Khảo sát sự tương quan giữa mức độ tổn thương viêm dạ dày theo phân loại sydney cải tiến với tình trạng nhiễm HP

Tài liệu Khảo sát sự tương quan giữa mức độ tổn thương viêm dạ dày theo phân loại sydney cải tiến với tình trạng nhiễm HP: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 142 KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VIÊM DẠ DÀY THEO PHÂN LOẠI SYDNEY CẢI TIẾN VỚI TÌNH TRẠNG NHIỄM HP Nguyễn Đô* TÓM TẮT Đặt vấn đề: VDDMT (Viêm Dạ Dầy Mạn Tính) là một bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Hệ thống phân loại viêm dạ dày theo Sydney năm 1990 và hệ thống phân loại theo Sydney cải tiến năm 1994 dựa trên sự phát triển của nội soi tiêu hóa cũng như vai trò của HP. (Helicobacter Pylori)trong viêm dạ dày. Muc tiêu: Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày theo phân loại Sydney cải tiến và sự tương quan giữa mức độ viêm dạ dày theo phân loại Sydey cải tiến và tình trạng nhiễm HP. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nội soi cho thấy: Mức độ nhẹ 42,14%, vừa 52,86%, nặng 5%. Kết quả test nhanh urease: dương tính 38,57%, trên mô học dương tính là 41,43%. Mức độ viêm trên mô học...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự tương quan giữa mức độ tổn thương viêm dạ dày theo phân loại sydney cải tiến với tình trạng nhiễm HP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 142 KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VIÊM DẠ DÀY THEO PHÂN LOẠI SYDNEY CẢI TIẾN VỚI TÌNH TRẠNG NHIỄM HP Nguyễn Đô* TÓM TẮT Đặt vấn đề: VDDMT (Viêm Dạ Dầy Mạn Tính) là một bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Hệ thống phân loại viêm dạ dày theo Sydney năm 1990 và hệ thống phân loại theo Sydney cải tiến năm 1994 dựa trên sự phát triển của nội soi tiêu hóa cũng như vai trò của HP. (Helicobacter Pylori)trong viêm dạ dày. Muc tiêu: Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày theo phân loại Sydney cải tiến và sự tương quan giữa mức độ viêm dạ dày theo phân loại Sydey cải tiến và tình trạng nhiễm HP. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nội soi cho thấy: Mức độ nhẹ 42,14%, vừa 52,86%, nặng 5%. Kết quả test nhanh urease: dương tính 38,57%, trên mô học dương tính là 41,43%. Mức độ viêm trên mô học: Nhẹ 33,57%, vừa 46,43%, nặng 20%. Trên nội soi: Viêm mức độ nhẹ HP. Dương tính là 23,73%, mức độ trung bình 47,3% và mức độ nặng 71,43%. Trên mô học: viêm mức độ nhẹ tỉ lệ dương tính với HP. 17,02%, vừa 40%, nặng 71,43%. Kết luận: Tỉ lệ dương tính với HP. qua test nhanh urease là 38,57%, qua mô học là 41,43%. Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ viêm với tỉ lệ dương tính với HP. Từ khóa: Test nhanh urease, HP. (Helicobacter Pylori). ABSTRACT SURVEY THE CORRELATION BETWEEN THE GRADE OF INNOVATED SYDNEY CLASSIFICATION AND THE CONDITION OF HP. INFECTION Nguyen Đo* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 142 – 148 Background: Chronic gastritis is a common disease in Vietnam as well as in the world Classification of Sydney in 1990 and innovated in 1994 based on the development of gastro – endoscopy and the role of HP. in gastritis. Objectives: To survey the features of gastritis according to Sydney innovated classification and the correlation between the grade of Sydney classification and the condition of HP. infection. Methods: Descriptive, cross section study. Results: Gastro – endoscopy showed that: Slight gastritis accounted for 42.14%, medium 52.86% and severe 5%. Positive in urease test was 38.57%. In histology showed that: Slight accounted for 33.57%, medium 46.43% and severe 20%. HP. positive in gastro – endoscopy: slight grade accounted for 23.73%, medium 47.3% and severe 71.43%. HP. positive in histology: Slight grade accounted for 17.02%, medium 40% and severe 71.43%. Conclusion: The HP. positive rate by urease test were 38.57% and by histology were 41.43%. There was the statistical significant correlation between the grade of gastritis according to Sydney innovated classification and the rate of HP. infection. Key words: Urease test, HP. (Helicobacter Pylori). * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Đô ĐT: 0903 713 862 Email: bacsido29031967@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 143 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh lý này đã được nghiên cứu hơn một thế kỷ nay, những thập niên gần đây nhờ sự phát triển của nội soi cũng như chứng minh vai trò của Helicobacter pylori (Hp) trong cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày (VDD) thì bệnh lý này mới được quan tâm đúng mức. Thuật ngữ VDD là mô tả tổn thương viêm trên mô học bằng sự gia tăng tế bào viêm ở niêm mạc dạ dày, nhiều trường hợp không có trệu chứng gì hoặc triệu chứng không đặc hiệu, kể cã trên nội soi và trong phẫu thuật(3).Như vậy VDD là một chẩn đoán mô học hơn là chẩn đoán lâm sàng, nội soi hay X-quang. Từ đó các cách phân loại VDD trước đây chưa phù hợp do chưa tính đến các yếu tố quan trọng như mức độ nhiễm H. pylori, mức độ hoạt động của VDDMT. Từ đó hệ thống phân loại VDD theo Sydney (năm 1990), và hệ thống phân loại VDD theo Sydney cải tiến (1994) được ra đời(5,6,13).Để hiểu sâu hơn về sự tương quan giữa các mức độ viêm trên nội soi và trên mô học chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Khảo sát sự tương quan giữa các mức độ viêm dạ dày theo phân loại Sydney caỉ tiến với tình trạng nhiễm Hp". Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày theo phân loại Sydney cải tiến. Khảo sát sự tương quan giữa các mức độ viêm dạ dày theo phân loại Sydney caỉ tiến với tình trạng nhiễm Hp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Công trình nghiên cứu này được thực hiện tại BV Nguyễn Tri Phương. Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Theo tác giả Lê Trung Thọ, TrầnVăn Hợp, Phạm Bình Nguyên thì tỷ lệ VDDMT đơn thuần là 48,5% (8)(p=0.5) và theo công thức→cỡ mẫu N = 96,04, N = 97. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân có triệu chứng kiểu VDD, được nội soi có kết quảviêm theo tiêu chuẩn Sydney thì lấy mẫu gửi Giải phẫu bệnh, có kết quả viêm trên mô học thì được đưa vào làm đối tượng nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu; chống chỉ định nội soi; kết quả nội soi không có viêm hoặc có bệnh lý loại trừ; kết quả mô học không có viêm. Các kỹ thuật thực hiện Nội soi và sinh thiết bằng máy nội soi tiêu hóa trên và kềm sinh thiết hiệu FUGINON GIF/Q440. Mẫu thử nghiệm CLO-Testdo Công ty Nam phương cung cấp. 5 mẫu bệnh phẩm gửi Giải phẫu bệnh được ngâmtrong dung dịch Formol 10% chia thành 3 lọ (lọ chứa 2 mẫu ởHV, lọ chứa mẫu góc BCN, lọ chứa 2 mẫu ở thân vị). Mẫu thử được cố định, đúc nến, cắt bệnh phẩm, dàn tiêu bản, nhuộm H&E và Giemsa theo quy trình chuẩn. Soi dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100-1000 lần, đọc tế bào và H. pylori theo tiêu chuẩn Whitehead/Sydney. Mẫu thử CLO-test được đọc kết quả sau 30 phút đến 2 giờ. Phân tích và xử lý số liệu Kết quả nội soi và CLO-test được ghi nhận sau đó, kết quả mô học dược đọc bỡi hai bác sĩ chuyên khoa Giải phẫu bệnh. Nhập số liệu qua phần mềm XCEL 2010; xử lý số liệu bằng phần mềm Stata MP12, Phép kiểm thống kê được sử dụng làTest và Ttest. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 nghiên cứu đã thu được kết quảnhư sau.Tuổi trung bình là 44,29 ± 14,83, min=18, max=77; Nhóm tuổi có tần suất cao nhất là 40-49 tuổi;Tỷ lệ nam/nữ = 62/78 = 1/1,26. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 144 Đặc điểm về nội soi Bảng 1: Đặc điểm viêm dạ dày trên nội soi theo phân loại Sydney Dạng viêm Mức độ nhe Mức độ vừa Mức độ nặng Tổng cộng Test N % N % N % N % mđviêm 59 42,14 74 52,86 7 5,00 140 100,00 p<0,001 v.shxt 43 55,13 32 41,03 3 3,84 78 55,71 p<0,005 v.phn 9 22,50 31 77,50 0 0,00 40 28,57 p<0,005 v.trp 7 29,17 15 62,50 2 8,33 24 17,14 p>0,05 v.trn 3 33,33 6 66,67 0 0,00 9 6,43 p>0,05 v.xh 0 0,00 0 0,00 1 100,00 1 0,71 p<0,05 v.teo 3 21,43 8 57,14 3 21,43 14 10,00 p<0,05 v.tr n 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 ch.san 5 31,25 8 50,00 3 18,75 16 11,43 p<0,05 clo-test 14 23,73 35 47,30 5 71,43 54 38,57 p<0,005 u malt 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Đặc điểm viêm dạ dày trên mô học Bảng 2: Đặc điểm viêm dạ dày trên mô học theo Sydney Tình trạng bệnh Mức độ tổn thương Test (+) (++) (+++) Tổng cộng n % n % n % n % Mứcđộ viêm 47 33,57 65 46,43 28 20,00 140 100,00 p<0,001 viêm cấp 10 7,14 13 9,29 8 5,71 31 22,14 p<0,001 viêm mt hđ 10 7,14 17 12,14 10 7,14 34 26,43 p<0,001 viêm mt 27 19,29 35 25,00 10 7,14 72 51,43 p<0,001 teo 63 57,80 40 36,70 6 5,50 109 77,86 p<0,001 chuyển sản 14 70,00 4 20,00 2 10,00 20 14,29 p>0,05 HPylori 24 41,38 29 50,00 5 9,62 58 41,43 p<0,001 Liên quan giữa các mức độ tổn thương với Hp Liên quan giữa MĐV với Hp Liên quan giữa MĐV HV & TV với Hp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 145 Liên quan giữa mức độ các dạng viêm (viêm cấp, vmthđ, vmt) với Hp Liên quan giữa mức độ teo với Hp Liên quan giữa mức độ chuyển sản với Hp BÀN LUẬN Đặc điểm nội soi Trên nội soi viêm mức độ nhẹ 42,14% và viêm mức độ vừa 52,86% chiếm ưu thế còn nhóm viêm mức độ nặng chiếm tỷ lệ rất thấp 5%. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Vinh trong 303 trường hợp đã được thống nhất giữa hai bác sĩ nội soi (12). Kết quả HP. trên test nhanh urease và trên mô học Kết quả test nhanh urease dương tính là 38,57%; Hp dương tính trên mô học là 41,43%; hai kết quả tương đồng nhau. Trên mô học tỷ lệ Hp dương tính là 41,43% trong đó mức độ nhẹ 41,38%, mức độ vừa 50,00% và mức độ nặng 8,62%. Ở hang vị có 38 trường hợp Hp dương tính chiếm 27,14%; góc BCN có 41 trường hợp Hp dương tính chiếm 29,29%; ở thân vị có 22 trường hợp Hp dương tính chiếm 15,17%. Như vậy ở góc BCN có tỷ lệ Hp dương tính cao nhất. Mức độ viêm trên mô học Mức độ nhẹ là 33,57%; mức độ vừa là 46,43%; mức độ nặng là 20,% phù hợp với kết quả của tác giả Manxhuka-Kerliu Suzana(9). Ở hang vị tỷ lệ mẫu viêm là 97,86%; góc BCN là 92,86%; thân vị là 85,71% cho thấy rằng các vùng dạ dày đều có biểu hiện viêm nhưng trên nội soi thường chẩn đoán viêm hang vị là chủ yếu. Viêm cấp tính