Khảo sát mức độ tuân thủ phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẫn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Tài liệu Khảo sát mức độ tuân thủ phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẫn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 309 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẪN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em đã giảm đáng kể tại các nước phát triển khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tại các nước đang phát triển vẫn còn rất cao. Điều này có thể do tỷ lệ tuân thủ phác đồ còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng - 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016. Kết quả: Trẻ dưới 60 tháng chiếm đa số (83,6%), tỷ lệ nam/nữ 0,97. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với mạch không bắt được (49,3%)...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ tuân thủ phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẫn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 309 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẪN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em đã giảm đáng kể tại các nước phát triển khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tại các nước đang phát triển vẫn còn rất cao. Điều này có thể do tỷ lệ tuân thủ phác đồ còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng - 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016. Kết quả: Trẻ dưới 60 tháng chiếm đa số (83,6%), tỷ lệ nam/nữ 0,97. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với mạch không bắt được (49,3%), huyết áp không đo được (50,7%), hôn mê (28,8%), chi lạnh (79,5%), thở nấc/ngưng thở (37%). 35,6% trẻ mắc các bệnh lý kèm theo. 100% các trường hợp vào sốc nhiễm khuẩn đều tuân thủ mục tiêu hỗ trợ hô hấp ban đầu. Tỷ lệ tuân thủ mục tiêu chọn dung dịch điện giải chống sốc ban đầu là 98,6%. 95,8% các trường hợp tuân thủ việc chọn dopamin là thuốc vận mạch đầu tiên. 98,6% các trường hợp kháng sinh được sử dụng trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán. 100% trẻ được đặt catheter động mạch đo huyết áp xâm lấn trong 6 giờ đầu. 23,3% trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong 6 giờ đầu. 47,9% được đặt thông tiểu trong 6 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu còn khá cao, với tử vong trong 24 giờ và tử vong chung lần lượt là 49,3% và 76,7%. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ một biện pháp điều trị còn thấp và tình trạng lâm sàng nặng lúc chẩn đoán có thể là những nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong còn cao. Tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn hiện nay có thể làm giảm tỷ lệ tử vong đáng kể. Từ khóa: Sốc nhiễm khuẩn, tuân thủ, điều trị. ABSTRACT SURVEY OF ADHERENCE TO TREATMENT REGIMEN SEPTIC SHOCK AT CAN THO CHILDREN’S HOSPITAL Nguyen Phuoc Sang, Phung Nguyen The Nguyen, Tran Diep Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 309 - 314 Background – Objectives: Mortality rates from septic shock in children has declined with implementation the treatment regimen. Unfortunately, lesser developed countries continue to exhibit high death. This may be due to regimen adherence rate remains low. Objectives of the study to determine the rate of compliance with the treatment of septic shock at Can Tho Children’s Hospital. Methods:Retrospective, descriptive study of 73 patients with septic shock from 1 month to 15 years old admitted pediatric intensive care unit of Can Tho Children’s Hospital from 01/01/2012 to 30/04/2016. Results:Most of cases are under 60 months (83.6%), male/female rate is 0.97. All of cases are serious condition with impalpable pulse (49.3%), immeasurable blood pressure (50.7%), coma (28.8%), cold extremities (79.5%), dyspnea/apnea (37%). 35.6% of all children had underlying comorbidity. 100% adhered to the target *Bộ môn Nhi Đại học Y Dược Cần Thơ, **Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc BS. Nguyễn Phước Sang ĐT: 0919523668 Email: sangn80@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 310 initial respiratory support. Adherence rate to fluid guidelines was 98.6%. 