Khảo sát sự phù hợp chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dược sĩ đại học của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh với các bên liên quan ngoài

Tài liệu Khảo sát sự phù hợp chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dược sĩ đại học của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh với các bên liên quan ngoài: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 125 KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN NGOÀI Nguyễn Thị Kim Anh*, Nguyễn Đức Tuấn* TÓM TẮT Mở đầu – Mục tiêu: Chuẩn đầu ra (CĐR) là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có thể có được sau khi học xong một chương trình đào tạo (CTĐT). Các khảo sát về CĐR của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong năm 2015 và 2016 đều cho thấy CĐR dược sĩ đại học (DSĐH) phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng. Năm 2018, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, điều chỉnh CĐR cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự phù hợp chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dược sĩ đại học của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh với các bên liên quan ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 125 KHẢO SÁT SỰ PHÙ HỢP CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN NGOÀI Nguyễn Thị Kim Anh*, Nguyễn Đức Tuấn* TÓM TẮT Mở đầu – Mục tiêu: Chuẩn đầu ra (CĐR) là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có thể có được sau khi học xong một chương trình đào tạo (CTĐT). Các khảo sát về CĐR của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong năm 2015 và 2016 đều cho thấy CĐR dược sĩ đại học (DSĐH) phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng. Năm 2018, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, điều chỉnh CĐR cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR DSĐH; Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR DSĐH; Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR DSĐH; Đề xuất sửa đổi và bổ sung CĐR DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Đề tài đã xây dựng phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR DSĐH và đã tiến hành khảo sát tại 37 địa điểm, thu được 150 phiếu hợp lệ. Kết quả phân tích cho thấy CĐR DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phù hợp với các bên liên quan ngoài. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất sửa đổi 12 yêu cầu (3 yêu cầu về kiến thức chuyên môn chung, 3 yêu cầu về kiến thức định hướng chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc, 2 yêu cầu về kiến thức định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc và 4 yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp) và bổ sung 2 yêu cầu về thái độ. Kết luận: Đánh giá chung, CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phù hợp với các bên liên quan ngoài. CĐR cần được sửa đổi và bổ sung một số yêu cầu. Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo dược sĩ đại học, các bên liên quan ngoài. ABSTRACT INVESTIGATING THE SUITABILITY BETWEEN EXTERNAL STAKEHOLDERS’ NEEDS AND THE EXPECTED LEARNING OUTCOMES OF UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY’S UNDERGRADUATE EDUCATION PROGRAM FOR PHARMACISTS Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Duc Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 125 – 131 Background – Objectives: Expected learning outcomes (ELO) is the combination of knowledge, skills and attitudes that a learner can achieve after finishing an education program. The ELO surveys conducted by University of Medicine and Pharmacy at HCMC in 2015 and 2016, *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Tuấn ĐT: 0913799068 Email: ductuan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 126 showed that the employers’ needs and the ELO is suitable. In 2018, Faculty of Pharmacy – University of Medicine and Pharmacy at HCMC review and adjust the ELO to suit currently practical requirements, development of pharmaceutical science, and especially to meet periodically the needs of stakeholders, and requiremnts of employers, then propose to adjust criteria and add new ones to the ELO constructed by University of Medicine and Pharmacy at HCMC. Method: The object of this study was the ELO of undergraduate education program for pharmacists that is constructed by University of Medicine and Pharmacy at HCMC. Method: Firstly, the questionnaire about the ELO of undergraduate education program for pharmacists was designed in order to conduct the survey on the employers and alumni, then the survey results