Tài liệu Khảo sát tác động của nhiệt độ tới cảm biến áp lực hữu cơ sử dụng vật liệu polyme - Khổng Đức Chiến: Đo lường – Tin học
K. Đ. Chiến, , Đ. T. Toản, “Khảo sát tác động của nhiệt độ sử dụng vật liệu polyme.” 376
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI
CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ SỬ DỤNG VẬT LIỆU POLYME
Khổng Đức Chiến1,2,*, Lê Thị Trang3, Hoàng Văn Phúc1, Đào Thanh Toản4,5,*
Tóm tắt: Cảm biến áp lực hữu cơ đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước vì những ưu điểm mà vật liệu truyền
thống không mang lại được. Đó là tính mềm dẻo, dễ sản xuất, tái sử dụng và chi chế
tạo thấp. Trong công trình nghiên cứu gần đây, nhóm tác giả đã đề xuất phương pháp
đơn giản chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ có dải đo rộng lên tới 500 N, sử dụng vật
liệu polyme và khảo sát đặc tính cảm biến. Trong bài báo này, chúng tôi tóm tắt quá
trình chế tạo cảm biến, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tính
đầu ra của cảm biến. Kết quả thí nghiệm cho thấy đặc tính đầu ra của cảm biến thay
đổi theo nhiệt độ làm việc của cảm biến, đồng thời kết quả c...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác động của nhiệt độ tới cảm biến áp lực hữu cơ sử dụng vật liệu polyme - Khổng Đức Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đo lường – Tin học
K. Đ. Chiến, , Đ. T. Toản, “Khảo sát tác động của nhiệt độ sử dụng vật liệu polyme.” 376
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI
CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ SỬ DỤNG VẬT LIỆU POLYME
Khổng Đức Chiến1,2,*, Lê Thị Trang3, Hoàng Văn Phúc1, Đào Thanh Toản4,5,*
Tóm tắt: Cảm biến áp lực hữu cơ đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước vì những ưu điểm mà vật liệu truyền
thống không mang lại được. Đó là tính mềm dẻo, dễ sản xuất, tái sử dụng và chi chế
tạo thấp. Trong công trình nghiên cứu gần đây, nhóm tác giả đã đề xuất phương pháp
đơn giản chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ có dải đo rộng lên tới 500 N, sử dụng vật
liệu polyme và khảo sát đặc tính cảm biến. Trong bài báo này, chúng tôi tóm tắt quá
trình chế tạo cảm biến, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tính
đầu ra của cảm biến. Kết quả thí nghiệm cho thấy đặc tính đầu ra của cảm biến thay
đổi theo nhiệt độ làm việc của cảm biến, đồng thời kết quả có thể làm cơ sở để tính
toán các giải pháp bù khi phát triển các ứng dụng cụ thể cho cảm biến.
Từ khóa: Cảm biến áp lực; Điện tử uốn dẻo; Ảnh hưởng của nhiệt độ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cảm biến áp lực hữu cơ đã được nghiên cứu phát triển
mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong màn hình cảm ứng [1, 2], trong y học [3-5], tự
động hóa [6, 7], và theo dõi sức khỏe các công trình xây dựng [8-10]. Nhiều các nghiên
cứu đã tập trung vào phát triển các loại cảm biến có độ nhạy cao bao gồm: cảm biến điện
trở [3, 5, 11], cảm biến điện dung [12, 13], cảm biến trên cơ sở dụng dụng OFET [7, 14],
cảm biến dựa trên hiệu ứng áp điện [8, 15, 16].
Hiện nay, nhiều hướng nghiên cứu, phát triển các loại cảm biến điện trở sử dụng vật
liệu ống nanocacbon (CNT: Carbon Nanotube) và vật liệu Poly- Demethylsiloxane
(PDMS) hoặc sử dụng kết hợp hai vật liệu trên [4, 7, 14, 16]. Bằng cách thay đổi cấu trúc
3D bề mặt của CNT ở mức độ micro, nano [3, 4, 7, 14-16] hoặc kết hợp tạo ra các khe hở
không khí [17], nhiều hướng nghiên cứu đã công bố phát triển thành công các cảm biến có
độ nhạy cao và thời gian đáp ứng tốt.