có22,14% (31/140),VMT hoạt động có26,43% (37/140), VMT có 51,43% (72/140). Khi Hp vào dạ dày quá trình viêm được bắt đầu bằng sự thấm nhập BCĐNTT và khởi phát cơn đau. Trên mô học ở pha cấp này thường thoáng qua trong thời gian khoảng 30 ngày(3,4,10). Sau đó phản ứng miễn dịch suy yếu dần và cuối cùng là giai đoạn yên lặng của viêm mạn tính. Đặc điểm teo niêm mạc trên mô học Teo niêm mạc dạ dày là hệ quả của quá trình viêm dạ dày mạn tính do bất kỳ nguyên nhân gì(14). Ở nghiên cứu chúng tôi kết quả teo niêm mạclà 77,86% (109/140). Trong đó mức đô nhẹ là 57,80% (63/109), mức độ vừa là 36,70% (40/109), mức độ nặng là 5,50% (6/109); cho thấy mức độ teo càng nặng thì tỷ lệ của nó càng thấp. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nướccủa tác giả Lê Trung Thọ-Trần Văn Hợp- Phạm Bình Nguyên(8); của tác giả Hồ Đăng Quí Dũng-Trần Đình Trí-Hoàng Hoa Hải(7). Và của tác giả Nguyễn Hồng Phong(11). Đặc điểm chuyển sản trên mô học Chuyển sản là một tình trạng chuyển đổi có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 146 thể đảo ngược từ 1 tế bào đã được biệt hóa hoàn toàn trở thành một loại tế bào khác nhằm thích nghi với các kích thích thay đổi của môi trường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chuyển sản chiếm tỷ lệ 14,29% (20/140); trong đó mức độ nhẹlà 70,00% (14/20), mức độ vừa là 20,00% (4/20) và mức độ nặng là 10,00% (2/20). Kết quả này phù hợp với các kết qủa của tác giả Manxhuka-Kerliu Suzana(9); Tác giả Bansal A(2); Tác giả Asaka M(1). Liên quan giữa mức độ viêm trên nội soi và trên mô học với nhiễm Hp Trên nội soi tỷ lệ Hp dương tính là 38,57%; nhóm viêm mức độ nhẹ có tỷ lệ Hp dương tính là 23,73%; viêm mức độ vừa có tỷ lệ Hp dương tính là 47,30% và nhóm viêm mức độ nặng có tỷ lệ Hp dương tính là 71,43%. Như vậy mức độ viêm càng nặng thì tỷ lệ Hp dương tính càng cao, Sự liên hệ nầy có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Trên mô học ở nhóm viêm mức độ nhẹ có tỷ lệ Hp dương tính là 17,02% (8/44); ở nhóm viêm mức độ vừa có tỷ lệ Hp dương tính là 40,00% (26/65); ở nhóm viêm mức độ nặng có tỷ lệ Hp dương tính là 71,43% (20/28). Như vậy mức độ viêm trên mô học càng nặng thì tỷ lệ Hp dương tính càng cao, sự liên hệ nầy có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Liên quan giữa các dạng viêm trên mô học với nhiễm Hp Tỷ lệ củaHp dương tính là 38,57% (54/140). Trong đó hầu hết (48/54) các trường hợp có Hp dương tính đều nằm ở nhóm viêm cấp tính và VMTHĐ; còn nhóm VMT có tỷ lệ rất thấp. Trong nhóm viêm cấp tính có tỷ lệ Hpdương tính là 70,97% (22/31); nhóm VMTHĐ tỷ lệ Hp dương tính 70,27% (26/34); nhóm VMT có tỷ lệ Hp dương tính 8,33% (6/72). Sự phân bố về tỷ lệ Hp dương tính ở 3 dạng viêm trên mô bệnh học có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều nầy cho thấy nguyên nhân của VDD cấp và VMTHĐ do Hp là chủ yếu, còn VMT thì ngoài Hp còn có rất nhiều nguyên nhân khác như VDD tự miễn (Autoimmune atrophicgastritis), VDD do môi trường, VDD lymphocytes (Lymphocytic Gastritis), VDD mô hạt (Granulomatous Gastritis), VDD Eosinophilic (Eosinophilic Gastritis),VDD collagenous (Collagenous Gastritis). Liên quan giữa mức độ viêm trên mô học hang vị và thân vị với nhiễm Hp ở hang vị và thân vị mức độ viêm trên mô học càng nặng thì tỷ lệ nhiễm Hp càng cao. Sự liên quannày có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Liên quan giữa