Tài liệu Khảo sát tác động kháng staphylococcus aureus của phối hợp dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran và một số kháng sinh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 83
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS
CỦA PHỐI HỢP DẪN CHẤT ACID CARBOXYLIC
CỦA 2-SALICYLOYLBENZOFURAN VÀ MỘT SỐ KHÁNG SINH
Vũ Thanh Thảo*, Trần Cát Đông*, Phạm Ngọc Tuấn Anh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) là tác nhân chính gây các bệnh nhiễm
khuẩn với tỉ lệ mắc cũng như tử vong cao. Do đó, cần thiết phải có sự hợp tác toàn cầu nhằm hướng
tới giải quyết các thách thức của tình trạng đề kháng kháng sinh, trong đó cần phải thúc đẩy việc
nghiên cứu, tìm kiếm thuốc kháng sinh mới. Trong nghiên cứu trước, dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran cho thấy có tác động kháng khuẩn yếu trên chủng S. aureus. Trong nghiên cứu
này, các dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran được khảo sát tác động kháng S. aureus
khi phối hợp với một số thuốc kháng sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động kháng S. aureus của phối hợp...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác động kháng staphylococcus aureus của phối hợp dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran và một số kháng sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 83
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS
CỦA PHỐI HỢP DẪN CHẤT ACID CARBOXYLIC
CỦA 2-SALICYLOYLBENZOFURAN VÀ MỘT SỐ KHÁNG SINH
Vũ Thanh Thảo*, Trần Cát Đơng*, Phạm Ngọc Tuấn Anh*
TĨM TẮT
Mở đầu: Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) là tác nhân chính gây các bệnh nhiễm
khuẩn với tỉ lệ mắc cũng như tử vong cao. Do đĩ, cần thiết phải cĩ sự hợp tác tồn cầu nhằm hướng
tới giải quyết các thách thức của tình trạng đề kháng kháng sinh, trong đĩ cần phải thúc đẩy việc
nghiên cứu, tìm kiếm thuốc kháng sinh mới. Trong nghiên cứu trước, dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran cho thấy cĩ tác động kháng khuẩn yếu trên chủng S. aureus. Trong nghiên cứu
này, các dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran được khảo sát tác động kháng S. aureus
khi phối hợp với một số thuốc kháng sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động kháng S. aureus của phối hợp dẫn chất acid carboxylic
của 2-salicyloylbenzofuran và một số kháng sinh.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Các phối hợp dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran với
kháng sinh ampicillin, cefuroxim, ciprofloxacin, gentamicin và vancomycin. MIC của chất thử và kháng sinh được
xác định bằng phương pháp pha lỗng trong thạch. Định tính tác động hiệp đồng kháng khuẩn trên phiến 96 giếng,
trong đĩ mỗi giếng chứa ½MIC của kháng sinh và dẫn chât 2-salicyloylbenzofuran. Định lượng khả năng hiệp đồng
kháng khuẩn bằng phương pháp bàn cờ.
Kết quả: Dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran 1a–f sở hữu hoạt tính kháng khuẩn
yếu trên các chủng S. aureus với MIC = 32 – 1024 µg/mL. Kết quả đánh giá khả năng hiệp đồng kháng
khuẩn đã phát hiện được 6 phối hợp cho kết quả (+) trong đĩ phối hợp 1e + gentamicin cho tác động
hiệp đồng (FICI = 0.375) trên MRSA ATCC 33591, 1c + ciprofloxacin/gentamicin, 1f + ciprofloxacin
cho tác động hiệp đồng một phần trên MRSA ATCC 33591 với FICI lần lượt là 0.75, 0.625, 0.625 và
tác động cộng hợp (FICI = 1.0) trên chủng MRSA ATCC 43300 của phối hợp 1b +
cefuroxim/gentamicin. Các phối hợp này đều làm tăng hoạt tính của các kháng sinh lên 2 - 4 lần.
