Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang

Tài liệu Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 680 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT CẤP CỦA CAO NƯỚC TỪ BÀI THUỐC PHỐI HỢP MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CỦA TỈNH AN GIANG Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Hoàng Anh*, Lê Thùy Dương*, Trần Quang Trung**, Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân*** TÓM TẮT Mục tiêu: Đề tài khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang trên chuột nhắt. Phương pháp: Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang (cao AG) cho uống liều 220 và 440 mg/kg so với thuốc đối chứng fenofibrat 50 mg/kg trên mô hình chuột nhắt Swiss albino đực được tiêm tĩnh mạch tyloxapol liều 250 mg/kg. Kết quả: Trên mô hình gây rối loạn lipid huyết cấp, cao AG liều 440 mg/kg và 220 mg/kg lần lượt làm giảm 81,3% và 83,6% triglycerid; giảm 47,2% và 76,9% cholesterol toàn phần. Tác động làm gi...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 680 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT CẤP CỦA CAO NƯỚC TỪ BÀI THUỐC PHỐI HỢP MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CỦA TỈNH AN GIANG Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Hoàng Anh*, Lê Thùy Dương*, Trần Quang Trung**, Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân*** TÓM TẮT Mục tiêu: Đề tài khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang trên chuột nhắt. Phương pháp: Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc phối hợp một số dược liệu của tỉnh An Giang (cao AG) cho uống liều 220 và 440 mg/kg so với thuốc đối chứng fenofibrat 50 mg/kg trên mô hình chuột nhắt Swiss albino đực được tiêm tĩnh mạch tyloxapol liều 250 mg/kg. Kết quả: Trên mô hình gây rối loạn lipid huyết cấp, cao AG liều 440 mg/kg và 220 mg/kg lần lượt làm giảm 81,3% và 83,6% triglycerid; giảm 47,2% và 76,9% cholesterol toàn phần. Tác động làm giảm nồng độ LDL-cholesterol so với lô chứng bệnh theo thứ tự tăng dần: fenofibrat 50 mg/kg < cao AG 440 mg/kg < cao AG 220 mg/kg. So với thuốc đối chứng fenofibrat 50 mg/kg, cao AG liều 220 mg/kg thể hiện tác động hạ LDL-cholesterol tốt hơn trong khi liều 440 mg/kg có tác động tương tự. Đối với HDL-cholesterol, cả 3 lô cho chuột uống fenofibrat 50 mg/kg, cao AG liều 220 mg/kg hoặc 440 mg/kg đều không làm tăng thông số này so với lô chứng bệnh. Kết luận: Cao nước từ bài thuốc lưu truyền của tỉnh An Giang thể hiện tác động điều trị rối loạn hạ lipid huyết cấp ở liều 220 mg/kg tốt hơn liều 440 mg/kg trên chuột nhắt trắng tiêm tyloxapol. Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc này thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng hơn. Từ khóa: bài thuốc tỉnh An Giang, rối loạn lipid huyết cấp, tyloxapol, điều trị rối loạn lipid ABSTRACT STUDY ON TREATMENT EFFECT IN ACUTE LIPID DISORDERS OF AQUEOUS EXTRACT FROM THE AN GIANG TRADITIONAL REMEDY CONTAINING SOME MEDICINAL PLANTS Do Thi Hong Tuoi, Nguyen Hoang An, Le Thuy Duong, Tran Quang Trung, Nguyen Ngoc Huynh Tram * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 680-684 Objectives: This study aim to evaluate treatment effect in acute lipid disorders of aqueous extract from the An Giang traditional remedy containing some medicinal plants. Methods: Treatment effect in acute lipid disorders of aqueous extract from the An Giang traditional remedy containing some medicinal plants (AG extract) at the oral doses of 220 mg/kg and 440 mg/kg. This effect was compared to that of 50 mg/kg fenofibrate positive control in the model of Swiss albino mice iv injected with 250 mg/kg tyloxapol. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Hội đông y tỉnh An Giang ***Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang Tác giả liên lạc: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 681 Results: In the model of acute lipidemia, AG extract at the doses of 440 mg/kg and 220 mg/kg decreased 81.3% and 83.6% of triglyceride levels; 47.2% and 76.9% of total cholesterol, respectively. Compared to pathological control, hypoglycemic effects in LDL-cholesterol levels increased gradually in the order: 50 mg/kg fenofibrate < 440 mg/kg AG extract < 220 mg/kg AG extract. Compared with 50 mg/kg fenofibrate control, AG extract at the dose of 220 mg/kg reduced LDL-cholesterol content in the better manner; while 440 mg/kg dose had a similar effect. For HDL-cholesterol level, all three mice groups administrated with 50 mg/kg fenofibrate, 220 mg/kg or 440 mg/kg AG extract did not increase this parameter compared to the pathological control. Conclusion: The aqueous extract from the An Giang traditional remedy exhibed a treatment effect in acute lipid disorders at the dose of 220 mg/kg in the better manner than that of 440 mg/kg in mice iv injected with tyloxapol. Result of this study provided basis for modernization of this remedy into more usable formulations. Key words: An Giang traditional remedy, dyslipidemia, tyloxapol, treatment for lipid disorders ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay, bệnh tim mạch trong đó xơ vữa động mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Hàng năm trên thế giới có 7 triệu người chết do bệnh mạch vành (hơn 60% chết tại các nước đang phát triển). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn chuyển hoá lipid với tỷ lệ bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hoá lipid là nguy cơ chính của bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn lipid huyết có xu hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2011, theo Viện dinh dưỡng, bệnh rối loạn lipid huyết có tỷ lệ 26% ở nhóm tuổi từ 25 đến 74. Tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh có thể lên đến hơn 40%. Do vậy, việc nghiên cứu các sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid đang được các nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm quý báu của các lương y, nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, gan, đái tháo đường... đã được hiện đại hóa thành các sản phẩm có hiệu quả trên lâm sàng(6). Tại tỉnh An Giang, bài thuốc của lương y Trần Quang Trung để điều trị rối loạn lipid huyết dùng liên tục 100 ngày, mỗi liệu trình 30 ngày, nghỉ 3-5 ngày trước khi uống liệu trình tiếp theo. Bài thuốc gồm có phần trên mặt đất cây Nhân trần (Adenosma indianum (L.) Merr.) 80 g, lá cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsley) 100 g, lá Trâm bầu (Combretum quadrangulare Kurz) 100 g, vỏ quýt xanh (Citrus reticulata Blanco) 8 g đã được lương y sử dụng chữa bệnh cho hơn 1600 người từ 2001 đến 2016. Trong đó, lá Trâm bầu và lá Lức là vị thuốc chính (Quân); Nhân trần là vị thuốc thứ yếu (Thần); vỏ quýt xanh là trợ dược (Tá - Sứ). Để có cơ sở khoa học phát triển bài thuốc của lương y Trần Quang Trung thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng hơn, đề tài khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc trên chuột nhắt trắng. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu thử Cao chiết nước từ bài thuốc lưu truyền của lương y Trần Quang Trung, tỉnh An Giang do ThS. Dương Mộng Ngọc, Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh cung cấp. Bài thuốc gồm: phần trên mặt đất cây Nhân trần 80 g, lá cây Lức 100 g, lá Trâm bầu 100 g, vỏ quýt xanh. Hỗn hợp dược liệu của bài thuốc được chiết theo phương pháp sắc bằng nước 3 lần (tỷ lệ 1:10), gộp dịch 3 lần chiết, cô cách thủy thu cao lỏng, hiệu suất 17,4%, độ ẩm 25,89%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 682 Động vật nghiên