Tài liệu Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU
DƯỠNG VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI
Nguyễn Hồng Quang*, Nguyễn Thị Dung*, Trần Thái Hiền*, Trịnh Thị Chinh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên có vai trò rất quan
trọng và ngày càng được nâng cao. Người điều dưỡng cộng tác cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân nhưng do tính chất công việc có nhiều sức ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rất cao. Theo Hiệp hội Lao động
Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là một trong những nghề đứng đầu danh sách bị sức ép công việc quá lớn.
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại trường Cao
đẳng Y tế Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Stress
trên điều dưỡng (NSS) và bộ công cụ th...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU
DƯỠNG VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI
Nguyễn Hồng Quang*, Nguyễn Thị Dung*, Trần Thái Hiền*, Trịnh Thị Chinh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên có vai trò rất quan
trọng và ngày càng được nâng cao. Người điều dưỡng cộng tác cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân nhưng do tính chất công việc có nhiều sức ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rất cao. Theo Hiệp hội Lao động
Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là một trong những nghề đứng đầu danh sách bị sức ép công việc quá lớn.
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại trường Cao
đẳng Y tế Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Stress
trên điều dưỡng (NSS) và bộ công cụ thang đo cảm nhận căng thẳng (PSS).
Kết quả: Mức độ stress ở đối tương nghiên cứu chủ yếu là stress nhẹ chiếm 74,8%, còn lại 25,2% đối tượng
nghiên cứu có mức độ stress vừa. Không có tỷ lệ bị stress nặng. Trong nhóm các tác nhân gây stress thì nhóm liên
quan đến thời gian và khối lượng công việc gây ra tỷ lệ stress cao nhất. Nhóm liên quan đến mối quan hệ trong
công việc là nhóm gây stress thấp nhất.
Kết luận: Các yếu tố gây stress cho điều dưỡng cần được lãnh đạo bệnh viện và bản thân người điều dưỡng
nhận thức để có cách ứng phó tốt nhất. Qua đó có thể nâng cao hiệu suất làm việc của điều dưỡng và nâng cao
chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Từ khóa: stress, sinh viên điều dưỡng, NSS, PSS.
ABSTRACT
SURVEY OF OCCUPATIONAL STRESS LEVEL AMONG NURSING STUDENTS IN DONG NAI
MEDICAL COLLEGE
Nguyen Hong Quang, Nguyen Thi Dung, Tran Thai Hien, Trinh Thi Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 51 - 55
Background: Nowadays, nurses have played an important role in health care systems. They collaborate with
doctors in giving the best treatment to patients and have to work under pressure environment. Hence, the level of
occupational stress among them is high. According to the US Labor Association, nursing profession is one of the
most stressful jobs.
Objectives: To determine occupational stress levels among nursing students who work while studying in
Dong Nai Medical College.
Methods: A cross-sectional study was conducted using a structured questionnaire based on the NSS and
PSS.
Results: Mild stress level accounted for 4.8% and moderate stress level 25.2%. None of subjects suffered
from severe stress. Working hours and workload were the most common causal factors and work relationship
accounted for the lowest proportion.
Conclusions: Managers of hospitals and student nurses should recognize causes of stress in order to deal
* Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hồng Quang ĐT: 0919331379 Email: quangnguyenh2@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 52
with it better, through which patient care efficiency and quality are improved.
Keywords: stress, nursing students, NSS, PSS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi stress
nghề nghiệp là một trong những mối đe dọa
nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI. Theo số liệu
thống kê, trầm cảm hiện đã là gánh nặng lớn
nhất của các quốc gia giàu có, bởi nó làm suy
giảm chất lượng cuộc sống hoặc giảm tuổi thọ.
Trong khi tại các quốc gia đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) các bệnh có nền tảng tâm lý
đang có xu hướng mở rộng. Đến năm 2030, theo
đánh giá của WHO – trầm cảm có thể trở thành
vấn đề sức khỏe lớn nhất, vượt qua cả các bệnh
hệ tim mạch và AIDS(5).
Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
người bệnh, điều dưỡng viên có vai trò rất quan
trọng và ngày càng được nâng cao, họ cộng tác
cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân nhưng do tính chất công việc có nhiều sức
ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rất cao. Theo
Hiệp hội Lao động Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là
một trong những nghề đứng đầu danh sách bị
sức ép công việc quá lớn và có tỉ lệ nhân viên
stress rất cao(1).