Kết luận: Các dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran sở hữu hoạt tính kháng khuẩn
yếu nhưng khi phối hợp với các kháng sinh đã cho các tác động hiệp đồng với FICI = 0.375–1.0. Các
phối hợp này làm tăng hoạt tính của các kháng sinh lên 2 – 4 lần, qua đĩ cho thấy tiềm năng của các
dẫn chất này trong việc sử dụng phối hợp với kháng sinh để làm tăng hoạt lực kháng khuẩn trên các
chủng đề kháng kháng sinh MRSA.
Từ khĩa: 2-salicyloylbenzofuran, Staphylococcus aureus, kháng sinh, tác động hiệp đồng, chỉ số
ức chế riêng phần, FICI.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Ngọc Tuấn Anh ĐT: 0909704081 Email: pnta@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 84
ABSTRACT
SYNERGISTIC ANTIBACTERIAL EFFECTS OF
2-SALICYLOYLBENZOFURAN BEARING CARBOXYLIC ACID DERIVATIVES
AND ANTIBIOTICS ON STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Vu Thanh Thao, Tran Cat Dong, Pham Ngoc Tuan Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 83 – 88
Background: Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) is a major cause of a variety of
community- and healthcare-related infections that have been extremely difficult to treat with related
morbidity and mortality being on the rise. The prevention and control of the antibiotic resistance threats
have been identified as global public health priorities that require actions across all government sectors and
society. To combat increasingly serious threat, one of the most important main actions is to accelerate the
discovery and development of new classes of antibacterial agents. In the previous study, the carboxylic acid
derivatives of 2-salicyloylbenzofuran were found to exhibit reasonable activity against S. aureus. In continuation
of our work on search for novel anti-MRSA agents, the carboxylic acid derivatives of 2-salicyloylbenzofuran were
determined their anti-S. aureus in combination with antibiotics.
Objectives: This research aims to study on synergistic effects of combining 2-salicyloylbenzofuran
bearing carboxylic acid derivatives with approved antibiotics against S. aureus strains.
Materials and Methods: 2-Salicyloylbenzofuran bearing carboxylic acid derivatives and approved
antibiotics including ampicillin, cefuroxime, ciprofloxacin, gentamicin and vancomycin were used in this
research. MICs of compounds were deterimined by agar dilution method. The preliminarily screening of the
synergistic effect was performed in 96-well microdilution plate containing ½ x MIC of antibiotic and ½ x
MIC 2-salicyloylbenzofuran derivative. The combinations with positive interactions were determined the
fractional inhibitory concentration index (FICI) by the agar dilution checkerboard procedure.
Results: The 2-salicyloylbenzofuran bearing carboxylic acid derivatives 1a-f were found to possess
weak activities against S. aureus strains (MICs = 32 – 1024 µg/mL). The preliminarily screening of the
synergistic combinations exhibited six positive interactions. The combination of 1e with gentamicin
displayed the most synergistic interaction against MRSA ATCC 33591 (FICI = 0.375). Meanwhile,
combinations of 1c with ciprofloxacin or gentamicin, 1f with ciprofloxacin showed partial synergistic
interactions against MRSA ATCC 33591 with FICI values 0.75, 0.625, 0.625, respectively. Besides, the
synergistic test observed two additive interactions (FICI = 1.0) against MRSA ATCC 43300 strain when
compound 1b was used in combination with cefuroxime or gentamicin. The rates in increasing
susceptibility of MRSA with antibiotics were 2-4 fold in these cases.
Conclusion: In this study, 2-salicyloylbenzofuran bearing carboxylic acid derivatives did not
show much significant activities against MSSA and MRSA alone. However, these compounds when
used in combination with approved antibiotics exhibited significant synergistic activities in some cases
with the FICI values in the range of 0.375–1.0. The rates in increasing susceptibility of MRSA with
antibiotics were 2-4 fold in these cases. These findings suggested that 2-salicyloylbenzofuran bearing
carboxylic acid derivatives could potentially be used as antibiotic enhancers to the activity of existing
antibiotics against MRSA.
