Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở đầm Phá Tam Giang - Cầu hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Võ Văn Phú

Tài liệu Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở đầm Phá Tam Giang - Cầu hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Võ Văn Phú: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 123-133 123 KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai nằm ở tọa độ khoảng 16014’ – 16042’ độ vĩ Bắc và 107022’ – 107057’ độ kinh Đông, kéo dài chạy dọc trên 68 km theo bờ biển Thừa Thiên Huế với diện tích hơn 22.000 ha. Hệ đầm phá này lớn nhất ở Đông Nam Á, tiêu biểu cho hệ thống đầm phá ở Việt Nam. Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích mẫu vật liên tục 15 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2009), đã xác định được 43 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ. Trong thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai, bộ giáp xác Chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 37 loài (chiếm 86,04%), tiếp đến là bộ giáp xác Râu ngành (Cladocera) với 5 loài (chiếm 11,63%); trùng Bánh xe (Rotato...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở đầm Phá Tam Giang - Cầu hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Võ Văn Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 123-133 123 KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai nằm ở tọa độ khoảng 16014’ – 16042’ độ vĩ Bắc và 107022’ – 107057’ độ kinh Đông, kéo dài chạy dọc trên 68 km theo bờ biển Thừa Thiên Huế với diện tích hơn 22.000 ha. Hệ đầm phá này lớn nhất ở Đông Nam Á, tiêu biểu cho hệ thống đầm phá ở Việt Nam. Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích mẫu vật liên tục 15 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2009), đã xác định được 43 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ. Trong thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai, bộ giáp xác Chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 37 loài (chiếm 86,04%), tiếp đến là bộ giáp xác Râu ngành (Cladocera) với 5 loài (chiếm 11,63%); trùng Bánh xe (Rotatoria) với 1 loài (chiếm 2,33%). Đã phát hiện thêm 9 loài, 01 họ mới bổ sung cho khu hệ động vật nổi ở vùng nghiên cứu. Khảo sát sự biến động về mật độ động vật nổi có sự biến động khá rõ theo mùa: Mùa khô có mật độ cao hơn hẳn mùa mưa. Vào mùa mưa, số loài tăng lên, nhưng mật độ giảm. 1. Mở đầu Thừa Thiên Huế được đặc trưng bởi hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất vùng Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha, kéo dài trên 68km dọc bờ biển của tỉnh và gồm 5 đầm kế tiếp nhau: Phá Tam Giang, đầm An Truyền, Sam, Thủy Tú và Cầu Hai. Hệ đầm phá là vùng có giá trị về kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa, đặc biệt về sinh thái và môi trường, mỗi năm đầm phá cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của dân cư trong vùng đầm phá. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại Giang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Chính vì vậy, các yếu tố sinh thái trong hệ đầm phá có những biến động lớn theo mùa của các dòng sông và hoạt động ngày đêm của thủy triều. Hiện nay, trên dòng chính của các con sông đổ về đầm phá, các công trình của các dự án đã và đang được xây dựng, đi vào hoạt động tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái của đầm. Do vậy, tìm hiểu, đánh giá những tác động của các công trình đến thành phần loài động thực vật thủy sinh, đến tài nguyên đầm phá, hiểu rõ nguyên nhân và các giải pháp giảm thiểu những tác động này là rất cần thiết hiện nay. Bài báo này khảo sát sự 124 Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi biến động cấu trúc, thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài được thực hiện trong 15 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2009). Tiến hành, khảo sát thu mẫu trên 11 tuyến (lát cắt) với 35 điểm thu mẫu, khảo sát được lựa chọn phân bố dọc theo chiều dài của hệ đầm phá. Ngoài ra, còn sử dụng các tư liệu, số liệu mà chúng tôi thực hiện điều tra nghiên cứu trong năm 2000 - 2001 và năm 2007 để so sánh, đánh giá sự biến động về cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở vùng nghiên cứu. Bảng 1. Các mặt cắt và các điểm lấy mẫu trên toàn bộ đầm phá TG - CH Stt Vùng khảo sát Tuyến Ghi chú 1 Tam Giang M1 Lát cắt ngang giữa xã Điền Hải và Quảng Thái M2 Lát cắt ngang giữa xã Quảnng Ngạn và Quảng Lợi M3 Lát cắt ngang giữa xã Quảng Công và Quảng Phước M4 Lát cắt ngang giữa Cửa Thuận An và xã Hương Phong 2 Sam - An Truyền, Thủy Tú M5 Lát cắt ngang giữa xã Phú Thuận và Phú Tân M6 Lát cắt ngang giữa xã Phú Diên và Phú Xuân M7 Lát cắt ngang giữa xã Vinh Thanh và Viễn Trình M8 Lát cắt ngang giữa xã Vinh Hưng và Vinh Hà 3 Cầu Hai M9 Lát cắt từ vùng giáp đầm Cầu Hai đến vùng cửa Tư Hiền M10 Lát cắt vùng giữa đầm cầu Hai, từ cửa sông Truồi đến xã Lộc Bình M11 Lát cắt vùng ven phía Tây đầm Cầu Hai, từ cửa sông Truồi đến cửa sông Cầu Hai 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Sử dụng lưới Juday có kích thước 41 - 43 lỗ/cm2 (35µm) để thu mẫu định tính và định lượng động vật nổi (Zooplankton) ở mỗi điểm. Vật mẫu thu được, cho vào thẩu nhựa nhỏ có dung tích 200ml và định hình ngay bằng formol 4%. 2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Phân tích, định loại tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính được sử dụng để định loại là: Định loại động vật không xương sống VÕ VĂN PHÚ, HOÀNG ĐÌNH TRUNG 125 (ĐVKXS) nước ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980); Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) Vịnh Bắc Bộ của Nguyễn Văn Khôi (1994); Động vật chí Việt Nam, phần giáp xác nước ngọt - tập 5 (2001), Chúng tôi sử dụng các tài liệu trên để phân loại từ bộ, họ, tới loài theo khóa định loại lưỡng phân, chuẩn tên loài theo hệ thống phân loại the Taxonomicon & Systema Naturae (2000). Định lượng động vật nổi (Zooplankton): Dùng pipet lấy 1ml nước có chứa mẫu ở trong 20ml mẫu cho lên trên buồng đếm Sedgewick Raffter ở độ phóng đại 10X, 40X. Đếm trực tiếp bằng cách di chuyển lamen theo tọa độ từ trên xuống dưới từ trái qua phải . Số lượng động vật phù du được tính theo công thức : N0 = C x V/ x 1000 V// N0: số lượng Zooplankton (con/m3). C: Số cá thể đếm được trên buồng đếm. V/: số ml nước mẫu còn lại sau khi lọc (20ml). V//: Thể tích mẫu nước đã thu (50L). Từ kết quả thu được trên các điểm và thời gian thu mẫu, chúng tôi rút ra sự biến động số lượng, mật độ cá thể động vật nổi ở đầm phá theo không gian và thời gian. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Danh lục thành phần loài Trong thời gian nghiên cứu, đã xác định được 43 loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, trong đó: Trùng Bánh xe (Rotatoria) 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ; giáp xác Râu ngành (Cladocera) 5 loài, 5 giống, 4 họ; giáp xác Chân chèo (Copepoda) 37 loài, thuộc 17 giống, 13 họ. Như vậy, so với danh lục thành phần loài Động vật nổi Tam Giang - Cầu Hai năm 2001 do PGS.TS. Võ Văn Phú và ThS. Nguyễn Mộng, chúng tôi đã bổ sung được 9 loài, 1 giống, 01 họ (bảng 2). Bảng 2. Danh lục thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá TG - CH Stt Tên khoa học I Trùng Bánh xe - Rotatoria (1) Họ Asplanchnidae 1 Asplanchna priodonta Gosse, 1850 II Giáp xác râu ngành - Cladocera (2) Họ Sididae 2 Diaphanosoma sari Richard, 1894 (3) Họ Daphniidae 126 Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi 3 Scapholeberis kingi Sars, 1888 4 Ceriodaphnia rigaudi Richard, 1894 (4) Họ Bosminidae 5 Bosminopsis deitersi Richard, 1895 (5) Họ Polyphemidae 6 Evadne camptonyx Sars, 1897 III Giáp xác Chân chèo - Copepoda (6) Họ Diaptomidae 7 Vietodiaptomus hatinhensis Dang, 1977 (7) Họ Pseudodiaptomidae 8 Schmackeria dubia Poppe & Richard, 1979 9 S. gordioides Brehm, 1953 10 S. speciosa Dang, 1963 11 S. curvilobata Dang, 1967 12 Pseudodiaptomus incisus Shen & Lee, 1963 13 P. annandalei Sewell 1919 (*) (8) Họ Paracalanidae 14 Paracalanus parvus Claus, 1863 15 P. aculeatus Giesbrecht, 1888 (*) 16 P. crassirostris Dahl, 1893 (*) 17 P. gracilis Chen et Zhang, 1965 (*) (9) Họ Pontellidae 18 Labidocera euchaeta Giesbrecht, 1889 19 L. sinilobata Shen et Lee 20 L. detruncata (Dana, 1849) 21 L. pavo Giesbrecht, 1889 (10) Họ Acartidae 22 Acartia clausi Giesbrecht, 1889 23 A. danae Giesbrecht, 1889 24 A. discaudata (Giesbrecht, 1882) 25 A. erythraea Giesbrecht, 1889 (*) 26 A. negligens Dana, 1849 (*) 27 A. pacifica Steuer, 1915 (*) 28 Acartiella sinensis Shen & Lee, 1963 (11) Họ Coricaeidae (+) 29 Corycaeus spesiosus Dana, 1849 (*) VÕ VĂN PHÚ, HOÀNG ĐÌNH TRUNG 127 (12) Họ Centropagidae 30 Sinocalanus laevidactylus Shen & Tai, 1964 31 Centropages brevifurcus Shen & Lee 1963 (13) Họ Tortanidae 32 Tortanus denticulatus (Shen et Tai, 1963) (14) Họ Temoridae 33 Temora turbinate (Dana, 1849) 34 T. stylifera (Dana, 1848) 35 T. discaudata Giesbrecht, 1889 (15) Họ Cyclopidae 36 Mesocyclops leuckarti (Claus 1857) 37 Thermocyclops hyalinus Tai & Chen, 1979 (16) Họ Oithonidae 38 Limnoithona sinensis (Bruckhardt,1912) 39 Oithona nana (Giesbrecht, 1892) 40 O. brevicornis Giesbrecht, 1891 (*) 41 O. similis Claus, 1866 (17) Họ Metidae 42 Metis jousseaumei (Richard, 1892) (18) Họ Harpactidae 43 Harpacticus chelifer (O. F. Müller, 1785) Ghi chú: (*): Những loài bổ sung mới cho khu hệ (+): Họ mới bổ sung cho khu hệ 3.2. Cấu trúc thành phần loài Thành phần loài động vật nổi ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đều là các loài có nguồn gốc nước lợ, số loài không nhiều nhưng cấu