Khảo sát thang điểm mini-mental state examination (MMSE) trên người Việt Nam bình thường

Tài liệu Khảo sát thang điểm mini-mental state examination (MMSE) trên người Việt Nam bình thường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 * Bộ môn Thần Kinh ĐHYD TPHCM KHẢO SÁT THANG ĐIỂM MINI-MENTAL STATE EXAMINATION (MMSE) TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG Nguyễn Kinh Quốc*, Vũ Anh Nhị* TÓM TẮT Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ và là một trong những rối loạn nghiêm trọng ở người già hiện đang rất được quan tâm. Có nhiều phương pháp giúp tầm soát và theo dõi bệnh. Thang điểm MMSE được Folstein thiết lập năm 1975, hiện rất hữu ích trong việc tầm soát và theo dõi diễn tiến sa sút trí tuệ nhưng chưa có phiên bản tiếng Việt. Mục tiêu nghiên cứu: Chuẩn hoá thang điểm MMSE bằng tiếng Việt. Kết quả: Dịch sang tiếng Việt thang điểm MMSE phù hợp, khảo sát chúng trên 111 người, phân tích kết quả thu được ghi nhận sự liên quan giữa tuổi và trình độ học vấn với điểm số MMSE. SUMMARY HEAVY BUPIVACAIN SPINAL ANESTHES...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thang điểm mini-mental state examination (MMSE) trên người Việt Nam bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 * Bộ môn Thần Kinh ĐHYD TPHCM KHẢO SÁT THANG ĐIỂM MINI-MENTAL STATE EXAMINATION (MMSE) TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG Nguyễn Kinh Quốc*, Vũ Anh Nhị* TÓM TẮT Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ và là một trong những rối loạn nghiêm trọng ở người già hiện đang rất được quan tâm. Có nhiều phương pháp giúp tầm soát và theo dõi bệnh. Thang điểm MMSE được Folstein thiết lập năm 1975, hiện rất hữu ích trong việc tầm soát và theo dõi diễn tiến sa sút trí tuệ nhưng chưa có phiên bản tiếng Việt. Mục tiêu nghiên cứu: Chuẩn hoá thang điểm MMSE bằng tiếng Việt. Kết quả: Dịch sang tiếng Việt thang điểm MMSE phù hợp, khảo sát chúng trên 111 người, phân tích kết quả thu được ghi nhận sự liên quan giữa tuổi và trình độ học vấn với điểm số MMSE. SUMMARY HEAVY BUPIVACAIN SPINAL ANESTHESIA FOR PROCTOLOGY SURGERY Nguyen Kinh Quoc, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 121 – 126 Dementia is a cerebral disorder, which is one of the most serious disorders affecting the elderly. Mini-mental state Examination (MMSE), a screening test for cognitive impairment or dementia, is used very popular. MMSE was established by Folstein SE in 1975. However, it is in English so we must translate into Vietnamese for using. Objectives: Establishing Vietnamese version of MMSE. Methods: A prospective study for 111 people aged 18 and over was performed. Results: Vietnamese version of MMSE was established and MMSE score was significantly associated with age and educational level. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn trí nhớ và nhận thức hay sa sút trí tụê là một rối loạn của não bộ, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay đây là một vấn đề rất được quan tâm của không chỉ riêng y học mà của toàn xã hội. Tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới ngày càng tăng, tỉ lệ người cao tuổi trong dân số càng lớn dần, vì vậy bệnh cảnh sa sút trí tuệ xuất hiện ngày càng nhiều và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Có nhiều lý do để người ta quan tâm đến sa sút trí tuệ hiện nay. Trong đó những lý do chính là tỉ lệ bệnh ngày càng tăng theo sự tăng tuổi thọ trung bình, sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của