Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi tại khoa tai mũi họng Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017

Tài liệu Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi tại khoa tai mũi họng Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 145 KHẢO SÁT SỨC NGHE Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRÊN 40 TUỔI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG TỪ THÁNG 6/2016 ĐẾN THÁNG 6/2017 Trần Thị Kim Ngân*, Phạm Ngọc Chất** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lão thính là điều tất yếu của tuổi già và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả xã hội. Mục tiêu: Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong tổng số 229 đối tượng, bao gồm 315 tai, có tuổi trung bình là 55,81 ± 11,504, nghe kém chiếm tỉ lệ 89,52%, chủ yếu là giảm nghe tần số cao (94,6%). Nghe kém dạng tiếp nhận chiếm đa số (86,03%) và lão thính dạng chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (38,82%). Kết luận: Tuổi càng cao thì sức nghe càng giảm và nghe kém cũng nặng hơn ở các tần số cao. Ở tần số thấp, sức nghe nam và nữ tương đương nhau. Ở tần số cao, nam nghe kém hơn ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi tại khoa tai mũi họng Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 145 KHẢO SÁT SỨC NGHE Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRÊN 40 TUỔI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG TỪ THÁNG 6/2016 ĐẾN THÁNG 6/2017 Trần Thị Kim Ngân*, Phạm Ngọc Chất** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lão thính là điều tất yếu của tuổi già và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả xã hội. Mục tiêu: Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong tổng số 229 đối tượng, bao gồm 315 tai, có tuổi trung bình là 55,81 ± 11,504, nghe kém chiếm tỉ lệ 89,52%, chủ yếu là giảm nghe tần số cao (94,6%). Nghe kém dạng tiếp nhận chiếm đa số (86,03%) và lão thính dạng chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (38,82%). Kết luận: Tuổi càng cao thì sức nghe càng giảm và nghe kém cũng nặng hơn ở các tần số cao. Ở tần số thấp, sức nghe nam và nữ tương đương nhau. Ở tần số cao, nam nghe kém hơn nữ. Từ khóa: lão thính, suy giảm sức nghe do tuổi tác ABSTRACT SURVEY AUDITION ON HEALTHY PEOPLE OVER 40 YEARS OLD AT ENT DEPARTMENT, TRƯNG VƯƠNG HOSPITAL FROM JUNE 2016 TO JUNE 2017 Tran Thi Kim Ngan, Pham Ngoc Chat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 145 - 152 Introduction: Presbycusis is one of the most common conditions affecting the aging population and has a wide potential impact not only on the individual but on society as a whole. Objectives: Survey audition on healthy people over 40 years old. Methods: a prospective cross – sectional study. Results: Study research 229 people, includes 315 ears, average age is 55.81 ± 11.504. We found 89.52% of people having hearing loss conditions, mainly high frequency hearing loss (94.6%). Sensorineural hearing loss majority with 86.03% and metabolic presbycusis is mostly respectively at 38.82%. Conclusions: The prevalence of age-related hearing loss increases with age and high frequency. At low frequency, the males hearing as the same the females. At high frequency, males hearing worse than females. Keywords: presbycusis, Age-related hearing loss ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe kém do tuổi