was analyzed and assessed. Finally, the ELO was proposed to adjust and supplement. Results: The questionnaire about the ELO of undergraduate education program for pharmacists was designed. The survey was conducted at 37 locations from where 150 valid notes were collected. As the result, the ELO of undergraduate education program for pharmacists constructed by University of Medicine and Pharmacy at HCMC, was suitable with the external stakeholder’ needs. Additionally, 12 criteria (3 common knowledge criteria, 3 specific ones in drug quality control, 2 specific ones in drug administration and supply, and 4 occupational skills criteria), and 2 attitude criteria were propos ed to adjust and supplement, respectively. Conclusion: Generally, the ELO of undergraduate education program for pharmacists constructed by University of Medicine and Pharmacy at HCMC, is suitable with the external stakeholders’ needs. Some criteria are considered to adjust and add to the ELO. Key words: learning outcomes, undergraduate education program for pharmacists, external stakeholders. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, các trường đại học là nguồn cung cấp nhân lực chính cho các ngành nghề, do đó các chương trình đào tạo (CTĐT) phải hợp lý và cần được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Theo nhu cầu đó, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã và đang dần cải tiến CTĐT cho phù hợp với nhu cầu xã hội, tiếp cận chuẩn năng lực trong khu vực cũng như quốc tế. Điển hình là Khoa đã thay đổi khung CTĐT và chia ra năm định hướng chuyên ngành để sinh viên năm cuối hệ chính quy được lựa chọn. Để điều chỉnh CTĐT mới như thế thì cần phải có CĐR tương ứng để có thể khẳng định chất lượng trong đào tạo của Khoa. Các khảo sát trước đây đều cho thấy CĐR của CTĐT DSĐH phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Năm 2018, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, điều chỉnh CĐR cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát và đánh giá mức độ phù hợp giữa CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh với yêu cầu của các bên liên quan ngoài, từ đó có những đề xuất sửa đổi và bổ sung CĐR. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Dược sĩ đại học của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 127 Phương pháp nghiên cứu Xây dựng phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được xây dựng dựa trên quy trình xây dựng CĐR theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo(1) và gồm có 3 phần chính: Khảo sát về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp ngành dược, bậc đại học. Thang điểm khảo sát có 5 mức đánh giá và thêm mục ý kiến khác, ý kiến bổ sung. Mức 1: không đồng ý, tiêu chí không cần thiết; Mức 2: đồng ý một phần, tiêu chí cần thiết, nhưng chưa hoàn chỉnh, cần chỉnh sửa; Mức 3: đồng ý, tiêu chí hoàn chỉnh, không cần phải bổ sung thêm; Mức 4: hoàn toàn đồng ý, tiêu chí cần có, không thể thiếu ở một dược sĩ; Mức 5: không có ý kiến. Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Tiến hành điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát đã lập tại 37 cơ quan tuyển dụng, trong khoảng thời gian từ 11/04/2018 đến 30/06/2018. Đối tượng khảo sát là các DSĐH đang công tác tại bộ phận nghiệp vụ dược, các cơ sở kiểm nghiệm, các bộ phận đảm bảo chất lượng, nghiên cứu – phát triển thuốc, kiểm tra chất lượng, kho, kinh doanh, bán hàng, khoa dược bệnh viện và giảng dạy tại các trường đại học có ngành đào tạo DSĐH. Số liệu thu về được nhập và xử lý bởi công cụ bảng hỏi của Google Drive và phần mềm Microsoft Excel 2010. Loại trừ những phiếu không hợp lệ là những phiếu chỉ trả lời một đáp án cho toàn bộ câu hỏi hay không trả lời đầy đủ các câu hỏi. Kết quả thu được là số lượng và tỷ lệ phần trăm của từng mức đánh giá cho mỗi yêu cầu. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Dựa theo Thông tư 24/2015/TT-BGDĐH, những tiêu chí nào trong dự thảo CĐR đạt 70% của 2 mức thang điểm đồng ý và hoàn toàn đồng ý (mức 3 và 4) thì tiêu chí đó phù hợp với các bên liên quan ngoài và được giữ lại(2). Ngược lại, các yêu cầu không đạt thì tiến hành xem xét tính cần thiết, nếu không thì loại bỏ trong bản dự thảo chuẩn đầu ra. Với mục các ý kiến khác từ các bên liên quan ngoài, tiến hành ghi nhận và phân tích các ý kiến đóng góp. Đề xuất sửa đổi và bổ sung chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Sau khi phân tích và đánh giá mỗi yêu cầu trong chuẩn đầu ra, tiến hành tổng hợp để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Xây dựng phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Dựa