các nước trên khắp thế giới nên việc quan tâm đến chất lượng cuộc sống là điều tất yếu. Và điều quan trọng là sa sút trí tuệ có thể điều trị ở một số nguyên nhân và có thể kiểm soát tiến trình bệnh cũng như kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiếp tục ngày càng được cải thiện. Trước đây đa số bệnh cảnh sa sút trí tuệ bị bỏ sót hoặc lãng quên do quan niệm đây là một tiến trình của lão hoá, bệnh không thể điều trị và việc điều trị không mang lại hiệu quả nào, người thầy thuốc hay bỏ qua những triệu chứng sớm do thời gian hạn hẹp(1) của họ nên việc hỏi bệnh sử chi tiết mất nhiều thời gian và nhất là thiếu trang bị kiến thức về bệnh cảnh này của người thầy thuốc lâm sàng cũng như thân nhân bệnh nhân. Việc phát hiện bệnh là rất cần thiết trước khi tiến hành điều trị, đặc biệt là trong những giai đoạn sớm của bệnh khi mà các triệu chứng còn kín đáo chưa bộc lộ rõ ràng. Trong giai đoạn này cần có những phương pháp tầm soát để phát hiện bệnh. Một trong những phương tiện tầm soát tốt nhất là các thang điểm đánh giá trạng thái tâm trí của bệnh nhân. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về sa sút trí tuệ và mỗi nước có những hiệp hội, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay ở nước ta bệnh cảnh sa sút trí tuệ đang được quan tâm dù muộn so 121 với y học thế giới, nhưng chúng ta chưa có một trung tâm nào nghiên cứu về lĩnh vực này một cách chặt chẽ, cụ thể. Những thang điểm để tầm soát sa sút trí tuệ chưa được chuẩn hóa theo ngôn ngữ và văn hóa nước ta. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá thang điểm MMSE trên người Việt Nam bình thường nhằm mục đích thiết lập thang điểm tiếng Việt phù hợp cho người Việt Nam và áp dụng thang điểm này làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau trong sa sút trí tuệ. THANG ĐIỂM MMSE Thang điểm đánh giá tình trạng tâm trí thu nhỏ này được Folstein và cộng sự công bố vào năm 1975 và được sử dụng rộng rãi đến nay. Hiện nay có nhiều thang điểm để đánh giá sa sút trí tuệ nhưng thang điểm MMSE được sử dụng rộng rãi nhất để tầm soát bệnh cảnh sa sút trí tuệ, nhất là trong các trường hợp sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm, triệu chứng chưa bộc lộ rõ ràng. Thang điểm này được sử dụng để đánh giá những lĩnh vực của nhận thức: sự tập trung chú ý, định hướng, trí nhớ (ghi nhận và nhớ lại), chức năng ngôn ngữ và thực dụng. Vì nó đơn giản và dễ sử dụng nên có thể được đánh giá bởi bất cứ những ai đã qua huấn luyện thực hành ví dụ như bác sĩ lâm sàng, nhà tâm thần học, y tá, nhân viên xã hội, bác sĩ điều trị bệnh nghề nghiệp, nhà kỹ thuật..... Thang điểm MMSE được chia làm 5 phần là: định hướng, sự ghi nhận hay ghi nhớ, sự tập trung chú ý và tính toán, nhớ lại và ngôn ngữ. Điểm số được cho tổng cộng từ 0 đến 30. Trình độ học vấn và tuổi ảnh hưởng đến điểm số cao hay thấp, nhưng chủng tộc và giới tính thì không ảnh hưởng. Ở một bệnh nhân 85 tuổi với thời gian học từ 0-4 năm, điểm số được mong đợi là 20; từ 5-8 năm là 24; 9-12 năm là 26 và từ 12 năm trở lên là 28. Nếu một bệnh nhân có điểm số thấp hơn mức chuẩn theo tuổi và trình độ học vấn thì có thể do sảng, sa sút trí tuệ, hoặc trầm cảm nặng. Ở bệnh nhân Alzheimer thì điểm số MMSE giảm mỗi năm từ 2-4 điểm. Hiện nay đa số các nước trên thế giới sử dụng thang điểm này nhưng đã được dịch ra ngôn ngữ riêng của họ phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa riêng. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Chuẩn hoá thang điểm MMSE bằng tiếng Việt. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1/ Tìm nghĩa tiếng Việt cho thang điểm MMSE của Folstein, phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. 2/ Khảo sát thang điểm MMSE bằng tiếng Việt trên người Việt Nam bình thường. 3/ Phân tích kết quả thu được nhằm tìm ra thang điểm MMSE tiếng Việt phù hợp nhất. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Khảo sát 111 bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân đang chăm sóc bệnh tại bệnh viện từ 18 tuổi trở lên, chia đều nhóm tuổi và giới, thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, cả nam và nữ, không có rối loạn về trí nhớ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bình thường. Tiêu chuẩn loại trừ: 1. Tiền sử hoặc hiện tại mắc các bệnh về rối loạn trí nhớ, tâm thần, bệnh lý thần kinh trung ương của não bộ. 2. Hiện mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường nhưng không được theo dõi và điều trị đầy đủ. 3. Nghiện rượu, dùng các thuốc gây nghiện và ảnh hưởng tâm thần. Phương pháp nghiên cứu • Mô tả cắt ngang, tiền cứu. • Số lượng bệnh nhân: 111 bệnh nhân. • Trực tiếp thu thập số liệu từ bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân trong bệnh viện theo bảng thu thập số liệu mẫu. Bệnh nhân và thân nhân được lựa chọn ngẫu nhiên thoả tiêu chuẩn chọn bệnh 122 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 và không có một trong các tiêu chuẩn loại trừ. Tỉ lệ nam nữ, nơi đang sống như thành thị và nông thôn với tỉ lệ gần bằng nhau. • Các biến số thu thập bao gồm: - Tuổi. - Giới. - Trình độ học vấn. - Nghề nghiệp. - Nơi đang sống. - Hiện đang sống chung với. - Thang điểm MMSE với đầy đủ các bước như thang điểm của Folstein đã được dịch sang tiếng Việt. Trong đó có chỉnh sửa cho phù hợp với ngôn ngữ và văn hoá nước ta. • Xử lý thống kê bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS 12.0. KẾT QUẢ Thang điểm mmse được dịch sang tiếng việt. Nội dung nghĩa tiếng Việt theo bản gốc tiếng Anh của tác giả Folstein. Nhưng có một số thay đổi như sau: Phần định hướng có thay đổi nhỏ, theo bản gốc của tác giả Folstein gồm các câu hỏi: Ngày mấy, thứ mấy, tháng nào, mùa gì, năm nào, hiện đang ở bang, thành phố, thị trấn, toà nhà gì, tầng hoặc phòng mấy (?); chúng tôi chọn lựa câu hỏi cho người Việt Nam như sau: Ngày mấy, thứ mấy, tháng nào, mùa gì (bốn mùa hoặc mùa nắng và mưa đều cho điểm đúng), năm nào, hiện đang ở miền gì (Bắc, Trung và Nam, tỉnh hoặc thành phố gì, quận huyện gì, bệnh viện gì, khoa lầu gì (?). Phần ghi nhớ chúng tôi chọn ba từ như sau: Con mèo, cây lúa và đồng xu. Phần chú ý và tính toán chúng tôi dùng phép toán 100 trừ 7, liên tục năm lần như tác giả Folstein. Đối với những người gặp khó khăn trong làm toán chúng tôi cũng cho đánh vần ngược nhưng thay từ “WORLD” thành từ (chữ) “KHÔNG” của tiếng Việt. Trong phần ngôn ngữ ở chi tiết yêu cầu người được đánh giá MMSE thực hiện động tác ba bước gồm: cầm tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi lại rồi thay vì để xuống sàn nhà chúng tôi đổi lại lời yêu cầu là: “rồi đưa cho tôi”. Chúng tôi cũng sử dụng câu mệnh lệnh lời nói: “Cầm cây viết bằng tay phải, gõ lên bàn hai cái rồi đưa cho tôi”. Kết quả đánh giá thang điểm mmse ở người việt nam bình thường. Khảo sát 111 người thoả tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Chúng tôi thu được kết quả như sau. Tuổi Tuổi được chia thành các nhóm như sau: từ 18 tuổi đến 40; 41 – 45; 46 – 50; 51 – 55; 56 – 60; 61 – 65; 66 – 70; 