Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục ở bệnh nhân nhồi màu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng

Tài liệu Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục ở bệnh nhân nhồi màu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 390 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER HUYẾT TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH ĐO ĐỘ ĐỤC Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG Hồ Thị Nở*, Trần Xuân Tín*, Mai Thị Thùy*, Tống Thị Hải Yến* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục nhằm góp phần sử dụng hiệu quả xét nghiệm định lượng D-Dimer trong chẩn đoán bệnh lý nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang về nồng độ D-Dimer huyết tương của 23 bệnh nhân nhồi máu não, với nhóm chứng gồm 23 người bình thường tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Kết quả: Xác định nồng độ trung bình D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục: Nhóm nhồi máu não: D-Dimer: 2217,6±1579,3 ng/ml, cao hơn giá trị bình thường (<500ng/ml); nam: 1791,9±1376,3 ng/ml, nữ: 2771±1723,1 ng/ml (p>0,05). Nhóm chứng: D-Dimer: 133,7 ±113,6 ng/ml; nam: 85,7± ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục ở bệnh nhân nhồi màu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 390 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER HUYẾT TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH ĐO ĐỘ ĐỤC Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG Hồ Thị Nở*, Trần Xuân Tín*, Mai Thị Thùy*, Tống Thị Hải Yến* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục nhằm góp phần sử dụng hiệu quả xét nghiệm định lượng D-Dimer trong chẩn đoán bệnh lý nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang về nồng độ D-Dimer huyết tương của 23 bệnh nhân nhồi máu não, với nhóm chứng gồm 23 người bình thường tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Kết quả: Xác định nồng độ trung bình D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục: Nhóm nhồi máu não: D-Dimer: 2217,6±1579,3 ng/ml, cao hơn giá trị bình thường (<500ng/ml); nam: 1791,9±1376,3 ng/ml, nữ: 2771±1723,1 ng/ml (p>0,05). Nhóm chứng: D-Dimer: 133,7 ±113,6 ng/ml; nam: 85,7± 98,9 ng/ml, nữ: 154,7 ±116,1 ng/ml (p>0,05). Giá trị chẩn đoán của D-Dimer: Diện tích dưới đường cong (AUC) là 99,62% (95%CI: 91,5%-100%), với p<0,001. Ngưỡng cắt của D-Dimer: 575 ng/ml cho phép định hướng chẩn đoán tốt đối với nhồi máu não. Độ nhạy đạt 95,65% (95%CI: 78,1%-99,9%). Độ đặc hiệu đạt 100% (95%CI: 85,2%-100%). Giá trị tiên đoán dương: 100% (95%CI: 84,6%-100%). Giá trị tiên đoán âm: 95,8% (95%CI: 78,3%-99,9%). Kết luận: Với ngưỡng cắt là 575 ng/ml, D-Dimer có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu não. Từ khóa: nhồi máu não ABSTRACT SURVEY ON PLASMA D-DIMER CONCENTRATION BY IMMUNOTURBIDIMETRIC ASSAY IN PATIENTS WITH ISCHEMIC STROKE AT DANANG C HOSPITAL Ho Thi No, Tran Xuan Tin, Mai Thi Thuy, Tong Thi Hai Yen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 390 – 395 Objectives: Determining plasma D-Dimer concentration by immunoturbidimetric assay to contributing for the effective use of D-Dimer for the diagnosis of ischemic stroke. Methods: In a cross-sectional descriptive study, plasma D-Dimer concentration measured using immunoturbidimetric assay in 23 patients with ischemic stroke at Da Nang C Hospital. The control group to D- Dimer were collected in 23 healthy people. Results: Ischemic stroke group: D-Dimer: 2217.6±1579.3 ng/ml, higher than the normal value (<500 ng/ml); male: 1791.9±1376.3 ng/ml, female: 2771±1723.1 ng/ml (p>0.05). Control group: D-Dimer: 133.7±113.6 ng/ml. Base on the ROC curve, the optimal cut-off value of plasma D-Dimer as an indicator for diagnosis of ischemic stroke to be 575 ng/nl, which yielded a sensitivity of 