Tài liệu Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 157
KHẢO SÁT RUNG NHĨ TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM
Châu Ngọc Hoa*, Nguyễn Thanh Thảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp trong suy tim với tỉ lệ dao động từ <10% ở bệnh nhân phân
độ I suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York (NYHA I) lên đến 50% ở bệnh nhân NYHA IV. Rung
nhĩ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của suy tim. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rung nhĩ làm tăng nguy
cơ tử vong trên bệnh nhân suy tim.
Mục tiêu: Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 166 bệnh nhân suy tim
nhập viện tại khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018. Suy tim
được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của Hội tim Châu Âu (ESC) 2016. Chẩn đoán rung nhĩ dựa vào tiền căn,
điện tâm đồ trong thời gian nằm viện, điện tâm đồ 24 giờ nếu có.
Kết quả:Trên 166 bệnh n...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 157
KHẢO SÁT RUNG NHĨ TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM
Châu Ngọc Hoa*, Nguyễn Thanh Thảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp trong suy tim với tỉ lệ dao động từ <10% ở bệnh nhân phân
độ I suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York (NYHA I) lên đến 50% ở bệnh nhân NYHA IV. Rung
nhĩ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của suy tim. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rung nhĩ làm tăng nguy
cơ tử vong trên bệnh nhân suy tim.
Mục tiêu: Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 166 bệnh nhân suy tim
nhập viện tại khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018. Suy tim
được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của Hội tim Châu Âu (ESC) 2016. Chẩn đoán rung nhĩ dựa vào tiền căn,
điện tâm đồ trong thời gian nằm viện, điện tâm đồ 24 giờ nếu có.
Kết quả:Trên 166 bệnh nhân suy tim, rung nhĩ chiếm 30,7%. 60,8% bệnh nhân rung nhĩ có độ tuổi từ
60-80 tuổi. Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng theo phân độ NYHA II, III, IV lần lượt là 11,8%, 29,7% và 36,0%. Điểm
số CHA2DS2-VASc trung bình là 4,16; 95,3% bệnh nhân có CHA2DS2-VASc ≥ 2 điểm. Bệnh đồng mắc
thường gặp nhất là tăng huyết áp và bệnh mạch vành. 70,5% bệnh nhân có nhĩ trái dãn, 53,1% bệnh nhân
có phân suất tống máu (PSTM) bảo tồn. Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng theo PSTM. Tỉ lệ sử dụng kháng đông cao,
88,2%. Nhóm suy tim rung nhĩ (STRN) có đường kính nhĩ trái và PSTM thất trái cao hơn nhóm suy tim
không rung nhĩ (STKRN).
Kết luận: Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp trong suy tim. Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng theo phân độ NYHA
và PSTM thất trái. Bệnh nhân STRN thường có nhĩ trái dãn và PSTM bảo tồn. Hầu hết bệnh nhân STRN có
nguy cơ cao đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống và có chỉ định dùng kháng đông.
Từ khóa: suy tim, rung nhĩ
ABSTRACT
INVESTIGATION ATRIAL FIBRILLATIONIN PATIENT WITH HEART FAILURE
Chau Ngoc Hoa, Nguyen Thanh Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 157-163
Background: Atrial fibrillation is a common arrythmias in heart failure with prevalence ranging from less
than 10% in New York Heart Association class I (NYHA I) to 50% in NYHA IV. Atrial fibrillation is either
the reason or the consequence of heart failure. Almost all studies reveal that atrial fibrillation increases risk of
death in patient with heart failure.
Objectives: The aim of this study was to investigate atrial fibrillation in heart failure.
Methods: The study was designed as a cross – sectional investigation, in which 166 patients with heart
failure admitted to Internal Cardiology Department - Gia Dinh People Hospital, from April 2018 to August
2018. Heart failure was defined using the 2016 European Society of Cardiology criteria. Atrial fibrillation was
determined by ECG during hopitalisation, history and Holter ECG if any.