Tuy nhiên, trong quy trình sản xuất các cảm biến này khá phức tạp, cần phải có thiết bị
chuyên dụng để có thể tạo ra cấu trúc bề mặt cấp độ nano, micro của vật liệu ống nano các
bon hoặc phải tiến hành các quá trình xử lý bề mặt, tạo màng phức tạp. Các kỹ thuật này
rất khó thực hiện với điều kiện về kỹ thuật cũng như chi phí tại các phòng thí nghiệm
trong nước hiện nay.
Trong công trình nghiên cứu gần đây, chúng tôi đề xuất phương pháp sản xuất cảm
biến áp lực đơn giản hơn bằng phương pháp ép nhiệt, sử dụng màng mỏng Polyurethane.
Đặc tính hóa cho thấy, hóa cảm biến có thể so sánh với các nghiên cứu tương đồng khác
đã công bố. Đồng thời qua khảo, cảm biến có độ dày 100m cho thấy có đặc tính cũng
như độ nhạy tốt nhất trong bốn loại cảm biến 100m, 200m, 300m và 500m. Trong
bài báo này, chúng tôi trình bày tóm tắt quá trình chế tạo cảm biến, đồng thời mô tả chi tiết
phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tính của cảm biến áp lực hữu cơ
sử dụng vật liệu polyme có độ dày 100m. Kết quả thử nghiệm cho thấy đặc tính của cảm
biến phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.
2. CHẾ TẠO CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ
Chi tiết về phương pháp chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ bằng phương pháp ép nhiệt
chúng tôi đã đề cập ở nghiên cứu trước [18]. Để thuận tiện trình bày, chúng tôi xin tóm tắt
lại các bước chế tạo cảm biến có cấu tạo chi tiết như được thể hiện trên hình 1.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 377
εr d
A
Polyme nhạy áp
(Thermal Polyurethane: TPU)
Điện cực
(Aluminium foil)
Hình 1. Cấu tạo chi tiết cảm biến áp lực hữu cơ.
Các bước của quá trình chế tạo cảm biến bằng phương pháp ép nhiệt bao gồm: Chuẩn
bị điện cực (hình 2), chuẩn bị màng vật liệu Polyme nhạy áp (Thermal Polyurethane: TPU)
(hình 3) và gia công hoàn thiện cảm biến (hình 4).
(a) (b) (c)
Hình 2. Chuẩn bị điện cực.
Như được mô tả trên hình 2, các tấm điện cực bằng nhôm (Aluminium foil) sau khi
đo, xác định kích thước phù hợp 7×7 cm (hình 2a) được cắt ra, vệ sinh, làm phẳng (hình
2b) và cuối cùng được nối với dây dẫn (hình 2c).
(a) (b)
Hình 3. Chuẩn bị màng TPU.
Hình 3 mô tả bước chuẩn bị vật liệu polyme, màng TPU 100 m được đo, xác định kích
thước 8×8 cm (hình 3a), kích thước này được chọn lớn hơn kích thước của điện cực để tránh
ngắn mạch, sau đó được cắt ra, vệ sinh làm sạch và gỡ bỏ phần vỏ bảo vệ (hình 3b).
(a) (b) (c) (d)
Hình 4. Gia công hoàn thiện cảm biến.
Cuối cùng là bước gia công, hoàn thiện cảm biến như được thể hiện trên hình 4. Tấm
màng mỏng Polyurethane được đặt vào giữa hai điện cực (hình 4a), tổ hợp gồm điện cực
và màng mỏng Polyurethane được đặt vào giữa hai tấm màng ép Plastic (hình 4b), sau đó
Đo lường – Tin học
K. Đ. Chiến, , Đ. T. Toản, “Khảo sát tác động của nhiệt độ sử dụng vật liệu polyme.” 378
hai tấm màng ép Plastic được liên kết với nhau sử dụng thiết bị ép tại nhiệt độ 80 C (hình
4c). Cảm biến sau khi hoàn thiện thể hiện trên hình 4d.
