Tài liệu Khảo sát tác dụng giảm đau kháng viêm bài thuốc “Tam tý thang” trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
* Khoa YHCT, ĐHYD TP Hồ Chí Minh
KHẢO SÁT TÁC DỤNG GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM
BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
Phạm Thị Minh Tâm*, Lưu Thị Hiệp*
TÓM TẮT
Một nghiên cứu tác dụng giảm đau, kháng viêm của cao Tam tý thang trên 60 bệnh nhân theo
phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Thuốc dùng liên tục trong 4 tuần, kết quả cho thấy cao
Tam tý thang có tác dụng giảm đau, kháng viêm từ tuần lễ 1 và kéo dài trong suốt thời gian điều trị so
sánh với liệu pháp dùng Voltaren, hiệu quả tương đương. Thuốc tác dụng trên cả 2 giới nam, nữ, trên thể
vừa và nặng, cả trên cơ địa béo phì. Thuốc không gây bất cứ khó chịu nào trên người bệnh.
SUMMARY
A STUDY ON ANALGESIC ANH ANTINFLAMATORY
EFFECT OF “ TAM TY THANG” FORMULE ON OSTEOARTHRITIS OF KNEE
Pham Thi Minh Tam, Luu ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng giảm đau kháng viêm bài thuốc “Tam tý thang” trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
* Khoa YHCT, ĐHYD TP Hồ Chí Minh
KHẢO SÁT TÁC DỤNG GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM
BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
Phạm Thị Minh Tâm*, Lưu Thị Hiệp*
TÓM TẮT
Một nghiên cứu tác dụng giảm đau, kháng viêm của cao Tam tý thang trên 60 bệnh nhân theo
phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Thuốc dùng liên tục trong 4 tuần, kết quả cho thấy cao
Tam tý thang có tác dụng giảm đau, kháng viêm từ tuần lễ 1 và kéo dài trong suốt thời gian điều trị so
sánh với liệu pháp dùng Voltaren, hiệu quả tương đương. Thuốc tác dụng trên cả 2 giới nam, nữ, trên thể
vừa và nặng, cả trên cơ địa béo phì. Thuốc không gây bất cứ khó chịu nào trên người bệnh.
SUMMARY
A STUDY ON ANALGESIC ANH ANTINFLAMATORY
EFFECT OF “ TAM TY THANG” FORMULE ON OSTEOARTHRITIS OF KNEE
Pham Thi Minh Tam, Luu Thi Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 254 – 263
A study on analgesic anh antinflamatory effct of “ Tam Ty Thang” formule on 60 patients by the
controlled clinical study. Patients use drugs everyday in 4 weeks. The results that “Tam Ty Thang”
formule has the good effects such as pain reliefs and last long until the period of treatment. This effect has
equivalents with the treatment of Voltaren. “Tam Ty Thang” formule has effects on both man and female,
on the mild and heavy patients and on the fat person. “Tam Ty Thang” formule has no side-effects.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam nhiều bài thuốc cổ lưu truyền lại như:
Quyên tý thang, Quế chi thang, Bạch hổ thang,
Thược dược tri mẫu thang, Tam tý thang... điều trị
bệnh lý khớp xương mà y học cổ truyền gọi là chứng
tý. Những bài thuốc ấy lại chưa được chứng minh
tính khoa học một cách có hệ thống. Nhận thấy bài
thuốc Tam tý thang của tác giả Trần Tự Minh trong
tập Phụ nhân Đại Toàn Lương Phương với chỉ định
khu phong, tán hàn, từ thấp, bổ can thận, bổkhí
huyết, lợi cân lạc, trị các khớp đau. Và cụ thể bài
thuốc được chỉ định dùng điều trị trong điều trị bệnh
cơ xương khớp nói chung từ eo lưng trở xuống. Với
thành phần hoạt chất riêng của từng vị trong bài
thuốc có chứa: Tinh dầu, Saponin, Glucozid,
Alkaloid... có tác dụng giảm đau, chống co thắt,
chống viêm, đáp ứng được các yêu cầu điều trị đối với
bệnh thoái hóa khớp gối nên chúng tôi tiến hành
khảo sát tính kháng viêm giảm đau của cao Tam tý
thang, để góp phần khẳng định giá trị sử dụng của
bài thuốc.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát
Thăm dò tác dụng trị giảm đau kháng viêm của
cao Tam tý thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối,
đồng thời góp phần tìm hiểu một chế phẩm khu
phong, tán hàn trừ thấp có đồng nghĩa với thuốc
giảm đau kháng viêm hay không?
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát tác dụng giảm đau, kháng viêm của cao
Tam tý thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Đánh giá tác dụng thuốc trên các thể lâm sàng
của YHCT: thể phong hàn thấp tý, phong nhiệt thấp
tý, thận âm hư.
Ghi nhận các tác dụng phụ của thuốc nếu có:
nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng...
255
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân chọn nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hóa
khớp gối đồng ý dùng thuốc nghiên cứu và không
nằm trong tiêu chuẩn loại bệnh.
Tất cả bệnh nhân đều được hướng dẫn phương
pháp không dùng thuốc như: xoa bóp, chườm nóng,
tập thể dục và được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm.