Results: Among 166 patients studied, the rate of AF is 30.7%. Patients with HF and AF of age 60 to 80
have the highest rate, 60.8%. The rate of AF increases with increasing NYHA (11.8% in NYHA II, 29.7 %
**Bộ môn Nội Tổng Quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Thảo ĐT: 0944363000 Email: strangesunkt@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 158
NYHA III and 36.0% in NYHA IV). The mean of CHA2DS2VASc score is 4.16; 95.3% patients have
CHA2DS2VASc more than 2 score. Two most common comorbidities are hypertension and coronary artery
disease. 70.5 % and 53.1% patients have left atrial dialation and preserved ejection fraction, respectively. AF
rate also increases with increasing ejection fraction. The rate of using anticoagulant is high, 88.2%. The
patients with AF have diameter of left atrial and ejection fraction larger than the patients without AF.
Conclusions: Atrial fibrillation is a common arrythmia in heart failure. The prevalence of atrial
fibrillation increases with increasing of NYHA classification and ejection fraction. Patients with heart failure
and atrial fibrillation often have left atrial dilation and preserved ejection fraction. Almost patients have high
risk of stroke and systemic thromboembolism and have indication for using anticoagulant drugs.
Keywords: heart failure (HF), atrial fibrillation (AF)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là vấn đề dịch tễ toàn cầu với tỉ lệ
ước tính trên toàn thế giới năm 2016 là 37,7 triệu
người(22). Tỉ lệ suy tim tăng dần theo tuổi, chiếm
4-8% dân số trên 65 tuổi. Những tiến bộ về y
khoa, chăm sóc y tế góp phần làm gia tăng số
người được cứu sống khỏi nhồi máu cơ tim, kéo
dài tuổi thọ bệnh nhân tim mạch, do đó tỉ lệ suy
tim được dự đoán là ngày càng gia tăng. Đồng
thời, các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì,
đái tháo đường, tăng huyết áp cũng góp phần
làm tăng tỉ lệ suy tim(2). Hiện nay, trong điều trị
suy tim vấn đề bệnh đồng mắc đóng vai trò
quan trọng. Rung nhĩ là bệnh đồng mắc thường
gặp trong suy tim, rung nhĩ có ảnh hưởng bất lợi
lên huyết động và tăng nguy cơ tái nhập viện
trong suy tim(7). Không những làm nặng hơn
suy tim, rung nhĩ còn là rối loạn nhịp thường
gặp nhất trên lâm sàng. Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng
66% trong 20 năm qua(1). Rung nhĩ tăng nguy cơ
suy tim lên gấp 3 lần, nguy cơ đột quỵ lên gấp 5
lần, tử vong do mọi nguyên nhân lên 2 lần(3).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá mối liên
quan và khảo sát đặc điểm rung nhĩ trong suy
tim. Nghiên cứu REALISE AF (2012) cho thấy tỉ
lệ suy tim trên bệnh nhân (BN) rung nhĩ dao
động 33-56%(5). Trong khi đó, phân tích gộp của
Maisel ghi nhận tỉ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân suy
tim <10% ở BN có phân độ I suy tim theo chức
năng của Hội Tim mạch New York (NYHA I)
lên 50% ở bệnh nhân NYHA IV. Rung nhĩ vừa là
nguyên nhân vừa là hậu quả của suy tim với
những tương tác phức tạp dẫn đến rối loạn chức
năng tâm thu và tâm trương thất trái(12). Tại Việt
Nam, còn ít nghiên cứu khảo sát về rung nhĩ
trong suy tim(4,16); do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với hi vọng cung cấp số liệu về
rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim.
Mục tiêu
Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim
Ba mục tiêu cụ thể bao gồm:
Khảo sát tỉ lệ rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim.
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim và
điều trị thuốc ở bệnh nhân suy tim có rung nhĩ.
So sánh về lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
giữa nhóm bệnh nhân suy tim có và không có
rung nhĩ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
n= 96 bệnh nhân (theo mục tiêu khảo sát tỉ lệ
rung nhĩ trong suy tim).
