Khảo sát mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2015

Tài liệu Khảo sát mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2015: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Khoa học Cơ bản 21 KHẢO SÁT MỤC ĐÍCH, ĐỘNG CƠ VÀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Nguyễn Quang Vinh*, Lý Văn Xuân*, Trần Thanh Hưng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để có hoạt động tự học hiệu quả, sinh viên cần xác định cho mình mục đích, động cơ học tập đúng đắn và kỹ năng tự học tốt; điều này không những cần thiết khi học ở THPT mà còn ở đại học, đặc biệt là ở Đại học Y dược TP.HCM với phương pháp dạy - học tích cực chủ động Mục tiêu: Xác định mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất ở Đại học Y dược TP.HCM năm 2015 và các mối liên quan Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kỹ thuật thu thập số liệu qua bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền Kết quả: Qua nghiên cứu 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất cho kết quả: Mục đích tự học: Để ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Khoa học Cơ bản 21 KHẢO SÁT MỤC ĐÍCH, ĐỘNG CƠ VÀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Nguyễn Quang Vinh*, Lý Văn Xuân*, Trần Thanh Hưng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để có hoạt động tự học hiệu quả, sinh viên cần xác định cho mình mục đích, động cơ học tập đúng đắn và kỹ năng tự học tốt; điều này không những cần thiết khi học ở THPT mà còn ở đại học, đặc biệt là ở Đại học Y dược TP.HCM với phương pháp dạy - học tích cực chủ động Mục tiêu: Xác định mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất ở Đại học Y dược TP.HCM năm 2015 và các mối liên quan Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kỹ thuật thu thập số liệu qua bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền Kết quả: Qua nghiên cứu 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất cho kết quả: Mục đích tự học: Để nắm vững kiến thức (87,32%); Để vận dụng kiến thức vào thực tiễn (76,40%). Động cơ học tập: Yêu thích các môn y học (95,58%); Ước vọng thi đậu đại học (91,15%). Kỹ năng tự học: Lập được kế hoạch cụ thể, chi tiết (69,32%); Tham khảo và nghiên cứu được tài liệu liên quan (83,18%); Thường xuyên hệ thống và tóm tắt bài học (71,68%); Thường xuyên hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà (91,45%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực cấp 3 với mục đích, động cơ và kỹ năng tự học. Kết luận: Có 87,32% sinh viên có mục đích học tập để nắm vững kiến thức và 76,40% để vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Về động cơ học tập, có 95,58% sinh viên yêu thích các môn y học và 91,15% ước vọng thi đậu đại học. Về kỹ năng tự học, có 69,32% sinh viên lập được kế hoạch cụ thể, chi tiết, 83,18% sinh viên tham khảo và nghiên cứu được các tài liệu có liên quan, 71,68% sinh viên thường xuyên hệ thống và tóm tắt bài học và 91,45% sinh viên thường xuyên hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực cấp 3 với mục đích, động cơ và kỹ năng tự học Từ khóa: Tự học, kỹ năng tự học, học lực. ABSTRACT AIMS, MOTIVATION AND SKILLS OF SELF-LEARNING ACTIVITIVES OF THE FIRST YEAR MEDICAL STUDENTS AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY – HCMC IN 2015 Nguyen Quang Vinh, Ly Van Xuan, Tran