Nhóm 1: (Nhóm nghiên cứu)
+ Bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng
khám Bệnh viện YHCT Tp.HCM.
+ Bệnh nhân dùng thuốc đông y.
Nhóm 2: (Nhóm chứng)
+ Bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng
khám Bệnh viện YHCT.Tp.HCM.
+ Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chống viêm
không có steroid (NSAID) Diclofenac (biệt dược
Voltaren).
Liều dùng 50mmg x 2lần / ngày
Thuốc nghiên cứu
Công thức
Độc hoạt 8g Tục đoạn 10g
Phụ tử 4g Xuyên khung 8g
Phòng phong 12g Ngưu tất 12g
Tần giao 8g Quế chi 6g
Đương quy 8g Bạch thược 12g
Hoàng kỳ 12g Đỗ trọng 12g
Sinh địa 16g Cam thảo 6g
Cao thuốc tỷ lệ 1:1
Liều dùng 50ml x 2 lần/ngày
Thời gian dùng thuốc: 4 tuần
Thuốc sử dụng làm nhóm đối chứng
Thuốc giảm đau chống viêm không có steroiid
(NSAID) Diclofenac viên nén 50mg (biệt dược
Voltaren) sản xuất bởi hãng NOVARTIS.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối
chứng.
Mẫu nghiên cứu
2 nhóm, mỗi nhóm gồm 30 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hóa
khớp gối đồng ý nghiên cứu và không nằm trong tiêu
chuẩn loại bệnh.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối với 4 đặc điểm:
Đau gối mạn tính.
Có tiếng lạo xạo xương khi vận động.
Giới hạn cử động khớp gối.
Hình ảnh XQ của khớp thoái hóa:
+ Gai xương ở rìa khớp hay điểm bám gân.
+ Đặc xương dưới sụn, và những ổ khuyết xương
nhỏ.
+ Hẹp khe khớp gối.
Tiêu chuẩn loại bệnh
Không phải bệnh thoái hóa khớp: chấn thương
gối, lao khớp gối, ung thư
Bệnh nhân có dùng kèm thuốc giảm đau khác
thuộc nhóm Nonsteroid và Steroid.
Đang bị một bệnh cấp tính kèm theo (có sốt, ảnh
hưởng toàn thân).
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Bệnh nhân tự ý dùng thêm thuốc khác.
Tiêu chuẩn phân tầng
Phân tầng theo chỉ số BMI
Nhóm có chỉ số BMI ≤ 18,5
Nhóm có chỉ số 18,5 < BMI < 25
Nhóm có chỉ số BMI ≥ 25
256
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Phân tầng theo tuổi
Nhóm ≤ 49 tuổi
Nhóm 49 < tuổi < 70
Nhóm ≥ 70 tuổi
Phân tầng theo thể lâm sàng
Phong hàn thấp tý:
+ Đau nhức toàn thân, thời tiết lạnh đau tăng.
+ Sợ gió nhiều, chườm ấm giảm đau
+ Rêu lưỡi trắng ướt, chất lưỡi hồng nhạt.
+ Mạch trầm trì.
Phong nhiệt thấp tý:
+ Khớp gối sưng, nóng, đỏ, đau.
+ Aán vào đau tăng, vận động đau tăng.
+ Hạn chế vận động nhiều.
+ Rêu lưỡi trắng khô, chất lưỡi đỏ.
+ Mạch hoạt sác.
Thận âm hư:
+ Đau nhức mỏi từ lưng gối trở xuống.
+ Đau khi đứng ngồi lâu.
+ Rêu lưỡi vàng. Mạch trầm sác.
Tiêu chuẩn theo dõi
Bệnh nhân chọn nghiên cứu được ghi chép chi
tiết bằng bảng theo dõi (mỗi ngày một lần) do cùng
một người thực hiện.
Việc theo dõi và đánh giá được thực hiện sau mỗi
tuần (7 ngày) trong thời gian 1 tháng.
Tiêu chuẩn đánh giá
Mỗi bệnh nhân được khám và đánh giá bằng
cách tính điểm theo quy ước sau:
Tính điểm đau tự nhiên
Với điểm khởi đầu 10 điểm, sau mỗi tuần điều trị
bệnh nhân sẽ được đánh giá 10 phần bớt bao nhiêu
phần.
Đau do ấn (Thang điểm theo RITCHIE)
Khi đè nén
+ 0 điểm: Không có cảm giác đau
+ 1 điểm: Có cảm giác đau ít.
+ 2 điểm: Đau phải nhăn mặt
+ 3 điểm: Đau phải co rút chi lại.
Đau do cơ giới: (Liên quan với vận động)
+ 0 điểm: Không đau
+ 1 điểm: Đau ít (sau một ngày hoạt động, chiều
lại thấy đau hoặc đau khi vận động nhiều).
+ 2 điểm: Đau khá (Đau khi đi lại, xoay trở hoặc
lên xuống cầu thang)
+ 3 điểm: Đau nhiều (Đau thường xuyên)
Điểm chấm theo bảng điểm của LEQUESNE
Đo biên độ vận động khớp: dùng thước đo
góc để đo góc co khớp.