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi nhập viện được chẩn
đoán suy tim tại Khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện
Nhân dân Gia Định từ tháng 4/2018 đến tháng
08/2018.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai kì, cường giáp, tâm phế mạn.
Phương pháp thống kê
Kết quả nghiên cứu xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS 22.0. Phép kiểm Chi-square
kiểm định mối liên quan giữa hai biến định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 159
tính. Phép kiểm Independent Samples T-test
kiểm định sự khác biệt giữa hai biến định
lượng có phân phối chuẩn thuộc hai nhóm
khác nhau. Phép kiểm Mann Whitney kiểm
định sự khác biệt giữa hai biến định lượng có
phân phối không chuẩn thuộc hai nhóm khác
nhau. Nhận định sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y
đức Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ngày
12/02/2018 và Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian tháng 04/2018 đến
tháng 08/2018, có 166 bệnh nhân suy tim nhập
khoa Nội Tim mạch- Bệnh viện Nhân dân Gia
Định. Trong đó có 51 bệnh nhân bị rung nhĩ,
chiếm tỉ lệ 30,7%.
Đặc điểm bệnh nhân suy tim kèm rung nhĩ
Tuổi trung bình là 68 ± 12. Nhóm bệnh
nhân trong độ tuổi 60-80 chiếm tỉ lệ cao nhất,
60,8%. Nữ có tuổi trung bình là 70 ± 11, cao
hơn nam là 63 ± 15. Tỉ lệ nữ giới là 64,7%, gần
gấp đôi nam là 35,3%.
Tỉ lệ rung nhĩ tăng theo phân độ NYHA II,
III, IV lần lượt là 11,8%; 29,7% và 36,0%, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p=0,143
(Biểu đồ 1). Điểm số CHA2DS2-VASc trung
bình là 4,16 điểm, 95,3% bệnh nhân có
CHA2DS2-VASc ≥ 2 điểm. Có 8 bệnh nhân
rung nhĩ do bệnh van tim (15,7%) và 43 bệnh
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim (84,3%).
Biểu đồ 1. Tỉ lệ rung nhĩ theo phân độ NYHA
Trong số những bệnh nhân suy tim rung nhĩ
(STRN) không do bệnh van tim, tăng huyết áp,
bệnh mạch vành và bệnh van tim chiếm tỉ lệ cao
nhất, lần lượt là 60,5%, 53,5% và 41,9%. Béo phì,
đái tháo đường và bệnh thận mạn chiếm khoảng
25% bệnh nhân.
Bảng 1. Đặc điểm siêu âm tim ở BN STRN
Đặc điểm siêu âm tim STRN(n=51)
Đường kính nhĩ trái (mm) 44,7 (KTPV: 38 - 51)
Phân suất tống máu (%)
< 40%
40-49%
≥ 50%
52 (KTPV: 36 - 62)
16 (31,4%)
9 (17,6%)
26 (51,0%)
Đường kính nhĩ trái trung vị là 44,7 (38-51)
mm. Số bệnh nhân có phân suất tống máu
(PSTM) bảo tồn chiếm tỉ lệ cao nhất (51%), suy
tim PSTM giảm chiếm 31,4% và PSTM trung
gian là 17,6% (Bảng 1).
Tỉ lệ rung nhĩ ở nhóm suy tim PSTM bảo tồn,
suy tim PSTM trung gian và suy tim PSTM giảm
lần lượt là 53,1%, 52,9% và 16,0%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê, p<0,001.
Các thuốc được khuyến cáo điều trị trong
suy tim đều chiếm tỉ lệ trên 50%, trong đó ức chế
hệ RAA (gồm UCMC và UCTT) là 62,7%, lợi tiểu
kháng aldosterone là 54,9%, chẹn beta là 62,7%
(Bảng 2).