Thanh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 21- 27 Background: For the self-learning activitives become effective, medical students have to define the aims, motivation and skills correctly, those are not only necessary in high school but also in higher education, especially in University of Medicine and Pharmacy. Researching the self-leaning of the first year medical students can provide to University of Medicine and Pharmacy – HCMC the solution in increasing the quality of medical doctor skills. Aims: Descibe the aims, motivation and skills of self-learning activitives of the first year medical students at University of Medicine and Pharmacy – HCMC in 2015 * ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ : PGS.TS. Lý Văn Xuân ĐT: 0908588547 Email: xuanlyvan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 22 Methods: Study design: A cross-sectional descriptive study using self administered questionair. Subjects: 339 first year medical students. Results: Among 339 first year medical students; 83.75% mastered the knowledge from the lessions well; 76.40% could apply the knowledge into practical situation; 95.58% were interested in medical subjects; 91.15% alsways hoped to pass the entrance examination to the university; 69.32% made the detail plan for self-learning; 91.45% did all their homeworks every day. There was not the significant relationship between the academic evaluation with the aims, motivation and skills. Conclusions: There was the large propotion of medical students who have some aims, motivation and skills of self-learning correctly. The relationship between academic evaluation with the aims, motivation and skills is not significant. Key words: Self-learning, self-learning skills, academic evaluation. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước tình trạng bùng nổ thông tin như hiện nay, người học nhận thấy song song với việc học có sự hướng dẫn của người dạy, người học nhất thiết phải biết tự học để nâng cao tri thức của mình(1), đặc biệt là năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt công việc sau khi ra trường(4). Để hoạt động tự học có hiệu quả, sinh viên cần xác định cho mình mục đích, động cơ học tập đúng đắn và kỹ năng tự học tốt(4). Điều này không những cần thiết khi học ở THPT mà còn ở đại học, đặc biệt là ở Đại học Y dược TP.HCM với phương pháp dạy - học tích cực chủ động Khảo sát mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất sẽ góp phần giúp cho nhà trường có các giải pháp nâng cao khả năng tự học của sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Bác sĩ đa khoa. Do đó chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP.HCM năm 2015” để nghiên cứu. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Xác định mục đích, động cơ và kỹ năng tự học ở sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP.HCM năm 2015 và các mối liên quan Mục tiêu cụ thể - Xác định mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. - Xác định mối liên quan giữa kết quả học tập với mục đích, động cơ và kỹ năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP.HCM năm 2015 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền KẾT QUẢ Qua khảo sát 339 sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP.HCM năm 2015 cho kết quả như sau: Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Giới