theo bản dự thảo CĐR sau khi đã được góp ý của Hội đồng Khoa học và Đào tạo mở rộng của Khoa Dược và tham khảo các phiếu khảo sát trước đó, đề tài đã xây dựng được Phiếu khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Sau quá trình khảo sát, số phiếu thu về tại mỗi nơi khảo sát được trình bày trong bảng 1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 128 Bảng 1: Nơi khảo sát và số phiếu thu về tương ứng STT Địa điểm khảo sát Số phiếu đã phát Số phiếu thu được thực tế Số phiếu hợp lệ Tỷ lệ phần trăm (%)* 1 Công ty Roussel Việt Nam 15 11 11 73,3 2 Công ty CPDP OPC 10 10 10 100,0 3 Xí nghiệp Dược phẩm 150 5 2 2 40,0 4 Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 1 1 1 100,0 5 Công ty CPDP Tipharco 1 1 1 100,0 6 Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Dược phẩm Thành Nam 1 1 1 100,0 7 Công ty Hóa dược F.D&C 1 1 1 100,0 8 Công ty CP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic 1 1 1 100,0 9 Công ty TNHH United International Pharma 1 1 1 100,0 10 Công ty CP xuất nhập khẩu Y tế Domesco 1 1 1 100,0 11 Công ty CPDP Boston Pharma Việt Nam 5 5 4 80,0 12 Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam 3 3 3 100,0 13 Công ty TNHH Rohto – Menthalotum 5 3 2 40,0 14 GlaxoSmithKline PTE., LTD 2 2 2 100,0 15 Astrazeneca Singapore PTE., LTD 5 4 3 60,0 16 Công ty CP Dược liệu Trung ương 2 5 5 4 80,0 17 Công ty CP Pymepharco 6 3 3 50,0 18 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ánh Sáng Châu Á 1 1 1 100,0 19 Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh 5 5 5 100,0 20 Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh 30 26 25 83,3 21 Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 1 1 1 100,0 22 Trường Đại học Lạc Hồng 3 3 3 100,0 23 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 2 2 2 100,0 24 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 2 2 2 100,0 25 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 2 2 2 100,0 26 Bệnh viện Nhi đồng 1 8 7 6 75,0 27 Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc 12 11 10 83,3 28 Bệnh viện Trưng Vương 7 7 6 85,7 29 Bệnh viện Quân Y 7A 9 9 9 100,0 30 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 10 9 8 80,0 31 Bệnh viện Đa khoa Bưu điện 5 5 5 100,0 32 Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh 1 1 1 100,0 33 Chuỗi nhà thuốc Pharmacity 5 5 5 100,0 34 Chuỗi nhà thuốc Phano 2 2 2 100,0 35 Chuỗi nhà thuốc SK 2 2 2 100,0 36 Chuỗi nhà thuốc tư nhân Long Châu 2 2 2 100,0 37 Chuỗi nhà thuốc tư nhân Nhị Trưng 2 2 2 100,0 Tổng số 179 157 150 83,8 *Tỷ lệ phần trăm là tỷ lệ số phiếu hợp lệ chia cho số phiếu đã phát tính theo đơn vị phần trăm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 129 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH Về kiến thức: gồm có kiến thức chuyên môn chung và kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành. Kiến thức chuyên môn chung Trong 15 yêu cầu về kiến thức chuyên môn chung dành cho DSĐH, chỉ có yêu cầu về chính trị là không phù hợp với bên liên quan ngoài (tỷ lệ phần trăm đồng ý và hoàn toàn đồng ý dưới 70%), còn 14 yêu cầu còn lại đều phù hợp, không những thế có một số yêu cầu còn được đánh giá rất cao. Một số yêu cầu đòi hỏi khá cao đối với sinh viên mới ra trường, động từ “vận dụng”, “áp dụng” nên sửa thành động từ “trình bày được” sẽ hợp lý hơn. Nhìn chung, các yêu cầu về kiến thức chuyên môn chung dành cho DSĐH phù hợp với các bên liên quan ngoài, một số yêu cầu hơi cao thì nên điều chỉnh “động từ về mức độ nhận thức” cho phù hợp hơn. Kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành Có 12 yêu cầu cho 5 chuyên ngành, trong đó 2 yêu cầu của chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc, 3 yêu cầu của chuyên ngành Dược liệu và dược cổ truyền và 2 yêu cầu của chuyên ngành Dược lâm sàng đều được đánh giá là phù hợp. Còn 3 yêu cầu của chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc và 2 yêu cầu của chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc cũng được đánh giá là phù hợp, tuy nhiên có ý kiến không đồng ý do mức độ đòi hỏi cao cần được sửa lại, như “trình bày” nên sửa thành “mô tả” hay “biết được”; “phân tích và trình bày” nên sửa thành “trình bày”; “hiểu biết và trình bày” nên sửa thành “trình bày” sẽ thích hợp hơn. Về kỹ năng Có 18 yêu cầu về kỹ năng dành cho DSĐH tốt nghiệp tại Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trong đó gồm 2 loại là kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm. Với kỹ năng nghề nghiệp, có 12/13 yêu cầu được đánh giá là phù hợp. Yêu cầu 5 “Phân tích