Bảng 2. Điều trị trên BN STRN
Thuốc điều trị STRN (n=51)
UCMC 22 (43,1%)
UCTT 10 (19,6%)
Lợi tiểu kháng Aldosterone 28 (54,9%)
Lợi tiểu quai 39 (76,5%)
Chẹn beta 32 (62,7%)
Digoxin 12 (23,5%)
CCB-nonDHP 1 (2,0%)
Amiodarone 2 (3,9%)
VKA 33 (64,7%)
DOAC 12 (23,5%)
Kháng kết tập tiểu cầu 3 (5,9%)
Trong các thuốc kiểm soát tần số thất trong
rung nhĩ, chẹn beta được sử dụng nhiều nhất
62,7%, kế đó là digoxin 23,5%, chẹn kênh canxi
non-dihydropyridine 2,0% và amiodarone
chiếm 3,9%.
II III IV
11.8%
29.7%
36.0%
T
Ỉ
L
Ệ
R
U
N
G
N
H
Ĩ
NYHA
p=0,143
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 160
Trong các thuốc chống huyết khối, thuốc
kháng đông kháng vitamin K được sử dụng
nhiều nhất (64,7%), thuốc kháng đông ức chế
trực tiếp (DOAC) chiếm 23,5% và thuốc kháng
kết tập tiểu cầu chiếm 5,9%.
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng giữa nhóm suy tim rung
nhĩ (STRN) và suy tim không rung nhĩ (STKRN)
Nhóm
STRN
(n=51)
STKRN
(n=115)
p
Tuổi 68,4 ± 12,0 67,9 ± 15,7 0,809
Nam
Nữ
18 (35,3%)
33 (64,7%)
53 (46,1%)
62 (53,9%)
0,195
BMI≥25kg/m
2
12 (23,5%) 17 (14,8%) 0,171
Phân độ NYHA:
II
III
IV
2 (3,9 %)
22 (43,1 %)
27 (52,9 %)
15 (13,0%)
52 (45,2%)
48 (41,7%)
0,143
Sinh hiệu nhập viện:
Tần số tim
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
90
120
70
96
130
80
0.754
0,033
0,220
Đặc điểm tiền căn
Tăng huyết áp 27 (52,9%) 85 (73,9%) 0,008
TBMMN 6 (11,8%) 15 (13,0%) 0,819
Đái tháo đường 11 (21,6%) 43 (37,4%) 0,045
Bệnh thận mạn 12 (23,5%) 38 (33,0%) 0,480
Bệnh van tim 26 (51,0%) 16 (13,9%) <0,001
Bệnh cơ tim 3 (5,9%) 10 (8,7%) 0,534
Bệnh mạch vành 24 (47,1%) 89 (77,4%) <0,001
Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sànggiữa nhóm STRN và
STKRN
Nhóm STRN(n=51) STKRN(n=115) p
Creatinin (mg/dl) 1,2 1,2 0,200
eGFR (ml/ph)
≥ 90
60-89
<60
55,4 ± 19,4 52,5 ± 22,9 0,430
02 (3,9 %) 04 (3,5 %) 0,990
18 (35,3 %) 41 (35,7 %)
31 (60,8 %) 70 (60,9 %)
NT-proBNP (pg/ml) 3762,0 7453,0 <0,001
Đặc điểm siêu âm tim
Đường kính nhĩ trái
(mm)
44,7 37,0 <0,001
Phân suất tống
máu (%)
52,0 32,0 <0,001
Về lâm sàng, giữa hai nhóm STRN và
STKRN, tuổi trung bình, giới tính, phân độ
NYHA, tỉ lệ béo phì, tần số tim lúc nhập viện và
huyết áp tâm trương khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Huyết áp tâm thu ở nhóm STKRN cao
hơn nhóm STRN có ý nghĩa thống kê, p=0,033.