tính Nữ 138 40,71 Nam 201 59,29 Nhóm tuổi ≤ 18 tuổi 278 82,01 > 18 tuổi 61 17,99 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Khoa học Cơ bản 23 Đặc điểm Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Học lực THPT Giỏi 278 82,01 Khá, TB 61 17,99 Điểm thi tuyển đại học (điểm chuẩn 28 đ) < 28 đ 16 4,72 ≥ 28 đ 323 95,28 Nhận xét: Sinh viên nam chiếm tỷ lệ 59,29%. Có 82,01% sinh viên nhóm tuổi ≤ 18 tuổi và 82,01% sinh viên học lực giỏi ở THPT. Sinh viên có điểm thi tuyển đại học đạt từ 28 điểm trở lên chiếm tỷ lệ 95,28% trong khi sinh viên đạt < 28 đ (được trúng tuyển nhờ cộng điểm ưu tiên KV, ĐT) chỉ chiếm 4,72%. Bảng 2. Về mục đích tự học Mục đích Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Nắm vững kiến thức đã học Rất quan trọng 296 87,32 Quan trọng 41 12,09 Ít quan trọng 2 0,59 Đào sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết Rất quan trọng 215 63,42 Quan trọng 121 35,69 Ít quan trọng 3 0,88 Rèn luyện tính chủ động, tích cực trong học tập Rất quan trọng 224 66,08 Quan trọng 109 32,15 Ít quan trọng 6 1,77 Đạt kết quả cao trong học tập Rất quan trọng 78 23,01 Quan trọng 214 63,13 Ít quan trọng 47 13,86 Hình thành tác phong học tập khoa học Rất quan trọng 174 51,33 Quan trọng 151 44,54 Ít quan trọng 14 4,13 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Rất quan trọng 259 76,40 Quan trọng 71 20,94 Ít quan trọng 9 2,65 Nhận xét: Hầu hết sinh viên có mục đích tự học để “nắm vững kiến thức đã học” (tỷ lệ 87,32%) và để “vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn” (tỷ lệ 76,64%). Mục đích để “đạt kết quả cao trong học tập” chỉ có 23,01% sinh viên cho rằng “rất quan trọng”. Bảng 3. Về động cơ tự học Động cơ Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Để vượt qua các kỳ thi Rất quan trọng 84 24,78 Quan trọng 216 63,72 Ít quan trọng 39 11,50 Để học tốt THPT Rất quan trọng 140 41,30 Quan trọng 153 45,13 Ít quan trọng 46 13,57 Học giỏi để được học bổng Rất quan trọng 54 15,93 Quan trọng 204 60,18 Ít quan trọng 81 23,89 Ước vọng thi đậu đại học Rất quan trọng 124 36,58 Quan trọng 185 54,57 Ít quan trọng 30 8,85 Yêu thích các môn y học Rất quan trọng 176 51,92 Quan trọng 148 43,66 Ít quan trọng 15 4,42 Học giỏi để làm vui lòng cha mẹ, gia đình Rất quan trọng 71 20,94 Quan trọng 182 53,69 Ít quan trọng 86 25,37 Vì giáo viên bắt buộc Rất quan trọng 4 1,18 Quan trọng 16 4,72 Ít quan trọng 319 94,10 Nhận xét: - “Yêu thích các môn y học” và “ước vọng thi đậu đại học” là hai động cơ tự học được sinh viên cho rằng quan trọng và rất quan trọng với tỷ lệ là 95,58% và 91,15%. - Có 94,10% sinh viên cho biết động cơ học tập “vì giáo viên bắt buộc” là ít quan trọng. Bảng 4. Về kỹ năng tự học Kỹ năng Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Lập kế hoạch tự học cụ thể, chi tiết Rất tốt 72 21,24 Tốt 163 48,08 Chưa tốt 104 30,68 Tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan Rất tốt 91 26,84 Tốt 191 56,34 Chưa tốt 57 16,82 Hệ thống, tóm tắt và soạn lại bài học Rất tốt 73 21,53 Tốt 170 50,15 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 24 Kỹ năng Tần số (n=339) Tỷ lệ (%) Chưa tốt 96 28,32 Hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà Rất tốt 106 31,27 Tốt 204 60,18 Chưa tốt 29 8,55 Truy cập thông tin trên internet Rất tốt 106 31,27 Tốt 177 52,21 Chưa