Bình thường khớp gối co được một góc 1350 khi
chân duỗi thẳng.
Cứng khớp buổi sáng:
Tính từ lúc bệnh nhân thức dậy buổi sáng bị
cứng khớp đến khi khớp hoạt động lại bình thường,
tính bằng phút.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Công thức máu, Xquang khớp gối, glucose máu,
yếu tố thấp, VS trước và sau điều trị.
Đánh giá về hiệu qủa điều trị
Hạng A (tốt): giảm đau rõ rệt, các chỉ số đo đạc
thay đổi rõ (có ý nghĩa thống kê), ghi nhận chủ quan
tiến bộ rõ.
Hạng B (khá): giảm đau khá rõ (có ý nghĩa thống
kê). Ghi nhận chủ quan có tiến bộ khá.
Hạng C (trung bình): giảm đau ít, chỉ số không
thay đổi rõ, ghi nhận chủ quan có tiến bộ.
Hạng D (kém): không có kết qủa.
257
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5
Thử
Chứng
0 1 2 3 4
Tác dụng giảm đau thuốc tam tý thang
& voltaren sau các tuần điều trị
Đối với đau tự nhiên
Bảng 1: Đánh giá giảm đau tự nhiên
Nhóm Trước Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
x 10 7.73 6 4.53 2.83
Sd 0.691 0.91 1.106 0.95
t 17.954 24.083 27.075 41.324
Thử
n = 30
p < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
x 10 7.63 6.17 4.73 2.83
Sd 0.928 1.085 1.202 1.029
t 13.971 19.343 24.008 37.796
Chứng
n = 30
p < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
Bảng 2: So sánh đau tự nhiên của bệnh nhân dùng
thuốc Tam Tý Thang giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ
tự do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 928.24 4 232.06 338.18 .000
Trong tuần 99.50 145 0.686
Tổng cộng 1027.74 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau tự nhiên giữa các tuần
của bệnh nhân dùng thuốc Tam Tý Thang có sự khác
biệt về ý nghĩa thống kê p < 0.05
Bảng 3: So sánh mức độ giảm đau tự nhiên của bệnh
nhân dùng thuốc Voltaren giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ tự
do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 884.97 4 221.24 243.5 .000
Trong tuần 131.70 145 0.91
Tổng cộng 1016.67 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau tự nhiên giữa các tuần
của bệnh nhân dùng thuốc Voltaren có sự khác biệt
về ý nghĩa thống kê p < 0.05
Biểu đồ 1: Biểu đồ trị số đau tự nhiên qua các tuần
điều trị của 2 nhóm
Nhận xét: Yếu tố đau tự nhiên giảm rõ từ sau 1 tuần
điều trị với ý nghĩa thống kê p < 0.001 ở cả 2 nhóm
thử và chứng. So sánh kết quả giữa 2 nhóm không có
sự khác biệt.
Đối với đau do ấn áp
Bảng 4: Đánh giá giảm đau do ấn áp (Thang điểm
Ritchie)
Nhóm Trước Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
x 2.03 1.53 1.1 0.7 0.37
Sd 0.183 0.507 0.305 0.466 0.49
t 4.785 14 15.232 16.669
Thử
n = 30
p < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
x 2.17 1.5 1.2 0.87 0.43
Sd 0.254 0.572 0.407 0.434 0.504
t 6.158 13.73 16.155 18.252
Chứng
n = 30
p < 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
Bảng 5: So sánh mức độ giảm đau ấn áp của bệnh
nhân dùng thuốc Tam Tý Thang giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ tự
do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 52.373 4 13.093 77.809 .000
Trong tuần 24.400 145 0.168
Tổng cộng 76.773 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau ấn áp giữa các tuần của
bệnh nhân dùng thuốc Tam Tý Thang có sự khác biệt
về ý nghĩa thống kê p < 0.05
258
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Bảng 6: So sánh mức độ giảm đau ấn áp của bệnh
nhân dùng thuốc Voltaren giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ tự
do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 46.173 4 11.543 57.72 .000
Trong tuần 29.000 145 0.200
Tổng cộng 75.173 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau ấn áp giữa các tuần của
bệnh nhân dùng thuốc Voltaren có sự khác biệt về ý
nghĩa thống kê p < 0.05
Biểu đồ 2: Biểu đồ trị số đau khi ấn qua các tuần
điều trị của 2 nhóm
Nhận xét: Yếu tố đau do ấn ở cả 2 nhóm có ý nghĩa
thống kê p < 0.001 sau 1 tuần điều trị trở đi. Không
có sự khác biệt.
Đối với đau cơ giới
Bảng 7: Đánh giá giảm đau cơ giới
Nhóm Trước Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
x 2.3 1.99 1.67 1.2 0.53
Sd 0.466 0.455 0.479 0.484 0.507
t 3.525 7.077 14.966 19.199
Thử
n = 30
p 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
x 2.4 2.2 1.77 1.17 0.73
Sd 0.498 0.664 0.43 0.531 0.691
t 2.693 6.238 13.403 13.813
Chứng
n = 30
p 0.012 < 0.001 < 0.001 < 0.001
Bảng 8: So sánh mức độ giảm đau cơ giới của bệnh
nhân dùng thuốc Tam Tý Thang giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ tự
do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 58.03 4 14.51 63.3 .000
Trong tuần 33.23 145 0.23
Tổng cộng 91.26 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau cơ giới giữa các tuần của
bệnh nhân dùng thuốc Tam Tý Thang có sự khác biệt
về ý nghĩa thống kê p < 0.05
Bảng 9: So sánh mức độ giảm đau cơ giới của bệnh
nhân dùng thuốc Voltaren giữa các tuần
Đau tự nhiên
ANOVA
Tổng bình
phương độ lệch
Độ tự
do
Phương
sai
F Sig.
