Khảo sát thời gian và chi phí khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai năm 2014

Tài liệu Khảo sát thời gian và chi phí khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai năm 2014: KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2014 Trần Thị Quỳnh Hương1, Đỗ Minh Quang và Cs TÓM TẮT Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Để đánh giá chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 2000 ca khám bệnh ngoại trú có BHYT tại bệnh viện năm 2014, cho kết quả như sau: Thời gian khám bệnh trung bình là là 2.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với trường hợp không làm cận lâm sàng là 1.87 giờ. Chi phí khám bệnh trung bình là 340.000.đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng, chi phí khám và cận lâm sàng 123.000 đồng. Các chỉ số đều giảm so với năm 2013 và đạt yêu cầu của Bộ Y tế đề ra. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám bệnh là vấn đề quan trọng của tất cả các cơ ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thời gian và chi phí khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2014 Trần Thị Quỳnh Hương1, Đỗ Minh Quang và Cs TÓM TẮT Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Để đánh giá chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 2000 ca khám bệnh ngoại trú có BHYT tại bệnh viện năm 2014, cho kết quả như sau: Thời gian khám bệnh trung bình là là 2.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với trường hợp không làm cận lâm sàng là 1.87 giờ. Chi phí khám bệnh trung bình là 340.000.đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng, chi phí khám và cận lâm sàng 123.000 đồng. Các chỉ số đều giảm so với năm 2013 và đạt yêu cầu của Bộ Y tế đề ra. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám bệnh là vấn đề quan trọng của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Giảm thời gian chờ khám bệnh bao gồm: thời gian đăng ký, khám bệnh, đóng viện phí, thực hiện cận lâm sàng, ra toa thuốc, nhận thuốc là tiêu chí có ý nghĩa đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh có BHYT. Để nâng cao chất lương khám bệnh và giảm thời gian chờ đợi trong thời gian qua, Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất đồng Nai cũng như nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã áp dụng nhiều biện pháp như tăng thêm phòng khám, triển khai hệ thống công nghệ thông tintuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đươc mong đợi của người bệnh. Vấn đề cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi khám bệnh được bộ Y tế quan tâm. Ngày 22 tháng 4 năm 2013 bộ Y Tế ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ, 2 cận lâm sàng là 3.5 giờ và 3 cận lâm sàng là 4 giờ. Thực tế tại bệnh viện Đa khoa Thống nhất quy trình khám bệnh đã được cải tiến liên tục và hiện tại cơ bản như hướng dẫn của Bộ y Tế, có 5 bước thêm khâu thu tiền cận lâm sàng hoặc thu ứng đối với bệnh nhân cấp cứu. Vấn đề chi phí khám chữa bệnh cũng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với mục tiêu tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Năm 2013 chúng tôi đã khảo sát trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí khám bệnh. Kết quả cho thấy trung bình thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai là 3.5 giờ, nếu không làm cận lâm sang trung bình là 2.4 giờ, chưa đạt yêu cầu của bộ Y Tế đề ra là 3 giờ và 2giờ. Sau đó bệnh viện đã có những biện pháp cải tiến quy trình khám bệnh, cải tạo cơ sở hạ tầng., tăng thêm phòng khám, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nhân viên hướng dẫn, cải tiến quy trình lấy mẫu xét nghiệmĐể đánh giá hiệu quả của công tác cải tiến quy trình khám bệnh và đề ra những biện pháp tiếp theo nhằm giảm thời gian chờ đợi tăng sự hài lòng người bệnh, chúng tôi tiếp tục làm nghiên cứu khảo sát trung bình thời gian khám bệnh và chi phí khám bệnh của bệnh nhân có bảo hiểm y tế năm2014. