Khảo sát mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên

Tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên: Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 187 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN Phạm Thị Phương Thảo1*, Nguyễn Thị Hường2, Trần Thu Hiền2 1Sở Y Tế Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả mức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng viên đối với công việc tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của họ. Thiết kế nghiên cứu mô tả tương quan đã được sử dụng để khảo sát tất cả 45 điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên. Kết quả cho thấy điều dưỡng viên có sự hài lòng cao đối với nghề điều dưỡng (84,44%), đồng thời sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng có mối liên quan đồng biến tương đối chặt chẽ với tính chất công việc (r=0,407;p<0,01), với cơ hội đào tạo, thăng...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 187 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN Phạm Thị Phương Thảo1*, Nguyễn Thị Hường2, Trần Thu Hiền2 1Sở Y Tế Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả mức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng viên đối với công việc tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của họ. Thiết kế nghiên cứu mô tả tương quan đã được sử dụng để khảo sát tất cả 45 điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên. Kết quả cho thấy điều dưỡng viên có sự hài lòng cao đối với nghề điều dưỡng (84,44%), đồng thời sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng có mối liên quan đồng biến tương đối chặt chẽ với tính chất công việc (r=0,407;p<0,01), với cơ hội đào tạo, thăng tiến (r=0,469;p<0,01) và với mối quan hệ với đồng nghiệp (r=0,462;p<0,01). Từ đó nhận thấy, để tăng sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng thì cần thúc đẩy quan tâm hỗ trợ, về công việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Từ khóa: điều dưỡng viên, mức độ hài lòng, trường Đại học Y Dược - ĐHTN ĐẶT VẤN ĐỀ* Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, nhiều quan niệm trong ngành y tế cũng dần thay đổi. Trước đây không chỉ người dân mà cả một số lãnh đạo bệnh viện, bác sỹ, y sỹ thường cho rằng điều dưỡng viên trong bệnh viện thường là những người trợ giúp cho bác sỹ, y sỹ, tuân thủ và thực hiện các chỉ định của bác sỹ, y sỹ, do vậy điều dưỡng viên thường làm việc một cách bị động và đôi khi vai trò của họ bị lu mờ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, năng suất lao động và sự hăng say công tác của các đối tượng này. Ngày nay, với quan niệm mới, điều dưỡng viên có những chức năng nhiệm vụ độc lập, chủ động bên cạnh chức năng thực hiện y lệnh của người thày thuốc, do vậy trong hệ thống đào tạo, họ có thể được học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, thậm chí cả sau tiến sỹ và thực tế đã chứng minh rằng chất lượng chăm sóc người bệnh, thương hiệu của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ điều dưỡng viên. Một câu hỏi được đặt ra là nhận thức, yêu cầu và đòi hỏi của đội ngũ điều dưỡng viên, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên thay đổi như thế nào khi tư duy và quan niệm của xã hội và của chính các cán bộ trong ngành y tế đã thay đổi? * Tel: 0945 097774, Email: phuongthaoytn@gmail.com Từ trước đến nay cũng đã có một số điều tra, nghiên cứu về lực lượng lao động này, nhưng phần lớn vẫn tập trung vào mục đích nâng cao chất lượng phục vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề, kỹ thuật, tuân thủ quy trình, quy phạm, hoặc đánh giá về công việc của nhân viên y tế thông qua ý kiến chủ quan của người bệnh hoặc qua cán bộ y tế khác. Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi nhận thấy còn thiếu những nghiên cứu về thái độ, suy nghĩ, sự hài lòng của điều dưỡng viên đối với nghề nghiệp, đối với điều kiện môi trường làm việc, đối với các chế độ chính sách dành cho nhân viên y tế. Điều này dễ dẫn đến việc nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan, không toàn diện và chúng ta thường không thực sự hiểu rõ vấn đề mà điều dưỡng viên gặp phải trong công việc, không hiểu rõ họ đã hoặc chưa hài lòng về vấn đề gì, yếu tố nào giúp họ gắn bó với bệnh viện, yếu tố nào giúp họ hăng say làm việc hết mình cho bệnh viện? Riêng với Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thì nhu cầu nghiên cứu về sự hài lòng của đội ngũ điều dưỡng viên lại càng trở nên quan trọng vì các lý do sau: Bệnh viện vừa mới được thành lập từ năm 2007 đến nay và phần lớn điều dưỡng viên được tuyển mới, chưa có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện khác, nên có nhiều khó khăn về kinh Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 188 nghiệm chuyên môn, nhưng ngược lại điều đó cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giáo dục, đào tạo và chuẩn hóa cán bộ. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn triển khai một điều tra nhằm thu thập những ý kiến phản hồi, góp ý từ đội ngũ điều dưỡng viên của bệnh viện. Vì tính mới, tính thiết thực, xác đáng của vấn đề, chúng tôi triển khai đề tài “Khảo sát mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bênh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên” với hai mục tiêu: 1. Mô tả mức độ hài lòng của đội ngũ Điều dưỡng viên đối với công việc tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đội ngũ Điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên tại thời điểm khảo sát. - Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Là điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên có thời gian làm việc tối thiểu là 01 năm và tình nguyện tham gia vào cuộc khảo sát. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tương quan. Cỡ mẫu: 45/45 Điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Thái Nguyên. Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 03 phần - Phần 1. Hỏi về thông tin cơ bản - Phần 2. Hỏi về sự nhận thức của Điều dưỡng viên về môi trường làm việc (tính chất công việc, sự quản lý của lãnh đạo bệnh viện, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ,) - Phần 3. Hỏi mức độ hài lòng của Điều dưỡng viên đối với nghề nghiệp. 2.6. Phương pháp sử lý số liệu: Phần mềm thống kê SPSS 17.0 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Một số đặc điểm lâm sàng Kết quả khảo sát cho thấy rằng điều dưỡng viên có thời gian làm việc từ 3 đến 6 năm chiếm đa số 64,4%, có 24,4% điều dưỡng viên có thời gian làm việc từ 6 đến 10 năm điều này cho thấy đội ngũ điều dưỡng viên của bệnh viên có tuổi nghề khác trẻ (Bảng 1). Đây là một thách thức cho bệnh viện về kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng viên nhưng nó cũng là cơ hội trong công tác giáo dục, đào tạo và chuẩn hóa cán bộ. Trong Bảng 2, điều dưỡng viên có trình độ trung cấp chiếm đa số 84,4% điều này gây khó khăn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của điều dưỡng viên. Bên cạnh đó điều này cũng gợi ý cho các nhà quản lý về kế hoạch giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cao phù hợp với nhu cầu chăm sóc và hưởng các dịch vụ y tế của người dân. Bảng 1: Thời gian làm việc Thời gian Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 1 đến 3 năm 2 4,4 3 đến 6 năm 29 64,4 6 đến 10 năm 11 24,4 Trên 10 năm 3 6,7 Bảng 2: Trình độ học vấn Học vấn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Trung cấp 38 84,4 Cao đẳng 2 4,4 Đại học 4 8,9 Khác 1 2,2 Sự hài lòng của điều dưỡng viên với công việc tại bệnh viện Nhìn chung, điều dưỡng viên có sự hài lòng cao với đối với nghề nghiệp (84,44%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nhuận và cộng sự năm 2009 tại các cơ sở y tế của tỉnh Vĩnh Phúc và tác giả Nguyễn Thị Thu Dung namw 2009 tại bệnh viện Đà Nẵng. Cho thấy, mặc dù làm việc ở các cơ sở khác nhau nhưng điều dưỡng viên khá hài lòng với nghề nghiệp của họ. Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 189 Bảng 3: Sự hài lòng của Điều dưỡng viên đối với công việc tại bệnh viện. (n=45) Nội dung Hài lòng Không hài lòng N % N % Hài lòng chung 38 84,44 7 15,56 Công việc 29 64,44 16 35,56 Động lực làm việc 44 97,78 1 2,22 Hiệu quả làm việc 42 93,33 3 6,67 Tỷ lệ điều dưỡng viên hài lòng về công việc còn chưa cao (64,44%) với công việc hiện tại, chế độ lương thưởng phúc lợi xã hội, chính sách khuyến khích cũng như mối quan hệ trong công việc. Điều này có thể do thu nhập từ bệnh viện không phù hợp với cuộc sống của nhân viên điều dưỡng. Kết quả này gợi ý cho các nhà quản lý phương pháp để thúc đẩy hiệu quả công việc. Điểu dưỡng viện hài lòng khá cao với động lực làm việc (97,78%) yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc, chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện, cũng như thúc đẩy mỗi cá nhân trong bệnh viện cố gắng hoàn thiện, nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của mình. 93,33% điều dưỡng hài lòng với hiệu quả công việc họ đạt được, điều này tạo sự lạc quan, không khí thoải mái ít gây áp lực khó chịu cho điều dưỡng, nó ảnh hưởng tốt tới chất lượng chăm sóc người bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên Đa số điều dưỡng viên đồng ý về yêu cầu tính chất nghề nghiệp (93,33%), môi trường làm việc (71,11%), trong quan hệ xã hội với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (71,11%), với đồng nghiệp (86,70%), với lãnh đạo (91,11%). Tuy nhiên, nhân viên điều dưỡng còn kém đồng tình với chế độ lương thưởng (31,11%), và cơ hội đạo tạo thăng tiến (55,56%). Do đó, mặc dù đồng ý với tính chất nghề nghiệp, mội trường làm việc cũng như có mối quan hệ khá tốt với bệnh nhân và người nhà, đồng nghiệp và lãnh đạo bệnh viện nhưng chế độ lương thưởng cũng như cơ hội đào tạo thăng tiến còn chưa phù hợp với điều dưỡng viên. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng nghề nghiệp, lòng yêu nghề vì vậy cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và dịch vụ y tế cho người dân. Bảng 4. Tác động của công việc và môi trường làm việc đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên (n=45) Nội dung Đồng ý Không đồng ý N % N % Tính chất công việc 42 93,33 3 6,67 Môi trường làm việc 32 71,11 13 28,89 Chế độ lương thưởng 14 31,11 31 68,89 Cơ hội đào tạo, thăng tiến 5 55,56 40 44,44 Quan hệ xã hội – bệnh nhận và người nhà bệnh nhân 32 71,11 13 28,89 Quan hệ xã hội – đồng nghiệp 39 86,70 6 13,30 Quan hệ xã hội – lãnh đạo 41 91,11 4 8,89 Ngoài ra, có mối liên quan đồng biến tương đối chặt chẽ giữ sự hài lòng nghề nghiệp với tính chất công việc (r=0,407;p<0,01). Bởi lẽ, tính chất công việc sẽ phát huy khả năng sáng tạo, tư duy, phát huy năng lực cá nhân đồng thời cũng mang lại những cơ hội thách thức mỗi nhân viên y tế, điều này giúp bản thân điều dưỡng viên tự hoàn thiện được mình, giúp họ nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nghiệp trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Có mối liên quan đồng biến tương đối chặt chẽ giữ sự hài lòng nghề nghiệp với cơ hội đào tạo, thăng tiến (r=0,469;p<0,01) và với mối quan hệ với đồng nghiệp (r=0,462;p<0,01). Khi có cơ hội học tập thăng tiến tốt cũng như có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ tạo không khí thoải mái vui vẻ trong công việc, thúc đẩy lòng yêu nghề, góp phần không nhỏ đến hiệu quả, năng suất lao động và sự hăng say công tác của điều dưỡng viên. Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 190 Bảng 6: Mối liên quan giữa các yếu tố đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng viên (n=45) Các yếu tố tác động Sự hài lòng N (%) Hệ số tương quan (r) Tính chất công việc 38 (84,44%) 0,407 p<0,01 Môi trường làm việc 38 (84,44%) 0,333 p<0,05 Chế độ lương thưởng 38 (84,44%) 0,352 p<0,05 Cơ hội đào tạo, thăng tiến 38 (84,44%) 0,469 p<0,01 Quan hệ xã hội – bệnh nhận và người nhà bệnh nhân 38 (84,44%) 0,239 p<0,05 Quan hệ xã hội – đồng nghiệp 38 (84,44%) 0,462 p<0,01 Quan hệ xã hội – lãnh đạo 38 (84,44%) 0,856 p<0,05 Tuy nhiên, không có mối liên quan giữa sự hài lòng nghề nghiệp với các yếu tố như môi trường làm việc (r=0,333; p<0,05), chế độ lương thưởng (r=0,352; p<0,05), mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (r=0,239; p<0,05), mối quan hệ với lãnh đạo (r=-0,856; p<0,05). Do đó, các yếu tố này ảnh hưởng rất ít tới sự hải lòng trong công việc của các điều dưỡng viên. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu này đã thể hiện sự hài lòng cao đối với nghề điều dưỡng (84,44%). Cụ thể có: +) 64,44% hài lòng với công việc. +) 97,78% hài lòng với động lực làm việc +) 93,33% hài lòng với hiệu quả làm việc.. Mức độ tác động của tính chất công việc đến điều dưỡng viên ở mức độ cao (93,33%). Mức độ tác động của quan hệ với đồng nghiệp đến điều dưỡng viên ở mức độ cao (86,70%). Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan đồng biến tương đối chặt chẽ giữ sự hài lòng nghề nghiệp với tính chất công việc (r=0,407;p<0,01), giữ sự hài lòng nghề nghiệp với cơ hội đào tạo, thăng tiến (r=0,469;p<0,01) và với mối quan hệ với đồng nghiệp (r=0,462;p<0,01). KHUYẾN NGHỊ Kết quả của nghiên cứu này đã gợi ý rằng để tăng sự hài lòng của điều dưỡng cũng như cải thiện chất lượng điều dưỡng thì cần thúc đấy sự quan tâm hỗ trợ, về công việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu Dung (2005) Tìm hiểu sự hiểu biết và hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện Đà Nẵng, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 3 số 5. 2. Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh (2009). Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyết cơ sở, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10. 3. Trần Thị Châu (2005) Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, 43-49. 4. Lê Thanh Nhuận & Lê Cự Linh (2009). Phát triển bộ công cụ đo lường sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở", Tạp chí Y tế Công cộng, Số 11, Trang 18-24. 5. Trần Quỵ, Vi Nguyệt Hồ, Phạm Đức Mục, Ngô Thị Ngoãn, Ngô Đức Thọ, Đào Thành (2005). Sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, 33-42. 6. Barbara G. Tabachnick & Linda S. Fidell (2001). Using Multivariate Statistics (4th edition), Allyn and Bacon, Massachusetts. 7. Bonnie Sibbald, Chris Bojke & Hugh Gravelle (2003), National survey of job satisfaction and retirement intentions among general practitioners in England. Available from Phạm Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 187 - 191 191 SUMMARY JOB SATISFACTION EXPLORATION AMONG NURSES IN THE THAI NGUYEN UNIVERSITY HOSPITAL Pham Thi Phuong Thao 1* , Nguyen Thi Huong 2 , Tran Thu Hien 2 1Thai Nguyen Department of Health, 2College of Medicine and Pharmacy - TNU This study is to describe the level of job satisfaction among nurses who are working at the Thainguyen University Hospital and to analyze factors that affect their satisfaction. A questionnaire was designed to survey all 45 nurses. The results show that nurses have high satisfaction with the nursing tasks (84.44%), and their job satisfaction is affacted by job characteristics (r = 0.407; p <0.01), by opportunities for training and development (r = 0.469; p <0.01) and by colleagues (r = 0.462; p <0.01). Thus, to increase the satisfaction of the nurses in working, it is neccessary to promote a supportive role, work, remuneration, training opportunities and promotions, as well as building good social relationships Keywords: nurses, satisfaction, College of Medicine and Pharmacy - TNU Ngày nhận bài:15/11/2014; Ngày phản biện:08/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Công Hoàng – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN * Tel: 0945 097774, Email: phuongthaoytn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_muc_do_hai_long_nghe_nghiep_cua_dieu_duong_vien_tai.pdf
Tài liệu liên quan