Giữa các tuần 58.573 4 14.643 44.795 .000
Trong tuần 47.400 145 0.327
Tổng cộng 105.973 149
Nhận xét: Mức độ giảm đau cơ giới giữa các tuần của
bệnh nhân dùng thuốc Voltaren có sự khác biệt về ý
nghĩa thống kê p < 0.05
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5
Thử
Chứng
0 1 2 3 4
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 2 3 4 5
Thử
Chứng
0 1 2 3 4
Biểu đồ 3: Biểu đồ trị số đau do cơ giới các tuần điều
trị của 2 nhóm
Nhận xét: Yếu tố đau cơ giới giảm cả 2 nhóm có ý
nghĩa thống kê p < 0.05 sau tuần điều trị thứ nhất.
So sánh kết quả giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
So sánh tac dụng giảm đau giữa thuốc
Tam Tý Thang và Voltaren
Cùng một điều kiện chẩn đoán, cùng một điều
kiện điều trị, so sánh tác dụng của nhóm thử và
nhóm chứng như sau:
Bảng 10: So sánh tác dụng giảm đau giữa 2 nhóm
Thử n = 30 Chứng n = 30
Đau T
x Sd x Sd
/t/ p
0 10 10
1 7.73 0.691 7.63 0.928 0.473 0.077
2 6 0.91 6.17 1.085 0.645 0.187
3 4.53 1.106 4.73 1.202 0.671 0.061
Tự
nhiên
4 2.83 0.95 2.83 1.029 0.261 0.519
259
Thử n = 30 Chứng n = 30
Đau T
x Sd x Sd
/t/ p
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 5
Thử
Chứng
0 1 2 3 4
0 2.03 0.183 2.17 0.254 0.584 0.242
1 1.53 0.507 1.5 0.572 0.239 0.299
2 1.1 0.305 1.2 0.407 0.328 0.513
3 0.7 0.466 0.87 0.434 1.433 0.057
Do ấn
4 0.37 0.49 0.43 0.504 0.519 0.327
0 2.3 0.466 2.4 0.498 0.803 0.125
1 1.99 0.455 2.2 0.664 1.361 0.18
2 1.67 0.479 1.77 0.43 0.85 0.095
3 1.2 0.484 1.17 0.531 0.254 0.855
Do cơ
giới
4 0.53 0.507 0.73 0.691 1.277 0.171
Nhận xét: Sự giảm đau giữa nhóm dùng thuốc Tam Tý
Thang (Thử) và nhóm dùng Voltaren (Chứng) đều
không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trước và sau
dùng thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần với p > 0.05.
Như vậy, về tác dụng giảm đau: thuốc Tam Tý
Thang có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm đau do
ấn, giảm đau cơ giới hiệu quả tương đương với nhóm
chứng dùng Voltaren.
Tác dụng của thuốc trên độ vận động
khớp
Độ co khớp gối
Bảng 11: Đánh giá độ co khớp gối
Nhóm Trước Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
x 90.17o 103.67o 110.33o 119o 127o
Sd 13.162 11.442 9.82 11.991 5.305
t 7.449 11.503 15.072 17.803
Thử
n = 30
p 0.001 < 0.001 < 0.001 < 0.001
x 87o 99.67o 107o 116o 126o
Sd 10.822 10.875 10.787 6.35
t 6.954 10.117 13.958 16.309
Chứng
n = 30
p 0.012 < 0.001 < 0.001 < 0.001
Biểu đồ 4: Biểu đồ độ co khớp gối qua các tuần điều
trị của 2 nhóm
Nhận xét: Biên độ co khớp gối cải thiện ở cả 2 nhóm
với ý nghĩa thống kê p < 0.001 sau 1 tuần điều trị trở
đi. Giữa 2 nhóm không có kết quả khác biệt.
Chỉ số Lequesne
Bảng 12: Đánh giá Chỉ số Lequesne trước và sau
điều trị:
Nhóm
Chỉ số
Lequesne x Sd t p
Trước điều trị 7.93 1.105 Thử
n = 30 Sau điều trị 3.63 0.999
50.53 < 0.001
Trước điều trị 7.8 1.126 Chứng
n = 30 Sau điều trị 3.93 1.202
23.54 < 0.001
Nhận xét: Chỉ số Lequesne cải thiện rõ ở cả 2 nhóm
trước và sau điều trị với ý nghĩa thống kê p < 0.001.
Kết quả đạt được giữa 2 nhóm không có sự khác biệt.