là một hiện tượng lão thính sinh lý không ai tránh khỏi. Cũng như các bộ phận khác, nặng hay nhẹ, sớm hay muộn thay đổi tùy người. Trong những năm đầu của tiến trình lão hóa, nghe kém sẽ tiến triển âm thầm, các dấu hiệu sớm có thể chỉ xuất hiện trên các test kiểm tra thính học lâm sàng nhưng chưa gây phiền hà, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu của một số tác giả: các dấu hiệu ban đầu của tình trạng lão thính có thể * Học viên cao học khóa 2015-2017, ĐHYD TP. HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: PGS TS Phạm Ngọc Chất, ĐT: 0913633132. Email: bschattmh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 146 xuất hiện sớm vào năm 40 tuổi và gây phiền hà, khó chịu từ tuổi 50 trở đi(1,2,3,4). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục đích khảo sát đặc điểm lão thính ở giai đoạn sớm, ảnh hưởng của lão thính trong sinh hoạt bình thường và đưa ra các số liệu thống kê cập nhật về tình trạng thính lực ở người trên 40 tuổi - lứa tuổi với sự bắt đầu biểu hiện tình trạng lão hóa. Mục tiêu chính Khảo sát sức nghe ở người bình thường trên 40 tuổi. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát đặc điểm chung của lão thính. Đánh giá sự thay đổi sức nghe ở người trên 40 tuổi. Ảnh hưởng của lão thính trong sinh hoạt ở người bình thường trên 40 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên đối tượng người bình thường từ 40 tuổi trở lên. Người bình thường trong nghiên cứu này là người không có các bệnh lý tai kèm theo và không có các dị tật bẩm sinh về tai; được đánh giá qua thăm khám tai mũi họng và kết quả nhĩ lượng đồ. Tiêu chuẩn chọn mẫu Đối tượng từ 40 tuổi trở lên, đến khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trưng Vương. Không có bệnh lý về tai. Khám tai mũi họng có màng nhĩ còn nguyên vẹn, ống tai sạch, không có nút tai. Có kết quả thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp. Các thông số nhĩ lượng đồ trong giới hạn bình thường. Tiêu chuẩn loại trừ Đối tượng có bệnh lý tai ngoài: dị tật ống tai ngoài, dị tật vành tai. Đối tượng có các bất kỳ các bệnh lý tai kèm theo, tiền sử có bệnh lý tai giữa, chấn thương tai, nghe kém bẩm sinh hoặc mắc phải trước 40 tuổi. Điếc nghề nghiệp hoặc tiền sử tiếp xúc với tiếng ồn. Có bệnh lý nội khoa kèm theo. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu n = 229 đối tượng, bao gồm 315 tai. Phương tiện thu thập số liệu Phiếu thu thập số liệu. Máy đo nhĩ lượng và phản xạ cơ bàn đạp. Tên máy: Maico MI34H, version 2.01200. Tiêu chuẩn: IEC 601-1, IEC 645-5 cấp 2, theo tiêu chuẩn y tế 92/43/EEC. Máy đo thính lực. Máy đo thính lực đơn âm: Diagnostic Audiometer Model TA155. Buồng cách âm: Công ty trợ thính Quang Đức. Tiến trình thu thập số liệu nghiên cứu Chúng tôi lấy mẫu từ các đối tượng đến khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trưng Vương, với đặc điểm tuổi trên 40 và không có bệnh lý về tai ở cả hai bên, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có các yếu tố trong tiêu chuẩn loại trừ. Sau khi giải thích và được sự chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ khám Tai Mũi Họng và nội soi tai để xác định màng nhĩ nguyên vẹn, không có bệnh lý về tai, lấy sạch ráy tai hoặc nút tai (nếu có). Thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu theo phiếu thu thập số liệu bao gồm: họ tên, tuổi, các dấu hiệu nghe kém cơ năng. Tiến hành đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp và ghi nhận kết quả. Đối tượng nghiên cứu được đưa vào mẫu nghiên cứu nếu các thông số của nhĩ lượng đồ trong giới hạn bình thường. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 147 Tiêu chuẩn bình thường của các thông số trên nhĩ lượng đồ: Nhĩ lượng đồ type A. Áp suất trung bình tai giữa: -50 +50 daPa. Độ thông thuận: 0,2 1,5 ml. Thể tích ống tai ngoài 0,5 2 ml. Sau khi xác định kết quả nhĩ lượng đồ trong giới hạn bình thường, sẽ tiến hành đo thính lực đồ và ghi nhận kết quả. Sau khi thu thập đủ số lượng mẫu, tiến hành nhập số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Biến số cần thu thập Đặc điểm tổng quát về đối tượng Tuổi: biến số định lượng, được tính bằng năm, từ 40 trở lên. Nhóm tuổi: biến số định tính, phân loại dựa và tuổi, gồm có 3 nhóm: nhóm 40 – 60 tuổi, nhóm 61 – 80 tuổi và nhóm trên 80 tuổi. Giới tính: biến số định tính, có hai giá trị là nam và nữ. Triệu chứng khách quan đối tượng cảm nhận Bao gồm Tiền căn nghe kém, Cảm giác nghe ở nơi ồn ào, Cảm giác nghe ở nơi yên tĩnh, Cảm giác nghe nhạc, Cảm giác nghe điện thoại, Ù tai, Chóng mặt. Màng nhĩ Biến số định tính, được ghi nhận thông qua thăm khám, nội soi tai, bao gồm các giá trị: bình thường, teo mỏng, dày, màng nhĩ có mảng canxi và màng nhĩ co lõm. Phản xạ cơ bàn đạp Phản xạ cơ bàn đạp: biến định tính, gồm ba giá trị: Không có phản xạ. Phản xạ thấp: ≤ 0,5 cm. Phản xạ cao: > 0,5 cm. Đặc điểm thính lực đồ Ngưỡng nghe đường khí tại các tần số 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000Hz: biến số định lượng, được ghi nhận qua kết quả đo thính lực đồ đơn âm. Ngưỡng nghe đường xương tại các tần số 250, 500, 1000, 2000, 4000Hz: biến số định lượng, được ghi nhận qua kết quả đo thính lực đồ đơn âm. Phân độ nghe kém: biến số định tính, bao gồm các giá trị từ độ 0 6. Phân độ nghe kém theo tiêu chuẩn đánh giá nghe kém của ASHA(2). Bảng1. Phân độ nghe kém theo tiêu chuẩn ASHA. Độ nghe kém Ngưỡng nghe trung bình Phân độ Độ 0 -10 15 dB Bình thường Độ 1 16 25 dB Nghe kém rất nhẹ Độ 2 26 40 dB Nghe kém nhẹ Độ 3 41 55 dB Nghe kém trung bình Độ 4 56 70 dB Nghe kém trung bình - nặng Độ 5 71 90 dB Nghe kém nặng Độ 6 > 90 dB Điếc sâu Với: ngưỡng nghe đơn âm trung bình được tính bằng trung bình ngưỡng nghe tại 3 tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz. Phân loại nghe kém: biến số định tính, bao gồm ba giá trị: dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp. Nghe kém dẫn truyền. Đường khí > 20 dB. Đường xương quanh trục 0 dB. Khoảng cách khí xương ≤ 60 dB. Nghe kém tiếp nhận. Đường khí và đường xương song hành với khoảng cách ở mỗi tần số < 10 dB. Không có khoảng cách khí xương. Nghe kém hỗn hợp. Ngưỡng dẫn truyền khí và xương hạ thấp nhưng không song hành hoặc trùng nhau. Đường khí luôn thấp hơn đường xương. Phân loại lão thính: Biến số định tính, Dựa vào sự phân loại của Schuknecht và cộng sự năm 1993(7,8), nghiên cứu của chúng tôi hân loại lão thính thành 5 loại: dạng tiếp nhận, dạng thần kinh, dạng chuyển hóa, dạng cơ học và dạng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 148 khác. Các phân loại này sẽ có các hình dạng thính lực đồ tương ứng là: dạng dốc xuống, dạng giảm dần, dạng phẳng, dạng đối xứng giảm dần và hình dạng khác. Lão thính dạng tiếp nhận Thính lực đồ có hình dạng dốc xuống ở tần số cao Lão thính dạng thần kinh. Thính lực đồ có hình dạng giảm dần ở tần số cao Lão thính dạng chuyển hóa. Thính lực đồ có hình dạng phẳng Lão thính dạng cơ học. Thính lực đồ có hình dạng đối xứng hai bên và dốc xuống dần Hình1. Phân loại lão thính. (Nguồn: Selena E Heman-Ackah, Steven K Juhn(4)). Giảm nghe theo tần số: biến số định tính, bao gồm ba giá trị. Không giảm nghe: Ngưỡng nghe đường khí ở mọi tần số ≤ 15 dB. Giảm nghe tần số thấp: thỏa 2 điều kiện. Ngưỡng nghe đường khí tần số 250 hoặc 500 hoặc 1000 Hz > 15 dB. Ngưỡng nghe đường khí cả ba tần số 2000, 4000, 8000 ≤ 15 dB. Giảm nghe tần số cao:Ngưỡng nghe đường khí tần số 2000 hoặc 4000 hoặc 8000>15 dB. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 149 KẾT QUẢ Đặc điểm chung Tuổi Mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 55,81 ± 11,504, tuổi thấp nhất là 40, cao nhất là 92 tuổi. Để khảo sát các đặc điểm của lão thính ở giai đoạn sớm, cũng như để thuận tiện hơn trong việc so sánh các đặc điểm này giữa các giai đoạn, chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu từ 40 tuổi trở lên. Trong đó nhóm 40 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (56,5%), còn nhóm trên 80 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (2,5%). Sự thay đổi của lão thính Sự tương quan giữa nguy cơ giảm nghe và tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, giảm nghe tần số cao chiếm tỉ lệ đa số (94,6%), giảm nghe tần số thấp chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (1,9%). Sự thay đổi sức nghe Phân độ nghe kém: Nghiên cứu của chúng tôi nghe kém (độ 1 độ 6) chiếm tỉ lệ 89,52%, trong đó nghe kém mức độ rất nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất (49,52%), kế đến là mức độ nhẹ (26 – 40 dB), còn các mức độ từ trung bình đến nặng và sâu chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp. Bảng 2. Tỉ lệ nghe kém trong các nghiên cứu khác Tuổi trung bình Tỉ lệ nghe kém Chúng tôi 55,81 89,52 % Davis A.C 1989 (2) 75,5 60 % Gates 1990 (3) 73 41 % Cruickshanks 1998 65,8 45,9 % Bảng 3. Ngưỡng nghe đường khí ở từng tần số theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi Ngưỡng nghe đường khí (dB) 250 Hz 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz 40 - 50 tuổi 20 20,9 21,75 22,3 25,55 28,21 51 - 60 tuổi 25,83 26,86 25,96 28,97 33,65 47,3 61 - 70 tuổi 31,25 31,25 30,96 33,65 42,31 59,22 71 - 80 tuổi 39,58 43,96 41,25 51,04 66,88 89,17 > 80 tuổi 58,75 56,25 58,75 70,62 68,75 92,14 Bảng 4. Ngưỡng nghe đường xương ở từng tần số theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi Ngưỡng nghe đường xương (dB) 250 Hz 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 40 - 50 tuổi 13,82 16,3 17,6 18,05 19,15 51 - 60 tuổi 20,48 21,15 21,28 24,49 26,79 61 - 70 tuổi 25,41 25,54 27,6 29,23 36,54 71 - 80 tuổi 38,33 40,62 39,58 47,08 62,71 > 80 tuổi 74 55 58,75 68,12 66,88 Sự thay đổi sức nghe theo giới tính Ở tần số thấp, ngưỡng nghe trung bình đường khí ở mức độ nhẹ (khoảng từ 25,84 đến 30,04) và không có sự khác biệt sức nghe giữa nam và nữ. Nhưng ở tần số cao (4000 Hz và 8000 Hz) thì sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, ngưỡng nghe trung bình âm đơn đường khí ở mức độ trung bình (khoảng từ 44,33 đến 50,95) và nam nghe kém hơn nữ ở cả về đường khí lẫn đường xương. Riêng ở tần số 4000 Hz, sức nghe của nam kém hơn nữ ở mọi nhóm tuổi và ở cả hai tai (Kiểm định Mann – Whitney, p < 0,05) (Biểu đồ 1). Sự khác biệt này có thể giải thích do nam giới thường tiếp xúc với tiếng ồn ở nơi làm việc và giải trí nhiều hơn nữ giới. So sánh sự thay đổi sức nghe giữa hai tai Khi so sánh giữa hai tai Phải và Trái, chúng tôi thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sức nghe hai bên tai. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 150 Biểu đồ 1. Ngưỡng nghe trung bình đường khí theo giới tính. Sự thay đổi sức nghe theo đặc điểm màng nhĩ Trong nhóm nghiên cứu, màng nhĩ có hai dạng: bình thường và teo mỏng, trong đó màng nhĩ bình thường chiếm đa số với tỉ lệ 95,83%, dạng teo mỏng chiếm tỉ lệ 4,17% và không có các dạng khác như: màng nhĩ có mảng canxi, màng nhĩ dày hay màng nhĩ co lõm. Từ kết quả phân tích cho thấy màng nhĩ teo mỏng có sức nghe kém hơn màng nhĩ bình thường. Theo Tonndorf và Khanna, màng nhĩ phân vùng rung động khi âm thanh đạt đến tần số 3000 Hz và các vùng rung động của màng nhĩ sẽ phức tạp hơn khi tần số cao hơn 3000 Hz. Do đó khi màng nhĩ teo mỏng thì sẽ ảnh hưởng đến độ rung cũng như sức nghe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ ở tần số 8000 Hz, sự khác biệt về ngưỡng nghe trung bình đường khí ở nhóm có màng nhĩ teo mỏng với nhóm có màng nhĩ bình thường mới có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Phân loại dạng nghe kém Trong các đối tượng có nghe kém thì kiểu tiếp nhận chiếm tỉ lệ cao hơn kiểu hỗn hợp, không có trường hợp nào nghe kém dẫn truyền. Sự phân loại dạng nghe kém này không phụ thuộc vào nhóm tuổi, giới tính và giữa hai tai. Phân loại lão thính Khi khảo sát mối liên hệ giữa phân loại lão thính và các nhóm tuổi, chúng tôi thấy rằng ở các nhóm tuổi có đặc điểm phân loại lão thính khác nhau, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm tuổi 40 – 60 tuổi và nhóm trên 80 tuổi, lão thính dạng chuyển hóa chiếm đa số trong khi nhóm 61 – 80 tuổi, lão thính dạng thần kinh lại chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết quả này phù hợp với đặc điểm của lão thính dạng chuyển hóa mà Schuknecht 1993 đã đưa ra: lão thính dạng chuyển hóa là do sự teo vân mạch dẫn đến nghe kém biểu hiện bằng đường cong thính lực nằm ngang do toàn bộ ốc tai bị ảnh hưởng, quá trình này có khuynh hướng xảy ra ở người 30 – 60 tuổi. Lão thính dạng thần kinh thì thường có biểu hiện muộn hơn và liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa, sự teo các tế bào thần kinh xảy ra suốt ốc tai, vùng đáy chỉ bị ảnh hưởng trước hơn một chút so với những phần khác nhau của ốc tai. Khảo sát mối liên hệ giữa phân loại lão thính và giới tính, chúng tôi ghi nhận: phân loại lão thính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Ở nữ thì lão thính dạng chuyển hóa chiếm đa số. Ở nam: lão thính dạng thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất với hình dạng thính lực đồ giảm dần, giảm nghe ở tần số cao nhiều hơn tần số thấp. Kết quả này phù hợp với kết quả ở trên khi mà sức nghe của nam nghe ở các tần số cao kém hơn nữ. Khi so sánh giữa hai tai Phải và Trái thì sự phân loại lão thính không cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 151 Tương quan giữa thính lực đồ và phản xạ cơ bàn đạp Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nhóm có phản xạ cơ bàn đạp ≤ 0,5 cm chiếm tỉ lệ cao nhất (52,2%). Ở nhóm không có giảm nghe (ngưỡng nghe ở tất cả các tần số ≤ 15dB) thì có 66,7% không có phản xạ cơ bàn đạp. Mặc dù kết quả chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (Kiểm định Fisher, p > 0,05) nhưng đã gợi ý cho chúng tôi đến một giả thuyết: Mất phản xạ cơ bàn đạp có thể là một dấu hiệu gợi ý sớm tình trạng lão thính khi mà chưa có biểu hiện nghe kém trên thính lực đồ. Số lượng mẫu chưa đủ lớn cùng với sự giới hạn về mặt thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên chúng tôi chưa nghiên cứu sâu về sự tương quan này. Đây là tiền đề để chúng tôi có thể tham gia thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này. Ảnh hưởng của lão thính trong sinh hoạt Trong nghiên cứu của chúng tôi, dù các đối tượng có hay không có những yếu tố như: nghi ngờ có nghe kém, cảm giác nghe không rõ nơi ồn ào, cảm giác nghe không rõ nơi yên tĩnh, cảm giác không hài lòng khi nghe nhạc hoặc nghe điện thoại, cảm giác ù tai, chóng mặt thì giảm nghe tần số cao đều chiếm tỉ lệ đa số, giảm nghe tần số thấp hay tần số hội thoại chỉ chiếm một tỉ lệ thấp. Trong đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm có ù tai và không ù tai, nhóm có ù tai thì 100% có nghe kém ở tần số cao. Kết quả trên cho thấy rằng lão thính là một tiến trình tiến triển âm thầm, khi mà sự suy giảm thính giác đã xuất hiện ở các tần số cao nhưng con người vẫn có thể chưa để ý hoặc chưa cảm nhận được. BÀN LUẬN Sự thay đổi của lão thính Sự tương quan giữa nguy cơ giảm nghe và tuổi Dùng mô hình hồi quy logistic chúng tôi ghi nhận được kết quả nguy cơ giảm nghe tần số thấp không phụ thuộc vào tuổi, nhưng sự phụ thuộc của giảm nghe tần số cao vào tuổi lại có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Homans N.C và cộng sự(5), tác giả Joong Ho Ann(6), tác giả Keo Vanna(7). Từ đó, chúng tôi dự đoán được: Nguy cơ giảm nghe tần số cao = 0,202 * tuổi – 5,9. Sự thay đổi sức nghe Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nghe kém cao hơn các tác giả khác vì chúng tôi chọn lựa cách phân độ nghe kém theo tiêu chuẩn của ASHA, theo đó PTA trong khoảng từ 16 25dB đã được phân loại là nghe kém độ 1. Theo cách phân loại này, với dân số nghiên cứu có độ tuổi từ 40, chúng tôi có thể ghi nhận được đặc điểm nghe kém từ rất sớm, và do nhóm tuổi từ 40 – 60 tuổi chiếm đa số nên nghe kém mức độ rất nhẹ của nghiên cứu chúng tôi chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi một số nghiên cứu khác nghe kém từ mức độ trung bình đến nặng chiếm đa số. Sự thay đổi sức nghe theo nhóm tuổi Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nghe kém và các nhóm tuổi, nhóm tuổi càng cao thì tình trạng nghe kém có khuynh hướng càng nặng. Khi phân tích chi tiết hơn ở từng tần số, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tương quan có ý nghĩa thống kê về sự suy giảm sức nghe ở từng tần số khi nhóm tuổi tăng dần. Trong cùng một tần số, ngưỡng nghe trung bình khí đạo và cốt đạo đều tăng dần theo nhóm tuổi, hay nói cách khác là khi nhóm tuổi càng tăng thì sức nghe cũng càng giảm dần. Xét theo cùng một nhóm tuổi thì, khi tần số tăng dần, ngưỡng nghe trung bình khí đạo và cốt đạo cũng tăng dần, ở tần số càng cao thì đối tượng nghiên cứu sẽ càng nghe kém hơn. Dựa vào kết quả ghi nhận được, chúng tôi đưa ra bảng tham chiếu gợi ý về ngưỡng nghe đường khí và đường xương theo từng nhóm tuổi (Số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê với kiểm định Krusskal Wallis, p < 0,05). Tuy không giống nhau hoàn toàn với các nghiên cứu khác về