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai là trường
chuyên đào tạo cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, bao gồm các ngành: Điều dưỡng,
Dược, Hộ sinh, Vật lý trị liệu trình độ trung cấp
và cao đẳng. Trong đó điều dưỡng là một trong
những ngành chủ đạo và được đào tạo ở cả hai
hình thức chính quy và liên thông. Trong đó sinh
viên điều dưỡng liên thông là đối tượng học chịu
nhiều áp lực trong đó có áp lực về công việc tại
bệnh viện và các cơ sở y tế nơi họ làm việc.
Nhằm đánh giá thực trạng stress nghề nghiệp
của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại
trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai là lý do chúng
tôi chọn đề tài này để xác định lý do stress và các
yếu tố liên quan với mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của
sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại
trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên điều dưỡng đang học hệ cử nhân
vừa học vừa làm đang làm việc tại các cơ sở y tế
và đang học tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
năm học 2015-2016.
Tiêu chí chọn mẫu
Sinh viên đang học cao đẳng điều dưỡng liên
thông tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Sinh viên không có mặt tại thời điểm đánh
giá.
Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Cỡ mẫu
Tất cả sinh viên đang học cao đẳng điều
dưỡng liên thông tại trường Cao đẳng Y tế Đồng
Nai.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi soạn sẵn được xây dựng lại dựa
trên thang đo Stress trên điều dưỡng (NSS) và bộ
công cụ thang đo cảm nhận căng thẳng (PSS) cho
phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu
nghiên cứu.
Bộ câu hỏi bao gồm 29 câu hỏi liên quan đến
các nhóm tác nhân gây stress:
Nhóm A: Nhóm tác nhân gây stress liên
quan đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh
gồm 7 câu.
Nhóm B: Nhóm tác nhân gây stress liên quan
mối quan hệ trong công việc gồm 7 câu.
Nhóm C: Nhóm tác nhân gây stress liên
quan đến thời gian và khối lượng công việc gồm
6 câu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 53
Nhóm D: Nhóm tác nhân gây stress liên
quan đến điều trị và chăm sóc gồm 5 câu.
Nhóm E: Nhóm tác nhân gây stress khác.
Mỗi một câu hỏi có 4 mức độ tương đương
với mức điểm như sau:
Không bao giờ: 1 điểm
Thỉnh thoảng: 2 điểm
Thường xuyên: 3 điểm
Rất thường xuyên: 4 điểm
Mức độ stress được phân loại ở ba mức độ theo
thang điểm sau:
Stress nhẹ: 29 điểm - 68 điểm
Stress vừa: 69 điểm đến 91 điểm
Stress nặng: Từ 92 điểm đến 116 điểm
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Tháng 12
năm 2015 tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
Xử lý và phân tích số liệu: Các phiếu sau khi
thu thập sẽ được kiểm tra, xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham
gia nghiên cứu
Tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu là
127, trong đó nữ chiếm 113 (89%), nam 14 (11%).
Trong tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu
thì có 88 (69,3%) là sinh viên năm nhất, 39
(30,7%) là sinh viên năm 2.
Thực trạng stress nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 1: Mức độ stress của đối tượng nghiên cứu
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Stress nhẹ 95 74,8
Stress vừa 32 25,2
Tổng số 127 100
Tất cả 127 (100%) điều dưỡng tham gia
nghiên cứu đều có stress, tuy nhiên mức độ
stress nhẹ ở đối tương nghiên cứu là chủ yếu,
chiếm 74,8%, còn lại 25,2 % đối tượng nghiên
cứu có mức độ stress vừa. Không có tỷ lệ bị
stress nặng.
Nhân tố gây stress nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 2: Mức độ gây stress của các tác nhân trên đối
tượng nghiên cứu
Mức độ Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D Nhóm E
Stress
nhẹ
99
(77,9%)
119
(93,7%)
55
(43,3%)
115
(91,3%)
83
(65,4%)
Stress
vừa
25
(19,6%)
08 (6,3%)
52
(40,9%)
09
(7,0%)
36
(28,3%)
Stress
nặng
03
(2,3%)
00 (0%)
29
(15,8%)
03
(1,7%)
08
(6,3%)
Trong nhóm các tác nhân gây stress thì C
là nhóm liên quan đến thời gian và khối lượng
công việc gây ra tỷ lệ stress nặng nhất. Tác
nhân gây stress nhóm B là nhóm liên quan đến
mối quan hệ trong công việc là nhóm gây
stress thấp nhất.
Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan
đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh (A),
nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng
nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố “Nhìn
thấy sự đau đớn chịu đựng của người bệnh”, đạt
334/508 điểm.
Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan
mối quan hệ trong công việc (B), nhân tố được
đánh giá ở mức độ căng thẳng nhiều trong nhóm
tác nhân này là nhân tố “Thiếu cơ hội để trao đổi
cởi mở với lãnh đạo của khoa, bệnh viện”, đạt
239/508 điểm.
Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan
đến thời gian và khối lượng công việc (C),
nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng
nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố
“Quá tải công việc do thiếu điều dưỡng viên”,
đạt 334/508 điểm.
Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan
đến điều trị và chăm sóc (D), nhân tố được đánh
giá ở mức độ căng thẳng nhiều trong nhóm tác
nhân này là nhân tố “Cảm giác bất lực khi thấy
tình trạng của người bệnh không được cải
thiện”, đạt 270/508 điểm.
Trong nhóm tác nhân gây stress khác (E),
nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng
nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố “Môi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 54
trường làm việc: ồn ào, dễ tiếp xúc với mầm
bệnh, dễ gây thương tích”, đạt 328/508 điểm.
Mối liên quan giữa mức độ stress nghề
nghiệp và một số yếu tố
Bảng 3: Mối liên quan giữa mức độ stress và giới
tính
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số
Giới tính
Nam 10 (71,4%) 4 (28,6%) 14 (100%)
Nữ 85 (75,2%) 28 (24,8%) 113 (100%)
Tổng số 95 32
p=0,758
Tình trạng stress giữa nam và nữ không có
sự khác nhau.
Bảng 4: Mối liên quan giữa mức độ stress và năm học
Năm học
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số
Năm 1 62 (70,5%) 26 (20,5%) 88 (100%)
Năm 2 33 (84,6%) 6 (15,4%) 39 (100%)
Tổng số 95 32
p =0,090
Sinh viên năm thứ nhất có tỷ lệ stress mức
vừa cao hơn so với sinh viên năm 2, tuy nhiên
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p
>0,05).
Bảng 5: Mối liên quan giữa mức độ stress nghề
nghiệp và tuổi
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số
Dưới 25 tuổi 33 (68,7%) 15 (31,3%) 48 (100%)
25-35 41 (78,8%) 11 (21,2%) 52 (100%)
Trên 35 tuổi 21 (77,8%) 6 (22,2%) 27 (100%)
Tổng số 95 32 127
p = 0,47
Nhóm đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi
dưới 25 tuổi có tỷ lệ stress mức độ vừa cao nhất,
tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không
có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
BÀN LUẬN
Trong 5 nhóm tác nhân gây stress thì
nhóm nhân tố liên quan đến thời gian và khối
lượng công việc (C) gây ra tỷ lệ stress cao
nhất, điều này tương đồng với nghiên cứu của
Dragana Milutinovic và cộng sự tiến hành ở
Serbia trên 1000 điều dưỡng đang công tác tại
khoa ICU thì khối lương công việc (làm quá
giờ, làm việc theo ca kíp, thời gian làm việc
nghỉ ngơi không phù hợp, và áp lực phải hoàn
thành công việc trong 1 thời gian ngắn) là yếu
tố gây stress đáng kể, chỉ đi sau yếu tố chứng
kiến cái chết của bệnh nhân(3). Nghiên cứu
Samar M. Kamal tiến hành ở bệnh viện công
tại Taif Arap Saudi trên 148 điều dưỡng cho
thấy tác nhân khối lượng công việc là tác nhân
thường xuyên gây ra stress cho điều dưỡng(4).
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến
bệnh nhân và thân nhân người bệnh (A): Trong
nhóm này thì nhân tố nhìn thấy sự đau đớn, chịu
đựng của người bệnh gây áp lực cao nhất cho
điều dưỡng, chiếm 334/508 điểm. Trong nghiên
cứu của Trần Thị Ngọc Mai tiến hành trên 299
sinh viên điều dưỡng tại Đại học Y Hà Nội cũng
cho thấy kết quả tương tự việc chứng kiến sự
đau đớn chịu đựng của người bệnh là yếu tố gây
stress cho người điều dưỡng(6). Vì thế người điều
dưỡng cần chuẩn bị tâm lý để sãn sàng đối phó
với mọi tình huống xảy ra.
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối
quan hệ trong công việc (B): Đây là nhóm gây
stress thấp nhất trong 5 nhóm yếu tố gây stress.