trúc thành phần loài khá phức tạp ở tất cả các mức độ từ bộ, họ, giống đến loài. Bảng 3. Số lượng các bộ, họ, giống và loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai Stt Tên bộ Số loài Tỷ lệ % Tên họ Số loài Tỷ lệ % Tên giống Số loài Tỷ lệ % 1 Rotatoria 1 2,33 Asplanchnidae 1 2,33 Asplanchna 1 2,33 2 Cladocera 5 11,63 Sididae 1 2,33 Diaphanosoma 1 2,33 Bosminidae 1 2,33 Bosminopsis 1 2,33 Daphniidae 2 4,65 Scapholeberis 1 2,33 128 Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi 1 2,33 Ceriodaphnia 1 2,33 Polyphemidae 1 2,33 Evadne 1 2,33 3 Copepoda 37 86,04 Diaptomidae 1 2,33 Vietodiaptomus 1 2,33 Pseudodiaptomidae 6 13,95 Schmackeria 4 9,30 Pseudodiaptomus 2 4,65 Paracalanidae 4 9,30 Paracalanus 4 9,30 Pontellidae 4 9,30 Labidocera 4 9,30 Acartidae 7 16,28 Acartia 6 13,95 Acartiella 1 2,33 Coricaeidae 1 2,33 Corycaeus 1 2,33 Centropagidae 2 4,65 Sinocalanus 1 2,33 Centropages 1 2,33 Tortanidae 1 2,33 Tortanus 1 2,33 Temoridae 3 6,98 Temora 3 6,98 Cyclopidae 2 4,65 Mesocyclops 1 2,33 Thermocyclops 1 2,33 Oithonidae 2 4,65 Limnoithona 1 2,33 Oithona 3 6,98 Metidae 1 2,33 Metis 1 2,33 Harpactidae 1 2,33 Harpacticus 1 2,33 Tổng số 43 100 18 43 100 24 43 100 Về bậc loài, bộ giáp xác chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 37 loài (chiếm 86,04%), tiếp đến là bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) với 5 loài (chiếm 11,63%); trùng bánh xe với 1 loài (chiếm 2,33%). Về bậc giống, trong tổng số 24 giống, bộ giáp xác chân chèo (Copepoda) 18 giống (chiếm 75%), bộ giáp xác Râu ngành (Cladocera) có 5 giống (chiếm 20,83%), trùng bánh xe (Rotatoria) có 1 giống (chiếm 4,17%). Trong đó giống Acartia có số loài nhiều nhất với 6 loài. Tiếp đến là 3 giống cùng có 4 loài là Schmackeria, Paracalanus, Labidocera; Kế đến giống có 3 loài là: Temora và Oithona; Giống có 2 loài: Pseudodiaptomus; Các giống còn lại Asplanchna, Diaphanosoma, Scapholeberis, Ceriodaphnia, Bosminopsis, Evadne, Vietodiaptomus, Acartiella, Corycaeus, Sinocalanus, Centropages, Tortanus, Mesocyclops, Thermocyclops, Limnoithona, Metis, Harpacticus là các giống đơn loài. Về bậc họ, trong tổng số 18 họ, giáp xác chân chèo (Copepoda) có 13 họ (chiếm VÕ VĂN PHÚ, HOÀNG ĐÌNH TRUNG 129 72,22%), giáp xác râu ngành (Cladocera) 4 họ (chiếm 22,22%) và trùng bánh xe (Rotatoria) có 1 họ (chiếm 5,56%). Họ có số giống cao nhất là các họ: Daphniidae, Pseudodiaptomidae, Acartidae, Centropagidae, Cyclopidae, Oithonidae với 2 giống, các họ còn lại là Asplanchnidae, Bosminidae, Polyphemidae, Diaptomidae, Paracalanidae, Pontellidae, Coricaeidae, Tortanidae, Metidae, Harpactidae mỗi họ có 1 giống. 3.3. Một số họ động vật nổi chiếm ưu thế về loài Trong tổng số 18 họ động vật nổi ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã xác định được, số họ có đông loài không nhiều, nằm trong 4 trên tổng số 18 họ, thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Tính ưu thế về loài của các họ động vật nổi ở Tam Giang – Cầu Hai Stt Họ Số giống Số loài Tỷ lệ % 1 Acartidae 2 7 16,28 2 Pseudodiaptomidae 2 6 13,95 3 Paracalanidae 1 4 9,30 4 Pontellidae 1 4 9,30 Qua bảng 4 ta thấy họ có số lượng thành phần loài ưu thế nhất là Acartidae (Copepoda) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 16,28%. Tiếp đến là họ Pseudodiaptomidae (Copepoda) có 6 loài, chiếm tỷ lệ 13,95%. Hai họ Paracalanidae (Copepoda) và Pontellidae (Copepoda) cùng có 4 loài (chiếm 9,30%). Tất cả các họ còn lại có số lượng loài và giống không cao. Điều này cũng thể hiện tính ưu thế của một số nhóm loài trong các họ động vật nổi điển hình cho thủy vực nước lợ. 3.4. Biến động cấu trúc 1 6 10 21 1 3 3 4 2 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 S ố lư ợn g " Gi\ n g Lo ài Mùa mưa Mùa khô Hình 1. Biến động cấu trúc thành phần loài động vật nổi theo mùa Sự biến động về cấu trúc thành phần loài động vật nổi theo mùa có những sai khác cả về mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có số lượng các bậc taxon vượt trội so với mùa khô. Ở mùa khô có 25 loài, 13 giống, 10 họ, 130 Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi trong khi đó đạt tới 34 loài, 21 giống, 16 họ về mùa mưa. Số lượng cao về cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở phá Tam Giang - Cầu Hai có lẽ liên quan tới biến động độ muối, vào mùa mưa nồng độ muối của thủy vực có chiều hướng giảm xuống, tạo điều kiện xuất hiện, phát triển cho các nhóm loài nguồn gốc lợ nhạt, nước lợ và các loài rộng muối. Còn vào mùa khô nồng độ muối ổn định ở mức độ cao có thể chỉ có mặt nhóm loài nước lợ mặn. 3.5. Biến động mật độ Đầm Thủy Tú có diện tích khoảng 3.600 ha, dài 24 km, rộng trung bình trên 1km và tạo hình một lạch triều ngầm sâu trung bình 2m, sâu dần về phía Cầu Hai với độ sâu đạt tới 4m ở Hà Trung. Nơi đây đặc trưng nước lợ điển hình, có nồng độ muối từ 8 - 250/00. Đây là vùng phân bố chủ yếu của các loài nước lợ điển hình trong hệ đầm phá. Thành phần loài thuộc nhóm này có thể kể như Sinocalanus laevidactylus, Centropages brevifurcus, Mesocyclops leuckarti... và các loài thuộc giống Schmackeria. Mặt khác về sinh thái, nơi đây có sự giao lưu của nhiều loài động vật nổi có nguồn gốc nước ngọt và lợ mặn theo mùa. Do vậy số lượng loài và mật độ cá thể thu được trong mùa mưa ở đầm Thủy Tú không cao nhưng biến động theo mùa so với các vùng khác. Mùa mưa đạt tới 2.875con/m3 , trong khi mùa khô chỉ đạt 1376 con/m3 (hình 2). Trong khi đó, vùng Tam Giang và Cầu Hai nơi môi trường nước có tính chất lợ nhạt, nồng độ muối < 5 0/00 bao gồm Cửa sông Ô Lâu, cửa sông Truồi. Đây là vùng phân bố không nhiều của các loài có nguồn gốc nước ngọt, bao gồm các loài thuộc giống Vietodiaphtomus hatinhensis, Diaphanosoma sarsii, Moina dubia... và nhiều loài thích nghi với sinh thái môi trường nước lợ nhạt. Mật độ động vật nổi có khác nhau giữa 02 vùng. Ở Tam Giang mật độ đạt cao nhất cả về mùa mưa (3.774 con/m3) lẫn mùa khô (3.971 con/m3); còn ở Cầu Hai có mật độ trung bình thấp hơn. Mùa mưa đạt 1369 con/m3, mùa khô đạt tới 2.906 con/m3. 