cứu Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, 6-7 tuần tuổi, trọng lượng trung bình khoảng 25 g do Viện Vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Chuột đực, khoẻ mạnh, được nuôi ổn định trong môi trường thí nghiệm 5 ngày. Chuột được nuôi trong lồng kích thước 25 x 35 x 15 cm (6 chuột/lồng) và cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ trong thời gian thử nghiệm. Hóa chất, thuốc thử Fenofibrat (Lipantyl®, Fournier, Hoa Kỳ), kit định lượng cholesterol, triglycerid, HDL- cholesterol, LDL-cholesterol (ELITech, Pháp), cồn 96% (Trung Quốc), NaCl 0,9% (OPV, Việt Nam). Phương pháp nghiên cứu Khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp(1,5) Chuột được cho nhịn đói 12 giờ và gây rối loạn lipid huyết cấp bằng cách tiêm tĩnh mạch tyloxapol (pha trong NaCl 0,9%) liều 250 mg/kg. Ngay sau đó, chuột được cho uống fenofibrat liều 50 mg/kg hoặc cao AG liều 220 mg/kg và 440 mg/kg (tương đương 2,5 hoặc 5,0 g dược liệu khô/kg). Sau 24 giờ tiêm tyloxapol, lấy máu tĩnh mạch đuôi chuột (nhịn đói 12 giờ trước), định lượng cholesterol, triglycerid, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol huyết thanh theo nguyên tắc enzym màu. Bảng 1: Thành phần phản ứng đo TC trong huyết tương Thành phần Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thuốc thử (µL) 250 250 250 Nước cất (µL) 2,5 Chuẩn (µL) 2,5 Huyết thanh (µL) 2,5 Lắc đều, ủ 5 phút 40 giây ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD) ở bước sóng 500 nm Bảng 2: Thành phần phản ứng định lượng triglycerid trong huyết tương Thành phần Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thuốc thử (µL) 250 250 250 Nước cất (µL) 2,5 Chuẩn (µL) 2,5 Huyết thanh (µL) 2,5 Lắc đều, ủ 11 phút 30 giây ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD) ở bước sóng 500 nm Tính nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid theo công thức: Ct = x Cc (mg/dL) Trong đó: ODt, ODtr, ODc: OD của mẫu thử, mẫu trắng và mẫu chuẩn; Ct, Cc: nồng độ của mẫu thử và mẫu chuẩn. Bảng 3: Thành phần phản ứng định lượng HDL- Cholesterol trong huyết tương Thành phần Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thuốc thử 1 (µL) 240 240 240 Nước cất (µL) 2,4 Chuẩn (µL) 2,4 Huyết thanh (µL) 2,4 Lắc đều, ủ 4 phút 40 giây ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD) ở bước sóng 578 nm Thuốc thử 2 (µL) 80 80 80 Lắc đều, ủ 4 phút ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD) ở bước sóng 578 nm Bảng 4: Thành phần phản ứng định lượng LDL- Cholesterol trong huyết tương Thành phần Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thuốc thử 1 (µL) 240 240 240 Nước cất (µL) 2,4 Chuẩn (µL) 2,4 Huyết thanh (µL) 2,4 Lắc đều, ủ 4 phút 40 giây ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD1) ở bước sóng 578 nm Thuốc thử 2 (µL) 80 80 80 Lắc đều, ủ 4 phút ở 37 o C. Đọc mật độ quang (OD2) ở bước sóng 578 nm Tính nồng độ HDL-C, LDL-C theo công thức: Ct = x Cc (mg/dL) Trong đó: ODt, ODc: OD của mẫu thử và mẫu chuẩn; Ct, Cc: nồng độ của mẫu thử và mẫu chuẩn. Xử lý kết quả và phân tích số liệu thống kê Kết quả được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (Mean ± SEM). Số liệu được phân tích thống kê sử dụng phép kiểm Kruskal- Wallis và Mann-Whitney với phần mềm SPSS 20. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 683 KẾT QUẢ Tác động hạ triglycerid huyết và cholesterol toàn phần Kết quả nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid huyết thanh cuả chuột ở các lô thử nghiệm 24 giờ sau khi tiêm tyloxapol và điều trị trình bày ở Bảng 5. Bảng 5: Nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid huyết tương của các lô thử nghiệm Lô thử nghiệm (n = 8) Triglycerid (mg/dL) Cholesterol toàn phần (mg/dL) Sinh lý 59,11 11,79 72,46 7,06 Chứng bệnh 801,24 87,27 ** 410,53 76,52 ** Fenofibrat 50 mg/kg 75,41 17,46 **## 106,68 11,27 **## Cao An Giang 440 mg/kg 149,83 31,44 *##@@ 216,78 104,35 **#@@ Cao An Giang 220 mg/kg 131,50 22,66 **## 94,69 14,88 ## *: p < 0,05; **: p < 0,01: so với lô sinh lý #: p < 0,05; ##: p < 0,01 so với lô chứng bệnh @@: p < 0,01 so với lô chứng dương Kết quả cho thấy 24 giờ sau tiêm tĩnh mạch tyloxapol liều 250 mg/kg, nồng độ cholesterol và triglycerid của chuột ở lô chứng bệnh tăng đáng kể, lần lượt tăng 5,7 lần và 11,6 lần so với chuột ở lô sinh lý (p < 0,01). Ở lô fenofibrat 50 mg/kg, cholesterol toàn phần và nồng độ triglycerid giảm đáng kể: cholesterol giảm 74,01% và triglycerid giảm 90,59% so với lô chứng bệnh (p < 0,01). Như vậy, mô hình gây tăng lipid huyết cấp bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột tyloxapol 250 mg/kg thể hiện đáp ứng với thuốc fenofibrat. Do đó, mô hình này được sử dụng khảo sát tác động hạ lipid huyết cấp của cao nước từ bài thuốc tỉnh An Giang. Ở 2 lô điều trị với cao AG, nồng độ triglycerid và cholesterol toàn phần giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng bệnh (p < 0,05). Liều 440 mg/kg làm giảm 81,3% triglycerid và 47,2% cholesterol trong khi liều 220 mg/kg giảm 83,6% triglycerid và 76,9% cholesterol. Sự khác biệt về nồng độ cholesterol, triglycerid giữa 2 lô cao AG với liều 440 và 220 mg/kg không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So với lô fenofibrat 50 mg/kg, cao AG liều 220 mg/kg thể hiện tác động hạ lipid huyết tương tự (p > 0,05) trong khi liều 440 mg/kg thể hiện tác động kém hơn, nồng độ triglycerid và cholesterol toàn phần của lô cao AG 440 mg/kg cao hơn khoảng gấp 2 lần so với lô fenofibrat 50 mg/kg (p < 0,01). Như vậy, cao AG uống với liều 220 mg/kg thể hiện tác động hạ lipid huyết tương tự thuốc đối chiếu fenofibrat 50 mg/kg và tốt hơn liều 440 mg/kg mặc sự khác biệt không có ý nghĩa. Tác động điều hòa rối loạn lipoprotein Kết quả khảo sát nồng độ HDL-cholesterol và LDL-cholesterol huyết thanh của chuột thử nghiệm được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6: Nồng độ HDL-cholesterol và LDL- cholesterol huyết tương của các lô thử nghiệm Lô thử nghiệm (n = 8) LDL-cholesterol (mg/dL) HDL-cholesterol (mg/dL) Sinh lý 54,15 2,39 68,30 1,89 Chứng bệnh 181,21 19,45 ** 39,85 1,96 ** Fenofibrat 50 mg/kg 78,88 9,52 **## 30,50 2,13 **# Cao An Giang 440 mg/kg 61,18 4,75 ## 42,99 2,38 **@@ Cao An Giang 220 mg/kg 53,72 9,77 ##@ 26,50 4,71 **# *: p < 0,05; **: p < 0,01: so với lô sinh lý #: p < 0,05; ##: p < 0,01 so với lô chứng bệnh @: p < 0,05; @@: p < 0,01 so với lô chứng dương Kết quả cho thấy lô chứng bệnh tăng LDL- cholesterol 3,4 lần và làm giảm HDL-cholesterol 1,7 lần so với lô sinh lý (p < 0,01). Khi cho chuột uống fenofibrat 50 mg/kg hoặc cao AG liều 440 hoặc 220 mg/kg, nồng độ LDL-cholesterol giảm so với lô chứng bệnh (p < 0,01) theo thứ tự tăng dần: fenofibrat 50 mg/kg < cao AG 440 mg/kg < cao AG 220 mg/kg. Chỉ số LDL-cholesterol của 2 lô cao AG khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và khác nhau không đáng kể đối với lô sinh lý (p > 0,05). Cao AG liều 220 mg/kg thể hiện tác động hạ LDL-cholesterol tốt hơn thuốc đối chứng fenofibrat 50 mg/kg (p < 0,05) trong khi liều 440 mg/kg có tác động tương tự (p > 0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 684 Đối với HDL-cholesterol, cả 3 lô cho chuột uống fenofibrat 50 mg/kg, cao AG liều 220 mg/kg hoặc 440 mg/kg đều không làm tăng thông số này so với lô chứng bệnh, trong đó lô fenofibrat và AG liều 220 mg/kg còn có HDL- cholesterol thấp hơn lô chứng bệnh (p < 0,05). BÀN LUẬN Theo lương y Trần Quang Trung, ngoài tác dụng hạ lipid huyết, bài thuốc còn có tác dụng bảo vệ gan. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Nguyệt Hằng và cộng sự (2018), trong đó cao chiết nước bài thuốc tỉnh An Giang không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt ở liều tối đa cho uống được là 197,7 g dược liệu/kg (gấp khoảng 80 lần và 160 lần liều dùng trong đề tài) và thể hiện tác dụng bảo vệ gan, làm giảm hoạt tính enzym ALT, AST, hàm lượng MDA trong gan ở liều 5 g dược liệu/kg(3). Dựa theo thử nghiệm sơ bộ về tác dụng hạ lipid trên chuột, đề tài khảo sát tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao chiết nước từ bài thuốc An Giang ở liều 220 mg cao/kg và 440 mg cao/kg (tương đương 1,25 và 2,5 g dược liệu/kg). Trên mô hình gây tăng lipid huyết cấp, cao AG ở liều 220 mg/kg thể hiện tác động điều trị rối loạn lipid huyết tốt hơn liều 440 mg/kg. So với thuốc đối chứng fenofibrat liều 50 mg/kg, cao AG 220 mg/kg có tác động hạ triglycerid, cholesterol tương tự nhưng điều hòa rối loạn LDL, HDL tốt hơn. Tác động điều trị rối loạn lipid huyết cấp của cao AG trong đề tài này phù hợp với kết quả của Kurowska và cộng sự (2001) báo cáo polymethoxyflavon, đặc biệt là tangeretin từ Cam quýt cho tác dụng hiệu quả trong việc giảm apo B trên tế bào HepG2, giảm LDL, từ đó làm giảm đáng kể sự tổng hợp cholesteryl este (-82%), cholesterol tự do (-45%) và triglycerid (-64%). Tangeretin cũng làm giảm triglycerid (-33%), cholesterol huyết thanh toàn phần (-17%) và HDL-cholesterol (-10%)(2). Năm 2015, Samar Saadeldin đã chứng minh dịch chiết ethanol của Trần bì có tác dụng hạ cholesterol và chống oxy hóa(4). Ngoài ra, tác dụng điều hòa rối loạn lipid huyết cấp của cao AG cũng có thể giải thích do tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của các dược liệu trong thành phần của bài thuốc. Các bệnh ở gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, vàng da tắc mật làm giảm khả năng sự dụng và chuyển hóa lipid thừa trong máu làm cho nồng độ lipid tăng cao. Do đó, cao AG cải thiện chức năng gan sẽ giúp tăng khả năng sự dụng và chuyển hóa lipid thừa trong máu, góp phần điều trị tình trạng rối loạn lipid huyết. KẾT LUẬN Cao nước từ bài thuốc lưu truyền của lương y Trần Quang Trung, tỉnh An Giang thể hiện tác động điều trị rối loạn hạ lipid huyết cấp ở liều 220 mg/kg tốt hơn liều 440 mg/kg trên chuột nhắt trắng tiêm tyloxapol. Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc này thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Ngọc Trinh, Nguyễn Bảo Yến và cs (2014), "Tác dụng dược lý của các phân đoạn chiết từ thân cây đậu bắp Abelmoschus esculentus L. - Malvaceae trên chuột nhắt", Chuyên đề Dược, Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản 18(2), tr.429-433. 2. Kurowska EM (2001). Hypolipidemic activities of tangeretin, a flavonoid from tangerines in vitro and in vivo, FASEB 15, pp.A395. 3. Phạm Thị Nguyệt Hằng, Dương Thị Mộng Ngọc và cs (2018). Tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa của bài thuốc tỉnh An Giang. Dược liệu, 23, tr.121 - 128. 4. Samar S, Abdelmotalab O, Ikram M, Eltayeb E, et al. (2015). Phytochemical screening, antioxidant activity and lipid profile effects of Citrus reticulata fruit peel, Zingiber officinale rhizome and Sesamum indicum seed extracts, International Journal of Medical, Health, Biomedical, Bioengineering and Pharmaceutical Engineering, 9(12). 5. Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phú Nguyên Thảo, Mai Phương Mai, Võ Phùng Nguyên (2014). Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp Abelmoschus esculentus (L.) Malvaceae trên chuột thực nghiệm, Chuyên đề Dược, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản 18(2), tr.412-417. 6. Viện Dược Liệu, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam I, II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tac_dong_dieu_tri_roi_loan_lipid_huyet_cap_cua_cao.pdf