Về đặc điểm bệnh lý, nhóm STRN có tỉ lệ bệnh
van tim cao hơn có ý nghĩa thống kê. Ngược lại,
nhóm STKRN có tỉ lệ tăng huyết áp, bệnh mạch
vành, đái tháo đường cao hơn có ý nghĩa thống
kê. Cả hai nhóm đều có tỉ lệ tai biến mạch máu
não, bệnh thận mạn và bệnh cơ tim tương
đương. Về cận lâm sàng, creatinin, eGFR
(MDRD khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm STRN và STKRN. Nhóm STKRN
có nồng độ NT-proBNP cao hơn có ý nghĩa
thống kê, p<0,001. Nhóm STRN có đường kính
thất trái và phân suất tống máu thất trái lớn hơn
có ý nghĩa thống kê, p<0,001. Về điều trị, nhóm
STKRN có tỉ lệ điều trị ức chế men chuyển, lợi
tiểu quai cao hơn nhóm STRN. Nhóm STRN có
tỉ lệ điều trị digoxin và thuốc kháng đông (gồm
VKA và DOAC) cao hơn có ý nghĩa thống kê. Cả
hai nhóm đều sử dụng chẹn beta và lợi tiểu
kháng Aldosterone bằng nhau.
Bảng 5. So sánh điều trị giữa 2 nhóm STRN và STKRN
Nhóm
STRN
(n=51)
STKRN
(n=115)
p
UCMC 22 (43,1%) 74 (64,3%) 0,011
UCTT 10 (19,6%) 23 (20,0%) 0,953
Lợi tiểu kháng
Aldosterone
28 (54,9%) 62 (53,9%) 0,906
Lợi tiểu quai 39 (76,5%) 102(88,7%) 0,042
Chẹn beta 32 (62,7%) 61 (53,0%) 0,245
Digoxin 12 (23,5%) 4 (3,5%) <0,001
CCB-nonDHP 1 (2,0%) 1 (0,9%) 0,552
Amiodarone 2 (3,9%) 1 (0,9%) 0,173
VKA 33 (64,7%) 0 (0%) <0,001
DOAC 12 (23,5%) 1 (0,9%) <0,001
Kháng kết tập tiểu
cầu
3 (5,9%) Aspirin
84 (73,0%)
Clopidogrel
39 (33,9%)
<0,001
BÀN LUẬN
Tỉ lệ rung nhĩ trong nghiên cứu của chúng
tôi là 30,7% (51/166). Tỉ lệ rung nhĩ dao động
khoảng từ 20-50% qua nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước(4,6,16,19), tùy theo độ nặng của
suy tim và nhiều yếu tố khác như tuổi, phân
suất tống máu. Tuổi trung bình là 68 ± 12.
Nhóm bệnh nhân trong độ tuổi 60-80 chiếm tỉ
lệ cao nhất, 60,8%. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Châu Ngọc Hoa, với
50,7% bệnh nhân có tuổi từ 60-69(4). Tỉ lệ nữ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 161
giới là 64,7% gần gấp đôi nam là 35,3%. Kết
quả này ngược lại với các nghiên cứu trong/
ngoài nước có thể do khác biệt về nguyên
nhân gây suy tim, địa điểm và cỡ mẫu nghiên
cứu(4,8,14). Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng theo mức
phân độ NYHA, lần lượt là 11,8%, 29,7% và
36,0% theo NYHA II, III, IV. Điều này phù hợp
theo những nghiên cứu lớn về suy tim trên thế
giới với tỉ lệ rung nhĩ <5% ở bệnh nhân NYHA
I, dao động từ 10-30% ở bệnh nhân NYHA II-
III và lên đến 50% ở bệnh nhân NYHA IV(6).
Điểm số CHA2DS2-VASc trung bình là 4,16
điểm, 95,3% bệnh nhân có CHA2DS2-VASc ≥ 2
điểm. Như vậy, hầu hết bệnh nhân STRN có
nguy cơ cao đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ
thống và có chỉ định dùng kháng đông. Xét về
nguyên nhân, rung nhĩ không do bệnh van tim
chiếm đa số (84,3%), gần gấp bốn lần rung nhĩ
do van (15,7%). Bệnh mạch vành và tăng huyết
áp là hai bệnh đồng mắc chiếm tỉ lệ nhiều nhất
(53,5% và 60,5%). Tỉ lệ bệnh van tim khá cao,
41,9%. Béo phì, đái tháo đường và bệnh thận
mạn chiếm khoảng ¼ số bệnh nhân STRN.