được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến xây dựng công thức và sản xuất thuốc” nên thay động từ “Phân tích được” thành động từ “Phát hiện được” vì đầu tiên sinh viên cần biết được làm thế nào để phát hiện được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Để phân tích được các vấn đề phát sinh thì cần thêm kinh nghiệm thực tiễn. Yêu cầu 13 “Soạn thảo được hợp đồng kinh tế dược và các hồ sơ thao tác chuẩn trong thực hành tốt” bị đánh giá dưới 70% do đòi hỏi quá cao, sinh viên cần kinh nghiệm mới “soạn thảo” được. Ngoài ra yêu cầu 11 bắt đầu với động từ “Vận dụng” và yêu cầu 12 bắt đầu với động từ “Lập được kế hoạch” là quá cao, mà chỉ cần ở mức độ “Trình bày” là phù hợp. Yêu cầu 7 “Thực hiện thành thạo các thao tác dược lý thực nghiệm cơ bản; tiến hành được các thử nghiệm về hấp thu, đối kháng, hiệp lực, độc tính và chí nhiệt tố trên chuột và thỏ” và yêu cầu 8 “Tính toán và hiệu chỉnh được chế độ dùng thuốc cho các đối tượng khác nhau căn cứ trên đặc tính dược động học của thuốc” không nhất thiết phải có, tùy thuộc và lĩnh vực người dược sĩ công tác. Cả 5 yêu cầu trong kỹ năng mềm đều được đánh giá là phù hợp. Có một yêu cầu về ngoại ngữ được đóng góp ý kiến là nên nâng chuẩn so với hiện tại. Về thái độ Tất cả 6 yêu cầu về thái độ dành cho DSĐH đều phù hợp với bên liên quan ngoài, đều nhận được tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý rất cao. Đây là những thái độ mà người dược sĩ nên có và cần phát huy trong môi trường làm việc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 130 Đề xuất sửa đổi và bổ sung chuẩn đầu ra của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Bảng 2: Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số yêu cầu về kiến thức chuyên môn chung Yêu cầu Yêu cầu của CĐR hiện hành Đề xuất sửa đổi 3 Vận dụng được các quy định của pháp luật Việt Nam về sản xuất, quản lý, cung ứng, đảm bảo chất lượng thuốc và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Trình bày được các quy định của pháp luật Việt Nam về sản xuất, quản lý, cung ứng, đảm bảo chất lượng thuốc và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. 6.5 Áp dụng được các nguyên tắc GxP và ISO trong sản xuất, đảm bảo chất lượng, phân phối và sử dụng thuốc. Trình bày được các nguyên tắc GxP và ISO trong sản xuất, đảm bảo chất lượng, phân phối và sử dụng thuốc. 6.8 Hiểu và trình bày được nội dung các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của ngành dược và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tra cứu và trình bày được nội dung các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của ngành dược và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảng 3: Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số yêu cầu về kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc Yêu cầu Yêu cầu của CĐR hiện hành Đề xuất sửa đổi 7c Trình bày được nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm. Mô tả được nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm. 8c Trình bày được quy trình xác định độ ổn định và tuổi thọ của thuốc theo tài liệu hiện hành. Mô tả được quy trình xác định độ ổn định và tuổi thọ của thuốc theo tài liệu hiện hành. 9c Trình bày được cách sử dụng chất đối chiếu/chuẩn làm việc để kiểm tra chất lượng thuốc. Biết được cách sử dụng chất đối chiếu/chuẩn làm việc để kiểm tra chất lượng thuốc. Bảng 4: Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số yêu cầu về kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc Yêu cầu Yêu cầu của CĐR hiện hành Đề xuất sửa đổi 7d Phân tích và trình bày được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược. Trình bày được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược. 8d Hiểu biết và trình bày được về các mô hình tổ chức và quản lý nhà nước về dược; các mô hình công ty, sản xuất kinh doanh thuốc; mô hình quản lý chất lượng thuốc liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Trình bày được các mô hình tổ chức và quản lý nhà nước về dược; các mô hình công ty, sản xuất kinh doanh thuốc; mô hình quản lý chất lượng thuốc liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Bảng 5: Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp Yêu cầu Yêu cầu của CĐR hiện hành Đề xuất sửa đổi 5 Phân tích được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến xây dựng công thức và sản xuất thuốc. Phát hiện được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến xây dựng công thức và sản xuất thuốc. 11 Vận dụng được các văn bản quy phạm pháp luật về dược trong hoạt động nghề nghiệp; soạn thảo được một số văn bản quy phạm cá biệt liên quan đến công tác dược. Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật về dược trong hoạt động nghề nghiệp; soạn thảo được một số văn bản quy phạm cá biệt liên quan đến công tác dược. 12 Lập được kế hoạch trong cung ứng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh dược và kinh tế y tế trong hành nghề. Trình bày được kế hoạch trong cung ứng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao. Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh dược và kinh tế y tế trong hành nghề. 13 Soạn thảo được hợp đồng kinh tế dược và các hồ sơ thao tác chuẩn trong thực hành tốt. Hiểu được hợp đồng kinh tế dược và các hồ sơ thao tác chuẩn trong thực hành tốt. Bảng 6: Đề xuất bổ sung một số yêu cầu mới về thái độ Yêu cầu Đề xuất bổ sung yêu cầu 7 Có chí cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm người đi trước. 8 Chủ động cập nhật thông tin về nguyên liệu mới, công nghệ mới. BÀN LUẬN Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 14/03/2016, tại điều 5, tiêu chuẩn 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 131 về mục tiêu và CĐR của CTĐT có quy định rõ: CĐR của CTĐT phải phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát và điều chỉnh(3). Mặc dù vậy, đến hiện tại vẫn chưa có mốc chuẩn tham chiếu cụ thể để đánh giá sự phù hợp CĐR của cơ sở GDĐH với các bên liên quan. Do đó, đề tài đã dựa vào tiêu chuẩn 8: Sự hài lòng của sinh viên và người sử dụng lao động trong Thông tư Quy định Chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23/09/2015: “70% người sử dụng lao động được lấy ý kiến có tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp trong 3 năm gần nhất hài lòng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp với số mẫu lấy ý kiến ít nhất là 10 cho mỗi lĩnh vực đào tạo”(2). Từ thực tế khảo sát, đề tài đã thu được 150 phiếu hợp lệ từ 37 cơ sở chuyên môn hoạt động trong 5 lĩnh vực dược, bao gồm 52 phiếu từ các cơ sở sản xuất và kinh doanh dược trong và ngoài nước, 5 phiếu từ Sở Y tế, 26 phiếu từ các cơ sở kiểm nghiệm, 45 phiếu từ các khoa dược bệnh viện, 13 phiếu từ các chuỗi nhà thuốc và 9 phiếu từ khoa dược các trường đại học. Phiếu khảo sát đã được gửi cho cả nhà quản lý và dược sĩ đang làm việc tại các cơ sở, trong đó 40 phiếu từ các nhà quản lý ở nhiều vị trí và cấp bậc khác nhau. Quá trình khảo sát còn gặp nhiều khó khăn, do một số cơ sở thiếu nhân lực và tập trung cho quá trình xét GMP, đồng thời vì đặc thù công tác nên không thể lấy hết ý kiến cụ thể cho các đánh giá không đồng ý và đồng ý một phần của các yêu cầu. Do đó, việc đề xuất sửa đổi và bổ sung CĐR của DSĐH tốt nghiệp tại Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong đề tài này vẫn còn hạn chế. Đề tài khảo sát CĐR với đối tượng được khảo sát hoạt động ở cả 5 lĩnh vực nên kết quả khảo sát và những ý kiến đóng góp là khách quan và bao quát được nhu cầu thực tế hiện tại của ngành dược, dù là về kiến thức chuyên môn chung hay kiến thức chuyên môn theo định hướng chuyên ngành, kỹ năng hay thái độ mà một người dược sĩ nên có. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm đánh giá của các yêu cầu, các đề xuất sửa đổi, bổ sung dự thảo hiện hành và chỉ có 2 yêu cầu không phù hợp (1 yêu cầu về chính trị và 1 yêu cầu ở phần kỹ năng nghề nghiệp). Các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan ngoài rất tích cực, có nhiều ý kiến trùng lắp thì được chọn lọc, thống nhất nội dung, sau đó được đánh giá kỹ lưỡng để chọn ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung hợp lý nhất. KẾT LUẬN Dự thảo CĐR của CTĐT DSĐH của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phù hợp với các bên liên quan ngoài. Bản dự thảo cần sửa đổi 12 yêu cầu, trong đó bao gồm 3 yêu cầu về kiến thức chuyên môn chung, 3 yêu cầu về kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc, 2 yêu cầu về kiến thức chuyên môn định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc, 4 yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp và bổ sung 2 yêu cầu mới về thái độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2196/BGDĐT- GDĐH ngày 22/04/2010 về việc Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, tr. 1-3. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 24/2015/TT- BGDĐT ngày 23/09/2015 về Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, tr. 5. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 04/2016/TT- BGDĐT ngày 14/03/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, tr. 3. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_phu_hop_chuan_dau_ra_cua_chuong_trinh_dao_tao_du.pdf
Tài liệu liên quan