Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - Tá tràng do helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - Tá tràng do helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 208 KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Viết Ngọc*, Nguyễn Hương Thảo* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT). Bệnh nhân (BN) chỉ đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nếu tuân thủ tốt các thuốc trong phác đồ; tuy nhiên, dữ liệu về tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của các BN này tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát niềm tin vào thuốc, nhận thức về bệnh và sự TTDT của BN VLDDTT do H. pylori. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 303 BN VLDDTT do H. pylori điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn (sử dụng các bảng câu hỏi đã được thẩm định trong điều kiện nghiên cứu...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - Tá tràng do helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 208 KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Viết Ngọc*, Nguyễn Hương Thảo* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT). Bệnh nhân (BN) chỉ đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nếu tuân thủ tốt các thuốc trong phác đồ; tuy nhiên, dữ liệu về tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của các BN này tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát niềm tin vào thuốc, nhận thức về bệnh và sự TTDT của BN VLDDTT do H. pylori. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 303 BN VLDDTT do H. pylori điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn (sử dụng các bảng câu hỏi đã được thẩm định trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam): buổi 1 (trong bệnh viện) để thu thập đặc điểm chung, đặc điểm điều trị, niềm tin vào thuốc và nhận thức về bệnh của BN; buổi 2 (sau 2-3 tuần dùng thuốc) để khảo sát sự TTDT và các biến cố có hại trong quá trình dùng thuốc (Adverse Drug Event - ADE) của BN. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 43,92 và 66,7% BN là nữ. Điểm trung vị niềm tin vào thuốc mục Chuyên biệt-Cần thiết là 25,00 và mục Chuyên biệt-Quan tâm là 11,00. Tại thời điểm sau 2-3 tuần dùng phác đồ tiệt trừ H. pylori, có 84,2% BN tuân thủ tốt các thuốc được kê và 43,9% BN gặp ít nhất 1 ADE. Nghiên cứu phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức về bệnh (khía cạnh thời gian kéo dài của bệnh và hiểu biết về bệnh) giữa 2 nhóm BN tuân thủ và không tuân thủ (p < 0,05). Kết luận: BN VLDDTT do H. pylori tuân thủ tốt với phác đồ điều trị, tin tưởng vào sự cần thiết của thuốc và khá quan tâm đến các nguy cơ của thuốc. Tăng cường nhận thức về bệnh có thể là một giải pháp để cải thiện TTDT. Từ khóa: Tuân thủ dùng thuốc, Viêm loét dạ dày - tá tràng, Helicobacter pylori. ABSTRACT MEDICATION ADHERENCE IN PATIENTS WITH PEPTIC ULCER DISEASE DUE TO HELICOBACTER PYLORI TREATED AT GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL Pham Minh Man, Nguyen Viet Ngoc, Nguyen Huong Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 208 – 212 Background: Helicobacter pylori (H. pylori) infection is one of the most common causes of peptic ulcer disease (PUD). The optimum eradication of H. pylori can only be achieved in patients highly adhering to prescribed medications; however, data about these patients’ adherence to prescribed medications in Vietnam is limited. Objectives: To investigate beliefs about medicines, illness perceptions, and adherence to prescribed medications in patients with PUD due to H. pylori. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Hương Thảo ĐT: 0918177254 Email: huongthao0508@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 209 Methods: A cross-sectional survey was conducted on 303 patients with PUD due to H. pylori treated at Gia Dinh People’s Hospital, Ho Chi Minh city. Patients were interviewed twice using a data collection form and validated questionnaires. The first interview was performed at hospital to collect patients’ characteristics, drug therapies, beliefs about medicines, and illness perceptions. The second interview was conducted 2-3 weeks later to evaluate patients’ medication adherence and adverse drug events (ADEs). The data was analyzed using SPSS 22.0 with a significant level at 0.05. Results: Patients’ average age was 43.92 and 66.7% of patients were female. The medians of the Beliefs about Medicines Questionnaire Specific-Necessity and Specific-Concern subscales were 25.00 and 11.00, respectively. There were 84.2% patients highly adhering to prescribed medications. During treatment, 43.9% patients experienced at least one ADE. A significant association (p < 0.05) was observed between patient’s illness perceptions (in terms of disease duration and understanding) and medication adherence. Conclusion: Patients with PUD due to H. pylori highly adhered to the treatment regimens, strongly believed in the necessity of medicines, and relatively concerned about the safety of treatment regimens. Enhancing illness perceptions in terms of disease duration and understanding could be an approach to improve patients’ adherence. Key words: Medication adherence, Peptic ulcer disease, Helicobacter pylori. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT) là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và có nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra VLDDTT. Việc điều trị VLDDTT do H. pylori bao gồm các mục tiêu: tiệt trừ H. pylori, làm lành vết loét, ngăn ngừa tái phát và giảm biến chứng do loét(5). Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi nhiều yếu tố: lựa chọn phác đồ, tỷ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori, thời gian điều trị, tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của bệnh nhân (BN) và sự đa hình gen của vi khuẩn(2,7). Trong những yếu tố này, TTDT của BN là vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều. TTDT đã được chứng minh là làm tăng đáng kể tỷ lệ tiệt trừ H. pylori. Nghiên cứu của Kim (2016) cho thấy tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công ở nhóm BN tuân thủ tốt cao hơn 21% so với nhóm BN tuân thủ kém(6). Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu về TTDT trên BN VLDDTT do H. pylori ở Việt Nam còn hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sự TTDT của BN VLDDTT điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được sử dụng để đánh giá sự TTDT của BN sau 2-3 tuần dùng phác đồ tiệt trừ H. pylori. Chúng tôi chọn tất cả BN đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ 15/04/2018 đến 15/06/2018, có chẩn đoán VLDDTT dương tính với H. pylori, được chỉ định điều trị bằng phác đồ tiệt trừ H. pylori, từ 18 tuổi trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi loại trừ các BN: không phải người Việt Nam hoặc không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt; không liên lạc được qua 3 lần gọi điện thoại hoặc đang/đã tham gia vào nghiên cứu khác có ảnh hưởng đến TTDT (trong vòng 6 tháng trở lại). Các thông tin khảo sát được thu thập thông qua 2 lần phỏng vấn. Lần 1 là phỏng vấn trực tiếp tại bệnh viện để thu thập thông tin về các đặc điểm chung của BN (tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi thường