tốt 56 16,52 Nhận xét: Sinh viên cho biết kỹ năng tự học “hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà” ở mức tốt và rất tốt với tỷ lệ 91,45%. Sinh viên có kỹ năng tự học tốt và rất tốt qua “truy cập thông tin trên internet” có tỷ lệ 83,48% và “tham khảo, nghiên cứu tài liệu” với tỷ lệ 83,18%. Bảng 5. Mối liên quan giữa học lực THPT với mục đích tự học Mục đích Giỏi (n=278) (%) Khá – Trung bình (n=61) (%) PR (KTC 95%) Giá trị p Nắm vững kiến thức đã học Rất quan trọng 243(82,09) 53(17,91) 1 0,885* Quan trọng 33(80,49) 8(19,51) 0,90 (0,38 – 2,39) Ít quan trọng 2(100) 0(0) - Đào sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết Rất quan trọng 175(81,40) 40(18,60) 1 0,936* Quan trọng 100(82,64) 21(17,36) 1,08 (0,59 – 2,06) Ít quan trọng 3(100) 0(0) - Rèn luyện tính chủ động, tích cực trong học tập Rất quan trọng 183(81,70) 41(18,30) 1 0,952* Quan trọng 90(82,57) 19(17,43) 1,06 (0,56 – 2,05) Ít quan trọng 5(83,33) 1(16,67) 1,12 (0,12–54,25) Đạt kết quả cao trong học tập Rất quan trọng 61(78,21) 17(21,79) 1 0,265 Quan trọng 181(84,58) 33(15,42) 1,53 (0,74 – 3,01) Ít quan trọng 36(76,60) 11(23,40) 0,91 (0,36 – 2,41) Hình thành tác phong học tập khoa học Rất quan trọng 143(82,18) 31(17,82) 1 0,230* Quan trọng 126(83,44) 25(16,56) 1,09 (0,59 – 2,04) Ít quan trọng 9(64,29) 5(35,71) 0,39 (0,11 – 1,60) Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Rất quan trọng 209(80,69) 50(19,31) 1 0,643* Quan trọng 61(85,92) 10(14,08) 1,46 (0,68 – 3,42) Ít quan trọng 8(88,89) 1(11,11) 1,91 (0,25 – 85,58) Tự chịu trách nhiệm bản thân trong học tập và công tác Rất quan trọng 182(81,98) 40(18,02) 1 1,000* Quan trọng 91(81,98) 20(18,02) 1,00 (0,53 – 1,92) Ít quan trọng 5(83,33) 1(16,67) 1,10 (0,12–53,25) Kiểm định chi bình phương * Kiểm định Fisher Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực THPT với mục đích tự học Bảng 6. Mối liên quan giữa học lực THPT với động cơ tự học Động cơ Giỏi (n=278) (%) Khá – Trung bình (n=61) (%) PR (KTC 95%) Giá trị p Để vượt qua các kỳ thi Rất quan trọng 66 (78,57) 18 (21,43) 1 0,496 Quan trọng 178 (82,41) 38 (17,59) 1,28 (0,64–2,48) Ít quan trọng 34 (87,18) 5 (12,82) 1,85 (0,59–6,91) Học giỏi để được học bổng Rất quan trọng 47 (87,04) 7 (12,96) 1 0,562 Quan trọng 166 (81,37) 38 (18,63) 0,65 (0,23– 1,61) Ít quan trọng 65 (80,25) 16 (19,75) 0,61 (0,20– 1,71) Học giỏi để làm vui lòng cha mẹ, gia đình Rất quan trọng 56 (78,87) 15 (21,13) 1 0,739 Quan trọng 151 (82,97) 31 (17,03) 1,30 (0,61– 2,71) Ít quan trọng 71 (82,56) 15 (17,44) 1,27 (0,53– 3,04) Ước vọng thi đậu đại học Rất quan trọng 102 (82,26) 22 (17,74) 1 0,956 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Khoa học Cơ bản 25 Động cơ Giỏi (n=278) (%) Khá – Trung bình (n=61) (%) PR (KTC 95%) Giá trị p Quan trọng 152 (82,16) 33 (17,84) 0,99 (0,52– 1,87) Ít quan trọng 24 (80,00) 6 (20,00) 0,86 (0,30– 2,89) Yêu thích các môn y học Rất quan trọng 146 (82,95) 30 (17,05) 1 0,425* Quan trọng 118 (79,73) 30 (20,27) 0,81 (0,44– 1,47) Ít quan trọng 14 (93,33) 1 (6,67) 2,88 (0,4–125,6) Vì giáo viên bắt buộc Rất quan trọng 3 (75,00) 1 (25,00) 1 0,067* Quan trọng 10 (62,50) 6 (37,50) 0,56 (0,01– 9,20) Ít quan trọng 265 (83,07) 54 (16,93) 1,64 (0,03–0,78) Kiểm định chi bình phương * Kiểm định Fisher Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực THPT với