95.8% of all cases adhered to the selection of dopamine is the first vasoactive drugs. 98.6% of all antibiotics used within the first 1 hour after the diagnosis. 100% were arterial catheters invasive blood pressure measurement in the first 6 hours. 23.3% were treated with central venous catheters in the first 6 hours. 47.9% were catheterized in the first 6 hours. The mortality rate of septic shock in children is relatively high (76.7%). Conclusion: Poor compliance with some key recommendations and most of cases are serious condition may be responsible for the continued high mortality. Adherence of the regimen will help improve mortality due to septic shock. Key words: septic shock, adherence, treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn (SNK) ở trẻ em vẫn còn rất cao. Ngay cả tại Mỹ và các nước phát triển tỷ lệ này cũng khoảng từ 10% đến 50%(16,17). Chẩn đoán sớm, xử trí ban đầu hiệu quả bằng các biện pháp hồi sức tích cực, kháng sinh thích hợp, sử dụng thuốc vận mạch và tăng cường co bóp cơ tim hợp lý giúp giảm tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn(9,10). Năm 2004 Hội hồi sức Mỹ đưa ra chiến lược điều trị sớm theo mục tiêu. Chiến lược này đã được áp dụng có hiệu quả trên trẻ em, giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể nếu tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị(10). Cho đến nay hướng dẫn đã được cập nhật theo y học chứng cứ qua các năm 2008, 2012. Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ phác đồ điều trị tại một bệnh viện tuyến cơ sở chúng tôi thực hiện nghiên cứu này góp phần xây dựng phác đồ điều trị tại tuyến cơ sở để cải thiện hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng – 15 tuổi nhập khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian từ 01/01/2012 đến 30/04/2016 được chẩn đoán SNK. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn Theo tiêu chuẩn chẩn đoán SNK đã thống nhất của Hội thảo Quốc tế về NKH năm 2005 phải thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau(5): Tụt huyết áp theo tuổi • 1 tháng − < 12 tháng: < 70 mmHg • 12 tháng − < 10 tuổi: < 70 + 2n (n: tuổi tính bằng năm) mmHg -≥ 10 tuổi: < 90 mmHg Có tình trạng viêm: 1 trong các tiêu chuẩn sau • CRP > 10 mg/dl hay procalcitonin > 0,5 ng/ml • Tăng bạch cầu theo tuổi/ giảm bạch cầu theo tuổi hay bạch cầu non > 10% Bằng chứng nhiễm khuẩn Gợi ý có bằng chứng nhiễm khuẩn với bất kỳ nguyên nhân nào khi có cấy máu dương tính, nhuộm soi tươi, PCR, hoặc có hội chứng lâm sàng liên quan đến khả năng nhiễm khuẩn cao. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân được chẩn đoán là SNK đã được điều trị tuyến trước hoặc chuyển viện lên tuyến trên. Hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu Sốc do những nguyên nhân khác Phương pháp thu thập số liệu Tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được thu thập bằng bệnh án mẫu được soạn sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Định nghĩa biến số Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ theo mục tiêu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 311 hỗ trợ hô hấp ban đầu phù hợp: • Chỉ định thở oxy qua cannula: tím tái và SaO2< 90% và/hoặc PaO2< 60 mmHg; thở co lõm ngực nặng; thở rên ở trẻ nhỏ. • Chỉ định đặt nội khí quản thở máy: ngưng thở, thở không hiệu quả hoặc PaCO2> 50mmHg; thiếu oxy máu nặng, PaO2< 60 mmHg với oxy, thở áp lực dương qua ngã mũi (NCPAP). Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ theo mục tiêu dùng vận mạch phù hợp: thuốc vận mạch ban đầu là dopamin nếu sốc không đáp ứng với bù dịch. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ mục tiêu đặt catheter đo huyết áp xâm lấn, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đo CVP, đặt thông tiểu: các thủ thuật được tiến hành trong vòng 6 giờ đầu sau chẩn đoán SNK. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ mục tiêu dùng kháng sinh: kháng sinh phải được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán SNK. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ mục tiêu cấy máu trước khi dùng kháng sinh: cấy máu phải được thực hiện trước khi dùng kháng sinh cho bệnh nhân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 01/01/2012 đến 30/04/2016 chúng tôi có 73 trẻ sốc nhiễm khuẩn nhập Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu. Đặc điểm Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Tuổi < 60 tháng 61 83,6 > 60 tháng 12 16,4 Giới Nam 36 49,3 Nữ 37 50,7 Bệnh lý kèm theo Có 26 35,6 Không 47 64,4 Hình thức nhập viện Tự đến 60 82,2 Chuyển viện 13 17,8 Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng lúc vào sốc. Đặc điểm Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Hôn mê 21 28,8 Mạch không bắt được 36 49,3 Huyết áp không đo được 37 50,7 Thở nấc/Ngưng thở 27 37,0 Chi lạnh 58 79,5 Thiểu niệu 33 45,2 Bảng 3: Tỷ lệ tuân thủ các biện pháp điều trị. Điều trị Tuần suất tuân thủ Tỷ lệ Hỗ trợ hô hấp 73 100 Chọn dung dịch điện giải là dung dịch chống sốc ban đầu 72 98,6 Tốc độ dịch 20 ml/kg/≤ 20 phút 45 61,6 Dopamin là thuốc vận mạch đầu tiên 68 95,8 Sử dụng kháng sinh trong 1 giờ đầu 72 98,6 Đặt catheter động mạch trong 6 giờ đầu 73 100 Đặt catheter TTTM trong 6 giờ đầu 17 23,3 Đặt cathethông tiểu 6 giờ đầu 35 47,9 Bảng 4: Tỷ lệ tuân thủ thời điểm thực hiện các xét nghiệm. Xét nghiệm Tuần suất tuân thủ Tỷ lệ Đánh giá rối loạn chức năng các cơ quan 73 100 Lactate máu lúc chẩn đoán 48 65,8 Cấy máu trước khi dùng kháng sinh 42 57,5 ScVO2 trong 6 giờ đầu 3 4, Bảng 5: Kết quả điều trị. Kết quả Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Sống 17 23,3 Tử vong 56 76,7 Tử vong ≤ 24 giờ 36 49,3 Tử vong > 24 giờ 20 27,4 BÀN LUẬN Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các trẻ đều < 60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 83,6%, tỷ lệ nam/nữ là 0,97.Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khả năng đề kháng kém do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn. Khi đã nhiễm khuẩn thì dễ bị nhiễm khuẩn nặng hơn các trẻ lớn và nhanh chóng đưa đến NKH và SNK với tỷ lệ tử vong cao tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển(3). Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng ghi nhận trẻ mắc các bệnh lý kèm theo trước khi được chẩn đoán SNK chiếm tỷ lệ 35,6%. Bệnh lý nền là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ SNK. Theo Watson, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 312 49% trẻ nhiễm khuẩn huyết nặng có bệnh lý kèm theo trước đó, thay đổi từ 36,1% ở nhóm trẻ từ 15-19 tuổi đến 59,1% ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi(16). Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trẻ cư trú tại Cần Thơ chiếm tỷ lệ 50,7%. Đặc điểm lâm sàng Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với 49,3% mạch không bắt được, 50,7% huyết áp không đo được, 28,8% hôn mê, 37% thở nấc/ngưng thở 37%, 79,5% tay chân lạnh, 45,2% thiểu niệu. Các nghiên cứu trước đây cũng nhận thấy trẻ bị SNK nhập viện trong tình trạng rất nặng. Phạm Văn Quang ghi nhận phần lớn bệnh nhi nhập viện đều ở trong tình trạng rất nặng với 100% rối loạn tri giác, 60% suy hô hấp nặng, 47% mạch không bắt được, 62% huyết áp không đo được(13). Nghiên cứu năm 2011 tại BVNĐ 1 ghi nhận sốc mất bù 87,7%, trong đó 30,8% không có mạch và huyết áp không đo được 52,3%(9). Năm 2005, Cao Việt Tùng nghiên cứu tại Viện Nhi trên 49 trường hợp SNK ghi nhận 91,8% có đầu chi lạnh, 100% trẻ đều có thời gian đổ đầy mao mạch trên 3 giây, 100% có rối loạn tri giác (59,2% li bì, 16,3% hôn mê), 69,4% có huyết áp thấp và kẹp(15). Tỷ lệ tuân thủ các biện pháp điều trị theo phác đồ Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tất cả các trường hợp đều được tuân thủ mục tiêu hỗ trợ hô hấp thở oxy và đặt nội khí quản thở máy. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hoàng, nhận thấy 100% các trường hợp tuân thủ theo mục tiêu hỗ trợ hô hấp ban đầu(3). Có tới 40% cung lượng tim dùng cho công thở, vì vậy khi thông khí giúp cải thiện cung lượng tim. Thông khí áp lực dương cũng làm giảm hậu tải thất trái, điều này có lợi ở trẻ với cung lượng tim thấp và kháng lực mạch máu cao(8,5). Sự tuân thủ mục tiêu chọn dịch hồi sức ban đầu phù hợp chiếm tỷ lệ rất cao 98,6%. Có một trường hợp sử dụng dung dịch keo là dung dịch chống sốc ban đầu là do bệnh nhân này bị ngưng tim ngưng thở trước khi vào bệnh viện. 61,6% tuân thủ tốc độ chống sốc với liều 20ml/kg trong khoảng thời gian ≤ 20phút. Dựa trên các nghiên cứu