Tài liệu Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid-lipoprotein máu ở người suy thận mạn giai đoạn V: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 64
KHẢO SÁT RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID-LIPOPROTEIN MÁU
Ở NGƯỜI SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN V
Nguyễn Hữu Dũng*, Nguyễn Văn Thắng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người suy thận mạn giai đoạn V (STMGĐ.V) là do biến
chứng bệnh lý về tim mạch mà trong đó sự rối loạn lipid-lipoprotein máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý
tim mạch.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ % rối loạn các thành phần lipid-lipoprotein máu. Khảo sát sự khác biệt các thành
phần của lipid-lipoprotein máu giữa người STMGĐ.V với nhóm chứng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Định lượng các thành phần lipid-lipoprotein máu (CT, TG,
HDL-C, LDL-C, non-HDL-C, CT/HDL-C, LDL/HDL-C) ở những người STMGĐ.Vđến khám và điều trị tại
khoa Thận Nhân Tạo bệnh viện đa khoa vạn Hạnh TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 mẫu
STMGĐ.V, so sánh với 90 mẫu chứng.
Kết quả: 75,8% có rối l...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid-lipoprotein máu ở người suy thận mạn giai đoạn V, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 64
KHẢO SÁT RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID-LIPOPROTEIN MÁU
Ở NGƯỜI SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN V
Nguyễn Hữu Dũng*, Nguyễn Văn Thắng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người suy thận mạn giai đoạn V (STMGĐ.V) là do biến
chứng bệnh lý về tim mạch mà trong đó sự rối loạn lipid-lipoprotein máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý
tim mạch.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ % rối loạn các thành phần lipid-lipoprotein máu. Khảo sát sự khác biệt các thành
phần của lipid-lipoprotein máu giữa người STMGĐ.V với nhóm chứng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Định lượng các thành phần lipid-lipoprotein máu (CT, TG,
HDL-C, LDL-C, non-HDL-C, CT/HDL-C, LDL/HDL-C) ở những người STMGĐ.Vđến khám và điều trị tại
khoa Thận Nhân Tạo bệnh viện đa khoa vạn Hạnh TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 mẫu
STMGĐ.V, so sánh với 90 mẫu chứng.
Kết quả: 75,8% có rối loạn ít nhất một thành phần; 22% rối loạn 1 thành phần; 18,7% rối loạn 2 thành
phần; 15,4% rối loạn 3 thành phần; 5,5% rối loạn 4 thành phần; 5,5% rối loạn 5 thành phần; 2,2% rối loạn 6
thành phần; 6,6% rối loạn 7 thành phần. Tỷ lệ % rối loạn: HDL-C 58,2%; TG 38,5%; CT 22%; LDL-C 13,2%,
non-HDL-C 14,3%; CT/HDL-C 47,3%; LDL/HDL-C 15,4%. Với đặc điểm trị số trung bình CT, HDL-C, LDL-
C của nhóm nghiên cứu thấp hơn so với nhóm chứng (p < 0,05) và trị số trung bình TG, CT/HDL-C,
LDL/HDL-C của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,05).
Kết luận: HDL-C ở nhóm nghiên cứu có tỷ lệ % rối loạn cao nhất trong các thành phần của lipid-
lipoprotein máu (58,2%). Trị số trung bình CT, HDL-C, LDL-C nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng (p <
0,05) và trị số trung bình TG, CT/HDL-C, LDL/HDL-C nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (p < 0,05).
Từ khóa: Rối loạn các thành phần lipi-lipoprotein.
ABSTRACT
EXAMINATION ON BLOOD LIPIDS AND LIPOPROTEINS DISORDERS IN STAGE FIVE CHRONIC
KIDNEY DISEASE PATIENTS
Nguyen Huu Dung, Nguyen Van Thang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 64 - 68
Background: The leading cause of death in patients with chronic renal failure stage five is cardiovascular
morbidity in which lipid-lipoproteinemia is a major cause of cardiovascular disease.
Objectives: Determine the percentage of disorders of lipid-lipoprotein components. Investigating differences
in the lipid-lipoprotein component of chronic renal failure in patients with stage V disease.
Research objects and Methods: Quantitative lipid-lipoprotein (CT, TG, HDL-C, LDL-C, HDL-C, HDL-
C, HDL-C, HDL-C) chronic renal failure stage five for examination and treatment at the Department of Renal
Kidney Diseases of Van Hanh General Hospital in Ho Chi Minh City, a cross-sectional study of 91 chronic
kidney disease patients with stage five compared with 90 samples.