3.774 3.971 2.875 1 .376 1.369 2.906 0 .000 1 .000 2 .000 3 .000 4 .000 con /m 3 Tam Giang " y " C\ u Ha i Mùa mưa Mùa khô Hình 2. Biến động mật độ động vật nổi theo mùa Kết quả nghiên cứu năm 2009 cho thấy, mật độ động vật nổi tăng dần từ phá VÕ VĂN PHÚ, HOÀNG ĐÌNH TRUNG 131 Tam Giang (331 cá thể/m3) qua đầm Thủy Tú (410 cá thể/m3) giảm xuống ở đầm Cầu Hai (199 cá thể/m3). Số lượng này thấp hơn đến gần 8-10 lần về mật độ động vật đáy công bố năm 2001. Mật độ động vật nổi giảm nhiều nhất thuộc nhóm Giáp xác chân chèo (Copepoda). Mật độ động vật nổi giảm có lẽ do nguồn dinh dưỡng (NO-3, PO-4) trong đầm nghèo, nồng độ muối tăng lên nên kéo theo sinh khối động vật khai thác càng giảm. Biến động động vật nổi ở các vùng trong đầm phá giữa các năm rất lớn. Trong cả 3 vùng Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai mật độ động vật nổi cao vào năm 2000 (Võ Văn Phú và cộng sự) lần lượt là 2708 con/m3, 3520con/m3 và 3620 con/m3, trong khi kết quả nghiên cứu năm 2008 – 2009 chỉ đạt lần lượt ở cả ba vùng này là: 331 con/m3, 410 con/m3 và 199 con/m3. 3.6. Đặc điểm thủy văn và các công trình trên các dòng chính Lưu vực sông Hương có lượng mưa bình quân rất lớn, đạt gần 3000mm/năm, vào loại lớn nhất cả nước. Nhưng phân bố lượng mưa trong năm rất không đồng đều. Ba tháng 9,10 và 11 lượng mưa và dòng chảy đã chiếm gần 75% lượng mưa, dòng chảy trong năm. Tổng diện tích lưu vực các sông đổ vào đầm phá gần 4.000km2, modun dòng chảy bình quân năm trên 50 l/s.km2. Tổng lượng chảy vào đầm phá khoảng 6km3/năm. Modun đỉnh lũ cao nhất 2.370 -7.00 l/s.km2 (Trần Đức Thạnh, 2005). Sông Hương gồm 3 nhánh Tả Trạch, Hữu Trạch và Sông Bồ có tổng lưu vực 3.000km2, lượng chảy hàng năm 5,4km3 nước, độ dốc phổ biến 11-12%. Hàm lượng cát bùn trung bình 150 g/m3, cực đại đạt 1.830 g/m3. Sông Ô Lâu có lưu vực 572km2, lượng chảy hàng năm là 0,5 km3. Sông Đại Giang cũng có lượng chảy hàng năm khoảng là 0,5 km3. Các sông này có lượng cát trung bình 70-80g/m3. Về thủy điện, tính đến 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế có năm công trình thủy điện chính đã và đang đi vào hoạt động là A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, Alin B1 và Tả Trạch. Tuy nhiên, đến năm 2020, trên lưu vực sông Hương sẽ có 13 dự án Nhà máy thủy điện được quy hoạch, trong đó sông Bồ (9 nhà máy thủy điện), sông Hữu Trạch (1 nhà máy), sông Tả Trạch (3 nhà máy). Việc xây dựng các công trình trên các dòng chính đã tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái đầm phá, làm thay đổi sự bồi lấp đầm phá và cửa biển do tác động nội sinh và xâm thực biển. Biên độ dao động độ mặn và nhiệt độ của đầm phá có xu hướng thay đổi theo không gian và thời gian đã tác động sự phân bố của các nhóm loài động vật nổi. Việc xây dựng các công trình trên các dòng chính đã tác động lên sự biến thiên của các các thông số môi trường nước. Lưu lượng nước ngọt đổ về đầm phá giảm, làm tăng độ mặn của nước đầm phá nhất là vào mùa khô. Điều đó diễn thế theo thời gian, càng ngày đầm phá càng mặn hóa. Ngoài ra, tốc độ chảy của các dòng chính chậm lại, lượng mùn bã hữu cơ bổ sung cho đầm phá không được duy trì, nên các thông số về thành phần dinh dưỡng có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhóm muối tạo sinh, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của các quần xã sinh vật sản xuất ở đầm phá. 132 Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi 4. Kết luận - Thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai khá đa dạng. Đã xác định được 43 loài động vật nổi (Zooplankton) thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ; Trong thành phần loài động vật nổi ở Tam Giang - Cầu Hai, bộ giáp xác Chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 37 loài (chiếm 86,04%), tiếp đến là bộ giáp xác Râu ngành (Cladocera) với 5 loài (chiếm 11,63%); trùng Bánh xe (Rotatoria) với 1 loài (chiếm 2,33%). - Đã bổ sung mới 9 loài (chiếm 20,93% tổng số loài), 1 giống (chiếm 4,17% tổng số giống), 01 họ - Coricaeidae (chiếm 5,56% tổng số họ) cho khu hệ động vật nổi ở phá Tam Giang - Cầu Hai. Mật độ động vật nổi có sự biến động khá rõ theo mùa: Mùa khô có mật độ cao hơn hẳn mùa mưa. Vào mùa mưa, số loài tăng lên, nhưng mật độ giảm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Boxshall. G. A. and Halsey. S. H., An introduction to Copepod diversity, London, 2004. [2]. Dussart. B. H. and Defaye. D., Introduction to the Copepoda, SPB Academic Publishing, 1995. [3]. Ein Bestimmungswerk and Max Voigt, Rotatoria. Berlin – Nikolassee, 1956. [4]. Nguyễn Văn Khôi, Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) vịnh Bắc Bộ, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1994. [5]. Võ Văn Phú, Về tài nguyên sinh học ở hệ sinh thái đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí hoạt động Khoa học, 1998. [6]. Võ Văn Phú, Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, 2000. [7]. Võ Văn Phú, Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc mở các cửa biển sau lũ đến sinh thái và tài nguyên sinh vật ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài trọng điểm cấp bộ, Huế, 2001. [8]. Ranga Reddy. Y., Copoda, Calanoida, Diaptomidae, SPB Academic Publishing, 1994. [9]. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1980. [10]. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Động vật chí Việt Nam, Tập 5. Giáp xác nước ngọt. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. VÕ VĂN PHÚ, HOÀNG ĐÌNH TRUNG 133 STUDY OF FLUCTUATIONS OF ZOOPLANKTON IN TAM GIANG – CAU HAI LAGOONS SYSTEM, THUA THIEN HUE PROVINCE Vo Van Phu, Hoang Dinh Trung College of Sciences, Hue University Abstract. Tam Giang - Cau Hai brackish lagoon system, located at approximately 16014’ - 16042' North latitude and 107022'- 107057' East longitude, extends over 68 kilometres along the coast of Thua Thien Hue province with an area of over 22.000 hectares. Based on the analysis of the composition of zoobenthos samples collected at Tam Giang – Cau Hai lagoons, Thua Thien Hue province from 2008 to 2009, 43 species of zooplanktons are identified, which belong to 24 genus, 18 families and 3 orders. Among them, the Copepoda are the most abundant with 37 species and occupy 86,04%. The second is the Cladocera with 5 species, occupying 11,63% and the last is the Rotatoria with 1 species (occupying 2,33%). Specially, among the taxa determined, 9 species, 1 genera and 01 family were new to the Cau Hai lagoons of Thua Thien Hue province. The density of zooplankton is quite clearly seasonal: in dry season the density is higher than in rainy season. In the rainy season, the number of species increases, but the density decreases.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf136_5433_3864_2118012.pdf