71 – 75; 76 – 80; 81 – 85; và hơn 85 tuổi. Khảo sát 111 người, có 59,4% từ 18 – 50 tuổi và 40,6% trên 50 tuổi. Giới Nữ 81 (73%), và nam 30 (27%). Học vấn Chia thành ba nhóm: học vấn dưới 2 năm, từ 2 – 6 năm và trên 6 năm. Kết quả: dưới 2 năm 13,5%; 2 – 6 năm 27%, và trên 6 năm 59,5%. Nghề nghiệp Chia làm 4 nhóm là: người kinh doanh buôn bán, nông dân, công nhân viên chức, và người già mất sức lao động hay người không nghề nghiệp. Tỉ lệ tương ứng là 18.9%, 40.5%, 21.6% và 18.9%. Nơi ở Thành thị 54,1% và nông thôn 45,9% Hiện đang sống chung với Gia đình 94,6%, bà con 2,7%, bạn bè 2,7%. Không có ai sống một mình. Định hướng 70,3% đạt điểm tối đa là 10 điểm, câu hỏi có tỉ lệ trả lời sai nhiều nhất là: “Hiện chúng ta đang ở quận (huyện gì)?” với tỉ lệ 27% sai. Ghi nhớ 100% lặp lại 3 từ chính xác. 123 Chú ý và tính toán Thực hiện phép tính 100 trừ 7 liên tục 5 lần, có 81,1% trả lời đúng 4 hay 5 lần. Trả lời đúng 1 lần hay không đúng lần nào xảy ra ở người học vấn dưới 2 năm. Khi thực hiện yêu cầu đánh vần ngược từ KHÔNG cũng cho kết quả tương tự với tỉ lệ đúng 4 hay 5 lần. Có 13,5% không đánh vần ngược được do học vấn thấp. Nhớ lại Tỉ lệ nhớ lại cả 3 từ là 51,4%; 2 từ là 13,5%, 1 từ là 29,7% và 5,4% không nhớ được từ nào. Ngôn ngữ Gần như toàn bộ người được đánh giá khi định danh đồ vật (đồng hồ và cây viết), lặp lại câu nói, thực hiện động tác gồm 3 bước, đọc và thực hiện yêu cầu “HÃY NHẮM MẮT LẠI” rất tốt. Trong yêu cầu viết một câu có nghĩa: tỉ lệ viết tốt và được tính điểm là 81,1%; tỉ lệ viết không đủ nghĩa hay không viết được là 18,9%. Khi vẽ hình ngũ giác lồng vào nhau tỉ lệ thực hiện sai hay không vẽ được tăng lên rõ rệt 45,9%; chỉ 54,1% vẽ đúng và được điểm. 81% đạt 8 hay 9 điểm/ 9 trong phần ngôn ngữ. Điểm số MMSE Điểm MMSE <24 24 25 26 27 28 29 30 % 13.5 2.7 5.4 16.2 16.2 5.4 21.6 18.9 86,5% có điểm MMSE lớn hơn hay bằng 24. Nhiều nhất là 29 và 30 điểm với tỉ lệ 40,5%. Điểm MMSE thấp nhất là một trường hợp 13 điểm và một trường hợp 16 điểm, cả hai người này đều không biết chữ. Liên quan các biến và điểm MMSE Tuổi và MMSE Ghi nhận điểm MMSE có giá trị cao nhất ở khoảng tuổi 41-55 tuổi, và có khuynh hướng giảm theo tuổi. Ngoại trừ trường hợp ở tuổi 61-65 điểm trung bình MMSE thấp nhiều do có 2 trường hợp điểm MMSE 13 và 16 nằm trong nhóm này; và ở độ tuổi trên 85 chỉ khảo sát được trên một cụ già 96 tuổi với điểm MMSE là 29. Khi phân tích ANOVA một yếu tố nhận thấy điểm trung bình MMSE giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (df = 8, F = 2.467 với p < 0.05). Giới và MMSE Điểm MMSE trung bình của nam là 27,9; và nữ là 26,07. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Học vấn và MMSE 6 nam HOCVAN 18 20 22 24 26 28 30 Me an o f d iem MM SE Điểm MMSE trung bình của nhóm có học vấn dưới 2 năm là 18,6; của nhóm 2 – 6 năm là 26,9; và trên 6 năm là 28,23. Chứng tỏ điểm MMSE tương quan thuận với số năm đã học. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (df = 2, F = 42,411 với p<0,01). Nghề nghiệp với MMSE Điểm MMSE trung bình giữa các nhóm nghề nghiệp có khác nhau nhỏ, trong đó nhóm nghề Điểm trung bình MMSE 18-40 41-45 46-50 51-55 56-60 61-65 66-70 71-75 >=86 Tuổi 18 20 22 24 26 28 30 124 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 nghiệp nông dân có điểm số thấp nhất. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nơi ở và MMSE Tương tự yếu tố nghề nghiệp, yếu tố nơi ở thành thị hay nông thôn chưa ghi nhận ảnh hưởng điểm số MMSE. Yếu tố người ở chung và điểm MMSE Cũng không ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng tỉ lệ giữa các nhóm còn chênh lệch, đa số người được khảo sát đang ở chung gia đình họ. BÀN LUẬN Khi dịch thang điểm MMSE sang tiếng Việt chúng tôi đã cố gắng tìm từ ngữ phù hợp với ngôn ngữ nước ta. Trong phần định hướng, với câu hỏi ngày mấy thì ngày dương lịch hay âm lịch đều chấp nhận vì một bộ phận lớn người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng ngày âm lịch. Với câu hỏi mùa gì, do khí hậu nước ta không rõ rệt bốn mùa nên câu trả lời mùa nắng hay mưa vẫn cho điểm đúng. Đặc biệt với câu hỏi hiện đang ở quận huyện gì, thì tỉ lệ trả lời chính xác so với các câu khác là thấp nhiều chứng tỏ chưa xác thực với thực tế nước ta. Vì vậy chứng tôi sẽ sửa đổi câu hỏi quận huyện gì thành câu hỏi nước nào. Phần ghi nhớ và lặp lại chúng tôi chọn 3 từ gần gũi với mọi người Việt Nam nhưng không liên quan nhau về nghĩa hay là các từ liên hệ. Từ dùng để đánh vần ngược tương tự từ WORLD phải thoả các điều kiện sau: là từ thông thường mọi người đều biết đọc và viết, gồm 5 chữ cái khác nhau, khi phát âm đều giống nhau cho mọi người Việt Nam (nhất là người dân Nam Bộ thường phát âm không chuẩn, ví dụ từ KIÊN và KIÊNG phát âm giống nhau). Do đó từ KHÔNG theo chúng tôi thoả các điều kiện trên và đã chọn. Với câu yêu cầu thực hiện động tác gồm 3 bước, yêu cầu cầm tờ giấy bằng tay phải gấp đôi lại rồi đặt xuống sàn nhà, chúng tôi đổi lại thành “rồi đưa cho tôi” để phù hợp với điều kiện phòng ốc ở Việt Nam ta. Khi phân tích mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi đang sống và hiện đang ở chung với chúng tôi ghi nhận chỉ có yếu tố tuổi và trình độ học vấn là có liên quan với điểm số MMSE, cụ thể tuổi càng tăng thì điểm số MMSE càng giảm nhưng ngược lại số năm đã học càng nhiều thì điểm MMSE càng lớn. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Folstein, và những tác giả khác khi nghiên cứu thang điểm MMSE ở các nước và dân số khác nhau. Nhưng do số lượng mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập thêm số liệu để tìm mối liên quan điểm MMSE và các yếu tố còn lại, để kết quả có sức thuyết phục hơn, và để tìm ra điểm số MMSE chuẩn của người Việt Nam bình thường theo tuổi và trình độ học vấn vì chúng rất cần thiết cho các nghiên cứu về sau nhất là trong lĩnh vực trí nhớ và sa sút trí tuệ. KẾT LUẬN • Lập nên thang điểm MMSE phiên bản Việt Nam, phù hợp ngôn ngữ và văn hoá nước ta. • Điểm số MMSE tương quan nghịch với tuổi và tương quan thuận với trình độ học vấn của mỗi cá nhân. MINI-MENTAL STATE EXAMINATION Định hướng Hôm nay ngày mấy? (1đ nếu đúng, ngày dương lịch hoặc âm lịch) 1đ Thứ mấy? 1đ Tháng mấy? 1đ Năm nào? 1đ Mùa gì? (nắng hoặc mưa; xuân hạ thu đông) 1đ /5đ Chúng ta hiện đang ở chỗ này là chỗ nào? (ở bệnh viện, tên) 1đ Khoa lầu gì? 1đ Tỉnh, thành phố? 1đ Miền nào? (Nam, Trung, Bắc) 1đ Nước nào? 1đ /5đ Ghi nhớ Nói tên 3 vật (mỗi vật 1 giây) sau đó yêu cầu BN lặp lại (1đ cho mỗi từ đúng) Con mèo 1đ Cây lúa 1đ Đồng xu 1đ /3đ (Nếu BN không lặp lại đúng 3 từ thì sau khi cho điểm ta nhắc lại cho đến khi học thuộc và đếm số lần nhắc lại:............lần) 125 Sự tập trung chú ý và tính toán TÀI LIỆU THAM KHẢO Làm phép trừ 7 1. Dick JP, Guiloff RJ, Stewart A, Blackstock J, Bielawska C, Paul EA, Marsden CD. Mini-mental state examination in neurological patients. In J Neurol Neurosurg Psychiatry. 1984 May;47(5):496-9. 