So sánh sự cải thiện độ vận động khớp giữa
thuốc Tam Tý Thang và Voltaren
Cùng một điều kiện chẩn đoán, cùng một điều
kiện điều trị, so sánh sự cải thiện độ vận động khớp
giữa 2 nhóm:
Bảng 13: So sánh sự cải thiện độ vận động khớp gối
giữa 2 nhóm
Thử n = 30 Chứng n = 30 Biên
độ
T
x Sd x Sd
/t/ p
0 90.17 13.162 87 15.12 0.865 0.39
1 103.67 11.442 99.67 10.822 1.391 0.17
2 110.33 9.82 107 10.8875 1.246 0.28
3 119 11.991 116 10.787 0.736 0.465
Co
khớp
gối
4 127 5.305 126 6.35 0.223 0.824
260
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Nhận xét: Sự cải thiện độ vận động khớp giữa nhóm
dùng thuốc Tam Tý Thang (Thử) và nhóm dùng
Voltaren (Chứng) đều không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê trước và sau dùng thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3
tuần, 4 tuần với p > 0.1.
Như vậy, về vận động khớp qua sử dụng thuốc có
cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tốt hơn so với trước
khi dùng thuốc. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với độ tin cậy p < 0.05. Tác dụng này hiệu quả tương
đương với lô chứng dùng Voltaren.
Tác dụng của thuốc tam tý thang trên
từng loại đối tượng bệnh nhân
Tuổi
Bảng 14: Tác dụng thuốc Tam Tý Thang trên các
nhóm tuổi
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp
Tuổi Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
Tt-T1 -2.848 0.004 -1.732 0.083 -2.828 0.005
Tt–T2 -2.829 0.005 -2.00 0.046 -3.00 0.003
Tt–T3 -2.831 0.005 -2.762 0.006 -2.919 0.004
Tuổi
≤49
Tt–T4 -2.850 0.004 -2.889 0.004 -2.972 0.003
Tt–T1 -3.370 0.001 -1.414 0.157 -2.449 0.014
Tt–T2 -3.332 0.001 -3.207 0.001 -3.317 0.001
Tt–T3 -3.316 0.001 -3.448 0.001 -3.638 0.001
49<
Tuổi
<70
Tt–T4 -3.334 0.001 -3.360 0.001 -3.397 0.001
Tt-T1 -2.014 0.041 -1.00 0.317 -1.732 0.083
Tt–T2 -2.226 0.024 -1.732 0.083 -2.449 0.014
Tt–T3 -2.232 0.026 -2.333 0.02 -2.271 0.023
Tuổi
≥70
Tt–T4 -2.232 0.026 -2.232 0.026 -2.251 0.024
Nhận xét:
Các nhóm tuổi trong nghiên cứu giảm đau tự
nhiên có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau các tuần điều
trị thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Nhóm tuổi < 70 đau ấn áp giảm có ý nghĩa
thống kê với p < 0.005 sau các tuần điều trị thứ nhất,
thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Nhóm tuổi ≥ 70 đau ấn áp giảm có ý nghĩa thống
kê với p < 0.05sau tuần điều trị thứ hai.
Nhóm tuổi < 70 đau cơ giới giảm có ý nghĩa
thống kê với p< 0.05 sau tuần điều trị thứ hai.
Nhóm tuổi ≥ 70 đau cơ giới giảm có ý nghĩa
thống kê với p < 0.05sau tuần điều trị thứ ba.
Giới
Bảng 15: Tác dụng của Tam Tý Thang trên giới
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp
Giới Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
T1–Tt - 2.754 0.006 - 1.732 0.083 - 1.732 0.083
T2–Tt - 2.694 0.007 - 2.226 0.025 - 2.828 0.005
T3–Tt - 2.692 0.007 - 2.640 0.008 - 2.762 0.006
Nam
(n =
9)
T4–Tt - 2.716 0.007 - 2.724 0.006 - 2.762 0.006
T1–Tt - 4.111 0.00 - 1.732 0.083 - 3.207 0.001
T2–Tt - 4.081 0.00 - 2.333 0.020 - 4.025 0.000
T3–Tt - 4.084 0.00 - 2.598 0.009 - 4.179 0.000
Nữ
(n =
21)
T4–Tt - 4.081 0.00 - 2.701 0.007 - 4.132 0.000
Nhận xét:
Đau tự nhiên đối với giới nam, giới nữ giảm có ý
nghĩa thống kê p<0.01 sau các tuần điều trị thứ
nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Đau cơ giới đối với giới nam, giới nữ giảm có ý
nghĩa thống kê p<0.01 sau tuần điều trị thứ hai trở
đi.
Đau ấn áp đối với giới nam giảm có ý nghĩa
thống kê p<0.05 sau tuần điều trị thứ hai.
Đau ấn áp đối với giới nữ giảm có ý nghĩa thống
kê p<0.001 sau các tuần điều trị thứ nhất, thứ hai,
thứ ba và thứ tư.
