Khảo sát thực hiện 5S tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Tài liệu Khảo sát thực hiện 5S tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 98 KHẢO SÁT THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH ViỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Tất Mỹ Hoa*, Võ Văn Nhanh*, Nguyễn Thị Tuyết Mai* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phương pháp 5s là một trong những phương pháp quản lý chất lượng môi trường làm việc của một tổ chức. Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đặc biệt là tại khoa cấp cứu, môi trường làm việc vẫn còn nhiều lãng phí và bất cập. Vì vậy, việc áp dụng quy trình 5s nhằm cải thiện chất lượng môi trường làm việc tại khoa cấp cứu là điều hết sức cần thiết. Mục tiêu: Áp dụng quy trình 5s vào hoạt động của khoa cấp cứu và đánh giá điều kiện làm việc cũng như tình trạng làm việc của nhân viên sau khi áp dụng 5s. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016. Đối tượng nghiên cứu là bốn mươi cán bộ/nhân viên của khoa cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Nghiên cứu sử dụng bảng...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực hiện 5S tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 98 KHẢO SÁT THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH ViỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Tất Mỹ Hoa*, Võ Văn Nhanh*, Nguyễn Thị Tuyết Mai* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phương pháp 5s là một trong những phương pháp quản lý chất lượng môi trường làm việc của một tổ chức. Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đặc biệt là tại khoa cấp cứu, môi trường làm việc vẫn còn nhiều lãng phí và bất cập. Vì vậy, việc áp dụng quy trình 5s nhằm cải thiện chất lượng môi trường làm việc tại khoa cấp cứu là điều hết sức cần thiết. Mục tiêu: Áp dụng quy trình 5s vào hoạt động của khoa cấp cứu và đánh giá điều kiện làm việc cũng như tình trạng làm việc của nhân viên sau khi áp dụng 5s. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016. Đối tượng nghiên cứu là bốn mươi cán bộ/nhân viên của khoa cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Nghiên cứu sử dụng bảng kiểm soạn sẵn dựa trên các nghiên cứu khác, đánh giá 2 khía cạnh là điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên. Hình ảnh điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên cũng được thu thập để đánh giá sự thay đổi trước và sau khi áp dụng quy trình 5s tại khoa cấp cứu. Kết quả: Kết quả cho thấy trong từng bước của quy trình 5s, đều có những hành động nhân viên chưa thực hiện trước khi áp dụng 5s. Ở bước sàng lọc hầu hết nhân viên chưa thực hiện việc nhận dạng những đồ đạc cần bỏ đi, dán nhãn chúng một cách rõ ràng để xử lý (9/40). Ở bước sắp xếp, hai nội dung nhân viên ít thực hiện trước khi áp dụng 5s là sắp xếp đồ đạc hỗ trợ công việc theo một chu trình liên tục (10/40) và di chuyển đồ đạc đến khu vực lưu trữ thứ cấp (11/40). Ở bước sạch sẽ, hành động đánh dấu khu vực làm việc của nhân viên ít được thực hiện. Sau khi triển khai 5s, điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên đều cải thiện đáng kể. Các nhân viên cũng cam kết tiếp tục thực hiện 5s trong thời gian sắp tới vì nhận thấy được lợi ích của việc thực hiện 5s trong môi trường làm việc cũng như công việc hằng ngày. Kết luận: Việc áp dụng 5s vào môi trường làm việc của khoa đã đạt được những thành công nhất định. Từ những kết quả đạt được có thể thấy cần nhân rộng mô hình này ra các khoa phòng khác. Bên cạnh đó để duy trì hoạt động cần thành lập các đội kiểm tra, thi đua để duy trì 5s tại các khoa/phòng. Ngoài ra, quy trình 5s cần phải liên tục cải tiến sao cho phù hợp với thực tế tại bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình 5s. Từ khóa: quy trình 5s, khoa cấp cứu, môi trường làm việc. ABSTRACT EVALUATION OF 5S PROCEDURE IMPLEMENTATION IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Tat My Hoa, Vo Van Nhanh, Nguyen Thi Tuyet Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 98 - 105 Background: 5s method is one of quality control methods