được công bố năm 2012, SSC khuyến cáo không sử dụng dung dịch hydroxyethyl starch có trọng lượng phân tử trên 200.000 dalton, và các nghiên cứu cho thấy Hydroxyethyl starch tăng nguy cơ suy thận và tăng tỷ lệ bệnh nhân phải lọc máu liên tục so với điện giải(5). Chúng tôi nhận thấy có 95,8% các trường hợp tuân thủ việc chọn dopamin là thuốc vận mạch đầu tiên. Kết quả nghiên cứu này tương tự các nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hoàng năm 2008-2013 và Nguyễn Minh Tiến năm 2013 tại BVNĐ 1 cho thấy tỷ lệ tuân thủ mục tiêu sử dụng dopamin là thuốc vận mạch đầu tiên tương đối cao(3,11). Đối với SNK ở trẻ em chọn lựa thuốc vận mạch ban đầu vẫn là dopamin, trong khi ở người lớn là nor-epinephrin(8). Trên 50% các trung tâm trong nhiên cứu của Santschi dùng catecholamin nếu bệnh nhi không cải thiện sau bù dịch 40-60 ml/kg, 25% dùng sau khi truyền dịch 20-40 ml/kg, 8% dùng sau khi bù dịch 60-80 ml/kg và 8% dùng dựa trên kết quả siêu âm tim tại giường(14). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 98,6% các bệnh nhi được khởi đầu kháng sinh trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hoàng, tác giả nhận thấy 97,6% các bệnh nhi được sử dụng kháng sinh trong vòng 1 giờ đầu tiên(3). Theo khuyến cáo của SSC năm 2012, kháng sinh nên được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán NKH hoặc SNK(7). Theo khuyến cáo của SSC năm 2012, trong 6 giờ đầu hồi sức SNK cần đạt các mục đích điều trị: nhịp tim, nhịp thở bình thường theo tuổi, tri giác bình thường, CRT ≤ 2 giây, mạch mu chân bắt rõ và không có sự khác biệt giữa mạch trung tâm và ngoại biên, chi ấm, huyết áp bình thường theo tuổi, thể tích nước tiểu ≥ 1ml/kg/giờ, áp lực tưới máu bình thường theo tuổi, ScVO2 ≥ 70%, tối ưu hóa tiền tải và chỉ số tim 3,3-6 l/phút/m2(5). Tất cả các trường hợp này đều được đặt trong vòng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 313 6 giờ hồi sức đầu tiên sau khi chẩn đoán SNK. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tiến và cộng sự ghi nhận 84,4% các trường hợp được đặt catheter động mạch quay đo và theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn với thời gian trung bình là 1,3 giờ sau khi sốc(11). 23,3% các trường hợp được tuân thủ mục tiêu đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong 6 giờ đầu của sốc. Đây là một thủ thuật đòi hỏi các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm, được huấn luyện và các phương tiện hỗ trợ như siêu âm tại giường xác định vị trí tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đón hoặc tĩnh mạch đùi. Do nghiên cứu của chúng tôi tại một bệnh viện tuyến dưới nên chưa có nhiều bác sĩ có kỹ năng đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nên tỷ lệ tuân thủ mục tiêu này thấp. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng ghi nhận tỷ lệ tuân thủ mục tiêu này thấp(1). Tỷ lệ tuân thủ mục tiêu đặt catheter trong 6 giờ đầu của sốc là 47,9%. Qua kết quả cho thấy vẫn còn khá nhiều bệnh nhi mà bác sĩ điều trị đã bỏ qua việc theo dõi lượng nước tiểu là một thông số quan trọng đánh giá đáp ứng của bệnh nhi SNK, mặc dù thủ thuật này rất đơn giản và điều dưỡng cũng có thể thực hiện được. Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều được thực hiện các xét nghiệm đánh giá rối loạn chức năng các cơ quan. Tuy nhiên, chỉ có 65,8% được xét nghiệm lactate máu ngay khi chẩn đoán SNK. Cấy máu trước khi khi sử dụng kháng sinh chỉ được thực hiện trong 57,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ xét nghiệm lactate máu ngay lúc chẩn đoán sốc thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hoàng (76,4%) và của Nguyễn Minh Tiến (100%)(3, 11). Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận chỉ có 4,1% các trường hợp được xét nghiệm ScVO2 trong 6 giờ đầu khi chẩn đoán SNK. Tỷ lệ này rất thấp mặc dù tỷ lệ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,5%. Điều này cho thấy các bác sĩ điều trị chưa quan tâm nhiều đến vi tuần hoàn như lactate và ScVO2. Kết quả điều trị Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tử vong vẫn còn rất cao (76,7%). Trong đó, 36 (49,3%) trẻ tử vong trong vòng 24 giờ đầu sau khi được chẩn đoán. Theo Phạm Văn Quang và cộng sự nghiên cứu từ năm 2002-2008 tại BVNĐ 1 ghi nhận tỷ lệ tử vong 70,2%, trong đó tử vong trong vòng 24 giờ sau chẩn đoán là 46,8%(13). Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Mông Hoàng ghi nhận tỷ lệ tử vong do SNK là 57,5%(6). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tại các nước phát triển, từ khi áp dụng theo hướng dẫn điều trị năm 2002 của ACCM tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em có xu hướng giảm đáng kể(1). Tỷ lệ tử vong cũng thay đổi theo khu vực địa lý: 21% tại Bắc Mỹ, 29% tại Châu Âu, 32% tại Úc và New Zealand, 40% tại Châu Á, 11% tại Mam Mỹ và 40% tại Châu Phi(17). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tuân thủ một số biện pháp điều trị theo phác đồ còn thấp. Tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn hiện nay có thể làm giảm tỷ lệ tử vong đáng kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balamuth F, Weiss SL, Neuman MI, et al. (2014), “Pediatric Severe Sepsis in U.S. Children’s Hospitals”, Pediatr Crit Care Med. 1(9), pp798-805. 2. Brierley J, Carcillo J A, Choong K, et al. (2009), “Clinical practice parameters for hemodynamic support of pediatric and neonatal septic shock: 2007 update from the American College of Critical Care Medicine”, Crit Care Med. 37 (2), pp666 – 688. 3. Bùi Quốc Thắng (2005), “Khảo sát yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng trên những bệnh nhi nhiễm trùng huyết tử vong”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 9(1), trang 104-108. 4. Cao Việt Tùng, Phạm Văn Thắng, Lê Nam Trà (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương”, Tạp chí nghiên cứu Y học. 34(2), trang 45-53. 5. Castellanos-Ortega A, Borja S, García-Astudillo LA, et al. (2010), “Impact of the Surviving Sepsis Campaign protocols on hospital length of stay and mortality in septic shock patients: Results of a three-year follow-up quasi-experimental study”, Crit Care Med. 38, pp1036 –1043. 6. Dellinger RP, Carlet JM, Masur H, et al. (2004), “Surviving Sepsis Campaign guidelines for management of severe sepsis and septic shock”, Intensive Care Med. 30, pp536–555. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 314 7. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A, et al. (2013), “Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock: 2012”, Crit Care Med. 41, pp580–637. 8. Đỗ Thị Mộng Hoàng (2014), Điều trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2009 - 2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 9. Kuo YW, Chang H T, Wu PC, et al. (2012), “Compliance and barriers to implementing the sepsis resuscitation bundle for patients developing septic shock in the general medical wards”, Journal of the Formosan Medical Association. 111, pp77-82. 10. Na S, Kuan WS, Mahadevan M, et al. (2012), “Implementation of early goal-directed therapy and the surviving sepsis campaign resuscitation bundle in Asia”, International Journal for Quality in Health Care 24(5), pp. pp.452-462. 11. Nguyễn Minh Tiến và cộng sự (2013), “Đánh giá sự tuân thủ phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Hồi sức Cấp cứu thường niên 2013, trang 50-59. 12. Peake S L, Delaney A, Bailey M, et al. (2014), “Goal-Directed Resuscitation for Patients with Early Septic Shock”, N Engl J Med. 371, pp. pp.1496-506. 13. Phạm Văn Quang và cộng sự (2010), “Điều trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi đồng 1”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(1), trang 15-22. 14. Santschi M, Leclerc F, et al (2013), “Management of children with sepsis and septic shock: a survey among pediatric intensivists of the Réseau Mère-Enfant de la Francophonie”, Annals of Intensive Care. 3 (7), p7. 15. Watson RS, Carcillo JA, Linde-Zwirble WT, et al. (2003), “The Epidemiology of Severe Sepsis in Children in the United States”, Am J Respir Crit Care Med. 167, pp695-701. 16. Weiss SL, Fitzgerald JC, Pappachan J, et al. (2015), “Global Epidemiology of Pediatric Severe Sepsis: The Sepsis Prevalence, Outcomes, and Therapies Study”, Am J Respir Crit Care Med. 19(10), pp1147-57. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_muc_do_tuan_thu_phac_do_dieu_tri_soc_nhiem_khuan_o.pdf
Tài liệu liên quan