Results: 75.8% had at least one disorder; 22.0% one component disorder; 18.7% two-component disorder;
* Học viên Thạc sĩ Xét nghiệm, ** Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Dũng, ĐT: 0937699753, Email: nguyenhuudungxncaohoc@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 65
15.4% of three-component disorders; 5.5% disorder of 4 components; 5.5% disorder of 5 components; 2.2%
disorder of 6 components; 6.6% disorder of seven components. % of disorders: HDL-C 58.2%, TG 38.5%; CT
22%; LDL-C 13.2%, non-HDL-C 14.3%; CT/HDL-C 47.3%; LDL/HDL-C 15.4%. The mean CT, HDL-C,
LDL-C values were lower in the control group than in the control group (p < 0.05) and mean, TG, CT/HDL-C,
LDL/HDL-C of the study group was higher than that of the control group (p < 0.05).
Conclusions: HDL-C in the study group had the highest percentage of disorders in the lipid-lipoprotein
component (58.2%). Mean CT, HDL-C, and LDL-C groups were significantly lower (p < 0.05) than the control
group and the higher mean TG, CT/HDL-C, LDL /HDL-C groups control group (p < 0.05).
Keywords: Lipid-lipoprotein disorders.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu trong y văn đã đề cập đến sự rối loạn
các thành phần lipid máu là nguyên nhân chủ
yếu gây ra những bệnh lý về tim mạch. Rối loạn
lipid máu góp phần gây ra khoảng 56% bệnh tim
thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn đến 4,4
triệu người tử vong hàng năm trên thế giới(1). Sự
rối loạn lipid-lipoprotein máu ở người bệnh thận
mạn là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ tử
vong do nguyên nhân tim mạch, và sự rối loạn
này cũng là nguyên nhân làm tăng tiến triển của
bệnh lý thận. Bệnh mạch vành là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân STMGĐ.V
và lọc máu chu kỳ. Tỷ lệ tử vong trong năm đầu
tiên sau khi bắt đầu lọc máu là 24% và hơn phân
nửa số tử vong này là do nguyên nhân tim
mạch. Bệnh thận mạn ngày càng phổ biến trên
toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều
nghiên cứu tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á cho thấy
khoảng 9 - 13% dân số thế giới mắc bệnh thận
mạn. Hầu hết những bệnh nhân này sớm hay
muộn cũng tiến triển đến STMGĐ.V và cần phải
điều trị thay thế bằng ghép thận hay lọc máu.
Việt Nam: tỷ lệ suy thận mạn (giai đoạn 3-giai
đoạn 5) là 3,1%,trong đó suy thận mạn giai đoạn
V khoảng 0,09%.
Tất cả các yếu tố trên góp phần làm tăng tỷ
lệ bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch ở
những bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi thực
hiện đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ rối loạn lipid-lipoprotein máu
ở người bệnh STMGĐ.V.
Khảo sát sự khác biệt các thành phần lipid-
lipoprotein máu giữa người bệnh STMGĐ.V với
nhóm chứng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Tháng 8/2017 – tháng 4/2018.
Đối tượng nghiên cứu
Những người bệnh STMGĐ.V đến khám và
điều trị tại bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh.
Nhóm chứng: những người đến khám sức
khỏe tại phòng khám bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cách tiến hành
Với cỡ mẫu 91 bệnh nhân STMGĐ V và 90
người nhóm chứng. Được tiến hành xét nghiệm
và khảo sát về các thành phần Lipid-lipoprotein
bằng máy sinh hóa tự động AU 400 OLYMPUS.
Xử lý số liệu
Các kết quả được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
91 người trong đó nam 42 (46%), nữ 49
(54%). Tuổi nhỏ nhất là 24 và lớn nhất là 89. Tuổi
trung bình là 60.
Nhóm chứng
90 người trong đó nam 54 người (60%), nữ
36 người (40%). Tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất
là 84. Tuổi trung bình là 48.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 66
Rối loạn lipid-lipoprotein máu ở người bệnh
STMGĐ.V trong nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Tỷ lệ % rối loạn lipid-lipoprotein máu ở
người bệnh STMGĐ.V trong nhóm nghiên cứu
Lipid-lipoprotein Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Không rối loạn 22 24,2
1 rối loạn 20 22,0
2 rối loạn 17 18,7
3 rối loạn 14 15,4
4 rối loạn 5 5,5
5 rối loạn 5 5,5
6 rối loạn 2 2,2
7 rối loạn 6 6,6
Tổng cộng 91 100
Bảng 2. Tỷ lệ % rối loạn từng thành phần lipid-
pipoprotein ở người STMGĐ.V
CT
HDL-
C
LDL-C TG
NonHDL
-C
CT/HDL-
C
LDL/HDL
-C
Bình
thường
78 41,8 86,8 61,5 85,7 52,7 84,6
Rối loạn 22 58,2 13,2 38,5 14,3 47,3 15,4
Sự khác biệt các thành phần lipid-lipoprotein
máu giữanhómSTMGĐ V với nhóm chứng
Bảng 3. So sánh trị sốcác thành phần lipid-
lipoprotein máu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
Chỉ số (mmol/L)
Nhóm nghiên
cứu
Nhóm chứng P
CT 4,3 ± 1,2 4,7 ± 0,6 <0,05
HDL-C 0,9 ± 0,2 1,3 ± 0,2 <0,05
LDL-C 2,4 ± 0,9 2,8 ± 0,6 <0,05
TG 2,0 ± 1,6 1,4 ± 0,7 <0,05
non-HDL-C 3,3 ± 1,2 3,4± 0,6 >0,05
CT/HDL-C 4,7 ± 1,9 3,7 ± 0,7 <0,05
LDL/HDL-C 2,6 ± 1,2 2,2 ± 0,6 <0,05
BÀN LUẬN
Tỷ lệ % rối loạn các thành phần lipid-
lipoprotein máu ở người STMGĐ V
Tỷ lệ % có rối loạn các thành phần lipid-
lipoprotein máu ở người STMGĐ.V là 75,8%.