of work environment of an organization. In Nguyen Tri Phuong hospital, especially in the emergency department, the work environment remains wastefully and insufficiently. Therefore, the application of 5s method to improve the quality of working environment in the emergency department is necessary. Objectives: Implementing 5s procedures on operations of the emergency department and evaluating working conditions and working status of health staff after applying 5s. * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai ĐT: 0903674319 Email: mai2p@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 99 Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted from January to December 2016. Study population was forty health staff working in the emergency department of Nguyen Tri Phuong hospital. A checklist based on previous studies was developed to evaluate two aspects including working conditions and working status of health staff. Photos about working conditions and working status of the health staff were also collected to evaluate the changes after application of 5s procedures in the emergency department. Result: Results showed that at each step of the 5s, there were several actions those were not implemented by health staff before 5s application. At the sorting step, most employees did not screen unnecessary items and then label them clearly for handling (9/40). At the set-in order step, two actions those health staff hardly practiced were arranging items in a way that support works in a continuous cycle (10/40) and moving items to a secondary storage area (11/40). At the shine step, most of health staff did not mark the working areas. After deploying 5s, working conditions and working status of health staff were significantly improved. The health staff also committed to continue implementing 5s soon as it realized benefits of implementation of 5s in their working environment as well as their routine work. Conclusion: The application of 5s on the working environment of the emergency department had achieved certain successes. Those results showed that 5s procedures should be replicated to other divisions and departments in the hospital. Besides, it should establish inspection teams and hold competitions to maintain 5s in divisions and departments of the hospital. Moreover, the 5s procedures should be improved continuously so that it should be appropriate to hospital’s setting and that in turn improve the effectiveness of 5s procedure. Keywords: 5s procedure, emergency department, working environment. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhu cầu của người bệnh luôn luôn thay đổi, các công nghệ trong y tế vẫn tiếp tục được phát triển, và ngày càng xuất hiện nhiều thế hệ thuốc cũng như các kỹ thuật y tế mới hơn. Trong khi đó, áp lực nâng cao chất lượng và giảm chi phí y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng cao hơn qua mỗi năm. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cơ sở khám chữa bệnh vẫn gặp phải những lãng phí trong hoạt động thường ngày như lãng phí do sản xuất quá mức, lãng phí do chờ đợi, lãng phí nguồn nhân lực khiến cho chi phí y tế cũng như chất lượng các dịch vụ y tế tăng cao. Phương pháp 5s với 5 bước thực hiện gồm sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng là một trong những phương pháp quản lý chất lượng môi trường làm việc của một tổ chức(2). Mục đích của 5s là tạo ra một môi trường làm việc có tổ chức và an toàn cho nhân viên từ đó làm giảm chi phí và nguồn lực cho tổ chức(3). Trong lĩnh vực y tế, phương pháp 5s hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đặc biệt là tại khoa cấp cứu của bệnh viện, công tác y tế đã được triển khai thực hiện theo quy trình chuẩn trong nhiều năm, tuy nhiên hiệu quả và chất lượng của công tác tại phòng cấp cứu vẫn chưa cao. Theo khảo sát sơ bộ của tác giả, tại khoa cấp cứu các vật tư, thiết bị, phương tiện chăm sóc không ngăn nắp, sạch sẽ và chưa sẵn sàng. Bên cạnh đó các vật tư tiêu hao tồn kho tại phòng vẫn còn rất nhiều và máy móc, vật tư thiết bị chưa chuẩn hóa đồng bộ. Ngoài ra, ý thức cá nhân về trật tự khoa phòng của nhân viên y tế vẫn chưa cao. Xuất phát từ thực tế này, việc áp dụng quy trình 5s nhằm cải thiện chất lượng môi trường làm việc tại khoa cấp cứu là điều hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Áp dụng quy trình 5s vào hoạt động của khoa cấp cứu và đánh giá điều kiện làm việc cũng như tình trạng làm việc của nhân viên sau khi áp dụng 5s. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 100 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bốn mươi cán bộ/nhân viên của khoa cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016. Nghiên cứu được triển khai hai giai đoạn: giai đoạn 1: triển khai bước đầu 5s tại khoa cấp cứu. Trong giai đoạn này, điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của 40 nhân viên sẽ được đánh giá trước khi áp dụng 5s (đánh giá trước), sau đó quy trình 5s được áp dụng tại khoa. Đến tháng 9/2016 sẽ đánh giá lại điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên (đánh giá sau). Giai đoạn 2 từ tháng 11/2016 sẽ tiếp tục triển khai 5s tại các khoa/phòng khác cho đến cuối năm 2016. Một bảng kiểm dựa trên các nguyên cứu trên thế giới đã sử dụng được dùng để đánh giá trước và sau điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên. Đối với điều kiện làm việc, nhân viên được đánh giá dựa trên 5 bước của quy trình 5s. Ở bước sàng lọc, nhân viên sẽ được đánh giá 6 nội dung như dọn dẹp bàn, kệ, tủ; đổ và dọn dẹp rác v.v. Bệnh nhân sẽ được 1 điểm nếu thực hiện từng nội dung và được 0 điểm nếu không thực hiện nội dụng. Điểm trung bình của bước sàng lọc sẽ được tính dựa trên tổng điểm của 6 nội dung. Các bước sắp xếp (6 nội dung), sạch sẽ (4 nội dung), săn sóc (6 nội dung) và sẵn sàng (7 nội dung) cũng có cách tính điểm tương tự như bước sàng lọc. Đối với tình trạng làm việc bệnh nhân được đánh 7 nội dung như từng tham dự lớp tập huấn 5s, thực hiện cam kết 5s v.v. Bệnh nhân nếu có thực hiện một nội dung sẽ được 1 điểm, nếu không thực hiện sẽ được 0 điểm. Điểm tình trạng làm việc là điểm trung bình của tổng điểm 7 nội dung. Hình ảnh điều kiện làm việc và tình trạng làm việc của nhân viên cũng được thu thập để đánh giá sự thay đổi trước và sau khi áp dụng quy trình 5s tại khoa cấp cứu. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Điều kiện làm việc của nhân viên trước và sau khi áp dụng 5s Bảng 1: Các nội dung của bước sàng lọc trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) SÀNG LỌC Trước Sau Dọn dẹp các bàn, kệ, tủ và băng ghế dài 13/40 38/40 Đổ và dọn dẹp rác, chất thải 35/40 40/40 Nhận dạng những đồ đạc cần bỏ đi, dán nhãn chúng một cách rõ ràng để xử lý 9/40 36/40 Dọn dẹp các ổ đĩa điện tử, các tệp, tập tin trên màn hình máy tính 23/40 34/40 Di chuyển, dọn dẹp các vật dụng không còn sử dụng; các nội quy thông báo cũ trên các bảng ghi chú và các bức tường 12/40 32/40 Di chuyển đồ đạc, vật dụng bỏ đi đến khu vực lưu trữ tạm thời 21/40 40/40 Điểm (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 2,7 ± 0,8 3,5 ± 2,5 Kết quả cho thấy trước khi áp dụng 5s, hầu hết nhân viên chưa thực hiện việc nhận dạng những đồ đạc cần bỏ đi, dán nhãn chúng một cách rõ ràng để xử lý. Tuy nhiên sau khi được tập huấn và áp dụng 5s vào quy trình làm việc số nhân viên thực hiện việc nhận dạng đồ đạc tăng lên đánh kể (36/40). Điều này hoàn toàn phù hợp vì trước khi tập huấn 5s, nhân viên tại khoa cấp cứu chưa quan tâm nhiều đến việc phân loại giữa những vật dụng còn sử dụng và không còn sử dụng và dán nhãn những vật dụng này một cách rõ ràng. Nghiên cứu của Aziz(1) tại một bệnh viện chuyên khoa tại Malaysia cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể của nhân viên trong việc nhận dạng, phân loại các vật dung sau khi được tập huấn về 5s. Bảng 2: Các nội dung của bước sắp xếp trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) SẮP XẾP Trước Sau Sắp xếp đồ đạc vật dụng sao cho nó hỗ trợ cho công việc theo một chu trình liên tục 10/40 32/40 Đặt những vật dụng, thiết bị mà bạn sử dụng cùng nhau sao cho chúng nằm cạnh nhau 30/40 40/40 Di chuyển đồ đạc, thiết