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1/Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú. 2/ Xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí khám bệnh. 1 BSCKII, Phó Giám đốc BVĐKTNĐN, SĐT: 0908406268, Email: tranquynhhuong984@yahoo.com.vn Hội đồng 6: ThS.BS Hoàng Văn Minh (CTHĐ), ThS.BS Nguyễn Thanh Hải, ThS.ĐD Cao Thị Hải Yến Tính khả thi của đề tài: Đề tài có thể thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vì đã có hệ thống mạng công nghệ thông tin quản lý công tác khám bệnh ngoại trú. Số liệu được lấy từ hệ thống mạng nên đảm bảo sự chính xác và có thể kiểm tra tại mọi thời điểm. Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ tốt, có khả năng truy cập, lấy và kiểm tra số liệu. Tính ứng dụng và cần thiết của đề tài: Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT năm 2013 về hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ. Năm 2013 chúng tôi đã nghiên cứu trung bình thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất là 3.5 giờ, nếu không thực hiện cận lâm sàng trung bình là 2.41 giờ chưa đạt yêu cầu của bộ. Chi phí khám bệnh trung bình là 434.200 đồng trong đó chi phí thuốc trung bình là 273.400 đồng. Chúng tôi làm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả sau một năm áp dụng các biện pháp cải tiến quy trình và công tác khám bệnh tại bệnh viện. Kết quả của đề tài sẽ giúp cho người quản lý có những chiến lược, giải pháp khắc phục và cải tiến quy trình khám bệnh tốt hơn đồng thời có những biện pháp điều chỉnh chi phí khám bệnh cho người bệnh hợp lý hơn mang lại sự hài lòng cho người bệnh. 1.3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hướng dẫn quy trình khám bệnh của bộ Y tế ban hành ngày 22/4/2013 [3] nêu rõ mục đích là hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế. Theo hướng dẫn quy trình khám có 4 bước, tuy nhiên đây là quy trình tối thiểu, thực tế mỗi bệnh viện áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có những cải tiến cho phù hợp. Tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất bệnh nhân phải đóng tiền cận lâm sàng trước đối với người bệnh không có bảo hiểm y tế và có bảo hiểm y tế nhưng chi phí cận lâm sàng cao. Nếu không thu trước, rất nhiều người bệnh sẽ thực hiện cận lâm sàng xong và bỏ về, không thanh toán và không lấy thuốc kể cả người có bảo hiểm y tế đã được giữ thẻ bảo hiểm do đó bệnh viện không thể kiểm soát được khâu này. Đề tài đã được một số tác giả nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Chiến [1] tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2012 thời gian khám bệnh trung bình 4.11 giờ. Quy trình khám bệnh ngắn nhất là 4 bước và dài nhất là 12 bước. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa [2 ] trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định” năm 2012 quy trình tối thiểu 4 bước nếu không làm cận lâm sàng và 5 bước nếu có 1 cận lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu Trần Thị Quỳnh Hương và cộng sự [4] trong nghiên cứu tương tự năm 2013 tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất, kết quả thời gian khám bệnh trung bình là 3.5 giờ và thời gian khám bệnh trung bình nếu không làm cận lâm sàng là 2 giờ 25 phút. Thời gian này chưa đạt được yêu cầu đề ra theo quyết định 1313/QĐ – BYT ngày 25/4/2013 của bộ Y Tế. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng: 2.1.1 Dân số mục tiêu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2013 2.1.2 Dân số chọn mẫu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú có BHYT tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 4/2014 đến 10/2013 vào các ngày thứ 2, 3, 5, 6. 2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn; Bệnh nhân có BHYT khám bệnh tại khoa khám bệnh từ tháng 2/2013 đến 9/2013 đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bỏ về, chuyển viện, không lấy thuốc Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2. Cỡ Mẫu được tính theo công thức: Dựa vào mục tiêu số 1 xác định giá trị trung bình nên chọn cỡ mẫu theo Công thức tính cỡ mẫu cho xác định một trị số trung bình d ZN 2 2 2 ) 2 1(  Với mức ý nghĩa α = 0,05 Độ tin cậy 95% ta có Z= 1,96 - ∂ : độ lệch chuẩn (Standard Deviation) = 100 (theo nghiên cứu tác giả Trần thị Quỳnh Hương [4] ) - d : độ chính xác mong muốn =5 phút n = 2 22 5 10096.1 x = 1537 + 10% bỏ nghiên cứu ta có cỡ mẫu tối thiểu N= 1690  Trung bình 1 ngày có khoảng 1000 bệnh nhân BHYT  Khả năng lấy mẫu trong 1 ngày: 20 ca  Chọn mẫu ngẫu nhiên trong 1 ngày: bệnh nhân được chọn theo 1 số ngẫu nhiên do bốc thăm là i, 1 ≤ i ≤ 100/20=50  Những mẫu trong 1 ngày sẽ mang thứ tự: i, i+50, i+2.50,  Bệnh nhân được đánh dấu lúc đăng ký khám bệnh, đến giai đoạn nhận thuốc được ghi nhận thời điểm, và hoàn thành câu hỏi theo bảng thu thập số liệu. 2.3 Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1 Loại nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 2.3.2 Xác định biến Biến phụ thuộc: Thời gian và chi phí khám bệnh Biến độc lập: tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, CLS, huyết học , sinh hoá, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. 2.3.3 Định nghĩa biến: 1. Tuổi: Biến định lượng không liên tục 2. Giới: biến định tính gồm 2 giá trị: 1 là nữ, 0 là nam 3. Ngày khám bệnh: Biến định tính gồm 5 giá trị 2,3,4,5,6. 2 là thứ hai, 3 là thứ ba, 4 là thứ 4, 5 là thứ 5, 6 là thứ sáu. 4. Loại bệnh: Biến định tính gồm 4 giá trị 0,1,2,3. 0 là bệnh ngoại khoa; 1 là bệnh nội khoa, 2 là bệnh sản phụ khoa, 3 là bệnh liên chuyên khoa..... 5. Giờ đăng ký: Biến định lượng liên tục 6. Giờ khám bệnh: Biến định lượng liên tục 7. Giờ lấy thuốc: Biến định lượng liên tục. 8. Giờ có kết quả huyết học: Biến định lượng liên tục 9. Giờ có kết quả hóa sinh: Biến định lượng liên tục 10. Giờ có kết quả vi sinh: Biến định lượng liên tục 11. Giờ có kết quả chẩn đoán hình ảnh: Biến định lượng liên tục 12. Giờ có kết quả thăm dò chức năng: Biến định lượng liên tục 13. Tổng chi phí: Biến định lượng liên tục. 14. Chi phí KB +CLS: Biến định lượng liên tục 15. Chi phí thuốc: Biến định lượng liên tục 16. CLS: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có CLS, 0 là không có CLS. 17. Huyết học: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm huyết học , 0 là không 18. Sinh hóa : Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm sinh hóa , 0 là không 19. Vi sinh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm vi sinh, 0 là không 20. Chẩn đoán hình ảnh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có, 0 là không . 