viêm mạn tính hoạt động trên mô học với nhiễm Hp ở nhóm viêm mạn tính hoạt động tỷ lệ nhiễm Hp là 70,27%. Trong đó nhóm VMTHĐ nhẹ có Hp dương tính là 40,00%, VMTHĐ vừa có Hp dương tính là 76,47%, VMTHĐ nặng có Hp dương tính là 90,00%.Nhận thấy mức độ VMTHĐ trên mô học càng nặng thì tỷ lệ nhiễm Hp càng cao, sự liên hệ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Liên quan giữa mức độ viêm mạn tính trên mô học với nhiễm Hp VMT có tỷ lệ Hp dương tính rất thấp 8,33%. Trong đó nhóm mức độ nhẹ tỷ lệ Hp dương tính là 0,00%; nhóm mức độ vừa tỷ lệ Hp dương tính là 5,71% (2/35); nhóm mức độ nặng tỷ lệ Hp dương tính là 40,00% (4/10). Nhận thấy VDDMT mức độ càng nặng thì tỷ lệ Hp dương tính càng cao, Sự liên hệ nầy có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Liên quan giữa mức độ teo niêm mạc trên mô học với nhiễm Hp ở nhóm không teo có 8 trường hợp Hp dương tính chiếm tỷ lệ 25,81% (8/31); ở nhóm mức độ teo nhẹ có 22 trường hợp Hp dương tính chiếm 34,93% (22/63); ở nhóm teo vừa có 19 trường hợp Hp dương tính chiếm 47,50% (19/40); và nhóm teo nặng có 5 trường hợp Hp dương tính chiếm tỷ lệ 83,33% (5/6). Như vậy có thể kết luận rằng ở mỗi nhóm mức độ teo trên mô học càng nặng thì tỷ lệ nhiễm Hp trong nhóm càng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 147 cao, sự liên hệ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Liên quan giữa mức độ teo niêm mạc hang vị và thân vị với nhiễm Hp Ở HVvà TV mức độ teo niêm mạc càng nặng thì tỷ lệ Hp dương tính càng cao. Sự liên hệ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Liên quan giữa mức độ chuyển sản trên mô học với nhiễm Hp Ở nhóm chuyển sản trên mô học thì tỷ lệ nhiễm Hp là 60,00%, phân bố chủ yếu ở nhóm chuyển sản nhẹ có tỷ lệ Hp dương tính là 78,57% (11/14); nhóm chuyển sản vừa có Hp dương tính là 25,00% (1/4); nhóm chuyển sản nặng có Hp dương tính là 0%. Mức độ chuyển sản càng nặng thì tỷ lệ Hp dương tính trong nhóm càng thấp, sự liên hệ này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. KẾT LUẬN Với 140 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn làm đối tượng nghiên cứu gồm 62 nam 78 nữ, tuổi trung bình là 44,29 ± 14,83. Nhóm nghiên cứu thu được các kết quả sau: Đặc điểm viêm dạ dày trên nội soi Viêm hang vị 88,57%; Viêm thân vị 12,14%. Viêm sung huyết 55,71%; viêm phù nề 28,57%; Viêm trợt phẳng 17,14%; chuyển sản 11,43%; viêm teo 10%; trợt nổi 6,43%. Viêm mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 42,14%; 52,86%; 5%. Test nhanh urease dương tính 38,57%. H. pylori dương tính trên mô học 41,43%. Đặc điểm viêm dạ dày trên mô học Viêm trên mô bệnh học theo mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 33,57%; 46,43%; 20,00%. Viêm cấp tính 22,14%, phân bố mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 7,14%; 9,29%; 5,71%. Viêm mạn tính hoạt động 26,43%, phân bố mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 7,14%; 12,14%; 7,14%. Viêm mạn tính 51,43%, phân bố mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 19,29%; 25,00%; 7,14%. Teo niêm mạc dạ dày trên mô bệnh học 77,86%, phân bố mức độ teo nhẹ, teo vừa, teo nặng lần lượt là: 57,80%; 36,70%; 5,50%. Chuyển sản trên mô học 14,29%, phân bố mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 70,00%; 20,00%; 10,00%. Hpdương tính trên mô học là 41,43%, phân bố mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là: 41,38%; 50,00%; 8,62%. Liên hệ giữa H. pylori với các dạng tổn thương Có sự tương đồng giữa hai phương pháp test urease và mô học về phát hiện H. pylori với p < 0,001. Có sự liên quan giữa tỷ lệ test urease dương tính với mức độ viêm trên nội soi với p < 0,005. Có sự liên quan giữa tỷ lệ test urease dương tính với 3 dạng viêm trên mô bệnh học với p < 0,001. Có sự liên quan giữa tỷ lệ test urease dương tính với mức độ viêm trên mô học với p < 0,001. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asaka M, Sugiyama T-cNobuta A. et al (2001), "Atrophic gastritis and instestinal metaplasia in Japan: result of a large multicenter study", Helicobacter. 6(4), pp. 294-299. 2. Bansal A, Ulusarac O, Mathur S. et al (2008), "Correlation between narrow band imaging and nonneoplastic gastric pathology: a pilot feasibility trial", Gastrointest Endoscopy. 67(2), pp. 210-6. 3. Beverly AD, Mark MD. et al (2014), "Classification and diagnosis of gastritis and gastropathy", Uptodate21.2. /classification -and-diagnosis-of- gastritis-and-gastropathy. 4. Carrasco H, Corvalan AH (2013), "Helicobacter pylori-Induced Chronic Gastritis and Assessing Risks for Gastric Cancer", Gastroenterol Res Pract. 5. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH(1996), "Classification and Grading of Gastritis: The Updated Sydney System", American Journal of Surgical Pathology:. 20(10), pp. 1161-1181. 6. Dixon MF, Genta RM. et al (1996), "Classification and grading of gastritis. The updated Sydney System. International Workshop on the Histopathology of Gastritis, Houston 1994", Am J Surg Pathol. 20(10), pp. 1161-1181. 7. Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Đình Trí và Hoàng Hoa Hải (2012), "Nghiên cứu các yếu tố độc lực cagA, vacA của Helicobacter pylori và tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn tính", Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 16(Phụ bản của Số 2), tr. 172-177. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 148 8. Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp và Phạm Bình Nguyên (2007), "Nghiên cứu mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pyloriowr bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 11(Số 3), tr. 68-74. 9. Manxhuka-Kerliu S.,Telaku S. et al (2009), "Helicobacter Pylori Gastritis Updated Sydney Classification Applied In Our Material", Contributions, Sec. Biol. Med. Sci. MASA, XXX(1), pp. 45-60. 10. Michael FD, Genta RM, Yardley JD. et al (1996), "Classification and Grading of Gastritis The Updated Sydney System", The American Journal of Surgical Pathology 20(10), pp. 1161-1181. 11. Nguyễn Hồng Phong (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh viêm dạ dày mạn tính ở người cao tuổi", Tạp Chí Y Học Quân Sự, tr. 1-5. 12. Nguyễn Thúy Vinh (2011), "Đánh giá phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày mạn có nhiễm helicobacter pylori qua nội soi đối chiếu với giải phẫu bệnh lý", Y học thực hành(765). số 5/2011, tr. 81-83. 13. Stolte@, MD và Alexander MD (2001), "The update sydney system clasification and grading of gastritis as the basis of dianogsis & treatment 2001", Can J Gastroenterol. 15(9), pp. 591-598. 14. Zayouna MD, Anand MD (2014), "Atrophic Gastritis", Ngày nhận bài báo: 28/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_tuong_quan_giua_muc_do_ton_thuong_viem_da_day_th.pdf