trú và bệnh mạn tính kèm theo), phác đồ điều trị tiệt trừ H. pylori, niềm tin vào thuốc và nhận thức về bệnh của BN. Buổi phỏng vấn 2 để đánh giá sự TTDT và ghi nhận biến cố có hại của thuốc (Adverse Drug Event - ADE) trong quá trình dùng thuốc của BN được tiến hành sau 2-3 tuần dùng phác đồ tiệt trừ H. pylori bằng cách phỏng vấn với 2 hình thức: (1) phỏng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 210 vấn trực tiếp tại bệnh viện (đối với BN đến tái khám), (2) phỏng vấn qua điện thoại (đối với BN mà nghiên cứu viên (NCV) không gặp được khi BN đi tái khám), NCV sẽ gọi điện thoại cho BN tối đa 3 lần trong 3 ngày liên tiếp: 1 lần/ngày (nếu sau 3 lần gọi vẫn không tiếp cận được BN thì BN được loại ra khỏi nghiên cứu). Niềm tin vào thuốc và nhận thức về bệnh được khảo sát bằng các bộ câu hỏi Beliefs about Medicines Questionnaire (BMQ) và Brief Illness Perception Questionnaire (BIPQ)(3,4). Thang đo TTDT của Morisky (Morisky Medication Adherence Scale, MMAS) gồm 8 câu hỏi, được dùng để đánh giá sự TTDT của BN tại thời điểm sau 2-3 tuần dùng thuốc(9). Kết quả phỏng vấn MMAS được chia làm 3 mức độ: tuân thủ tốt (MMAS = 8); tuân thủ trung bình (MMAS = 6-7); tuân thủ kém (MMAS < 6). BN được chia làm 2 nhóm dựa theo mức độ TTDT: nhóm tuân thủ gồm những BN có mức độ tuân thủ tốt và nhóm không tuân thủ bao gồm những BN có mức độ tuân thủ trung bình và kém. Bằng những phép kiểm phù hợp, chúng tôi tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm chung, đặc điểm điều trị, niềm tin vào thuốc và nhận thức về bệnh với sự TTDT của BN Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) phiên bản 22.0. Thống kê mô tả được thực hiện để xác định các số trung bình, số trung vị và tỷ lệ phần trăm của các biến. Phép kiểm t hoặc Mann-Whitney được dùng để so sánh 2 số trung bình. Phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher exact test được dùng để so sánh 2 tỷ lệ. Giá trị p < 0,05 được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội đồng khoa học, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Từ 15/04/2018 đến 15/06/2018, có 346 BN được chọn để tham gia nghiên cứu, Có 43 BN không liên lạc được. Cuối cùng có 303 BN hoàn thành nghiên cứu. Các thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu được trình bày trong bảng 1. Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu là 43,92 ± 13,27 và có 71,9% BN nằm trong độ tuổi 30-60. Phần lớn BN là nữ (66,7%) và 22,4% BN có ít nhất 1 bệnh kèm. Đa phần BN có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên và sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình dùng thuốc, 43,9% BN gặp ít nhất 1 biến cố có hại. Kết quả phỏng vấn BMQ cho thấy BN xem việc dùng thuốc là quan trọng và cần thiết, cũng như có sự quan tâm tương đối đến các nguy cơ gây hại của thuốc điều trị. BN nhận thức cao về lợi ích của việc điều trị và quan tâm nhiều đến bệnh nhưng nhận thức thấp ở khía cạnh kiểm soát và cảm nhận bệnh. Nguyên nhân gây bệnh được BN nghĩ đến nhiều nhất là do các thói quen sống. Kết quả phỏng vấn bằng thang đo MMAS sau 2-3 tuần dùng phác đồ tiệt trừ H. pylori cho thấy có 255 BN (84,2%) tuân thủ tốt các thuốc được kê. Những lý do chính khiến BN không tuân thủ là BN quên dùng thuốc, quên mang thuốc khi đi xa và gặp khó khăn khi phải nhớ dùng tất cả các thuốc. Giữa 2 nhóm BN tuân thủ và không tuân thủ, kết quả phân tích cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm chung, đặc điểm điều trị, niềm tin vào thuốc và nhận thức về bệnh; ngoại trừ việc nhận thức về bệnh ở 2 khía cạnh là thời gian kéo dài của bệnh và hiểu biết về bệnh: nhóm tuân thủ có điểm trung bình ở 2 