Các chỉ số trên cho thấy nguy cơ biến chứng tim
mạch trong bệnh STMGĐ.V là rất cao.
Sự khác biệt các thành phần lipid-lipoprotein
máu giữa người bệnh STMGĐ V với nhóm
chứng
Kết quả cho thấy trị số CT, HDL-C, LDL-C ở
nhóm bệnh trong nghiên cứu thấp hơn so với
nhóm chứng (p < 0,05) và TG, CT/HDL-C,
LDL/HDL-C nhóm bệnh trong nghiên cứu cao
hơn so với nhóm chứng (p < 0,05).
Cholesterol toàn phần (CT)
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trị số trung bình CT ở nhóm nghiên cứu là
4,3 ± 1,2 mmol/L, thấp hơn so với nhóm chứng là
4,7 ± 0,6 mmol/L (p < 0,05).
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối
liên quan giữa nồng độ cholesterol toàn phần
thấp với tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân
STMGĐ.V. Theo Iseki(1) thông số cholesterol
toàn phần thấp là dấu chỉ cho thấy tình trạng
suy dinh dưỡng và bị viêm nhiễm.
High density lipoprotein cholesterol (HDL-C)
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trị số trung bình HDL-C ở nhóm nghiên
cứu (0,9 ± 0,2 mmol/L), thấp hơn so với nhóm
chứng (1,3 ± 0,2 mmol/L) (p < 0,05).
Mối liên quan giữa HDL-C và bệnh suythận
rất khó để xác lập cách chính xác vì một số tác
giả(2,4,5) cho rằng HDL-C ở người bệnh thận mạn
thường bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng
của HDL-C trưởng thành, điều này dẫn đến tác
động tiêu cực cho hệ thống vận chuyển
cholesterol.
Low density lipoprotein cholesterol (LDL-C)
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trị số trung bình LDL-C ở nhómnghiên cứu
(2,4 ± 0,9 mmol/L), thấp hơn so với nhóm chứng
(2,8 ± 0,6 mmol/L) (p < 0,05).
Do giảm hoạt tính của men lipoprotein
lipase, cũng như là giảm biểu hiện và hoạt tính
của men lipase ở gan cùng với sự suy giảm các
thụ thể của VLDL, LDL, LRL (lipoprotein
receptor-related protein). Do đó ở người bệnh
thận mạn giảm sự chuyển đổi từ IDL thành
LDL-C nên nồng độ LDL-C huyết tương thường
không cao(3,6,9).
Non -high density lipoprotein cholesterol (non-
HDL-C)
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trị số trung bình non-HDL-C ở nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 67
nghiên cứu là 3,3 ± 1,2 mmol/L so với nhóm
chứng là 3,4 ± 0,6 mmol/L
Theo Trần Công Duy(7),bệnh nhân bị bệnh
thận mạn thường tăng nguy cơ các biến cố tim
mạch và nên được tầm soát rối loạn lipid máu
trong đó trị số non-HDL-C cần phải được tính
đến và có thể được xem xét là mục tiêu điều trị
phụ. Theo tác giả Tomoko Usui (8) nhận định sự
gia tăng mức non-HDL-C rất có ý nghĩa đối với
yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lý tim. Tác giả Jia
Wen(9) cho rằng tỷ lệ của non-HDL/HDL-C thì
liên quan đến tỷ lệ lưu hành của bệnh thận mạn.
Triglyceride (TG)
Kết quả triglyceride trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi ở nhóm STMGĐ.V(2,0 ± 1,6
mmol/L)cao hơn so với nhóm chứng(1,4 ± 0,7
mmol/L) (p < 0,05).