21. Thăm dò chức năng: Biến định tính có 2 giá trị 1 và 0: 0 là không có làm thăm dò chức năng; 1 là có làm thăm dò chức năng. 3.4 Kỹ thuật sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu: Bảng thu thập số liệu. các số liệu được lấy từ phần mềm Ehospital. Nhập liệu bằng phần mềm Epidata, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10.0. Các thống kê mô tả: xác định tỷ lệ, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, tối đa tối thiểu . (Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú). Các thống kê phân tích: Dùng test ANOVA, phi tham số để phân tich mối liên quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, CLS với thời gian và chi phí trung bình III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 3.1.1. Giới Bảng 3.1 Giới Nam n,% Nữ n,% Tổng 754 37.7% 1246 62.3% 2000 100% Nhận xét: bệnh nhân nữ chiếm ưu thế và chiếm 62.3%, kết quả tương tư như nghiên cứu năm 2013 nữ chiếm 64%. 3.1.2. Tuổi Bảng 3.2 Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Tuổi 52.5 16.7 16 95 Nhận xét: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 52.5 tương tự như nghiên cứu năm 2013 là 52.4 3.1.3. Phân bố theo loại bệnh Bảng 3.3 Loại Bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ(%) Nội 1375 68.75 Ngoại 286 14.3 Sản 104 5.2 Liên chuyên khoa 235 11.75 Tổng 2000 100 Bệnh nhân nội khoa chiếm ưu thế và chiếm 69%, tương tư như nghiên cứu năm 2013 là 65%.Như vậy đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu năm 2014 tương tự năm 2013, không có sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật chung, tuổi, giới của mẫu nghiên cứu. 3.1.4. Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng Bảng 3.4 Cận lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ(%) Có 715 35.8 Không 1285 64.2 Tổng 2000 100 Nhận xét: Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng là 35.8% tương đối thấp, giảm 12% so với năm 2013. 3.1.5. Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng theo loại bệnh Bảng 3.5 Loại bệnh Thực hiện CLS Tỷlệ % Không Có Có CLS Ngoại 180 106 37.1 Nội 865 510 37.1 Sản 27 77 74.0 LCK 213 22 9.4 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có thực hiện cận lâm sàng cao nhất ở phòng khám sản và thấp nhất ở các phòng khám liên chuyên khoa. 3.1.6. Tần suất các loại cận lâm sàng Bảng 3.6 CẬN LÂM SÀNG Số bệnh nhân Tần suất (%) Sinh hóa 379 33.5 Thăm dò chức năng 297 26.3 Chẩn đoán hình ảnh 192 17.0 Huyết học 189 16.7 Vi sinh 74 6.5 Nhận xét: Tỷ lệ cận lâm sàng cao nhất là sinh hóa và thấp nhất là vi sinh 3.2. Thời gian khám bệnh: 3.2.1. Trung bình thời gian khám bệnh và thời gian các giai đoạn: Bảng 3.7 Các giai đoạn TB Phút TB giờ ĐLC Đăng ký - khám bệnh 56.4 0.9 41.1 Khám bệnh - Kê toa 49.3 0.8 63.2 Kê toa - Lấy thuốc 44.7 0.7 32.8 Tổng thời gian 150.4 2.5 82.8 Nhận xét: Trung bình thời gian khám bệnh là 2.5 giờ, giảm 1.0 giờ so năm 2013 trên cùng kiểu nghiên cứu. Số lượng bệnh nhân khám bệnh tại khoa khám bệnh năm 2014 là 380.540 so với năm 2013 là 392.616 ( giảm 1%) là không đáng kể. Như vậy thời gian khám bệnh năm 2014 giảm có ý nghĩa so năm 2013. 3.2.2. Trung bình thời gian theo các chuyên khoa Bảng 3.8 Loại bệnh Số lượng TB (Phút) TB (GIỜ) ĐLC Tối thiểu Tối đa SẢN 104 182.7 3.0 70.9 17 433 NỘI 1375 155.7 2.6 87.1 10 490 NGOẠI 286 131.9 2.2 74.0 15 386 LCK 235 127.7 2.1 59.3 27 363 Nhận xét: Thời gian khám bệnh ngắn nhất ở khối liên chuyên khoa (2.1 giơ và cao nhất ở khối sản (3.0 giờ). 