động cơ tự học Bảng 7. Mối liên quan giữa học lực THPT với kỹ năng tự học Kỹ năng Giỏi (n=278) (%) Khá – Trung bình (n=61) (%) PR (KTC 95%) Giá trị p Lập kế hoạch tự học cụ thể, chi tiết Rất tốt 60 (83,33) 12 (16,67) 1 0,570 Tốt 130 (79,75) 33 (20,25) 0,79 (0,35 – 1,70) Chưa tốt 88 (84,62) 16 (15,38) 1,1 (0,44 – 2,68) Tham khảo và nghiên cứu tài liệu Rất tốt 78(85,71) 13(14,29) 1 0,166 Tốt 158(82,72) 33(17,28) 0,80 (0,36 – 1,66) Chưa tốt 42(73,68) 15(26,32) 0,47 (0,19 – 1,17) Hệ thống, tóm tắt và soạn lại bài học Rất tốt 61(83,56) 12(16,44) 1 0,331 Tốt 143(84,12) 27(15,88) 1,04 (0,45 – 2,29) Chưa tốt 74(77,08) 22(22,92) 0,66 (0,28 – 1,53) Truy cập thông tin trên Internet Rất tốt 89 (83,96) 17 (16,04) 1 0,672 Tốt 142 (80,23) 35 (19,77) 0,77 (0,38 – 1,52) Chưa tốt 47 (83,93) 9 (16,07) 1,00 (0,38 – 2,75) Hoàn thành bài tập ở nhà Rất tốt 91 (85,85) 15 (14,15) 1 0,372 Tốt 165 (80,88) 39 (19,12) 0,70 (0,34 – 1,38) Chưa tốt 22 (75,86) 7 (24,14) 0,52 (0,17 – 1,70) Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực THPT với kỹ năng tự học Bảng 8. Mối liên quan giữa học lực THPT với các biến số khác Đặc điểm Giỏi (n=278) (%) Khá – Trung bình (n=61) (%) PR (KTC 95%) Giá trị p Giới tính Nữ 116 (84,06) 22 (15,94) 1 0,415 Nam 162 (80,60) 39 (19,40) 0,79 (0,42– 1,45) Nhóm tuổi ≤ 18 252 (90,65) 26 (9,35) 1 < 0,001 > 18 26 (42,62) 35 (57,38) 0,08 (0,03 – 0,15) Điểm trúng tuyển đại học < 28 điểm 8 (50,00) 8 (50,00) 1 0,003* ≥ 28 điểm 270 (83,59) 53 (16,41) 5,09 (1,58–16,23) Kiểm định chi bình phương *Kiểm định Fisher Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực THPT với nhóm tuổi và với điểm thi tuyển đại học (p < 0,05). BÀN LUẬN Sinh viên nam chiếm tỷ lệ 59,29%, phù hợp với các thống kê tuyển sinh hàng năm ở Đại học Y dược TP.HCM. Sinh viên có tuổi ≤ 18 chiếm tỷ lệ 82,01% là những sinh viên lần đầu tiên thi đại học và trúng tuyển, chứng tỏ sinh viên thi đại học lần đầu có khả năng trúng tuyển cao hơn ở những lần thi sau. Có 323 sinh viên (tỷ lệ 95,28%) với điểm thi ≥ 28 điểm cho thấy hầu hết sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 26 viên trúng tuyển vào Đại học Y dược TP.HCM có điểm thi rất cao. Sinh viên học lực giỏi ở THPT chiếm tỷ lệ 82,01% trong khi sinh viên có học lực khá và trung bình chỉ chiếm 17,99% chứng tỏ sinh viên khá và trung bình ít có cơ hội trúng tuyển Đại học Y dược TP.HCM. Mục đích tự học được sinh viên cho rằng rất quan trọng là “nắm vững kiến thức” và “vận dụng kiến thức vào thực tiễn” lần lượt có tỷ lệ 87,32% và 76,40%, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh(4), trong khi chỉ có 23,01% sinh viên cho rằng mục đích tự học là để “đạt kết quả học tập cao”. Điều này cho thấy khi học THPT sinh viên cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập để có đủ kiến thức thi đậu vào ngành y đa khoa với điểm trúng tuyển thường rất cao. Việc xác định mục đích học tập đúng đắn không những giúp sinh viên phát huy được khả năng tự học ở THPT mà còn có nhiều cơ hội trúng tuyển đại học. Động cơ tự học do “yêu thích các môn y học” có đến 95,58% sinh viên và do “ước vọng thi đậu đại học” có đến 91,15% sinh viên cho là quan trọng và rất quan trọng để nổ lực học tập. Đây là động cơ đúng đắn giúp sinh viên phấn đấu vượt khó trong học tập ở THPT với kỳ vọng đạt kết quả thi cao để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành y đa khoa Đại học Y dược TP.HCM. Về kỹ năng tự học, sinh viên có kỹ năng tốt và rất tốt trong “lập kế hoạch tự học cụ thể, chi tiết” (69,32%), “tham khảo và nghiên cứu được tài liệu” (83,18%), “hệ thống và tóm tắt bài học” (71,68%), “truy cập thông tin trên internet” (83,43%) và hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà (91,45%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Liên(1) và Lê Hải Yến(2). Đây là những kỹ năng tự học căn bản cần phải có để sinh viên có thể học tập tốt không những ở THPT mà còn rất cần thiết ở đại học. Do đó, để có kết quả học tập tốt và nhiều khả năng trúng tuyển đại học, sinh viên cần có các kỹ năng tự học tốt(4). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học lực ở THPT với mục đích, động cơ và kỹ năng tự học. Có lẽ do phương pháp dạy/ học theo hình thức từ chương và thi cử với nội dung chủ yếu là nhớ lại nên sinh viên chỉ cần nhớ thuộc những gì được dạy hoặc những gì trong sách giáo khoa là có thể đạt kết quả tốt ở THPT. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê: - Sinh viên tuổi > 18 (đa số thi lại đại học) có học lực loại giỏi ở THPT chỉ bằng 0,08 lần so với sinh viên tuổi ≤ 18 (thi đại học lần đầu). - Sinh viên với điểm thi tuyển đại học ≥ 28 điểm có học lực loại giỏi ở THPT cao gấp 5,09 lần so với sinh viên có điểm < 28 điểm. Kết quả này cho thấy sinh viên học lực loại giỏi ở THPT có nhiều khả năng thi đậu đại học ngay lần đầu với điểm trúng tuyển cao. KẾT LUẬN Có 87,32% sinh viên với mục đích học tập để “nắm vững kiến thức” và có 76,40% để “vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Về động cơ học tập, có 95,58% sinh viên “yêu thích các môn y học”. Về kỹ năng tự học, có 69,32% sinh viên “lập được kế hoạch tự học cụ thể, chi tiết”; 83,18% sinh viên “tham khảo và nghiên cứu được các tài liệu có liên quan”; 71,68% sinh viên thường xuyên “hệ thống và tóm tắt bài học”; 83,48% sinh viên thường xuyên “truy cập thông tin trên internet” và 91,45% sinh viên thường xuyên “hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà”. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê: - Sinh viên tuổi > 18 (đa số thi lại đại học) có học lực loại giỏi ở THPT chỉ bằng 0,08 lần so với sinh viên tuổi ≤ 18 (thi đại học lần đầu). - Sinh viên đạt điểm thi tuyển đại học ≥ 28 điểm có học lực loại giỏi ở THPT cao gấp 5,09 lần so với sinh viên có điểm < 28 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Liên (2004), Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổ chức seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương, Tạp chí Giáo dục, số 82, tr. 26-27. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Khoa học Cơ bản 27 2. Lê Hải Yến (2007), Đọc sách hiệu quả: Một kỹ năng quan trọng để tự học thành công, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 12, tr. 44 – 47. 3. Nguyễn Cảnh Toàn (2008), Con đường tự học còn lắm gian nan, Tạp chí Giáo dục và thời đại, số 8, tr. 12 – 13. 4. Nguyễn Quang Vinh (2013), Một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y dược TP.HCM, Luận văn cao học chuyên ngành Giáo dục học năm 2013. Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2015 Ngày bài báo được đăng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_muc_dich_dong_co_va_ky_nang_tu_hoc_cua_sinh_vien_y.pdf
Tài liệu liên quan