Dựa theo PSTM, tỉ lệ rung nhĩ trong 3 nhóm
suy tim PSTM giảm, trung gian và bảo tồn lần
lượt là 16%, 52,9% và 53,1%. Kết quả này
tương tự trong nghiên cứu của tác giả Sartipy
và Zafrir(17,21). Về điều trị, nhóm thuốc ức chế
hệ RAA (renin-angiotensin-aldosterone) được
sử dụng trên 50% (UCMC/UCTT là 62,7%; lợi
tiểu kháng Aldosterone là 54,9%). Hai thuốc
kiểm soát tần số thất là chẹn beta và digoxin
được sử dụng nhiều nhất, trong đó, tỉ lệ dùng
chẹn beta gấp gần 3 lần digoxin (62,7% và
23,5%). Theo thời gian, các nghiên cứu cho
thấy vai trò của digoxin giảm dần và chẹn beta
ngày càng ưu thế ở bệnh nhân suy tim kèm
rung nhĩ(4,17,18). Về thuốc chống huyết khối, tỉ lệ
sử dụng kháng đông cao, 88,2%, tỉ lệ dùng
kháng kết tập tiểu cầu chỉ còn 5,9%. Có 3 bệnh
nhân sử dụng kháng kết tập tiểu cầu, khi coi
lại hồ sơ chúng tôi ghi nhận đây là những
bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, 3 bệnh nhân
không sử dụng thuốc chống huyết khối do rối
loạn đông máu.
Khi so sánh giữa hai nhóm STRN và STKRN,
chúng tôi ghi nhận, tuổi trung bình ở hai nhóm
lần lượt là 68,4 ± 12,0 và 67,9 ± 15,7, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê, p=0,809. Giới nữ
chiếm đa số trong cả hai nhóm, sự khác biệt về
giới tính giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống
kê, p=0,195. Tỉ lệ béo phì ở nhóm STRN cao hơn
nhóm STKRN, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê, p=0,171. Hai nhóm có bệnh nhân
phân độ NYHA III/IV chiếm ưu thế, gần 90%.
Xét về nguyên nhân và bệnh kèm theo, tỉ lệ bệnh
van tim cao hơn có ý nghĩa ở nhóm STRN (51,0%
và 13,9%, p<0,001). Trong khi đó, tỉ lệ bệnh mạch
vành, đái tháo đường và tăng huyết áp ở STKRN
cao hơn nhóm STRN. Nồng độ creatinin trung
bình là 1,2 mg/dl ở cả hai nhóm. Độ lọc cầu thận
ước đoán trung bình và tỉ lệ suy thận theo từng
mức độ có sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Nhóm STKRN có nồng độ NT-
proBNP cao hơn nhóm STRN có ý nghĩa thống
kê (7453,0 và 3762,0, p<0,001). Khi xem xét
những yếu tố ảnh hưởng lên nồng độ NT-
proBNP, tuổi trung bình, tỉ lệ béo phì, suy thận ở
hai nhóm khác biệt ko có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, nhóm STKRN có PSTM 32% thấp hơn
nhóm STRN là 52%. Theo một số nghiên cứu,
nồng độ NT-proBNP ở bn suy tim PSTM giảm
thấp hơn so với nhóm suy tim PSTM bảo
tồn(10,13,20). Có lẽ vì thế mà giá trị NT-pro BNP ở
nhóm STKRN cao hơn nhóm STRN.