Chỉ số BMI
Bảng 16: Tác dụng của Tam Tý Thang đối với các
thể tạng bệnh nhân
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp
BMI Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
Tt – T1 - 2.414 0.016 - 1.732 0.083 - 2.236 0.025
Tt – T2 - 2.456 0.014 - 2.236 0.025 - 2.449 0.014
Tt – T3 - 2.414 0.016 - 2.460 0.014 - 2.460 0.014
BMI ≤
18.5
(n = 7)
Tt – T4 - 2.414 0.016 - 2.428 0.015 - 2.428 0.015
Tt – T1 - 3.376 0.001 - 1.414 0.157 - 2.333 0.014
Tt – T2 - 3.336 0.001 - 2.646 0.008 - 3.207 0.02
Tt – T3 - 3.320 0.001 - 3.606 0.000 - 3.397 0.001
18.5 <
BMI <
25
(n= 14) Tt – T4 - 3.345 0.001 - 3.448 0.001 - 3.442 0.001
Tt - T1 - 2.724 0.006 - 2.000 0.046 - 1.732 0.083
Tt – T2 - 2.701 0.007 - 2.646 0.008 - 2.828 0.005
Tt – T3 - 2.714 0.007 - 2.810 0.005 - 2.810 0.005
BMI ≥
25
(n = 9)
Tt – T4 - 2.716 0.007 - 2.807 0.005 - 2.739 0.006
261
Nhận xét
Các nhóm thể tạng bệnh nhân giảm đau tự
nhiên có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau các tuần.
Nhóm bệnh nhân có BMI < 25 giảm đau cơ giới
có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau tuần thứ hai.
Nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 25 giảm đau cơ giới
có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau các tuần.
Nhóm bệnh nhân có BMI < 25 giảm đau ấn áp
có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau tuần thứ hai.
Nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 25 giảm đau ấn áp có
ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau các tuần.
Số lần đau
Bảng 17: Tác dụng của Tam Tý Thang đối với đau
lần đầu và đau tái phát
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp
Giới Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
T1–Tt - 2.232 0.026 - 2.00 0.046 - 2.00 0.046
T2–Tt - 2.232 0.026 - 2.00 0.046 - 2.449 0.014
T3–Tt - 2.232 0.026 - 2.271 0.023 - 2.251 0.024
Đau lần
đầu
(n=6)
T4–Tt - 2.264 0.024 - 2.333 0.02 - 2.333 0.02
T1–Tt - 4.403 0.00 - 2.236 0.025 - 3.051 0.002
T2–Tt - 4.340 0.00 - 3.873 0.00 - 4.264 0.00
T3–Tt - 4.332 0.00 - 4.630 0.00 - 4.490 0.00
Đau tái
phát
(n=24)
T4–Tt - 4.352 0.00 - 4.463 0.00 - 4.406 0.00
Nhận xét:
Nhóm đau lần đầu, đau tái phát giảm đau tự
nhiên rõ từ tuần thứ nhất trở đi với p < 0.05.
Nhóm đau lần đầu, đau tái phát giảm đau cơ giới
rõ từ tuần thứ nhất trở đi với p < 0.05.
Nhóm đau lần đầu, đau tái phát giảm đau ấn áp
rõ từ tuần thứ nhất trở đi với p < 0.05.
Tác dụng của thuốc trên các thể theo
YHCT
Đau tự nhiên
Bảng 18: Tác dụng của Tam Tý Thang trên các thể
bệnh theo YHCT
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp Thể lâm
sàng
Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
Tt–T1 - 3.236 0.001 - 1.732 0.083 - 2.236 0.025Phong
hàn thấp Tt–T2 - 3.236 0.001 - 2.236 0.025 - 2.449 0.014
Đau tự nhiên Đau cơ giới Đau ấn áp Thể lâm Tuần
Z A.Sig Z A.Sig Z A.Sig
Tt–T3 - 3.205 0.001 - 2.460 0.014 - 2.460 0.014(n = 13)
Tt–T4 - 3.235 0.001 - 2.428 0.015 - 2.428 0.015
Tt–T1 - 1.890 0.001 - 1.414 0.157 - 2.333 0.014
Tt–T2 - 1.857 0.001 - 2.646 0.008 - 3.207 0.02
Tt–T3 - 1.841 0.001 - 3.606 0.000 - 3.397 0.001
Phong
thấp
nhiệt
(n = 4) Tt–T4 - 1.841 0.001 - 3.448 0.001 - 3.442 0.001
Tt–T1 - 3.304 0.006 - 2.000 0.046 - 1.732 0.083
Tt–T2 - 3.219 0.007 - 2.646 0.008 - 2.828 0.005
Tt–T3 - 3.235 0.007 - 2.810 0.005 - 2.810 0.005
Thận âm
hư
(n = 13)
Tt–T4 - 3.270 0.007 - 2.807 0.005 - 2.739 0.006
Nhận xét
Nhóm bệnh nhân thể Phong hàn thấp, thể Thận
âm hư giảm đau tự nhiên có ý nghĩa thống kê p <
0.001 sau các tuần.
Nhóm bệnh nhân thể Phong thấp nhiệt giảm đau
tự nhiên không có ý nghĩa thống kê p > 0.05 sau các
tuần.
Nhóm bệnh nhân thể Phong hàn thấp giảm đau
cơ giới có ý nghĩa thống kê p < 0.001 sau các tuần.
Nhóm bệnh nhân thể Phong thấp nhiệt giảm đau
cơ giới chỉ có ý nghĩa thống kê p < 0.05 sau các thứ 4
trở đi, còn những tuần đầu giảm không có ý nghĩa
thống kê.