Key words: 2-salicyloylbenzofuran, Staphylococcus aureus, antibiotic, synergistic effect, the fractional
inhibitory concentration index, FICI.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 85
MỞ ĐẦU
Vấn đề đề kháng kháng sinh đã mang tính
tồn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển
với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn. Các
bệnh nhiễm khuẩn cĩ tỉ lệ mắc cũng như tử
vong cao và việc kiểm sốt các loại bệnh này
chịu tác động của tình trạng đề kháng kháng
sinh(1,2,8). Trong các chủng đề kháng kháng sinh
thì Staphylococcus aureus kháng methicillin
(MRSA) là tác nhân chính gây các bệnh nhiễm
khuẩn nguy hiểm trên da, mơ mềm, xương,
đường hơ hấp và máu(3,4,8). Tại Mỹ, MRSA gây
ra khoảng 90.000 ca bệnh và ước tính khoảng
19.000 trường hợp tử vong trong năm 2005(1,4).
Tại Châu Âu, MRSA liên quan tới hơn 150.000
bệnh nhân nhiễm trùng và làm tăng chi phí
điều trị lên tới 380 triệu euro mỗi năm(4). Do
đĩ, việc nhiễm vi khuẩn này hiện là vấn đề
nghiêm trọng trên lâm sàng nên việc kiểm
sốt và điều trị chủng MRSA được xác định là
một trong những nhiệm vụ cấp bách của hệ
thống y tế trên tồn thế giới(1-4,7,8).
Khung cấu trúc 2-aroylbenzofuran đã được
tổng hợp và sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn trên
các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (–) trong
các nghiên cứu trước đây. Kết quả cho thấy một
số dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran 1a–f (Hình 1) cho tác động
kháng khuẩn tiềm năng trên chủng vi khuẩn S.
aureus bao gồm cả chủng đề kháng kháng sinh
MRSA(6). Trong nghiên cứu này, các dẫn chất
acid carboxylic của 2-salicyloylbenzofuran được
khảo sát tác động kháng S. aureus khi phối hợp
với một số thuốc kháng sinh.
Hình 1: Cấu trúc dẫn chất acid carboxylic của 5,7-
dibromo-2-salicyloylbenzofuran 1a–f
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng thử nghiệm
Dẫn chất acid carboxylic của 2-salicyloyl
benzofuran 1a–f
Kháng sinh
Ampicillin, cefuroxim, ciprofloxacin,
gentamicin và vancomycin
Vi khuẩn thử nghiệm
Staphylococcus aureus ATCC 29213 (MSSA),
Staphylococcus aureus ATCC 43300 (MRSA) và
Staphylococcus aureus ATCC 33591 (MRSA).
Phương pháp nghiên cứu
Xác định MIC của chất thử và kháng sinh(6)
MIC của chất thử 1a-f và kháng sinh được
xác định bằng phương pháp pha lỗng trong
thạch. Chất thử nghiệm được cân chính xác và
pha thành dung dịch mẹ trong DMSO. Khi sử
dụng pha lỗng bằng mơi trường thử nghiệm
hoặc pha trực tiếp với mơi trường thử nghiệm
sao cho tạo thành dãy nồng độ trong mơi
trường thử nghiệm (cĩ nồng độ sau bằng ½
nồng độ trước) Vi khuẩn khảo sát được pha
với nồng độ 107 CFU/ml và cho 1 – 2 μl huyền
phù dịch vi khuẩn lên mặt thạch để đạt được
mật độ vi khuẩn trên thạch là 104 CFU/ml, ủ ở
37 oC/18-24h. Khi pha chất thử vào mơi trường
phải đảm bảo nồng độ DMSO nằm trong
khoảng từ 2 – 5 % nhằm tránh việc nồng độ
DMSO cao sẽ ức chế sự phát triển của vi
khuẩn thử nghiệm. Xác định đĩa cĩ nồng độ
chất kháng khuẩn thấp nhất ức chế hồn tồn
sự tạo khĩm, nồng độ tại đĩa thạch này là MIC
của chất thử đối với vi khuẩn thử nghiệm.
Định tính tác dụng hiệp đồng của các chất
thử với kháng sinh(5)
Pha nồng độ các chất thử 1a-f phối hợp với
kháng sinh theo tỉ lệ ½ MIC của mỗi chất
trong mỗi giếng của phiến 96 giếng. Vi khuẩn
thử nghiệm được pha với nồng độ 107 CFU/ml
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 86
và chấm khoảng 1-2 µL lên bề mặt tất cả các
giếng, ủ ở 37oC/18-24 h. Các phối hợp khơng
cĩ vi khuẩn mọc được xác định là cĩ tác dụng
hiệp đồng và sẽ được thực hiện định lượng
khả năng hiệp đồng bằng thử nghiệm bàn cờ.
