Khảo sát sự phân bố ống tiết ở củ tam thất hoang (panax stipuleanatus h.t.tsai et k.m.feng) và tam thất trồng (panax notoginseng (burk.) f.h. chen) thuộc họ ngũ gia bì

Tài liệu Khảo sát sự phân bố ống tiết ở củ tam thất hoang (panax stipuleanatus h.t.tsai et k.m.feng) và tam thất trồng (panax notoginseng (burk.) f.h. chen) thuộc họ ngũ gia bì: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 287 KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ ỐNG TIẾT Ở CỦ TAM THẤT HOANG (PANAX STIPULEANATUS H.T.TSAI ET K.M.FENG) VÀ TAM THẤT TRỒNG (PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F.H. CHEN) THUỘC HỌ NGŨ GIA BÌ Nguyễn Thị Thúy*, Nguyễn Thị Ngọc Hương*, Trương Thị Đẹp* TÓM TẮT Mở đầu: Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) và Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) là các cây thuốc quý thuộc họ Ngũ gia bì. Hiện nay, các loài này vẫn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì trong rễ củ và thân rễ chứa nhiều saponin. Đặc biệt, sự hiện diện của ống tiết trong mô củ của chúng có liên quan đến hàm lượng ginsenoside. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu của thân rễ và rễ củ. Xác định vị trí, số lượng và kích thước của ống tiết ở củ có đường kính khác nhau để tìm mối liên quan giữa kích thước củ với số lượng ống tiết. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Thân rễ và rễ củ đường k...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự phân bố ống tiết ở củ tam thất hoang (panax stipuleanatus h.t.tsai et k.m.feng) và tam thất trồng (panax notoginseng (burk.) f.h. chen) thuộc họ ngũ gia bì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 287 KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ ỐNG TIẾT Ở CỦ TAM THẤT HOANG (PANAX STIPULEANATUS H.T.TSAI ET K.M.FENG) VÀ TAM THẤT TRỒNG (PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F.H. CHEN) THUỘC HỌ NGŨ GIA BÌ Nguyễn Thị Thúy*, Nguyễn Thị Ngọc Hương*, Trương Thị Đẹp* TÓM TẮT Mở đầu: Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) và Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) là các cây thuốc quý thuộc họ Ngũ gia bì. Hiện nay, các loài này vẫn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì trong rễ củ và thân rễ chứa nhiều saponin. Đặc biệt, sự hiện diện của ống tiết trong mô củ của chúng có liên quan đến hàm lượng ginsenoside. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu của thân rễ và rễ củ. Xác định vị trí, số lượng và kích thước của ống tiết ở củ có đường kính khác nhau để tìm mối liên quan giữa kích thước củ với số lượng ống tiết. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Thân rễ và rễ củ đường kính 1,0-2,8 cm. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát và mô tả cấu trúc giải phẫu thân rễ, rễ củ ở các đường kính khác nhau; xác định số lượng ống tiết, số tế bào trên tiết diện ống tiết, đo kích thước ống tiết, tính giá trị trung bình số ống tiết, tổng số tế bào tiết của tất cả ống tiết, trung bình số tế bào tiết trên một ống tiết của thân rễ và rễ củ ở các đường kính khác nhau; phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS. Kết quả: Đặc điểm giải phẫu: Thân rễ gồm nhiều bó libe gỗ cấp 2 kích thước không đều, xếp rời rạc trên một vòng. Ống tiết kiểu ly bào xuất hiện trong vùng mô mềm vỏ, libe 2 và mô mềm tủy. Rễ củ có libe 2 tạo thành chùy, gỗ 2 chiếm gần hết tâm. Ống tiết kiểu ly bào cũng xuất hiện trong vùng mô mềm vỏ và libe 2. Mật độ ống tiết ở các vùng mô củ: Ở cả thân rễ và rễ củ, số lượng ống tiết nhiều nhất ở vùng mô mềm vỏ, ít ở libe và mô mềm tủy. Số lượng ống tiết gia tăng theo đường kính thân rễ, rễ củ. Kết luận: Chúng tôi đã khảo sát đặc điểm giải phẫu, sự phân bố ống tiết ở thân rễ, rễ củ của Tam thất hoang và Tam thất trồng. Từ khóa: Panax stipuleanatus, Panax notoginseng, thân rễ, rễ củ, ống tiết ABSTRACT STUDY ON SECRETORY DUCT DISTRIBUTION IN PANAX STIPULEANATUS H.T. TSAI ET K.M. FENG AND PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F.H. CHEN ROOTS Nguyen Thi Thuy. Nguyen Thi Ngoc Huong, Truong Thi Dep * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 287 – 294 Background: Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng and Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen are highly valued medicinal plants belonging to the family Araliaceae. Nowsday, these species are still being studied by scientists because their roots and rhizomes contain many kinds of saponins. In particular, the presence of secretory duct in these tissues is associated with ginsenoside content. Objectives: Investigating the anatomical characteristics of their roots and rhizomes. Determine the location, number and size of secretory duct of rhizomes, roots in different diameters to find the relationship between their size and number of secretory ducts. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương ĐT: 0764599409 Email: ngochuong@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 288 Materials and methods: Materials: rhizomes of Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng and roots of Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, 1.0-2.8 cm in diameter. Methods: Investigating the anatomical characteristics of their roots and rhizomes in different diameters; counts of secretory ducts, number of cells in secretory ducts, the sizes of secretory duct, the average number of secreted cells per secretory duct in roots and rhizomes with different diameters; analysis data by SPSS statistical software. Results: Anatomical characteristics: The rhizomes with secondary vascular bundles arranged in a ring. The schizogenous secretory cavities occurred in the cortical parenchyma, secondary phloem and pith. The roots with secondary cone phloem, secondary wood occupies most of the center. The schizogenous secretory cavities also occurred in the cortical parenchyma and secondary phloem. Distribution of the secretory ducts: In the rhizomes and roots, the highest number of secretory duct is in cortical parenchyma, less in secondary phloem and pith. The number of secretory ducts increased with the diameter of the rhizome, roots. Conclusions: The anatomical characteristics, the distribution of the secretory ducts in the rhizome, roots of Panax stipuleanatus and Panax notoginseng were examined. Key word: Panax notoginseng, Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng, rhizome, root, secretory duct ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được nâng cao, và xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang rất được con người ưa chuộng và quan tâm, đặc biệt là những loại dược liệu giúp tăng lực và bồi bổ sức khỏe. Các cây thuốc thuộc chi Panax, họ Ngũ gia bì có nhiều công dụng như: làm thuốc bổ chữa thiếu máu, xanh xao, gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau sinh, cầm máu, tăng cường sinh dục, chống stress(8,9). Cho đến nay, các loài cây thuốc thuộc chi Panax vẫn được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu về công dụng, thành phần hóa học, cách trồng trọt và thu hái. Ở Việt Nam, chi Panax có 4 loài là Vũ diệp tam thất (Panax bipinnatifidus Seem.), Sâm Việt Nam (P. vietnamensis Ha et Grushv.), Tam thất trồng (P. notoginseng (Burk.) F.H. Chen) và Tam thất hoang (P. stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) đều được sử dụng làm thuốc bổ(5,6). Nhiều ginsenosid đã được phân lập từ các bộ phận của cây nhất là ở rễ, rễ củ hay thân rễ(4). Sự hiện diện của ống tiết trong cây được cho là liên quan đến hàm lượng của ginsenosid(1,3,10). Vì vậy, chúng tôi khảo sát vị trí, số lượng và kích thước của ống tiết ở củ Tam thất hoang và Tam thất trồng có đường kính khác nhau để tìm mối liên quan giữa kích thước củ với số lượng ống tiết. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng: Thân rễ và rễ củ của 2 loài Tam thất thuộc chi Panax trong họ Ngũ gia bì: Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.Tsai et K.M.Feng) và Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) được thu hái từ vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Phương pháp Quan sát hình thái giải phẫu Thân rễ và rễ củ được cắt ngang bằng dao lam thành các lát cắt dày 200-300 µm, nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép của Bộ môn Thực vật - Khoa Dược. Quy trình nhuộm: Ngâm vi phẫu vào nước Javel đến khi trắng. Rửa sạch. Tiếp tục ngâm vi phẫu trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút. Nhuộm vi phẫu với thuốc nhuộm son phèn-lục iod trong 15 phút. Rửa sạch. Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 289 sát vi phẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi quang học và chụp ảnh ở vật kính 4 và 10 (độ phóng đại 40X, 100X). Xác định mật độ ống tiết Đếm số lượng ống tiết, số tế bào tiết/tiết diện ống tiết, đo kích thước ống tiết ở củ với đường kính khác nhau. Tính giá trị trung bình số ống tiết, tổng số tế bào tiết của tất cả ống tiết, trung bình số tế bào tiết/một ống tiết của tất cả các rễ củ và thân rễ ở các đường kính khác nhau. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS KẾT QUẢ Đặc điểm giải phẫu Tam thất hoang Vi phẫu cắt ngang thân rễ đường kính 1,3-1,4 cm có hình gần tròn, gồm hai vùng: Vùng vỏ: Bần gồm 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn và hóa bần mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm. Tầng sinh bần gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng cellulose, xếp xuyên tâm với bần. Nhu bì không có hoặc gồm 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hay hơi đa giác, vách cellulose mỏng, uốn lượn ít nhiều, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khá rộng, gồm những tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn chừa các đạo hay khuyết nhỏ, có nhiều hạt tinh bột Vùng trung trụ: Hệ thống dẫn gồm nhiều bó libe gỗ cấp 2 kích thước không đều, xếp rời rạc trên một vòng bởi các khoảng gian bó rộng hay hẹp. Mỗi bó có libe 1, tế bào nhỏ, bị ép dẹp không thấy rõ hình dạng; libe 2 tế bào hình đa giác hay chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm; gỗ 2 gồm các mạch gỗ hình tròn hay bầu dục, kích thước lớn và không đều, xếp riêng lẻ hoặc thành dãy gồm 2-3 mạch, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật, vách cellulose hay hóa gỗ ít, xếp thành dãy xuyên tâm; gỗ 1 gồm các mạch gỗ riêng lẻ, hình đa giác gần tròn, kích thước rất nhỏ thường nằm trong vùng mô mềm gồm 5-6 tế bào hình trứng xếp tỏa tròn. Khoảng gian bó là mô mềm vách cellulose gồm vùng mô tia tủy (cấp 1) và mô của tượng tầng có 3-5 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước gần đều, xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm tủy khá rộng, gồm những tế bào hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn, chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác ở mô mềm vỏ, mô mềm tủy và khoảng gian bó. Ống tiết kiểu ly bào nằm rải rác trong vùng mô mềm vỏ, libe 2 và mô mềm tủy. Ở mô mềm vỏ, ống tiết phân bố rải rác nhưng tập trung nhiều ở ngay trên vùng libe, hình bầu dục, đường kính 60-200 x 40 -137 µm, gồm 5-12 tế bào bờ; có rải rác trong vùng libe 2, đường kính 30-50 x 17-25 µm, gồm 4- 5 tế bào bờ; và có rải rác trong vùng mô mềm tủy dạng hình bầu dục hay gần tròn, đường kính 37-87 x 25-150 µm, gồm 5-7 tế bào bờ. Tế bào bờ có hình bầu dục hoặc hơi đa giác, vách uốn lượn ít nhiều. Bên trong ống tiết đôi khi có chất tiết màu vàng sậm. Vi phẫu thân rễ đường kính 1,7-1,8 cm cấu trúc tương tự thân rễ đường kính 1,3-1,4 cm, nhưng vùng mô mềm vỏ có nhiều ống tiết ly bào hơn và tập trung thành dãy phía trên libe (Hình 1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 290 Hình 1: Cấu tạo giải phẫu thân rễ Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 291 Hình 2: Cấu tạo giải phẫu rễ củ Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 292 Tam thất trồng Vi phẫu cắt ngang rễ củ hình gần tròn, gồm hai vùng Vùng vỏ: mỏng, gồm bần-nhu bì và mô mềm vỏ. Bần gồm 4-7 lớp tế bào hình chữ nhật khá đều vách mỏng thẳng đôi khi uốn lượn xếp thành dãy xuyên tâm, hóa bần mỏng, đôi chỗ bong tróc. Tầng sinh bần gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng cellulose, xếp xuyên tâm với bần. Nhu bì không có hoặc gồm 1-2 lớp tế bào mỏng hình chữ nhật xếp xuyên tâm với lớp bần, vách mỏng cellulose, uốn lượn ít nhiều. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình bầu dục nằm hay đa giác, kích thước không đều, vách cellulose mỏng và hơi uốn lượn, hình chữ nhật nằm, xếp lộn xộn chừa các đạo hay khuyết, có rất nhiều hạt tinh bột Vùng trụ giữa: Chiếm phần lớn diện tích vi phẫu. Hệ thống dẫn có cấu tạo cấp 2, libe 2 tạo thành chùy do tia libe rộng, gỗ 2 chiếm gần hết tâm, libe 1 và gỗ 1 khó thấy. Chùy libe 2 dài ngắn khác nhau, tế bào hình đa giác hay chữ nhật có khi không rõ dạng, kích thước nhỏ, vách uốn lượn nhiều, xếp xuyên tâm. Vùng tượng gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước gần đều, vách cellulose, xếp xuyên tâm. Vùng gỗ 2 có rất ít mạch gỗ hình đa giác xếp thành từng dãy ngay phía dưới tượng tầng, mỗi dãy gồm 3-4 mạch xếp thành cụm hay nằm riêng lẻ, vùng gần tâm vi phẫu rải rác từng mạch gỗ đường kính rất nhỏ được bao quanh bởi các tế bào mô mềm hình đa giác xếp tỏa tròn; mô mềm gỗ gồm các tế bào hình đa giác, hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước không đều, vách cellulose mỏng, uốn lượn ít nhiều, xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm tủy hẹp, gồm các tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn chừa đạo nhỏ. Không tìm thấy tinh thể calci oxalat hình cầu gai, có rất nhiều hạt tinh bột. Ống tiết kiểu ly bào nằm rải rác trong vùng mô mềm vỏ và libe 2. Ở mô mềm vỏ, ống tiết phân bố rải rác nhưng tập trung nhiều thành vòng phía trên chùy libe, hình bầu dục, đường kính 110-175 x 50-80 µm, gồm 4-10 tế bào bờ; có rải rác trong vùng libe 2, đường kính ống tiết 40-85 x 22-37 µm, gồm 5-9 tế bào bờ, hình đa giác gần tròn. Tế bào bờ có hình bầu dục hoặc hơi đa giác, vách uốn lượn ít nhiều. Bên trong ống tiết đôi khi có chất tiết màu vàng sậm (Hình 2). Vi phẫu rễ củ đường kính 0,6-0,9 cm cấu trúc tương rễ củ đường kính 2,3-2,7 cm, nhưng vùng mô mềm vỏ và vùng libe chỉ rải rác vài ống tiết. Mật độ ống tiết Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng). Ở thân rễ, số lượng ống tiết nhiều nhất ở vùng mô mềm vỏ (58,5), ít nhất ở vùng libe (4,1). Số tế bào tiết trung bình trên mỗi ống tiết không thay đổi nhiều ở các vùng mô (Bảng 1). Bảng 1: Số ống tiết trên một phẫu thức, số tế bào trung bình mỗi ống tiết của thân rễ Tam thất hoang ở các vùng mô khác nhau Vùng của thân rễ Số ống tiết/phẫu thức Số tế bào trung bình/1 ống tiết Vỏ 58,5 7,3 Libe 4,1 6,1 Tủy 6,9 7,2 Ở thân rễ có đường kính khác nhau từ 1,1 cm đến 2,5 cm, kết quả cho thấy ở vùng mô mềm vỏ, số lượng ống tiết, tổng số tế bào tiết của tất cả ống tiết không thay đổi nhiều ở đường kính 1,1 -1,8 cm; đặc biệt ở đường kính 2,5 cm thì số lượng ống tiết và tổng số tế bào của tất cả ống tiết gia tăng theo thứ tự là 98 và 670 (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 293 Bảng 2: Số ống tiết và tổng số tế bào của các ống tiết trên một phẫu thức, số tế bào trung bình mỗi ống tiết của thân rễ Tam thất hoang ở các kích thước khác nhau Đường kính thân rễ (cm) Số ống tiết/ phẫu thức Tổng số tế bào của các ống tiết / phẫu thức Số tế bào trung bình / 1 ống tiết 1,1 39 ± 7 b 297 ± 78 b 7,37 ± 6,6 a 1,2 48 ± 9 b 357 ± 66 ab 7,51 ± 5,6 a 1,4 76 ± 16 ab 568 ± 116 ab 5,95 ± 1,56 a 1,6 43 ± 10 b 289 ± 70 b 2,05 ± 1,98 b 1,8 42 ± 5 b 298 ± 42 b 7,11 ± 0,14 a 2,5 98 ± 23 a 670 ± 175 a 6,80 ± 0,20 a Các số trung bình trong cột với các ký tự khác nhau theo sau thì khác biệt nhau ở độ tin cậy 95% Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) Ở rễ củ, số lượng ống tiết nhiều ở vùng mô mềm vỏ (69), ít ở vùng libe (14). Số tế bào tiết trung bình trên mỗi ống tiết không thay đổi nhiều (Bảng 3). Bảng 3: Số ống tiết trên một phẫu thức, số tế bào trung bình mỗi ống tiết của rễ củ Tam thất trồng ở các vùng mô khác nhau Vùng của rễ củ Số ống tiết / phẫu thức Số tế bào trung bình / 1 ống tiết Vỏ 69 5,6 Libe 14 3,8 Ở rễ củ có đường kính khác nhau từ 1,0-2,7cm, kết quả cho thấy ở vùng mô mềm vỏ và vùng libe có sự gia tăng số lượng ống tiết, tổng số tế bào tiết của tất cả