100 – 7 =? (93) ...............1đ 93 – 7 =? (86) ...............1đ 86 – 7 =? (79) ...............1đ 79 – 7 =? (72) ...............1đ 72 – 7 =? (65) ...............1đ 2. Lomholt RK, Jurgensen KS. Contribution of informant and patient ratings to the accuracy of the mini-mental state examination in predicting probable Alzheimer's disease. In J Am Geriatr Soc. 2003 Jun;51(6):813-8. Nếu BN không làm toán được thì yêu cầu BN đánh vần ngược từ (chữ) KHÔNG (thực hiện cả 2 cách để chọn lựa) 3. Salgado RI, Lord SR, et al. Predictors of falling in elderly hospital patients. In Arch Gerontol Geriatr. 2004 May-Jun;38(3):213-9. G ...............1đ N ...............1đ Ô ...............1đ H ...............1đ K ...............1đ ................../5đ 4. Espino DV, Lichtenstein MJ, Palmer RF, Hazuda HP. Evaluation of the mini-mental state examination's internal consistency in a community-based sample of Mexican-American and European-American elders: results from the San Antonio Longitudinal Study of Aging. In J Am Geriatr Soc. 2004 May;52(5):822-7. 5. Espino DV., Lichtenstein MJ., et al. Ethnic Differences in Mini-Mental State Examination (MMSE) Scores: Where You Live Makes a Difference. In Journal of the American Geriatrics SocietyVol 49 Issue 5 Page 538 - MAY 2001. Nhớ lại Yêu cầu BN lặp lại 3 từ đã thuộc (1đ cho mỗi từ đúng, không cần thứ tự) 6. Jeong SK, Cho KH, Kim JM. The Usefulness of the Korean version of modified Mini-Mental State Examination (K-mMMSE) for Dementia Screening in Community Dwelling Elderly People. BMC Public Health. 2004 Jul30;4(1):31. ...............3đ Ngôn ngữ Đưa và yêu cầu BN nói tên của 7. Tierney MC, Herrmann N, Geslani DM, Szalai JP. Contribution of informant and patient ratings to the accuracy of the mini-mental state examination in predicting probable Alzheimer's disease. In J Am Geriatr Soc. 2003 Jun;51(6):813-8. Đồng hồ ...............1đ Cây viết ...............1đ Yêu cầu BN lặp lại câu (1 lần) 8. Marengoni A, et al. Poor mental and physical health differentially contributes to disability in hospitalized geriatric patients of different ages. In Int J Geriatr Psychiatry. 2004 Jan;19(1):27-34. “Không có nếu và hoặc nhưng” ...............1đ (hoặc câu Mua chín mươi bốn con trâu vàng hoặc câu Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch) 9. Nicoletti A, et al. A screening instrument for a Sicilian neuroepidemiological survey in the elderly. In Arch Gerontol Geriatr. 2004 Jan-Feb;38(1):37-44. Yêu cầu BN thực hiện động tác: “ Cầm tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi lại, 10. Wlodarczyk JH, Brodaty H, Hawthorne G. The relationship between quality of life, Mini-Mental State Examination, and the Instrumental Activities of Daily Living in patients with Alzheimer's disease. In Arch Gerontol Geriatr. 2004 Jul-Aug;39(1):25-33. rồi đưa cho tôi” hoặc “Cầm cây viết bằng tay phải, gõ lên bàn 2 cái, rồi đưa cho tôi” (Mỗi động tác đúng cho 1đ) ...............3đ Yêu cầu BN đọc thầm và thực hiện động tác đã in sẵn trên giấy: “ HÃY NHẮM MẮT LẠI!” ...............1đ Yêu cầu BN viết 1 câu tuỳ ý (Xem có chủ ngữ, động từ và có nghĩa?) ...............1đ Yêu cầu BN vẽ lại hình ngũ giác giao nhau (đã in trên giấy) ...............1đ ................../9đ Tổng cộng: ......................./30đ 11. Jones S, Small BJ, Fratiglioni L, Backman L. Predictors of cognitive change from preclinical to clinical Alzheimer's disease. In Brain Cogn. 2002 Jul;49(2):210-3. 126

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_thang_diem_mini_mental_state_examination_mmse_tren.pdf