Nhóm bệnh nhân thể Thận âm hư giảm đau cơ
giới có ý nghĩa thống kê p < 0.05 từ sau tuần thứ hai
trở đi.
Nhóm bệnh nhân thể Phong hàn thập, thể Thận
âm hư giảm đau ấn áp có ý nghĩa thống kê p < 0.05
sau các tuần.
Nhóm bệnh nhân thể Phong thấp nhiệt giảm
đau ấn áp không có ý nghĩa thống kê p > 0.05 sau
các tuần.
Nhận xét chung: Thuốc Tam Tý Thang có tác
dụng giảm đau tự nhiên, đau ấn áp và đau cơ giới
giảm có ý nghĩa thống kê ở hai thể Phong hàn thấp,
Thận âm hư sau các tuần điều trị.
262
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tác dụng không thuận lợi của thuốc
trong quá trình nghiên cứu
Bảng 19: Tác dụng không thuận lợi của thuốc Tam
Tý Thang
Nhóm thử (n = 30) Nhóm thử (n = 30)
Triệu chứng
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
Đầy bụng 0 0
Ợ hơi, ợ chua 0 4 13.3%
Cảm giác nóng 2 6.7% 1
Xót ruột 1 3.3% 5 16.7%
Đau bụng 0 0
Tiêu phân sệt 2 6.7% 0
Táo bón 0 3 10%
Nhận xét
Thuốc Tam Tý Thang gây các tác dụng không
thuận lợi như:
-Tiêu phân sệt chiếm 6.7% số bệnh nhân.
-Xót ruột chiếm 3.3% bệnh nhân.
-Cảm giác nóng trong người chiếm 6.7%
Voltaren gây tác dụng không thuận lợi như:
-Ợ hơi, ợ chua chiếm 13.3% số bệnh nhân.
-Xót ruột chiếm 16.7% số bệnh nhân.
-Táo bón chiếm 10% số bệnh nhân.
Sự cải thiện các yếu tố khác trên bệnh
nhân
So sánh tác dụng kháng viêm của 2 nhóm
bệnh nhân dùng thuốc Tam Tý Thang và
Voltaren
Bảng 20: So sánh tác dụng kháng viêm trước và sau
dùng thuốc của 2 nhóm bệnh nhân.
Nhóm Chỉ số Vs x Sd t p
Độ lắng máu trước θ g1 42.47 9.38
Độ lắng máu sau θ g1 24.33 6.53 16.13 <0.001
Độ lắng máu trước θ g2 62.2 12.294
Thử
n = 30
Độ lắng máu sau θ g2 35.83 7.321 14.92 <0.001
Độ lắng máu trước θ g1 38.37 10.682
Độ lắng máu sau θ g1 23.07 7.22 14.639<0.001
Độ lắng máu trước θ g2 59.1 16.738
Chứng
n = 30
Độ lắng máu sau θ g2 35 12.731 15.569<0.001
Nhận xét: Tốc độ lắng máu thể hiện tác dụng kháng
viêm của 2 nhóm dùng thuốc Voltaren và Tam Tý
Thang giảm có ý nghĩa thống kê p < 0.001 trước và
sau điều trị.
Tác dụng của thuốc Tam Tý Thang trên
mạch, huyết áp
Bảng 21: Tác dụng của thuốc trên mạch, huyết áp
Nhóm Trước Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
X 77.5 77.27 77.3 77.03 77.13
Sd 4.361 4.386 4.236 4.23 4.754
t 0.793 0.508 1.285 1.173
Mạch
p 0.434 0.615 0.85 0.25
X 116.67 116.67 116.67 117.17 115.4
Sd 9.942 10.933 10.511 10.478 10.714
t 0 0.182 0.496 0.854
Huyết áp
MAX
p 1 0.79 0.687 0.4
X 73.17 72 71.3 72.03 72.03
Sd 6.226 7.611 2.228 7.513 6.636
t 0.893 1.433 0.917 0.939
Huyết áp
MIN
p 0.38 0.163 0.366 0.356
Nhận xét: Thuốc Tam Tý Thang không làm thay đổi
trị số mạch, huyết áp sau các tuần lễ dùng thuốc.
Chỉ số huyết học
Bảng 22: Chỉ số huyết học
Trước điều trị Sau điều trị p
Hồng cầu (triệu/mm) 4.0572 ± 0.18 4.07 ± 0.27 p > 0.1
Bạch cầu (ngàn/mm) 7.12 ± 0.253 7.15 ± 0.14 p > 0.1
Nhận xét: Thuốc Tam Tý Thang không làm thay đổi số
lượng hồng cầu và bạch cầu trước và sau dùng thuốc.
Tác dụng của thuốc trên sự cải thiện các
yếu tố ăn ngủ, sinh hoạt
Bảng 23: Tác dụng của thuốc trên sự cải thiện các
yếu tố
Đỡ Không đỡ
Yếu tố
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
Ăn uống không ngon
miệng (n = 5)
4 80% 1 20%
Ngủ kém (n =13) 10 76.9% 3 23.1%
Sinh hoạt (n = 21) 19 90.47% 2 9.53%
Tình cảm, lo âu (n = 14) 13 92.8% 1 7.2%
263
Nhận xét: Có sự cải thiện tốt các yếu tố ăn ngủ, sinh
hoạt, tình cảm trước và sau điều trị.