Đường kính nhĩ trái ở nhóm STRN cao hơn
so với STKRN, kết quả này tương tự nghiên cứu
của tác giả Kato, Mendes và nguyễn Duy
Toàn(11,15,16). PSTM trung bình ở nhóm STRN cao
hơn có ý nghĩa so với nhóm STKRN ( 52% và
32%, p<0,001), kết quả này tương đồng nghiên
cứu của Hamaguchi và Mendes(9,15). So sánh điều
trị giữa hai nhóm, nhận thấy nhóm STRN có tỉ lệ
sử dụng digoxin cao hơn nhóm STKRN gần gấp
bảy lần (23,5% và 3,5%, p<0,001). Các thuốc
kháng đông được sử dụng trong nhóm STRN
nhiều hơn. Có 1 bệnh nhân ở nhóm STKRN
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 162
dùng DOAC (thuốc kháng đông trực tiếp đường
uống) để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
HẠN CHẾ
Chúng tôi chỉ đánh giá rung nhĩ dựa vào tiền
căn, điện tâm đồ trong thời gian nằm viện, điện
tâm đồ 24 giờ nếu có. Do đó, có thể bỏ sót những
bệnh nhân rung nhĩ cơn, điều này làm giảm tỉ lệ
rung nhĩ thực sự trong dân số suy tim. Chúng tôi
đánh giá kích thước nhĩ trái dựa vào đường kính
nhĩ trái ở mặt cắt cạnh ức trục dọc. Giá trị này
không chính xác bằng đo thể tích nhĩ trái có hiệu
chỉnh theo diện tích da (LAVI).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 166 bệnh nhân suy tim
nhập viện, tỉ lệ rung nhĩ là 30,7%. Bệnh nhân
STRN thường lớn tuổi, nữ giới, có nguyên nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim, có điểm số
CHA2DS2VASc cao và chỉ định dùng kháng
đông, hay có bệnh kèm theo là tăng huyết áp và
bệnh mạch vành. Tỉ lệ rung nhĩ gia tăng theo
phân độ chức năng NYHA và PSTM thất trái.
Phần lớn bệnh nhân có nhĩ trái dãn và PSTM bảo
tồn. Nhóm STRN có tỉ lệ bệnh van tim nhiều hơn
STKRN, đường kính nhĩ trái và PSTM thất trái
lớn hơn nhóm STKRN, được dùng digoxin và
thuốc kháng đông nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anter E, Jessup M, Callans DJ (2009). "Atrial fibrillation and
heart failure: treatment considerations for a dual epidemic".
Circulation, 119(18): 2516-25.
2. Braunwald E (2015)."Braunwald's Heart Disease A Textbbok Of
Cardiovascular Medicine". Elsevier, Philadelphia, USA, pp 454-482.
3. Braunwald E (2015)."Braunwald's Heart Disease A Textbbok Of
Cardiovascular Medicine". Elsevier, Philadelphia, USA, pp 798-820.
4. Châu Ngọc Hoa (2011). "Rung nhĩ ở bệnh nhân suy tim". Tạp chí
Y học TP.Hồ Chí Minh, 15: 112-116.
5. Chiang CE, Naditch-Brule L, Murin J, Goethals M, Inoue H, et al
(2012). "Distribution and risk profile of paroxysmal, persistent,
and permanent atrial fibrillation in routine clinical practice:
insight from the real-life global survey evaluating patients with
atrial fibrillation international registry". Circ Arrhythm
Electrophysiol, 5(4): 632-9.
6. De Ferrari G M, Klersy C, Ferrero P, Fantoni C, Salerno-Uriarte
D, et al (2007). "Atrial fibrillation in heart failure patients:
prevalence in daily practice and effect on the severity of
symptoms. Data from the ALPHA study registry". Eur J Heart
Fail, 9(5): 502-9.
7. Giamouzis G, Kalogeropoulos A, Georgiopoulou V, Laskar S,
Smith A L, et al (2011). "Hospitalization epidemic in patients
with heart failure: risk factors, risk prediction, knowledge gaps,
and future directions". J Card Fail, 17(1): 54-75.
8. Hamaguchi S, Kinugawa S, Matsushima S, Fukushima A,
Yokota T, et al (2014). "Clinical characteristics and CHADS2
score in patients with heart failure and atrial fibrillation: insights
from the Japanese Cardiac Registry of Heart Failure in
Cardiology (JCARE-CARD)". Int J Cardiol, 176(1): 239-42.