Định lượng khả năng hiệp đồng của các chất
thử với kháng sinh(5)
Sử dụng phương pháp bàn cờ trên phiến
96 giếng, chất thử 1a-f và kháng sinh được
khảo sát ở nồng độ từ 1/32 đến 2 lần MIC
của mỗi chất. Bắt đầu từ giếng chứa chất thử
và kháng sinh cĩ nồng độ gấp 2 lần MIC,
kháng sinh cĩ nồng độ giảm dần ½ theo
chiều ngang, chất thử cĩ nồng độ giảm dần
½ theo chiều dọc. Vi khuẩn khảo sát được
pha với nồng độ 107 CFU/ml được chấm
khoảng 1-2 µL lên bề mặt tất cả các giếng, ủ
ở 37 oC/16-18 h. Xác định giếng cĩ nồng độ
chất thử và kháng sinh thấp nhất ức chế
hồn tồn sự tạo khĩm.
Đánh giá kết quả(5)
Các phối hợp cĩ tác dụng ức chế sự phát
triển của vi khuẩn thử nghiệm sẽ được chọn
để tính chỉ số ức chế riêng phần FICI (the
fractional inhibitory concentration index) theo
cơng thức sau: FICI = FICchất thử 1a-f + FICkháng sinh
Trong đĩ: FIC = MICtrong phối hợp/ MICkhơng phối hợp
FICI 0,5: hiệp đồng; 0,5 < FICI < 1: hiệp
đồng một phần; FICI = 1: cộng hợp; 1 < FICI <
4: khơng tương tác; FICI ≥ 4: đối kháng.
KẾT QUẢ
MIC của chất thử và kháng sinh
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các
dẫn chất acid carboxylic của 5,7-dibromo-2-
salicyloylbenzofuran 1a-f trên các chủng vi
khuẩn MSSA ATCC 29213, MRSA ATCC
43300 và MRSA ATCC 33591 được trình bày
trong Bảng 1.
Bảng 1: Hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn chất 1a-f
Hợp chất
CTCT MIC [µg/mL (mM)]
X Z
MSSA
ATCC 29213
MRSA
ATCC 43300
MRSA
ATCC 33591
1a H
64 (0.14)a 64 (0.14)a 256 (0.56)
1b H
128 (0.27)a 128 (0.27)a 256 (0.55)
1c H
32 (0.06)a 64 (0.12)a 128 (0.25)
1d Br
128 (0.24) 256 (0.48) 1024 (1.92)
1e Br
32 (0.06) 32 (0.06) 128 (0.23)
1f Br
128 (0.21) 128 (0.21) 1024 (1.71)
Ampicillin
Cefuroxim
Ciprofloxacin
Gentamicin
Vancomycin
0.25 (0.0007)
8 (0.02)
0.5 (0.0016)
2 (0.004)
0.0625 (0.00004)
16 (0.05)
16 (0.04)
0.125 (0.0004)
4 (0.008)
0.0625 (0.00004)
16 (0.05)
8 (0.02)
0.5 (0.0016)
8 (0.017)
1 (0.0007)
a MIC được xác định từ nghiên cứu trước(6). MSSA: methicillin-sensitive Staphylococcus aureus. MRSA: methicillin-
resistant Staphylococcus aureus
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 87
Định tính khả năng hiệp đồng kháng khuẩn
Kết quả định tính khả năng hiệp đồng
kháng khuẩn của các dẫn chất acid carboxylic
của 2-salicyloylbenzofuran 1a-f với kháng sinh
trên các chủng vi khuẩn MSSA ATCC 29213,
MRSA ATCC 43300 và MRSA ATCC 33591 đã
tìm được 6 kết hợp cho hiệp đồng kháng
khuẩn (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả định tính khả năng hiệp đồng kháng khuẩn
Kháng sinh