3.2.3. Liên quan giữa giới với trung bình thời gian. Bảng 3.9 Thời gian (phút) NAM NỮ P TB ĐLC TB ĐLC Đăng ký – khám bệnh 57.2 40.3 51.9 42.1 0.20 Khám bệnh – kê toa 43.5 58.7 52.8 65.5 0.005 Kê toa- lấy thuốc 43.9 31.2 45.2 33.8 0.58 Tổng thời gian 144.7 79.9 153.9 84.3 0.03 Nhận xét: Có sự liên quan giữa giới với tổng trung bình thời gian khám bệnh và thời gian khám bệnh - kê toa, nữ có thời gian khám bệnh –kê toa và tổng thời gian khám bệnh dài hơn nam. Kết quả bảng 3.8 và 3.9 cho thấy sự phù hợp phòng khám sản 100% là nữ giới và có thời gian khám bệnh dài nhấ và có tỷ lệ làm cận lâm sàng cao nhất 3.2.4. Trung bình thời gian khi không thực hiện cận lâm sàng Bảng 3.10 Không CLS Có CLS CL (phút) CL (Giờ) Thời gian 111.8 219.7 107.9 1.8 Nhận xét: Nếu không có cận lâm sàng thời gian khám bệnh trung bình là 111.8 phút (1.87giờ). Thời gian này là hợp lý và đạt yêu cầu bộ Y tế đề ra (2.0 giờ). Giảm 33phút ( 0.55giờ) so với năm 2013. Nếu có thực hiện cận lâm sàng thì trung bình thời gian là 219.7 phút ( 3.67giờ), giảm 58 phút so năm 2013 3.2.5 Trung bình thời gian theo các loại cận lâm sàng. Bảng 3.11 Loại CLS Không Có CLS (phút) Giờ Cl (phút) Cl (giờ) Sinh hóa 31.2 126.5 2.1 95.3 1.59 Huyết học 41.0 128.8 2.15 87.8 1.46 Vi sinh 45.7 144.2 2.4 98.5 1.64 TDCN 36.7 121.4 2.0 84.6 1.41 CĐHA 43.2 106.7 1.75 63.5 1.05 3.3. Chi phí khám bệnh 3.3.1.Trung bình tổng chi phí và các loại chi phí (nghìn đồng) Bảng 3.12. Loại chi phí Trung bình Tối thiểu Tối đa Tổng chi phí 340 17 3.648 Khám bệnh + CLS 123 15 2.302 Thuốc 213 2 970 NX: Trung bình tổng chi phí khám bệnh năm 2014 tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất là 340.000 đồng. Năm 2013 chi phí trung bình là 434.200 đồng. Chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng giảm so với năm 2013 (273.400 đồng). 3.3.2. Chi phí theo kiểu khám bệnh (Nghìn đồng): Bảng 3.13. Kiểu khám bệnh Số bệnh nhân Trung bình ĐLC Tối thiểu Tối đa Không CLS 1285 258 155 17 2.118 Có CLS 715 486 498 41 3.648 NX: Nếu không thực hiện cận lâm sàng, chi phí trung bình 258.000 đồng, nếu có thực hiện cận lâm sàng chi phí trung bình là 486.000 đồng. Tất cả chi phí này đều giảm so với năm 2013 tương ứng là 305.000 và 576.000 đồng. 3.3.3. Chi phí khám bệnh trung bình theo các chuyên khoa (nghìn đồng) Bảng 3.14. Loại bệnh Số bệnh nhân TB Tối thiểu Tôi đa Ngoại 286 401 17 2.408 Nội 1375 351 18 3.648 Sản 104 257 50 2.078 LCK 235 236 24 1.109 NX: Chi phí trung bình cao nhất ở các phòng khám khối ngoại và thấp nhất ở các phòng khám khối LCK, tương tự nghiên cứu năm 2013. 3.3.4. Chi phí trung bình theo các loại cận lâm sàng (nghìn đồng) Bảng 3.15. Loại CLS Không Có Chênh lệch CĐHA 88 459 371 Vi Sinh 112 426 314 Huyết học 107 283 176 Sinh Hóa 92 256 164 TDCN 107 220 113 Nx: Chi phí cận lâm sàng cao nhất là chẩn đoán hình ảnh và thấp nhất là thăm dò chức năng IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 4.1.1. Giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ chiếm ưu thế và chiếm 62.3% tương tự nghiên cứu của Trần Quỳnh Hương năm 2013 tại bệnh việnThống Nhất là 64% [4]. 4.1.2. Tuổi Tuổi trung bình là 52.5 ± 16.7 tương tự như nghiên cứu của Lê Thanh Chiến là 53.9 ± 14.2 [1] và Trần Quỳnh Hương là 52.4± 17.3 [4]. 4.1.3. Phân bố theo loại bệnh. Bệnh nhân nội khoa bao gồm cả khám y học cổ truyền, chiếm ưu thế và chiếm 68.75% kết quả này tương tự như nghiên cứu năm 2013 của Trần Thị Quỳnh Hương là 65% cũng thực hiện tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất.[4] 4.1.4. Tần suất thực hiện cận lâm sàng. Tần suất thực hiện cận lâm sàng 35.8% là tương đối thấp và thấp hơn năm 2013 (48%). 