Hầu hết các báo cáo số liệu nghiên cứu trong
và ngoài nước đều có chung một nhận định về
sự tăng TG mức độ vừa (khoảng 2,0 mmol/L) ở
bệnh nhân STMGĐ.V. Mức độ tăng của TG ở tất
cả các nghiên cứu, có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng ở mỗi nghiên cứu của các tác giả
khác nhau.
CT/HDL-C và LDL/HDL-C
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trị số trung bình CT/HDL-C là 4,7 ± 1,9 và
LDL/HDL-C là 2,6 ± 1,2 ở nhóm nghiên cứu. Chỉ
số CT/HDL-C và LDL/HDL-C góp phần làm rõ
hơn về tính rối loạn các thành phần Lipid-
lipoprotein máu ở người STMGĐ.V đồng thời
cũng cho thấy những nguy cơ về bệnh lý tim
mạch ở nhóm bệnh này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu với 91 mẫu bệnh suy thận
mạn giai đoạn V và 90 mẫu chứng chúng tôi có
một số kết luận sau:
Tỷ lệ % rối loạn các thành phần lipid-
lipoprotein máu ở người STMGĐ.V
Sự rối loạn các thành phần lipid-pipoprotein
ở người STMGĐ.Vcó đặc điểm tỷ lệ % rối loạn
HDL-C cao.
Tỷ lệ % rối loạn các thành phần lipid-
pipoprotein ở người STMGĐ.Vđược sắp xếp
theo mức tăng dần: LDL-C 13,2%; non-HDL-C
14,3%; LDL/HDL-C 15,4%. CT 22%; TG 38,5%;
CT/HDL-C 47,3%; HDL-C 58,2%.
Tỷ lệ rối loạn là 75,8%, trong đó có 1 thành
phần rối loạn là 22,0% (chiếm tỷ lệ cao nhất), có 2
rối loạn là 18,7%, 3 rối loạn là 15,4%, 4 rối loạn là
5,5%, 5 rối loạn là 5,5%, 6 rối loạn là 2,2% (thấp
nhất) và 7 rối loạn là 6,6%.
Sự khác biệt các thành phần lipid-lipoprotein
máu giữa nhóm STMGĐ V và nhóm chứng
Trị số TG ở người STMGĐ.V cao hơn so với
người không mắc bệnh thận mạn, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trị số HDL-C, LDL-C và CT ở người
STMGĐ.V thấp hơn so với người không mắc
bệnh thận mạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
Trị số CT/HDL-C và LDL/HDL-C (những trị
số đánh giá nguy cơ xảy ra tai biến ở bệnh lý tim
mạch) ở người STMGĐ.V cao hơn so với người
không mắc bệnh thận mạn, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Iseki K, Yamazato M, Tozawa M, Takishita S (2002),
“Hypocholesterolemia ia a significant predictor of death in a
cohort of Chronic Hemodialysis Patients”. Kidney Int, 61: 1887-1893.
2. Keane WF, Tomassini JE and Neff DR (2013), “Lipid
Abnormalities in Patients with Chronic Kidney Disease:
Implications for the Pathophysiology of Atherosclerosis”. J
Atheroscler Thromb; 20( 2): 123-133.
3. Ku E, Campese V (2013), “Is Lipid Management Effective for All
Stages of CKD”. Blood purif, 35:26-30.
4. Omran J, Al-Dadah A, Dellsperger KC (2013) “Dyslipidemia in
patients with chronic and End-stage Kidney Disease”.
Cardiorenal Med; 3(3): 165-177.
5. Piecha G, Adamczak M, Ritz E (2009), “Dyslipidemia in chronic
kidney disease”. Pathogenesis and intervention, 119(7-8): 487-492.
6. Raju DSSK, Lalitha DL, Kiranmayi P (2013). “A study of Lipid
Profile Peroxidation in Chronic Kidney Disease with Special
Reference to Hemodialysis”. Journal of Clinical Research &
Bioethics. J clinic Res Bioeth 4: 143-154.
7. Trần Công Duy, Đặng vạn Phước (2016),“Tổng quan các vấn đề
tim mạch học”, Chuyên đề tim mạch học.Hội Tim Mạch, Tp.Hồ
Chí Minh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 68
8. Usui T, Nagata M, Hata J & CS (2017), “Serum Non-High -
Density Lipoprotein Cholesterol and Risk of cardiovascular
Disease in Community Dwellers with Chronic kidney Disease:
the Hisayama Study”. J Atheroscler thromb, 201, pp 706-715.
9. Wen J, Chen Y, Huang Y & CS (2017), “Association of the
TG/HDL-C and Non-HDL/HDL-C ratios with chronic kidney
disease in adult Chinese population”. Kidney Blood Press Res; 42:
1141-1154.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_roi_loan_chuyen_hoa_lipid_lipoprotein_mau_o_nguoi_s.pdf