bị bạn không thường xuyên sử dụng đến khu vực lưu trữ thứ cấp 11/40 36/40 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 101 SẮP XẾP Trước Sau Thiết lập khu vực thao tác công việc theo một cách giống nhau, những đồ vật giống nhau hoặc cùng dạng thì đặt chung với nhau 29/40 37/40 Sắp xếp, tổ chức dán lại các bảng thông báo hoặc thông tin 21/40 36/40 Sử dụng các hộp/khay chứa đựng phù hợp để bỏ các đồ đạc, vật dụng sao cho nó không quá đầy hoặc trồi ra ngoài kệ hoặc để rơi ra sàn nhà 25/40 36/40 Điểm (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 3,1 ± 1,1 4,0 ± 1,7 Ở bước sắp xếp, hai nội dung nhân viên ít thực hiện trước khi áp dụng 5s là sắp xếp đồ đạc hỗ trợ công việc theo một chu trình liên tục (10/40) và di chuyển đồ đạc đến khu vực lưu trữ thứ cấp (11/40). Điều này cũng được nhìn nhận bởi nhiều nhân viên của khoa khi đồ đạc thường không được sắp xếp phù hợp, do đó việc tìm kiếm thường rất mất thời gian. Bên cạnh đó tại khoa khu vực lưu trữ đồ đạc nhỏ hẹp do đó nhiều nhân viên ngại việc di chuyển đồ đạc đến khu vực này. Sau khi triển khai 5s, tỷ lệ nhân viên thực hiện hai hành động này cũng tăng lên đáng kể (32/40 và 36/40). Bảng 3. Các nội dung của bước sạch sẽ trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) SẠCH SẼ Trước Sau Dọn dẹp, lau chùi khu vực làm việc như cách mà bạn phân loại sao cho không còn dơ, bụi bặm hay rác. 30/40 40/40 Chắc chắn rằng chỗ làm việc của bạn đảm bảo an toàn và không tiềm ẩn những nguy cơ 30/40 40/40 Sắp xếp và tổ chức lại hệ thống dây cáp, dây điện giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất an toàn 29/40 36/40 Đánh dấu khu vực làm việc của bạn sau khi dọn dẹp và được bố trí sắp xếp lại một cách tuyệt vời 13/40 38/40 Điểm ((Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 2,5 ± 0,5 3,0 ± 1,0 Ở bước sạch sẽ, số nhân viên thực hiện các hành động trong bước này khá cao. Điều này có lẽ do liên quan đến quy trình vệ sinh vô khuẩn trong khoa cấp cứu đòi hỏi nhân viên phải giữ vệ sinh nơi làm việc. Hành động đánh dấu khu vực làm việc của nhân viên ít được thực hiện. Nghiên cứu của Azia(1) tại Malaysia và nghiên cứu của Young(4) cho thấy khi chưa được tập huấn 5s, hầu hết nhân viên y tế đều không chú ý quan tâm đến việc đánh dấu khu vực làm việc của mình, điều này dẫn đến việc sử dụng lẫn lộn các khu vực làm việc của tập thể nhân viên trong một khoa/phòng gây ra nhiều mâu thuẫn trong quá trình làm việc của nhân viên y tế. Sau khi tập huấn 5s cho nhân viên, tỷ lệ thực hiện các hành động trong khâu sạch sẽ đều cải thiện đáng kể. Bảng 4. Các nội dung của bước săn sóc trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) SĂN SÓC Trước Sau Đồng ý với những tiêu chuẩn về khu vực làm việc của bạn 35/40 40/40 Hiển thị những hình ảnh để cho thấy những nơi/khu vực này nên trông như thế nào 17/40 37/40 Sử dụng hình thức dán nhãn, ký hiệu hoặc các hình ảnh để cho thấy được nơi lưu trữ các trang thiết bị, vật dụng. 24/40 39/40 Ghi chú, đánh dấu khu vực đặt để các thiết bị, xe đẩy được sắp xếp đánh dấu nhiều lớp/tầng 12/40 40/40 Sử dụng màu sắc quy định dán nhãn cho việc sắp xếp đồ vật 6/40 38/40 Thiết lập một danh sách hoặc bảng thời gian biểu cho nhóm của bạn để kiểm tra các khu vực thực hiện 5S và dọn dẹp, sắp xếp lại nếu thấy cần thiết 0/40 40/40 Điểm (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 2,5 ± 0,5 3,4 ± 2,1 Đối với bước săn sóc, nhân viên y tế phải thực hiện các bước sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ trước. Do đó tại bước này nếu nhân viên chưa được tập huấn về 5s thì ít có khả năng thực hiện các hành động trong bước này. Kết quả cũng phản ánh điều này khi tỷ lệ thực hiện các hành động trong bước này của các nhân viên y tế tại khoa cấp cứu thấp. Sau khi tập huấn về 5s, số nhân viên thực hiện các hành động trong bước này tăng lên đáng kể. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 102 Bảng 5. Các nội dung của bước sẵn sàng trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) SẴN SÀNG Trước Sau Cập nhật các quy trình và hướng dẫn về 5S 0/40 40/40 Phổ biến 5S đến các khu vực định hướng sẵn 0/40 40/40 Phân chia trách nhiệm, nghĩ vụ duy trì 5S theo từng khu vực 0/40 40/40 Kiểm tra và giám sát khu vực của bạn có đạt được các tiêu chuẩn 5S định kỳ hằng tuần 0/40 27/40 Công việc giám sát được thực hiện lần lượt và liên tục bởi các giám sát viên 0/40 10/40 Thông báo và đăng chia sẻ các kết quả kiểm tra của bạn 0/40 10/40 Khen thưởng và tổ chức kỷ niệm ăn mừng thành quả thực hiện 5S 0/40 1/40 Điểm (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 0,0 ± 0,0 2,1 ± 0,3 Ở bước sẵn sàng, nhân viên y tế sau khi thực hiện 5s cần tiếp tục duy trì các hoạt động đã thực hiện ở các bước nêu trên. Tại thời điểm đánh giá sau, hầu hết các hoạt động ở khâu sẵn sàng đều được thực hiện bởi nhân viên y tế. Tuy nhiên việc kiểm tra giám sát khu vực nhân viên đạt chuẩn 5s định kỳ hằng tuần vẫn chưa được thực hiện đầy đủ bởi vì công việc của nhân viên tại khoa quá nhiều, nên họ ít có thời gian để thực hiện việc kiểm tra này. Đây là điều cần cải thiện trong thời gian sắp tới. Tình trạng làm việc của nhân viên trước và sau khi áp dụng 5s Bảng 6. Các nội dung của bước sẵn sàng trước và sau khi áp dụng 5s (n = 40) NỘI DUNG Trước Sau Đã từng tham dự lớp tập huấn/khóa học ngắn hạn về 5s 0/40 40/40 Khóa học đã cung cấp thêm thông tin về việc thực hiện 5s tại nơi làm việc của tôi? 0/40 40/40 Thực hiện cam kết thực hiện 5s để đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ, an toàn 0/40 40/40 Các vật dụng sau khi được phân loại đều được sắp xếp ngay lập tức 0/40 32/40 Sắp xếp vật dụng sao cho dễ lấy và dễ trả lại sau khi sử dụng 0/40 40/40 Có lịch trình để đảm bảo nơi làm việc sạch bụi bậm 0/40 32/40 Hệ thống 5s là một hệ thống quản lý tốt 0/40 40/40 Điểm (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) 0,0 ± 0,0 3,7 ± 1,3 Kết quả cho thấy sau khi thực hiện 5s, tình trạng làm việc của nhân viên được cải thiện rõ ràng. Các nhân viên nhìn nhận rằng hệ thống 5s là một hệ thống quản lý tốt đồng thời nhờ 5s họ quản lý công việc tốt hơn. Họ cam kết thực hiện 5s trong thời gian sắp tới vì nhận thấy được lợi ích của việc thực hiện 5s trong môi trường làm việc cũng như công việc hằng ngày của bản thân. Bảng 7. Một số hình ảnh về hiệu quả áp dụng 5s tại khoa cấp cứu Trước khi áp dụng 5s Sau khi áp dụng 5s Quầy nhận bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 103 Trước khi áp dụng 5s Sau khi áp dụng 5s Nơi để xe lăn Xe tiêm Xe hồi sức cấp cứu Vali dụng cụ y tế Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 104 Trước khi áp dụng 5s Sau khi áp dụng 5s Tủ thuốc Khu vực để dụng cụ y tế Túi thuốc y tế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 105 Trước khi áp dụng 5s Sau khi áp dụng 5s KẾT LUẬN Mặc dù gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai 5s tại khoa cấp cứu, tuy nhiên việc áp dụng 5s vào môi trường làm việc của khoa đã đạt được những thành công nhất định. Từ những kết quả đạt được có thể thấy cần nhân rộng mô hình này ra các khoa phòng khác. Bên cạnh đó để duy trì hoạt động cần thành lập các đội kiểm tra, thi đua để duy trì 5s tại các khoa/phòng. Ngoài ra, quy trình 5s cần phải liên tục cải tiến sao cho phù hợp với thực tế tại bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình 5s. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Azia AA, Nishazini M, zizan NA (2014). Survey To See The Impact Of 5s Implementation Among Staff Of Kpj Seremban Specialist Hospital,Malaysia. IOSR Journal of Business and Management. 16, 3.I, Pp 82-96. 2. Ho SK, Cicmil S, Fung CK (1995). The Japanese 5-S practice and TQM training. Training for Quality, 3, 19-24. 3. Ikumaa LH, Nahmens I (2014). Making safety an integral part of 5S in Healthcare. Work, 47, 243–251. 4. Young FYF (2014). The Use of 5S in Healthcare Services: a Literature Review. International Journal of Business and Social Science. 5,10 (1). PP. 240-251. Ngày nhận bài báo: 31/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2016 Ngày bài báo được đăng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thuc_hien_5s_tai_benh_vien_nguyen_tri_phuong.pdf
Tài liệu liên quan