Sau khi hoàn thiện chế tạo cảm biến, nhóm tác giả nhận thấy rằng trong các tham số
ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật của cảm biến thì tham số nhiệt độ đóng vai trò rất lớn. Vì
vậy chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tuyến
cũng như tham số độ nhạy của cảm biến. Chi tiết quá trình thí nghiệm được mô tả trong
phần tiếp theo của bài báo.
3 ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI CẢM BIẾN
3.1. Thiết lập thí nghiệm
Hình 5 mô tả quá trình thí nghiệm đánh giá tác động của nhiệt độ tới cảm biến. Trong
đó, cảm biến tạo được đặt trên thiết bị gia nhiệt SCILOGEX MS-H280-Pro. Thiết bị gia
nhiệt có chức năng làm nóng và duy trì nhiệt độ của cảm biến ở các nhiệt độ cần khảo sát.
Thiết bị nén thủy lực UH-500 kNI làm việc ở chế độ bán tự động, tốc độ hành trình 1
mm/phút, được sử dụng để tạo lực nén tác dụng lên cảm biến trong quá trình thí nghiệm.
Điện dung cảm biến trong quá trình thử được giám sát bởi thiết bị HIOKI 3522-50 ở chế
độ xoay chiều, tần số 100 Hz - phù hợp với cảm biến hữu cơ có tần số đáp ứng thấp [19].
Nén
Nhả
Thiết bị gia nhiệt Thiết bị nén thủy lực Máy đo điện dung
Hình 5. Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ
tới cảm biến áp lực hữu cơ.
Khi đó, sơ đồ mạch đo tương đương của cảm biến khi đo bằng máy đo điện dung
HIOKI 3522-50 được thể hiện trên sơ đồ hình 6.
Cảm biến
Xử lý tín hiệu
Hình 6. Sơ đồ mạch đo tương đương.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 379
Theo sơ đồ hình 6, khi cầu đo cân bằng ta có mối quan hệ: ens 1 3 2/ /S orZ Z Z Z hay
ens 3 2 1( / )S orZ Z Z Z . Vì vậy, giá trị điện dung cảm biến được thông qua các giá trị trở
kháng phức Z1, Z2, Z3 đã biết. Thực tế các giá trị này được số hóa, tính toán tại khối xử lý tín
hiệu (signal processing) và hiển thị. Quá trình này được thực hiện tự động bởi thiết bị đo
HIOKI 3522-50, bởi các thiết lập phép đo.
3.2. Kết quả
Sau khi hoàn thành thử nghiệm, các đồ thị đặc tính cảm biến tại các nhiệt độ thử
nghiệm được thể hiện trên hình 7a. Có thể thấy được từ hình vẽ, các đồ thị đặc tính của
cảm biến tăng dần đều theo giá trị nhiệt độ. Cụ thể đường đặc tính cảm biến ở 25 C thấp
nhất với điểm đầu đặc tuyến ở giá trị khoảng 0,072 pF/mm2, đặc tuyến tăng nhanh ứng với
giá trị áp lực trong khoảng (0-0,02) N/mm2, sau đó tăng chậm rồi có xu hướng bão hòa ở
giá trị 0,16 pF/mm2. Các đặc tính nhiệt độ còn lại ở 40 C, 50 C, 70 C sắp xếp khá đều
trên đường đặc tính 25 C theo khoảng gia tăng của nhiệt độ. Trong đó đường đặc tính
cảm biến ở 70 C nằm cao nhất với điểm đầu đặc tuyến ở giá trị khoảng 0,082 pF/mm2,
đặc tuyến tăng nhanh ứng với giá trị áp lực trong khoảng (0-0,003) N/mm2, sau đó tăng
chậm rồi có xu hướng bão hòa ở giá trị 0,172 pF/mm2. Cùng với đó, các đặc tính ở nhiệt
độ cao hơn có xu hướng tiến tới giá trị bão hòa nhanh hơn, tức là khoảng làm việc của cảm
biến cũng bị thu nhỏ lại.
(a) (b)
20 30 40 50 60 70
0,14
0,16
0,18
0,20
0,22
0,24
0,26
§
é
nh
¹y
(
kP
a-
1 )
NhiÖt ®é (OC)
P = 0,003 N/mm2
0,00 0,02 0,04 0,06 0,08
0,063
0,078
0,094
0,109
0,125
0,141
0,156
0,172
0,188
§
iÖ
n
du
ng
(
pF
/m
m
2 )
Á p lùc (N/mm2)
25 C
40 °C
50 °C
70 °C
Hình 7. Sự phụ thuộc của (a) đặc tính cảm biến và (b) độ nhạy theo nhiệt độ.