9. Hamaguchi S, Yokoshiki H, Kinugawa S, Tsuchihashi-Makaya
M, Yokota T, et al (2009). "Effects of atrial fibrillation on long-
term outcomes in patients hospitalized for heart failure in Japan:
a report from the Japanese Cardiac Registry of Heart Failure in
Cardiology (JCARE-CARD)". Circ J, 73(11): 2084-90.
10. Kang SH, Park JJ, Choi DJ, Yoon CH, Oh IY, et al (2015).
"Prognostic value of NT-proBNP in heart failure with preserved
versus reduced EF". Heart, 101(23): 1881-8.
11. Kato N, Kinugawa K, Teruhiko I, Hironori M, Hisataka M, et
al(2014). "Differential impacts of achieved heart rate and
achieved dose of beta-blocker on clinical outcomes in heart
failure with and without atrial fibrillation". Int J Cardiol,
173(2):331-3.
12. Kotecha D, Piccini J P (2015). "Atrial fibrillation in heart failure:
what should we do?". Eur Heart J, 36(46):3250-7.
13. Lam CSP, Gamble GD, Ling LH, Sim D, Leong KTG, et al(2018).
"Mortality associated with heart failure with preserved vs.
reduced ejection fraction in a prospective international multi-
ethnic cohort study". Eur Heart J, 39(20): 1770-1780.
14. Linssen G C, Rienstra M, Jaarsma T, Voors A A, van Gelder I C,
et al (2011). "Clinical and prognostic effects of atrial fibrillation
in heart failure patients with reduced and preserved left
ventricular ejection fraction". Eur J Heart Fail, 13(10): 1111-20.
15. Mendes FS, Atie J, Garcia MI, Gripp Ede A, Sousa AS, et al
(2014). "Atrial fibrillation in decompensated heart failure:
associated factors and in-hospital outcome". Arq Bras Cardiol,
103(4): 315-22.
16. Nguyễn Duy Toàn, Nguyễn Oanh Oanh, Nguyễn Lân Hiếu
(2015). "Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ". Tạp chí Y Dược học Quân sự,
4: 96-102.
17. Sartipy U, Dahlstrom U, Fu M, Lund LH (2017). "Atrial
Fibrillation in Heart Failure With Preserved, Mid-Range, and
Reduced Ejection Fraction". JACC Heart Fail, 5(8): 565-574.
18. Sobue Y, Watanabe E, Lip GYH, Koshikawa M, Ichikawa T, et al
(2018). "Thromboembolisms in atrial fibrillation and heart
failure patients with a preserved ejection fraction (HFpEF)
compared to those with a reduced ejection fraction (HFrEF)".
Heart Vessels, 33(4): 403-412.
19. Swedberg K, Olsson L G, Charlesworth A, Cleland J, Hanrath P,
et al (2005). "Prognostic relevance of atrial fibrillation in patients
with chronic heart failure on long-term treatment with beta-
blockers: results from COMET". Eur Heart J, 26(13): 1303-8.
20. Tromp J, Khan MA, Klip IT, Meyer S, de Boer RA, et al (2017).
"Biomarker Profiles in Heart Failure Patients With Preserved
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 163
and Reduced Ejection Fraction". J Am Heart Assoc, 6(4), pii:
e003989. doi: 10.1161/JAHA.116.003989.
21. Zafrir B, Lund LH, Laroche C, Ruschitzka F, Crespo-Leiro MG,
et al (2018). "Prognostic implications of atrial fibrillation in heart
failure with reduced, mid-range, and preserved ejection
fraction: a report from 14 964 patients in the European Society of
Cardiology Heart Failure Long-Term Registry". Eur Heart J ,
39(48): 4277-4284.
22. Ziaeian B, Fonarow GC (2016). "Epidemiology and aetiology of
heart failure". Nat Rev Cardiol, 13(6): 368-78.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_rung_nhi_tren_benh_nhan_suy_tim.pdf