khía cạnh này cao hơn so với nhóm không tuân thủ (bảng 3). BÀN LUẬN Chúng tôi đã phần nào tìm hiểu được sự TTDT của BN VLDDTT do H. pylori tại thời điểm sau 2-3 tuần dùng phác đồ tiệt trừ H. pylori. Phần lớn BN trong nghiên cứu là nữ, độ tuổi 30-60. Hầu hết các BN rất xem trọng việc dùng thuốc điều trị cũng như tương đối quan tâm về các nguy cơ có hại của thuốc. Tỷ lệ BN tuân thủ tốt cao hơn so với những nghiên cứu từ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 211 các năm trước đây(1,8,10). Điều này có thể do BN ngày càng dễ dàng tiếp cận với kiến thức về bệnh VLDDTT do H. pylori, đặc biệt là các biến chứng nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra thông qua các chương trình tư vấn sức khỏe tại bệnh viện và/hoặc ngoài cộng đồng nên sự TTDT có xu hướng tăng dần qua các năm. Những nguyên nhân không tuân thủ chủ yếu là do BN quên dùng thuốc, quên mang thuốc khi đi xa và cảm thấy phiền khi phải tuân thủ. Điều này cho thấy việc đơn giản hóa chế độ điều trị có thể giúp cải thiện sự tuân thủ. Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về nhận thức về bệnh ở 2 khía cạnh là thời gian kéo dài của bệnh và hiểu biết về bệnh giữa 2 nhóm BN tuân thủ và không tuân thủ. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt về đặc điểm chung, đặc điểm điều trị và niềm tin vào thuốc giữa 2 nhóm nghiên cứu. Khi BN hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị cũng như những biến chứng mà bệnh gây ra sẽ có xu hướng TTDT tốt hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ BN tuân thủ tốt khá cao và việc xác định sự liên quan giữa các yếu tố khảo sát với sự TTDT chưa thực sự rõ ràng. Vì vậy, cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo có thời gian theo dõi bệnh nhân dài hơn để có thể đánh giá được tỷ lệ tiệt trừ H. pylori theo từng mức độ tuân thủ và tìm mối liên quan giữa TTDT và hiệu quả tiệt trừ H. pylori. Từ đó, cán bộ y tế có thể có những can thiệp phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh viện cũng nên xem xét các lý do kém tuân thủ của BN trong nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp (chẳng hạn như tăng cường tư vấn, cập nhật kiến thức về bệnh cho BN) nhằm nâng cao hơn nữa sự TTDT của BN. Nghiên cứu có một số hạn chế như chỉ theo dõi sự TTDT trong một thời gian ngắn và phương pháp phỏng vấn qua điện thoại dễ bị mất mẫu do BN thay đổi số điện thoại hoặc không nghe máy. Nhóm đã khắc phục điều này bằng cách gọi điện nhiều lần. KẾT LUẬN Bảng 1: Đặc điểm của BN trong nghiên cứu Đặc điểm BN Số BN (N=303) Tỷ lệ (%) Đặc điểm chung Tuổi trung bình 43,92 ± 13,27 Nữ 202 66,7 Trình độ học vấn ≥ cấp 3 225 74,3 Thành thị 230 75,9 Có bệnh mạn tính 68 22,4 Đặc điểm điều trị Phác đồ có 4 thuốc (*) 256 84,5 Có ADE 133 43,9 Niềm tin vào thuốc Trung vị (khoảng tứ phân vị) Chuyên biệt - Cần thiết 25,00 (20,00-25,00) Chuyên biệt - Quan tâm 11,00 (7,00-17,00) Nhận thức về bệnh Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn Câu 1: Ảnh hưởng của bệnh 2,45 ± 2,74 Câu 2: Thời gian kéo dài bệnh 3,81 ± 1,80 Câu 3: Kiểm soát cá nhân về bệnh 5,60 ± 2,79 Câu 4: Lợi ích của việc điều trị 9,04 ± 1,28 Câu 5: Tự mô tả về bệnh 5,23 ± 2,40 Câu 6: Mức quan tâm về bệnh 9,23 ± 1,18 Câu 7: Mức hiểu biết về bệnh 3,71 ± 2,50 Câu 8: Cảm xúc do bệnh 2,70 ± 2,58 *Phác đồ có 4 thuốc PPI + Amoxicilin + Metronindazol/Tinidazol + Clarithromycin hoặc PPI + Bismuth + Amoxicilin + Levofloxacin hoặc PPI + Bismuth + Amoxicilin + Metronidazol/Tinidazol hoặc PPI + Bismuth + Amoxicilin + Tetracyclin hoặc PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol/Tinidazol BN VLDDTT do H. pylori rất xem trọng việc dùng các thuốc điều trị và tương đối quan tâm đến các tác dụng phụ của thuốc. BN nhận thức cao về lợi ích của việc điều trị và quan tâm nhiều đến bệnh, nhưng nhận thức thấp ở khía cạnh kiểm soát và cảm nhận bệnh. Nguyên nhân gây bệnh được BN nghĩ đến nhiều nhất là do các thói quen sống. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức về bệnh (khía cạnh thời gian kéo dài bệnh và hiểu biết về bệnh) giữa 2 nhóm BN tuân thủ và không tuân thủ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 212 Nghiên cứu chưa phát hiện mối liên quan giữa đặc điểm chung, phác đồ điều trị, biến cố có hại của thuốc và niềm tin vào thuốc giữa 2 nhóm BN. Bảng 2: Sự khác nhau về các yếu tố khảo sát giữa 2 nhóm tuân thủ và không tuân thủ Đặc điểm Nhóm không tuân thủ (N1 = 48) Nhóm tuân thủ (N2 = 255) p Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Đặc điểm chung Tuổi trung bình 45,90 ± 12,46 43,55 ± 13,41 0,261 Nhóm tuổi < 30 30 - 60 5 37 10,4 77,1 42 181 16,5 71,0 0,559 Nữ 32 66,7 170 66,7 1,000 Học vấn ≥ cấp 3 34 70,8 191 74,9 0,590 Thành thị 32 66,7 198 77,6 0,140 Có bệnh mạn tính 14 39,2 54 21,2 0,258 Đặc điểm điều trị Phác đồ có 4 thuốc 44 91,7 2 12 83,1 0,191 Có ADE 26 54,2 107 58,0 0,153 Niềm tin vào thuốc Trung vị (khoảng tứ phân vị) Chuyên biệt - Cần thiết 25,00 (21,00 - 25,00) 25,00 (20,00 - 25,00) 0,774 Chuyên biệt - Quan tâm 11,0 (7,00 - 17,00) 11,00 (8,00 - 17,00) 0,148 Nhận thức về bệnh Điểm trung bình ± độ lệch chuẩn Câu 1 3,10 ± 2,96 2,53 ± 2,77 0,196 Câu 2 3,35 ± 1,47 3,87 ± 1,84 0,033 Câu 3 5,85± 2,72 5,56 ± 2,81 0,494 Câu 4 8,81 ± 2,72 9,09 ± 1,26 0,173 Câu 5 5,35 ± 2,69 5,22 ± 2,35 0,715 Câu 6 9,13 ± 1,33 9,24 ± 1,15 0,512 Câu 7 3,00 ± 2,23 3,78 ± 2,55 0,032 Câu 8 3,06 ± 2,78 2,63 ± 2,53 0,288 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbasinazari M, Sahraee Z, Mirahmadi M (2013). The patients’ adherence and adverse drug reactions (ADRs) which are caused by Helicobacter pylori eradication regimens. J Clin Diagn Res, 7: pp.462-466. 2. Auten DM, Baumgart DC (2012). Toxic megacolon. Inflamm Bowel Dis, 18: 584-591. 3. Broadbent E, Petrie KJ, Main J (2006). The Brief Illness Perception Questionnaire (BIPQ). J Psychosom Res, 60: pp.631-637. 4. Horne R, Weinman J, Hankins M (1999). The beliefs about medicines questionnaire: The development and evaluation of a new method for assessing the cognitive representaton of medication. Psychol Health, 14: pp.1-24. 5. Joseph TD, Robert LT, Gary RM (2017). Peptic ulcer disease and related disorders. In: Joseph TD. Pharmacotherapy: a pathophysiologic approach, 10th edition, pp.453-476. McGraw-Hill, Inc., International edition, New York. 6. Kim BJ, Kim HS, Song HJ (2016). Online registry for nationwide database of current trend of Helicobacter pylori eradication in Korea: interim analysis. J Korean Med Sci, 31: pp.1246-1253. 7. Kornbluth A, Sachar DB (2010). Ulcerative practice guidelines in adults: American College of Gastroenterology, Practice Parameters Committee. Am J Gastroenterol, 105: pp.501-523. 8. Lefebvre M, Hsiu-Ju C, Morse A (2013). Adherence and barriers to H. pylori treatment in Arctic Canada. Int J Circumpolar Health, 72: pp.1-8. 9. Morisky DE, Ang A, Krousel-Wood M (2008). Predictive validity of a medication adherence measure for hypertension control. J Clin Hypertens, 10: pp.348-354. 10. Shakya SS, Bhadari M, Thapa SR (2016). Medication adherence pattern and factors affecting adherence in Helicobacter pylori eradication therapy. Kalhmandu Univ Med J, 14: pp.58-64. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_tuan_thu_dung_thuoc_o_benh_nhan_viem_loet_da_day.pdf
Tài liệu liên quan