4.1.5. Tần suất thực hiện cận lâm sàng theo chuyên khoa: Khối ngoại và nội có tần suất thực hiện cận lâm sàng tương đương nhau là 37%, khối sản có tần suất thực hiện cận lâm sàng cao 74%, khối liên chuyên khoa tần suất thực hiện cận lâm sàng thấp nhất chỉ 9.4%. 4.1.6. Tần suất các loại cận lâm sàng: Các loại cận lâm sàng được thực hiện nhiều nhất là Hóa sinh 33.5% và thấp nhất là Vi sinh 6.5%. 4.2. Thời gian khám bệnh: 4.2.1 Thời gian trung bình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian khám bệnh trung bình là 150.4 phút tương đương 2.5 giờ, nếu không thực hiện cận lâm sàng thời gian trung bình là 112 phút tương đương 1 giờ 52 phút, như vậy đạt yêu cầu đề ra của Bộ Y Tế là 2 giờ. Số lượng bệnh nhân khám bệnh tại khoa khám bệnh năm 2014 là 380.540 người so với năm 2013 là 392.616 (giảm 1%) là không đáng kể. Như vậy thời gian khám bệnh năm 2014 giảm có ý nghĩa so năm 2013. Đối với bệnh nhân có thực hiện cận lâm sàng trung bình thời gian cũng giảm 58 phút so năm 2013. Như vậy tất cả các khoảng thời gian đều giảm so với năm 2013 và không bị chi phối bởi tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng năm 2014 giảm. Đây là kết quả của các biện pháp cải tiến quy trình khám bệnh đã được bệnh viện thực hiện trong năm qua để rút ngắn thời gian khám bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế. Kết quả này rất đáng khích lệ. Bệnh viện đã triển khai các biện pháp cụ thể như: Tăng thêm phòng khám và quày phát thuốc, cải tiến quy trình khám bệnh trả thẻ BHYT cho người bệnh tại quày thanh toán viện phí, cải tiến quy trình nhận mẫu và trả xét nghiệm[2]. 4.2.2. Thời gian các giai đoạn khám bệnh Thời gian từ khi đăng ký đến lúc khám bệnh trung bình là 56.4 phút nhanh hơn so với năm 2013 (60 phút). Tổng thời gian trung bình từ khi bác sỹ kê toa đế khi nhận được thuốc là 44.7 phút giảm 50% so với năm 2013 (90 phút), bao gồm thời gian di chuyển, thanh toán viện phí và cấp phát thuốc. Như vậy khâu cấp phát thuốc bảo hiểm tại bệnh viện đã được cải tiến hiệu quả.[4] Theo kết quả bảng 3.8, thời gian trung bình theo các chuyên khoa thì khối liên chuyên khoa có thời gian khám bệnh ngắn nhất là 2.1 giờ và khối sản có thời gian khám bệnh dài nhất là 3.0 giờ. Có thể do đặc điểm của việc khám chuyên khoa sản tốn thời gian hơn và tương ứng đến tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng của khối sản là cao nhất. Tuy nhiên cũng cần có giải pháp để rút ngắn thời gian khám bệnh ở khối này. Theo kết quả bảng 3.10 và 3.11, thời gian thực hiện cận lâm sàng trung bình là 108 phút (1.8 giờ) giảm so năm 2013 là 0.4 giờ. Nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì trung bình dài nhất là 2.4 giờ, đạt yêu cầu theo QĐ1313/BYT [3] là nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì tổng thời gian là 3 giờ. Thời gian thực hiện cận lâm sàng theo từng loại cận lâm sàng kết quả ở bảng 3.11 cho thấy thời gian thực hiện cận lâm sàng dài nhất thuộc về khoa vi sinh 1.64 giờ, do đặc điểm của xét nghiệm vi sinh đòi hỏi thời gian dài hơn các chuyên khoa khác. 4.3. Chi phí khám bệnh 4.3.1 Tổng chi phí trung bình. Tổng chi phí trung bình trong nghiên cứu là 340.000 đồng giảm 94000 so với năm 2013. Trung bình chi phí thuốc là 213.000 giảm 60.000 đồng so năm 2013. Theo quan điểm của chúng tôi, chi phí này là hợp lý. 4.3.2 Trung bình chi phí theo kiểu khám bệnh. Theo kết quả bảng 3.13 nếu khám bệnh và lấy thuốc không làm cận lâm sang, chi phí trung bình là 258.000 đồng, nếu có thực hiện cận lâm sàng, chi phí trung bình là 486.000 đồng 4.3.3 Chi phí trung bình theo các chuyên khoa Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 thì chi phí khám bệnh cao nhất ở các phòng khám khối ngoại là 401.000 đồng. Các phòng khám có chi phí thấp nhất là các phòng khám thuộc khối Liên chuyên khoa là 236.000đồng tương ứng với tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng ở khối này là thấp nhất (9.4%). 