mức độ nghe kém giữa các nhóm tuổi do mỗi nghiên cứu đều có cách phân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 152 chia nhóm tuổi và phân độ nghe kém theo nhiều tiêu chuẩn phân loại khác nhau, nhưng kết quả của nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu khác về luận điểm: Tuổi càng cao thì tình trạng nghe kém có khuynh hướng càng nặng. Sự thay đổi sức nghe theo đặc điểm màng nhĩ Từ kết quả phân tích cho thấy màng nhĩ teo mỏng có sức nghe kém hơn màng nhĩ bình thường. Theo Tonndorf và Khanna, màng nhĩ phân vùng rung động khi âm thanh đạt đến tần số 3000 Hz và các vùng rung động của màng nhĩ sẽ phức tạp hơn khi tần số cao hơn 3000 Hz. Do đó khi màng nhĩ teo mỏng thì sẽ ảnh hưởng đến độ rung cũng như sức nghe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ ở tần số 8000 Hz, sự khác biệt về ngưỡng nghe trung bình đường khí ở nhóm có màng nhĩ teo mỏng với nhóm có màng nhĩ bình thường mới có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Tương quan giữa thính lực đồ và phản xạ cơ bàn đạp Mặc dù kết quả chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (Kiểm định Fisher, p > 0,05) nhưng đã gợi ý cho chúng tôi đến một giả thuyết: Mất phản xạ cơ bàn đạp có thể là một dấu hiệu gợi ý sớm tình trạng lão thính khi mà chưa có biểu hiện nghe kém trên thính lực đồ. Số lượng mẫu chưa đủ lớn cùng với sự giới hạn về mặt thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên chúng tôi chưa nghiên cứu sâu về sự tương quan này. Đây là tiền đề để chúng tôi có thể tham gia thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này. Ảnh hưởng của lão thính trong sinh hoạt Kết quả trên cho thấy rằng lão thính là một tiến trình tiến triển âm thầm, khi mà sự suy giảm thính giác đã xuất hiện ở các tần số cao nhưng con người vẫn có thể chưa để ý hoặc chưa cảm nhận được. KẾT LUẬN Tuổi càng cao thì sức nghe càng giảm và nghe kém cũng nặng hơn ở các tần số cao. Ở tần số thấp, sức nghe nam và nữ tương đương nhau. Ở tần số cao, nam nghe kém hơn nữ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clark JG (1981). Uses and abuses of hearing loss classification. ASLA, 23(7): 493–500. 2. Davis AC (1989). The prevalence of hearing impairment and reported hearing disability among adults in Great Britain. Int J Epidemiol, 18(4):911-7. 3. Gates GA, Cooper JC, Kannel WB, Miller NJ (1990). Hearing in the elderly: the Framingham cohort. Basic audiometric test results. Ear Hear, 11(4):247-56. 4. Heman-Ackah SE, Juhn SK (2015). Presbycusis. Sataloff’s Comprehensive Textbook of Otolaryngology: Head & Neck Surgery(Otology/Neurotology/Skull Base Surgery). Jaypee Brothers Medical Pub. 5. Homans NC, Metselaar RM, Dingemanse JG, van der Schroeff MP, Brocaar MP, Wieringa MH, et al (2017). Prevalence of age-related hearing loss, including sex differences, in older adults in a large cohort study. Laryngoscope, 127(3): 725-30. 6. Joong HA, Song JJ, Park MK, Lee JH, Chae SW (2010). Age Related Hearing Loss in Korea: A Healthcare Center-based Study. J Korean Geriatr Soc, 14(4):258-62. 7. Keo V (2011). Khảo sát lão thính ở người trên 50 tuổi có nghe kém. Luận án thạc sĩ y học, ĐHYD Hồ Chí Minh. 8. Schucknecht HF (1955). Presbycusis. Laryngoscope, 65(5): 402- 19. Ngày nhận bài báo: 11/09/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_suc_nghe_o_nguoi_binh_thuong_tren_40_tuoi_tai_khoa.pdf
Tài liệu liên quan