ống tiết (Bảng 4). Bảng 4: Số ống tiết và tổng số tế bào của các ống tiết trên một phẫu thức, số tế bào trung bình mỗi ống tiết của rễ củ Tam thất trồng ở các kích thước khác nhau Đường kính rễ củ (cm) Số ống tiết/ phẫu thức Tổng số tế bào của các ống tiết/ phẫu thức Số tế bào trung bình / 1 ống tiết 1,0 43 ± 9 c 265 ± 54 c 6,17 ± 0,12 a 1,3 54 ± 8 bc 324 ± 53 bc 5,96 ± 0,10 a 1,6 68 ± 8 abc 398 ± 49 abc 4,05 ± 1,73 2,1 82 ± 7 ab 478 ± 40 ab 5,86 ± 0,11 a 2,7 97 ± 16 a 565 ± 88 a 5,83 ± 0,10 a Các số trung bình trong cột với các ký tự khác nhau theo sau thì khác biệt nhau ở độ tin cậy 95%. BÀN LUẬN Kết quả khảo sát sự phân bố ống tiết ở 2 loài thuộc chi Panax gồm P. stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng và P. notoginseng (Burk.) F.H. Chen cho thấy đối với củ có nguồn gốc là thân rễ thì ống tiết tập trung ở vùng mô mềm vỏ, ít ở vùng libe và vùng mô mềm tủy; củ có nguồn gốc là rễ thì ống tiết cũng xuất hiện nhiều ở vùng mô mềm vỏ và ít ở vùng libe. Kết quả này tương tự với mô tả của Võ Thị Bạch Tuyết(7) về cấu tạo giải phẫu 5 loài của chi Panax thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) và kết quả giám định rễ củ Tam thất (P. notoginseng (Burk.) F.H. Chen) của bộ môn Thực vật cho công ty OPC (tài liệu không công bố). Tuy nhiên hai nghiên cứu trên chỉ tập trung mô tả đặc điểm giải phẫu mà chưa xác định mật độ ống tiết ở các vùng mô của thân rễ và rễ của các loài này. Ở rễ củ Nhân sâm (P. gingseng), sự gia tăng số lượng ống tiết theo đường kính củ lại tập trung ở vùng libe. Và, sự gia gia tăng số lượng ống tiết có liên quan đến việc tổng hợp ginsenosid trong vùng này(1,2). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, ở cả Tam thất hoang và Tam thất trồng, sự gia tăng số lượng ống tiết lại tập trung ở vùng vỏ và tỉ lệ thuận với sự gia tăng đường kính thân rễ và rễ củ. Vì vậy kết quả của nghiên cứu này xác định vùng mô xuất hiện nhiều ống tiết. Từ đó, góp phần tìm hiểu vị trí diễn ra quá trình sinh tổng hợp ginsenosid ở củ của các loài thuộc chi Panax. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 294 KẾT LUẬN Ở thân rễ Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) và rễ củ của Tam thất trồng (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) thì ống tiết phân bố nhiều ở vùng mô mềm vỏ và ít ở vùng libe. Số lượng ống tiết gia tăng theo đường kính của rễ củ và thân rễ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang-Xiao L, & Pei-Gen X (1992). Recent advances on ginseng research in China. Journal of ethnopharmacology, 36(1), pp.27-38. 2. Kubo MTT, Katsuki T, Ishizaki K, & Arichi S (1980). Histochemistry. I. Ginsenosides in ginseng (Panax ginseng CA Meyer, root). Journal of Natural Products, 43(2), pp.278- 284 3. Ludwiczuk A, Weryszko-Chmielewska E, & Wolski T (2006). Localization of ginsenosides in Panax quinquefolium root tissues. Acta Agrobotanica, 59(2). 4. Ngô Vân Thu – Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập I, NXB Y học, Hà Nội, tr 244, 246, 252. 5. Nguyễn Tập, Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương, Ngô Văn Trại, Đinh văn Mỵ, et al. (2006), "Kết quả nghiên cứu về phân bố, sinh thái cây Sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam", Dược liệu. 11 (5), tr. 177-181. 6. Trương Thị Đẹp (2013), Thực Vật Dược, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.61-63, 263-264. 7. Võ Thị Bạch Tuyết (2011), Khảo sát và phân tích đặc điểm vi học một số dược liệu thường dùng, chủ yếu có trong danh mục Cây thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế - Ứng dụng vào kiểm nghiệm, luận án tiến sĩ Dược học, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 8. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.1854. 9. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.770, 771. 10. Yang WZ, Hu Y, Wu WY, Ye M, & Guo DA (2014). Saponins in the genus Panax L.(Araliaceae): a systematic review of their chemical diversity. Phytochemistry, 106, pp.7-24. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf287_1838_2164258.pdf
Tài liệu liên quan