kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện, Ban Giám đốc và các khoa phịng được giám sát để kịp thời điều chỉnh và đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boyce JM, Pittet D (2002). Guideline for hand hygiene in Health-care settings, Recommendations of the Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee and the HICPAC/SHEA/APIC/IDSA Hand Hygiene Task Force. MMWR Recomm Rep.51(RR-16):1-45. 2. Kampf G, Lưffler H, Gastmeier P (2009). Hand Hygiene for the Prevention of Nosocomial Infections. Dtsch Arztebl Int. 106(40): pp 649–655. 3. Lê Kiến Ngãi, Lục Thị Thu Quỳnh và cs (2011). Hiệu quả của các chương trình thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Huế, 8(6), tr 74 – 79. 4. Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang (2010). Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2): tr 436-439. 5. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013). Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi đồng 2, 16(2):tr 128- 131. 6. Nguyễn Thị Thanh Hà và cộng sự (2012). Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi đồng 1, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2):tr 128-131. 7. Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thanh Thủy và cộng sự (2005), Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh bàn tay của Nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc, Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, tr. 136-141. Ngày nhận bài báo: 04/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_su_tuan_thu_ve_sinh_tay_cua_nhan_vien_y.pdf
Tài liệu liên quan