Trong các nhân tố của nhóm gây stress này thì
nhân tố thiếu cơ hội để trao đổi cởi mở với lãnh
đạo của khoa, bệnh viện là gây stress cao nhất,
chiếm 239/508 điểm. Trong thực tế, người điều
dưỡng ít có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo so với việc
gặp gỡ nhân viên cùng trong khoa. Việc bất
đồng với các thành viên trong nhóm chăm sóc là
thấp điểm nhất (199/508) cho thấy điều dưỡng
trong khoa trại có mối quan hệ tốt với nhau
trong công tác. Điều dưỡng cần tích cực phát
huy việc trao đổi thông tin với nhau nhằm chăm
sóc bệnh nhân một cách tốt nhất. Điều này tương
đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai tiến
hành trên 299 sinh viên điều dưỡng tại Đại học Y
Hà Nội (6).
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến thời
gian và khối lượng công việc (C): trong nhóm
này thì nhân tố quá tải công việc do thiếu điều
dưỡng viên là nhân tố gây stress cao nhất, chiếm
334/508 điểm. Theo kế hoạch phát triển nhân lực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 55
trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn
2015– 2020(2) cho thấy nhu cầu về điều dưỡng cần
bổ sung nhiều trong những năm sắp tới để đáp
ứng nhu cầu chăm sóc của nhân dân. Việc điều
dưỡng hiện nay bị quá tải công việc do thiếu
điều dưỡng viên là điều không tránh khỏi.
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến
điều trị và chăm sóc (D): trong nhóm này thì
nhân tố cảm giác bất lực khi thấy tình trạng
của người bệnh không được cải thiện là nhân
tố gây stress nhiều nhất chiếm 270/508 điểm.
Điều này tương đồng với nghiên cứu của
Dragana Milutinovic và cộng sự tiến hành ở
Serbia trên 1000 điều dưỡng đang công tác tại
khoa ICU thì việc phải chứng kiến cái chết và
sự chịu đựng đau đớn của người bệnh là yếu
tố gây stress nhất cho điều dưỡng(3).
Nhóm tác nhân gây stress khác (E) thì nhân
tố môi trường làm việc: Ồn ào, dễ tiếp xúc với
mầm bệnh, dễ gây thương tích tạo áp lực nhiều
nhất cho điều dưỡng, chiếm 328/508 điểm. Điều
này cũng có thể được giải thích do tình trạng quá
tải của các cơ sở y tế và đặc thù của công việc
điều dưỡng là phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân
và nguy cơ bị phơi nhiễm trong quá trình chăm
sóc bệnh nhân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong 5 nhóm tác nhân gây stress thì nhóm
nhân tố liên quan đến thời gian và khối lượng
công việc (nhóm C) gây ra tỷ lệ stress cao nhất.
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối
quan hệ trong công việc (nhóm B) có tỷ lệ stress
thấp nhất.
Cần tăng cường cỡ mẫu để tìm ra được các
mối liên quan giữa các yếu tố gây stress và các
yếu tố nhân khẩu học.
Nhận thức các yếu tố gây stress cao giúp
Điều dưỡng loại bỏ stress trong công việc
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chăm
sóc bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo động stress ở điều dưỡng, truy cập
ngày 23/03/2016.
2. Cục Quản lý khám chữa bệnh. Quyết định số 2992/QĐ-BYT
ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển
nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015
– 2020, truy cập ngày 24/03/2016.
3. Milutinovic, Arh Hig Rada Toksikol (2012). Professional stress
and health in ICU nurses in Serbia. The Journal of Institute for
Medical Research and Occupational Health, 63(2):171.
4. Samar M Kamal (2012). The effect of nurses’Percieved Job
related stressor on job satisfaction in Taif government
hospitals in Kingdom of Saudi Arabia. Journal of Ameriacan
Science, 2012; 8(3): 119-125. (ISSN: 1545 – 1003).
5. Stress nghề nghiệp - Mối đe dọa nguy hiểm của thế kỷ XXI,
truy cập ngày 04/03/2016.
6. Trần Thị Ngọc Mai (2014). Thực trạng stress nghề nghiệp của
điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học
tại trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây. Tạp chí
y học thực hành, 4: tr. 110-115.
Ngày nhận bài báo: 7/7/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/8/2016
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thuc_trang_stress_nghe_nghiep_cua_sinh_vien_dieu_du.pdf