KẾT LUẬN
Qua kết qủa thu được trong suốt 4 tuần nghiên
cứu, chúng tôi ghi nhận như sau:
-Bài thuốc Tam tý thang có tác dụng giảm đau
kháng viêm trên thoái hóa khớp gối từ tuần lễ thứ
nhất trở đi và kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc.
Tác dụng giảm đau kháng viêm của thuốc Tam tý
thang tương đương với liệu pháp dùng thuốc
Voltaren.
-Thuốc làm giảm đau và cải thiện được: biên
độ cử động khớp, chỉ số VS, chỉ số Lequesne, tình
trạng ăn ngủ sinh hoạt, và có tác dụng trên thể
Phong thấp nhiệt.
-Thuốc Tam tý thang có hiệu qủa trên đối tượng
thoái hóa khớp:
-Tác dụng thên thể vừa và nặng.
-Tác dụng trên cả 2 giới nam và nữ.
-Mọi lứa tuổi đều đáp ứng tốt các tác dụng
của thuốc.
-Có tác dụng giảm đau ở người đau lần đầu cũng
như đau tái phát.
-Thuốc tác dụng tốt trên người có thể tạng béo phì.
Thuốc Tam tý thang có tác dụng không thuận lợi
như: tiêu phân sệt (nhưng được khắc phục bằng uống
nước gừng), cảm giác nóng ngay sau khi uống thuốc.
Bài thuốc Tam tý thang an toàn khi sử dụng,
không tác động xấu lên dạ dày, tá tràng và có thể sử
dụng lâu dài.
Tuy nhiên nghiên cứu có những hạn chế:
-Thời gian nghiên cứu ngắn, chưa theo dõi và
đánh giá được kết quả nếu bệnh nhân muốn sử dụng
lâu dài, cũng như tác dụng duy trì của thuốc ngay sau
khi ngưng sử dụng.
-Chúng tôi chưa kiểm soát mọi chế độ vận động,
sinh hoạt, nghỉ ngơi của bệnh nhân nhất là bệnh nhân
điều trị ngoại trú. Do vậy cần có các công trình nghiên
cứu với đối tượng bệnh nhân đồng nhất hơn, có chế độ
kiểm soát chặt chẽ hơn, để tránh các nguy cơ sai lầm
có thể xảy ra khi đánh giá kết qủa giảm đau.
Nghiên cứu này giúp chúng tôi kế thừa và phát
huy những kinh nghiệm qúy báu trong kho tàng các
bài thuốc cổ Phương Đông, giúp cho việc điều trị
bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, kết qủa nghiên
cứu này sẽ là nền tảng căn bản gợi mở cho chúng tôi
nhiều kế hoạch nghiên cứu lâu dài các bài thuốc cổ
phương cho các bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và
bệnh lý khớp xương nói chung mà YHCT gọi là
Chứng tý. Hy vọng rằng YHCT sẽ góp phần một cách
tích cực trong việc giải quyết bệnh lý này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Ngọc Ân (1994), “Bệnh khớp do thoái hóa”, Bách
khoa thư bệnh học 2, Trung tâm biên soạn Từ điển
bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr.67-70
2 Nguyễn Thị Bay, “Thăm dò phương pháp tác dụng của
bài thuốc Lục vị gia giảm trên bệnh nhân loãng
xương”, Kỷ yếu công trình khoa học tại Hội nghị thấp
khớp học TP.HCM 2003.
3 Phạm Văn Cự, “Khám khớp gối”, Hội nghị thấp khớp
học TP.HCM, lần 2. 1999
4 Trần Văn Nhủ và Hoàng Duy Tân, Từ điển Phương
Thang Đông Y, NXB Đồng Nai, tr.1383.
5 Nguyễn Tử Siêu (1997), Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn,
NXB TP.HCM.
6 Viện nghiên cứu YHDT Thượng Hải (1993), Trương
Quốc Bảo và Hải Ngọc dịch, “Tý chứng”, Chữa bệnh
nội khoa bằng YHCT Trung Quốc, NXB Thanh Hoá,
tr.176 – 178.
7 Engstrom JW. (2001), “Back and neck pain”,
Harrison’s Principles of Internal Medicine, 15th
edition, vol. 2 chapter 16, p. 21 – 25.
8 Lozada CJ. anh Roy O. ALT man (2000),
Osteoarthritis – Clinical Care in the Rheumatic
Disease – Association of Rheumatology Health
Professionals, p.113 – 118
9 Mankin HJ. and Brandt KD., Pathogenesis of
Osteoarthritis, Textbook of Rheumatology Fifth
edition, vol.2 chapter 82, 83 p. 1369 - 1393
10 Glimet T. (1995), “Gonarthrose Therapeutique”
Rhumatologie, Medicine Sciences, Flammarion, p.577
– 585.
264
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tac_dung_giam_dau_khang_viem_bai_thuoc_tam_ty_thang.pdf