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng thời gian và chi phí khám bệnh 4.4.1 Thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thời gian giữa các phương thức khám có thực hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm sàng thời gian trung bình tăng thêm 1.8 giờ, nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thời gian trung bình tăng thêm dài nhất là 1.64 giờ. Như vậy nhanh hơn năm 2013 đạt yêu cầu của bộ Y Tế, tuy nhiên cần có các biện pháp cải tiến hơn nữa để thực hiện cận lâm sàng nhanh hơn [3]. Ngoài ra thời gian cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm sàng về thăm dò chức năng chiếm thời gian ngắn nhất còn các xét vi sinh chiếm thời gian dài nhất. Kết quả bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ thời gian khám bệnh- kê toa và không có sự liên quan giữa thời gian đăng ký và thời gian lấy thuốc với giới. Điều này hoàn toàn phù hợp vì thời gian khám sản khoa là dài nhất. Sự khác biệt về thời gian còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó thời gian ít nhất ở khối liên chuyên khoa, thời gian dài ở khối sản. Điều này tương ứng với tần suất thực hiện cận lâm sàng của 2 khối này theo kết quả ở bảng 5.5 4.4.2 Chi phí Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về chi phí giữa các phương thức khám có thực hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm sàng chi phí trung bình tăng 228.000 đồng. Ngoài ra chi phí cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm sàng về chẩn đoán hình ảnh chiếm chi phí cao nhất. Sự khác biệt về chi phí còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó chi phí thấp nhất ở khối liên chuyên khoa, cao nhất ở khối ngoại. V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 2000 bệnh nhân có bảo hiểm y tế đến khám tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014, chúng tôi có kết quả sau: 1. Thời gian khám bệnh trung bình của bệnh nhân BHYT tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014 là 2.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với trường hợp không làm cận lâm sàng là 1.87 giờ. Chi phí trung bình là 340.000.đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng, chi phí khám và cận lâm sang 123.000 đồng 2. Các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí bao gồm: Thực hiện cận lâm sàng Loại cận lâm sàng Loại bệnh hay loại phòng khám TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang (2012). “Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam 2. Hoàng Quốc Hòa (2012). “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định”. Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam 3. Bộ y Tế Ngày (2013) quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc “Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện”. 4. Trần Thị Quỳnh Hương (2013) . Nghiên cứu thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai năm 2013. Kỷ Yếu khoa học kỹ thuật bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thoi_gian_va_chi_phi_kham_benh_bhyt_tai_benh_vien_d.pdf
Tài liệu liên quan