Hợp chất
1b 1c 1e 1f
MRSA
ATCC
43300
MRSA
ATCC
33591
MRSA
ATCC
43300
MRSA
ATCC
33591
MRSA
ATCC
43300
MRSA
ATCC
33591
MRSA
ATCC
43300
MRSA
ATCC
33591
Ampicillin – – – – – – – –
Cefuroxim + – – – – – – –
Ciprofloxacin – – + – – – + –
Gentamicin + – + – + – – –
Vancomycin – – – – – – – –
MSSA: methicillin-sensitive Staphylococcus aureus. MRSA: methicillin-resistant Staphylococcus aureus
Định lượng khả năng hiệp đồng kháng
khuẩn
Kết quả định lượng khả năng hiệp đồng
kháng khuẩn của 6 phối hợp gồm 1b +
cefuroxime/gentamicin trên MRSA ATCC
43300 và 1c + ciprofloxacin/gentamicin, 1e +
gentamicin, 1f + ciprofloxacin trên MRSA
ATCC 33591 được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả định lượng khả năng hiệp đồng kháng khuẩn
Chủng vi
khuẩna
Hợp chất
MIC [µg/mL (mM)]
FICIb Kiểu tác động
Riêng rẽ Phối hợp
MRSA
ATCC 43300
1b 128 (0.27) 64 (0.13)
1 Cộng hợp
Cefuroxim 16 (0.04) 8 (0.02)
1b 128 (0.27) 64 (0.13)
1 Cộng hợp
Gentamicin 4 (0.008) 2 (0.004)
MRSA
ATCC 33591
1c 128 (0.25) 32 (0.06)
0.75 Hiệp đồng một phần
Ciprofloxacin 0.5 (0.0016) 0.25 (0.0008)
1c 128 (0.25) 16 (0.03)
0.625 Hiệp đồng một phần
Gentamicin 8 (0.008) 4 (0.004)
1e 128 (0.23) 16 (0.03)
0.375 Hiệp đồng
Gentamicin 8 (0.008) 2 (0.002)
1f 1024 (1.71) 128 (0.23)
0.625 Hiệp đồng một phần
Ciprofloxacin 0.5 (0.0016) 0.25 (0.0008)
a MRSA: methicillin-resistant Staphylococcus aureus, b FICI 0,5 : hiệp đồng; 0,5 < FICI < 1: hiệp đồng một phần;
FICI = 1: cộng hợp
BÀN LUẬN
Các dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran cĩ hoạt tính kháng
khuẩn yếu trên các chủng vi khuẩn MSSA
ATCC 29213, MRSA ATCC 43300 và MRSA
ATCC 33591 với MIC = 32 – 1024 µg/mL.
Trong đĩ, dẫn chất 1c và 1e cho hoạt tính
mạnh nhất trên chủng MSSA ATCC 29213
(MIC = 32 µg/mL), dẫn chất 1e cho tác động
mạnh nhất trên chủng MRSA ATCC 43300
(MIC = 32 µg/mL). Kết quả định tính khả năng
hiệp đồng kháng khuẩn của các phối hợp giữa
các dẫn chất acid carboxylic của 5,7-dibromo-
2-salicyloylbenzofuran 1a-f với các kháng sinh
gồm ampicillin, cefuroxim, ciprofloxacin,
gentamicin, vancomycin đã phát hiện được 6
phối hợp cho kết quả (+) gồm 1b +
cefuroxim/gentamicin trên MRSA ATCC
43300, và 1c + ciprofloxacin/gentamicin, 1e +
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 88
gentamicin, 1f + ciprofloxacin trên MRSA
ATCC 33591. Trên chủng MSSA ATCC 29213,
khơng cĩ phối hợp nào cho tác động hiệp
đồng. Cũng như tất cả các phối hợp giữa dẫn
chất acid acetic của 2-salicyloylbenzofuran 1a,
1d với các kháng sinh đều cho kết quả (–).