Cũng theo hình 7a, ta có thể nhận thấy, đặc tính của cảm biến có thể được chia thành
hai đoạn khá tách biệt: phần đầu đặc tuyến có độ dốc cao ứng với giá trị áp lực từ 0 tới
khoảng 0,01 N/mm2 có thể phát triển các ứng dụng ứng với lực tác dụng lên tới 20 N; phần
còn lại của đặc tuyến có độ dốc nhỏ hơn ứng với áp lực lớn hơn 0,01 N/mm2 có thể phát
triển các ứng dụng với lực tác dụng trong khoảng 20 N tới 500 N.
Cùng với đặc tính theo nhiệt độ của cảm biến, tham số độ nhạy cũng thay đổi theo
nhiệt độ như được thể hiện trên hình 7b. Xét tại giá trị áp lực P = 0,03 N/mm2, độ nhạy
cảm biến ở 25 C nhỏ nhất với giá trị 0,145 kPa-1, độ nhạy ở các nhiệt độ 40 C, 50 C, 70
C tăng dần tương ứng với các giá trị 0,159 kPa-1, 0,218 kPa-1, 0,245 kPa-1.
4. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã trình bày phương pháp chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ
sử dụng vật liệu Polyme, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của tham số nhiệt độ tới cảm
biến. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, cảm biến áp lực hữu cơ chế tạo từ vật liệu
Polyurethane có hệ số ảnh hưởng nhiệt độ dương. Tương tự như cảm biến áp lực bằng vật
liệu PVDF [20], đặc tính đầu ra cảm biến tăng tương đối đều theo nhiệt độ làm việc. Tuy
Đo lường – Tin học
K. Đ. Chiến, , Đ. T. Toản, “Khảo sát tác động của nhiệt độ sử dụng vật liệu polyme.” 380
nhiên, mỗi cảm biến có các đặc tuyến phụ thuộc nhiệt độ riêng vì vậy khảo sát các đặc tuyến
nhiệt độ với các vật liệu khác nhau là rất cần thiết để thực hiện các giải pháp bù nhiệt cho
các mạch giao tiếp cảm biến. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu khảo sát đối với
các cảm biến có độ dày khác nhau cũng như phát triển các ứng dụng cho cảm biến.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 103.02-2017.34.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Y. Y. Lin, D. I. Gundlach, S. F. Nelson, and T. N. Jackson, "Pentacene-based
organic thin-film transistors," IEEE Transactions on Electron Devices, Vol. 44
(1997), pp. 1325-1331.
[2]. B. Crone et al., "Large-scale complementary integrated circuits based on organic
transistors," Nature, Vol. 403 (2000), pp. 521-523.
[3]. C. Sekine, Y. Tsubata, T. Yamada, M. Kitano, and S. Doi, "Recent progress of high
performance polymer OLED and OPV materials for organic printed electronics,"
Science and Technology of Advanced Materials, (2016).
[4]. T. Sekitani and T. Someya, "Stretchable organic integrated circuits for large-area
electronic skin surfaces," MRS Bulletin, Vol. 37, No. 03 (2012), pp. 236-245.
[5]. OE-A, “OE-A Roadmap for Organic and Printed Electronics,” (2016).
[6]. O. Marinov, M. J. Deen, U. Zschieschang, and H. Klauk, "Organic thin-film
transistors: Part I—Compact DC modeling," IEEE Transactions on Electron
Devices, Vol. 56 (2009), pp. 2952-2961.
[7]. M. Estrada et al., "Accurate modeling and parameter extraction method for organic
TFTs," Solid-state electronics, Vol. 49 (2005), pp. 1009-1016.
[8]. C. Kim, Y. Bonnassieux, and G. Horowitz, "Compact DC modeling of organic field-
effect transistors: Review and perspectives," IEEE Transactions on Electron Devices,
Vol. 61 (2014), pp. 278-287.