95.65% (95%CI: 78.1%-99.9%) and a specificity of 100% (95% CI: 85.2%-100%). The area under the curve was 99.62% (95%CI: 91.5%- 100%, p<0.001). The positive predict value was 100% (95%CI: 84.6%-100%). The negative predict value was 95.8% (95%CI: 78.3%-99.9%). Conclusions: At the cut-off value is 575 ng/ml, plasma D-Dimer concentration is helpful for the diagnosis of ischemic stroke. *Bệnh viện C Đà Nẵng Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Thị Nở ĐT: 0905385496 Email: hothino65@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 391 Key words: ischemic stroke ĐẶT VẤN ĐỀ D-Dimer là sản phẩm của quá trình thoái giáng fibrin từ cục máu đông trong lòng mạch, là dấu chứng cho sự hiện diện của fibrin trong tuần hoàn. Vì vậy, khi có cục máu đông trong lòng mạch sẽ làm tăng nồng độ D-Dimer máu. D- Dimer là một chất chỉ điểm sinh học có giá trị trong phát hiện, chẩn đoán cũng như theo dõi những rối loạn đông máu cấp tính có tỷ lệ tử vong cao như DIC, tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối D-Dimer tăng trong 90% huyết khối tĩnh mạch sâu, trong 95% các trường hợp tắc mạch phổi và chỉ thấy ở 5% những người không có bệnh huyết khối(2,4). Theo Đặng Vạn Phước và cộng sự, với ngưỡng chẩn đoán là 500 ng/ml, xét nghiệm định lượng D-Dimer là phương pháp chính xác và hiệu quả trong chẩn đoán loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa cấp tính có nguy cơ. Huyết khối mạch hoặc nghẽn mạch làm tắc một mạch máu lớn gây nhồi máu. Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Nhồi máu não chiếm khoảng 70% trường hợp đột quỵ não và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để phát hiện D-Dimer: ngưng kết hạt latex (thủ công), miễn dịch gắn men ELISA (bán tự động) và miễn dịch đo độ đục. Trong đó kỹ thuật miễn dịch đo độ đục là một kỹ thuật mới, với ưu điểm tự động hoàn toàn, có sử dụng kháng thể đơn dòng nhằm tăng độ đặc hiệu(5). Nhằm góp phần sử dụng hiệu quả xét nghiệm định lượng D-Dimer trong chẩn đoán bệnh lý nhồi máu não, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục ở bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng” với mục tiêu cụ thể như sau: Xác định nồng độ trung bình D-Dimer ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Giá trị chẩn đoán của D-Dimer trong nhồi máu não (Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và giá trị tiên đoán âm tính của D-Dimer). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nhóm nhồi máu não: Gồm 23 bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu não tại Bệnh viện C Đà Nẵng, từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2018. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân có chẩn đoán là nhồi máu não. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có điều trị thuốc tiêu huyết khối. Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng. Nhóm chứng: Gồm 23 người bình thường đến khám sức khỏe định kỳ tại Phòng khám Yêu cầu, Bệnh viện C Đà Nẵng, từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2018, và các trường hợp này là tự nguyện tham gia nghiên cứu. Những người này được khám lâm sàng để loại trừ bệnh nhồi máu não và được xét nghiệm D-Dimer. Cách chọn mẫu: thuận tiện. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, có nhóm chứng. Phương pháp thu thập dữ liệu Bằng phiếu thu thập số liệu. Thu thập các thông tin sau: Tuổi, giới. Nồng độ D-Dimer: ng/ml. Kết quả chụp CT, MRI: có hay không có hình ảnh nhồi máu não. Các bước tiến hành Chọn đối tượng nghiên cứu. Thực hiện XN định lượng D-Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục. Thu thập số liệu theo phiếu nghiên cứu. Phân tích và xử lý số liệu. Viết báo cáo. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 392 Xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương (PPV) và giá trị tiên đoán âm (NPV). Bảng 1. Bảng tính độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV Nhóm nhồi máu não Nhóm chứng Tổng D-Dimer(+) a b a+b D-Dimer(-) c d c+d Tổng a+c b+d a+c+b+d Độ nhạy Se: a/ a+c. Độ đặc hiệu Sp: d/ b+d Giá trị tiên đoán dương PPV: a/ a+b. Giá trị tiên đoán âm NPV: d/ c+d(6) (Bảng 1). Kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu Xét nghiệm D-Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục, máy đông máu tự động CA560 (Sysmex), sinh phẩm: Innovance D-Dimer, hãng Siemens. CT, MRI: Do các Bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện C Đà Nẵng thực hiện. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 2. Phân bố theo giới Giới Nhóm nhồi máu não- n(%) Nhóm chứng- n(%) Nam 13 (56,5%) 7 (30,4%) Nữ 10 (43,5%) 16 (69,6%) Tổng 23 (100%) 23(100%) Nhóm nhồi máu não: nam chiếm 56,5%, cao hơn nữ, p >0,05. Nhóm chứng: nam chiếm 43,5%, thấp hơn nữ, p >0,05 (Bảng 2). Bảng 3. Phân bố theo tuổi Tuổi Nhóm nhồi máu não Nhóm chứng Tuổi (TB±SD) 84± 11 33 ± 17 Cao nhất 102 77 Thấp nhất 50 18 Nhóm nhồi máu não: tuổi trung bình: 84, cao nhất: 102, thấp nhất: 50. Nhóm chứng: tuổi trung bình: 33, cao nhất: 77 tuổi, thấp nhất: 18 (Bảng 3). Nồng độ trung bình D-Dimer của mẫu nghiên cứu Nhóm nhồi máu não Nồng độ trung bình D-Dimer: 2217,6± 1579,3 ng/ml; cao hơn giá trị bình thường (<500 ng/ml). Nữ có trị số trung bình D-Dimer cao hơn nam, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4). Bảng 4. Nồng độ trung bình D-Dimer phân bố theo giới (nhóm nhồi máu não) Giới n X ± SD p Nam 13 1791,9± 1376,3 >0,05 Nữ 10 2771± 1723,2 Tổng 23 2217,6± 1579,3 Nồng độ D-Dimer phân bố theo mức độ Bảng 5. Nồng độ D-Dimer phân bố theo mức độ (nhóm nhồi máu não) D- Dimer ng/ml ≤500 501-1000 1001-2000 2001-5000 >5000 TC n 1 6 8 5 3 23 % 4,3 26,1 34,8 21,7 13,1 100 p >0,05 Nhóm nồng độ D-Dimer: 1001-2000 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (34,8%), kế tiếp là nhóm D- Dimer: 501-1000 ng/ml (26,1%). Nhóm nồng độ D-Dimer ≤500 ng/ml chỉ chiếm 4,3% (Bảng 5). Nhóm chứng Nồng độ trung bình D-Dimer phân bố theo giới Bảng 6. Nồng độ trung bình D-Dimer phân bố theo giới (nhóm chứng) Giới n X ± SD p Nam 7 85,7 ± 98,9 >0,05 Nữ 16 154,7 ± 116,1 Tổng 23 133,7± 113,6 Nồng độ trung bình D-Dimer là 133,7± 113,6 ng/ml; nữ có trị số trung bình D-Dimer cao hơn nam, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 6). Nồng độ D-Dimer phân bố theo mức độ Bảng 7. Nồng độ D-Dimer phân bố theo mức độ (nhóm chứng) D- Dimer ng/ml ≤500 501-1000 1001-2000 2001-5000 >5000 Tổng n 23 0 0 0 0 23 % 100 0 0 0 0 100 p <0,05 Nhóm nồng độ D-Dimer ≤500 ng/ml chiếm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 393 tỷ lệ 100%, không có trường hợp nào D-Dimer >500 ng/ml (Bảng 7). Giá trị chẩn đoán của D-Dimer trong nhồi máu não Đường cong ROC của D Dimer Diện tích dưới đường cong: AUC= 99,62%, với p <0,001 (Hình 1). Độ nhạy và độ đặc hiệu của D-Dimer Độ nhạy (Se=a/ a+c): 95,65%. Khoảng tin cậy: 78,1%-99,9%. Độ đặc hiệu (Sp=b/ b+d): 100%. Khoảng tin cậy: 85,2%-100%. Giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của D-Dimer Giá trị tiên đoán dương (PPV =a/ a+b): 100%. Khoảng tin cậy: 84,6%-100%. Giá trị tiên đoán âm (NPV=d/ c+d): 95,8%. Khoảng tin cậy: 78,3%-99,9%. Bảng 8. Kết quả tính độ nhạy, độ đặc hiệu của D-Dimer Nhóm nhồi máu não Nhóm chứng Tổng D-Dimer (+) 22 (a) 0 (b) 22(a+b) D-Dimer (-) 1(c) 23 (d) 24 (c+d) Tổng 23(a+c) 23(b+d) 46(a+c+b+d) DDimer 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 100-Specificity S e n s it iv it y Sensitivity: 95,7 Specificity: 100,0 Criterion : >370 Hình 1. Đường cong ROC của D-Dimer AUC: 0,9962 95% CI: 0,915-1 p<0,0001. Youden index J= max (Se+Sp-1): 0,957 Ngưỡng cắt: D-Dimer= 575ng/ml BÀN LUẬN Xác định nồng độ D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu não Nhóm nhồi máu não Đặc điểm bệnh nhân