Kết quả định lượng khả năng hiệp đồng
của 6 phối hợp (+) cho thấy phối hợp 1e +
gentamicin trên MRSA ATCC 33591 cho tác
động hiệp đồng (FICI = 0.375). Đặc biệt, nồng
độ MIC của gentamicin đã giảm 4 lần trong
phối hợp này. Trong khi đĩ, 1c +
ciprofloxacin/gentamicin, 1f + ciprofloxacin
cho kết quả hiệp đồng một phần trên chủng
MRSA ATCC 33591 với FICI lần lượt là 0.75,
0.625, 0.625. Ngồi ra, kết quả cũng ghi nhận
tác động cộng hợp (FICI = 1.0) trên chủng
MRSA ATCC 43300 của phối hợp 1b +
cefuroxim/gentamicin. Tất cả các phối hợp này
đều làm tăng hoạt tính của các kháng sinh lên
2 lần. Kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng
của các dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran trong việc làm tăng hoạt
tính kháng MRSA của các kháng sinh đặc biệt
là gentamicin khi sử dụng phối hợp.
KẾT LUẬN
Các dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran cĩ hoạt tính kháng
khuẩn yếu trên các chủng vi khuẩn MSSA
ATCC 29213, MRSA ATCC 43300 và MRSA
ATCC 33591 với MIC = 32 – 1024 µg/mL. Kết
quả hoạt tính kháng khuẩn khơng cho thấy
nhiều tiềm năng kháng khuẩn riêng rẽ nhưng
khi phối hợp với các kháng sinh đã cho thấy
được các tương tác hiệp đồng giữa 1b +
cefuroxim/gentamicin trên MRSA ATCC
43300, và 1c + ciprofloxacin/gentamicin, 1e +
gentamicin, 1f + ciprofloxacin trên MRSA
ATCC 33591 với FICI = 0.375–1.0. Các phối
hợp này làm tăng hoạt tính của các kháng
sinh lên 2 – 4 lần, qua đĩ cho thấy tiềm năng
của các dẫn chất acid carboxylic của 2-
salicyloylbenzofuran trong việc sử dụng
phối hợp với kháng sinh để làm tăng hoạt
lực kháng khuẩn trên các chủng đề kháng
kháng sinh MRSA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carlet J, Jarlier V, Harbarth S, Voss A, Goossens H, Pittet D
(2012). Ready for a world without antibiotics? The
Pensières Antibiotic Resistance Call to Action. Antimicrobial
Resistance & Infection Control, vol. 1, Article no. 11, pp.13.
2. Gilbert ND, Guidos JR, Boucher WH, Talbot HG, Spellberg
B, Edwards Jr EJ, Michael Scheld W, Bradley SJ, Bartlett GJ
(2010). The 10 x ‘20 Initiative: Pursuing a Global
Commitment to Develop 10 New Antibacterial Drugs by
2020. Clinical Infectious Diseases, 50: pp.1081–1083.
3. Kưck R, Becker K, Cookson B, van Gemert-Pijnen JE,
Harbarth S, et al. (2010). Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus (MRSA): burden of disease and
control challenges in Europe. Euro surveillance, vol. 15,
no. 41, Article ID 19688, pp.9.
4. Monina Klevens R, Morrison MA, Nadle J, et al. (2007).
Invasive Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus
Infections in the United States. JAMA, 298: pp.1763–1771.
5. Mun SH, Kang OH, Joung DK, Kim SB, Choi, JG.; Shin
DW, Kwon DY (2014). In vitro anti-MRSA activity of
carvone with gentamicin. Experimental and Therapeutic
Medicine, 7: pp.891–896.
6. Phan P-TT, Nguyen T-TT, Nguyen H-NT, Le B-K N, Vu
TT, Tran DC, Pham T-AN (2017). Synthesis and
Bioactivity Evaluation of Novel 2-
Salicyloylbenzofurans as Antibacterial Agents.
Molecules, 22 (5): 687, pp.13.
7. Tacconelli E, De Angelis G, de Waure C, Cataldo MA, La
Torre G, Cauda R (2009). Rapid screening tests for
methicillin-resistant Staphylococcus aureus at hospital
admission: systematic review and meta-analysis. The Lancet
Infectious Diseases, 9: pp.546–554.
8. World Health Organization. Antimicrobial resistance:
global report on surveillance. World Health Organization,
Geneva, Switzerland, 2014. Available online:
ereport/en/ (accessed on 10 January 2017).
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tac_dong_khang_staphylococcus_aureus_cua_phoi_hop_d.pdf