[9]. L. D. Hung, N. D. N. Tam, B. T. Tu, "Parameter Extraction for EKV 2.6 MOSFET
Model Based on Genetic Algorithm", Journal of Science and Technology, Vietnam
Academy of Science and Technology, Vol. 52 (2014), pp. 46-56.
[10]. T. T Ho, H. T. Pham, H. Sakai, T. T. Dao, "Fabrication and SPICE Modeling of a
Low-voltage Organic Thin-film Transistor with PVC gate dielectric", Proc. of 3rd
International Conference on Advanced Materials and Nanotechnology (ICAMN),
Hanoi (2016), pp. 308-311.
[11]. H. T. Pham, T. V. Nguyen, L. Pham-Nguyen, H. Sakai, and T. T. Dao, "Design and
Simulation of a 6-Bit Successive-Approximation ADC Using Modeled Organic Thin-
Film Transistors," Active and Passive Electronic Components, Vol. 2016, (2016).
[12]. Synopsys, "HSPICE - Reference Manual: MOSFET Models," Synopsys, Technical
report (2012).
[13]. K. Kuribara et al., "Organic transistors with high thermal stability for medical
applications," Nature Communications, Vol. 3 (2013), pp.723.
[14]. P. Wobkenberg et al., "Low-voltage organic transistor based on solution processed
semiconductos and self-assemble monolayer gate dielectrics," Applied Physics
Letter, Vol. 93 (2008), pp. 13303.
[15]. S. Kim et al., "Ink-jet-printed organic thin-film transistors for low-voltage-driven
CMOS circuits with solution-processed AlOx gate insulator," IEEE Electron Device
Letter, Vol. 34 (2013), pp.307–309.
[16]. X. -H. Zhang, S. P. Tiwari, S.-J. Kim, and B. Kippelen, "Low-voltage pentacene
organic field-effect transistors with high-K HfO2 gate dielectrics and high stability
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 381
under bias stress," Applied Physics Letter, Vol. 95 (2009), pp. 223302.
[17]. L. Feng et al., "Unencapsulated air-stable organic field effect transistor by all
solution processes for low power vapor sensing," Science Report, Vol.6 (2016), pp.
20671.
[18]. Khổng Đức Chiến, Hoàng Văn Phúc, Đào Thanh Toản, “Chế tạo cảm biến áp lực hữu
cơ sử dụng vật liệu Polyme, ứng dụng trong tự động theo dõi sức khỏe công trình xây
dựng”, Tạp chí nghiên cứu khoa học và Công nghệ quân sự, chấp nhận đăng 07/2018;
[19]. Toan Thanh Dao "Capacitance-voltage measurement and analysis of organic MIS
capacitor nonvolatile memory", Journal of Military Science and Technology, Vol 49,
pp.61-67, 2017
[20]. Shirinov, A. V., and W. K. Schomburg. "Pressure sensor from a PVDF
film." Sensors and Actuators A: Physical 142.1 (2008), pp.48-55.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF TEMPERATURE DEPENDENCE OF
PRESSURE SENSOR USING POLYMER MATERIAL
Organic pressure sensors are receiving lots of research attention because of its
outstanding benefits comparing with non-organic pressure sensors that includes
mechanical flexibility, easily fabrication, reusable and low-cost. In our previous
research, we presented a low-cost, easy method to fabricate pressure sensor using
polymer material. In this paper, we summarized the synthesis process and
investigated the influence of thermal on output characteristic of sensors.
Experimental results indicate that output signal of the TPU pressure sensor is a
strong function of temperature. Therefore, a temperature compensation of the
output signal is important and needs to take into consideration while designing
sensor applications.
Keywords: Pressure sensor, Flexible electronics, Temperature dependence.
Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018
Địa chỉ: 1Khoa Vô tuyến Điện tử, Học viện Kỹ thuật quân sự;
2Trung tâm Giám định Chất lượng, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
3Khoa Điện tử, Đại học Công nghiệp Hà Nội;
4Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Giao thông Vận tải;
5Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Việt-Nhật (ViJARD), Trường Đại học Giao thông
Vận tải.
* Email: kchien.tdc@gmail.com; daotoan@utc.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50_chien_khong_duc_051_2150637.pdf