nhồi máu não Về giới, tỷ lệ nam nhồi máu não chiếm 56,5 %, cao hơn nữ (43,5%). Về tuổi: tuổi cao nhất là 102, thấp nhất: 50, trung bình là 83 tuổi. Kết quả nồng độ D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu não Kết quả Bảng 4 cho thấy: nồng độ trung bình D-Dimer ở nhóm nhồi máu não là 2217,6±1579,3 ng/ml, cao hơn so với giá trị bình thường của D- Dimer (<500 ng/ml). Nồng độ D-Dimer của nam là 1791,9±1376,3 ng/ml; thấp hơn so với nữ (2771±1723,1ng/ml), nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nồng độ trung bình D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu não của chúng tôi là 2217,6±1579,3 ng/ml, không khác biệt với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Thúy Hằng (1624,9 ±1150 ng/ml, n: 42)(3). Theo kết quả bảng 5, ở bệnh nhân nhồi máu não: D-dimer có nồng độ từ 1001-2000 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (34,8%), và chỉ có 1 trường hợp D-Dimer<500 ng/ml, chiếm tỷ lệ 4,3%, nghĩa là tỷ lệ âm tính giả của nhóm nhồi máu não rất thấp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 394 Nhóm chứng Đặc điểm nhóm chứng Về giới, nam chiếm tỷ lệ 30,4 %, thấp hơn nữ (69,6%). Về tuổi: tuổi cao nhất là 77, thấp nhất: 18, trung bình là 33 tuổi. Kết quả nồng độ D-Dimer ở nhóm chứng Kết quả bảng 6 cho thấy: nồng độ trung bình D-Dimer ở nhóm chứng là 133,7±113,6 ng/ml. Nồng độ D-Dimer của nam là 85,7±98,9 ng/ml; thấp hơn so với nữ 154,7 ± 116,1ng/ml, (p>0,05). Theo kết quả bảng 7, nhóm nồng độ D-Dimer ≤500 ng/ml chiếm tỷ lệ 100%, không có trường hợp nào D-Dimer >500 ng/ml. Theo tác giả Nguyễn Đạt Anh thì trị số D-Dimer bình thường là <500 ng/ml(4). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Coen Herak D và cộng sự, với thuốc thử là Innovance D-Dimer giống như chúng tôi đã sử dụng, thì giá trị D-Dimer cao nhất của người bình thường là 495 ng/ml (n:40)(1) cũng tương tự như chúng tôi. Kết quả nồng độ D-Dimer ở nhóm chứng của chúng tôi so với tác giả Wen-Jie Zi cũng không khác biệt (170-740 ng/ml, n:100)(7). Giá trị chẩn đoán của D-Dimer Hình 1 cho thấy: diện tích dưới đường cong: AUC= 0,9962 (95% CI: 0,915-1); với p<0,001. Dựa vào đường cong ROC, ngưỡng cắt của D-Dimer là 575 ng/ml. Độ nhạy đạt: 95,65% (95%CI: 78,1%-99,9%). Độ đặc hiệu đạt: 100% (95%CI: 85,2%-100%). Giá trị tiên đoán dương của D- Dimer là 100% (95%CI: 0,915-1). Giá trị tiên đoán âm : 95,8% (95%CI: 78,3%-99,9%). Như vậy theo kết quả nghiên cứu đã nêu trên của chúng tôi, với ngưỡng cắt là 575ng/ml, D-Dimer huyết tương có vai trò định hướng chẩn đoán tốt đối với nhồi máu não. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nồng độ D-Dimer trên những đối tượng có bệnh lý khác nhau, kết quả cũng khác nhau. Theo tác giả Đặng Vạn Phước, Nguyễn Văn Trí và cộng sự (Đại học Y Dược TP HCM), vào năm 2010 đã nghiên cứu 304 bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý nội khoa cấp tính, đã phát hiện được 28% bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu. Nồng độ D-Dimer máu ở nhóm có huyết khối là 816 µg/l, nhóm không có huyết khối là 589 µg/l (p <0,001). Với ngưỡng chẩn đoán của D-Dimer máu là 500 µg/l, D-Dimer tăng chẩn đoán huyết khối có độ nhạy 77,88%, độ đặc hiệu 42,8%, giá trị tiên đoán dương tính là 33,2%, giá trị tiên đoán âm tính là 84,1%. Hà Hoàng Kiệm, Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2012) đã nghiên cứu 200 bệnh nhân người lớn bị hội chứng thận hư nguyên phát, trong đó có 42 bệnh nhân (21%) có biến chứng nghẽn tắc mạch do huyết khối (cả ở tĩnh mạch sâu và động mạch). Nồng độ D-Dimer máu ở nhóm có biến chứng nghẽn tắc mạch tăng cao hơn nhóm không có biến chứng nghẽn tắc mạch. D-Dimer máu tăng (>500µg/l) là yếu tố nguy cơ nghẽn tắc mạch cao gấp 8,34 lần so với D-Dimer máu ≤500µg/l. Với điểm cắt 500µg/l, chẩn đoán nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân người lớn bị hội chứng thận hư nguyên phát, tăng D- Dimer máu có độ nhạy 51,51%, độ đặc hiệu 94,02%, giá trị dự báo dương tính 80,95%, giá trị dự báo âm tính 74,74%, khả năng chẩn đoán chính xác. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang về D-Dimer ở 56 bệnh nhân nhồi máu não: nồng độ D-Dimer trung bình là 1,29±1,15µg/ml cao hơn giá trị bình thường (<0,5µg/ml); nồng độ D-Dimer ở giới nam 1,23±1,155µg/ml và nữ 1,36±1,185µg/ml, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới với p=0,66. Từ năm 2010-2012, tác giả Wen-Jie Zi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nồng độ D- Dimer huyết tương ở 240 trường hợp nhồi náu não cấp và nhóm chứng gồm 100 người. Kết quả cho thấy: khi so sánh với nhóm chứng, nồng độ D-Dimer ở nhóm nhồi máu não cấp cao hơn so với nhóm chứng (p=0,000), ngưỡng cắt của D-Dimer là 910ng/ml, độ nhạy: 83,7% và độ đặc hiệu: 81,5%(6). Vì D-Dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của fibrin trong tuần hoàn, nên D-Dimer là xét nghiệm có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý huyết khối. Ngoài ra, xét nghiệm này còn có giá trị để phát hiện các tình trạng tăng đông, và hữu ích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 395 để theo dõi tiến triển theo thời gian các bệnh lý huyết khối và để đánh giá hiệu quả điều trị. KẾT LUẬN Qua khảo sát nồng độ D-Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục ở 23 trường hợp nhồi máu não, và nhóm chứng gồm 23 trường hợp, chúng tôi xin kết luận như sau: - Xác định nồng độ D-Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục: Nhóm nhồi máu não: Nồng độ trung bình D-Dimer: 2217,6±1579,3 ng/ml, cao hơn giá trị bình thường (<500 ng/ml). Ở nam giới, D-Dimer: 1791,9±1376,3 ng/ml. Ở nữ giới, D-Dimer: 2771±1723,1 ng/ml, (p>0,05). Nhóm chứng: Nồng độ trung bình D-Dimer: 133,7±113,6 ng/ml. Nam giới: 85,7±98,9 ng/ml, nữ giới: 154,7±116,1 ng/ml, (p>0,05). - Giá trị chẩn đoán của D-Dimer: Diện tích dưới đường cong: AUC= 99,62% (95% CI: 91,5%- 100%), với p<0,001. Ngưỡng cắt của D-Dimer: 575 ng/ml cho phép phân biệt có hay không có nhồi máu não. Độ nhạy đạt 95,65% (95% CI: 78,1%-99,9%). Độ đặc hiệu đạt 100% (95% CI: 85,2%-100%). Giá trị tiên đoán dương là 100% (95% CI: 84,6%-100%). Giá trị tiên đoán âm là 95,8% (95% CI: 78,3%-99,9%). Kết luận: Với ngưỡng cắt là 575ng/ml, D- Dimer có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu não TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Coen Herak D, Milos M, Zadro R (2009). Evaluation of the Innovance D-DIMER analytical performance. Clin Chem Lab Med, 47(8):945-51. 2. Goodacre S, Stevenson A, Sutton A, et al (2006). Measurement of the clinical and cost-effectiveness of non-invasive diagnostic testing strategies for deep vein thrombosis. Health Technology Assessment, 10(15):1-168. 3. Hồ Thị Thúy Hằng, Hoàng Khánh và cs (2011). Nghiên cứu mối liên quan của nồng độ D - Dimer huyết tương với độ trầm trọng và tổn thương não trên chụp não cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 4. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013). “D-Dimer”, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, pp.148-149. 5. Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thẳng, Nguyễn Thị Thoa và cs (2017). So sánh định lượng D-Dimer trên hai hệ thống xét nghiệm xét nghiệm đông máu tự động. Y học Thành phố Hồ Chí Minh- Chuyên đề Huyết học Truyền máu, 21(6):421-424. 6. Phạm Hùng Vân (2006). Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, pp.131-134. 7. Zi WJ, Shuai J (2014). Plasma D-Dimer Levels Are Associated with Stroke Subtypes and Infarction Volume in Patients with Acute Ischemic Stroke. PLoS One, 9(1): e86465. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nong_do_d_dimer_huyet_tuong_bang_ky_thuat_mien_dich.pdf
Tài liệu liên quan