Tài liệu Khảo sát một số đặc điểm giải phẫu ứng dụng đầu trên xương đùi ở người Việt Nam: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 153
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG ĐẦU
TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Tăng Ngọc Đạt*, Cao Thỉ**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật kết hợp xương vùng háng yêu cầu phục hồi mối tương quan giữa các cấu trúc giải
phẫu cũng như dụng cụ phù hợp. Giải phẫu học hình thái đầu trên xương đùi sẽ giúp cho việc điều trị cũng như
thiết kế dụng cụ cho các phẫu thuật vùng háng được thuận lợi.
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm hình thái học đầu trên xương đùi khô của người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Có 100 mẫu xương đùi khô gồm 42 mẫu bên P và 58 mẫu bên T được nghiên cứu. Góc cổ thân
(NSA) có giá trị trung bình là 132,77 ± 5,170. Bề rộng cổ xương đùi trên-dưới: 28,86 ± 3,32 mm, bề rộng cổ
xương đùi trước-sau: 24,36 ± 2,76 mm có mối tương quan mạnh giữa hai chỉ số trên (r= 0,84). Góc mấu chuyển
lớn-thân xương đùi có giá trị trung ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát một số đặc điểm giải phẫu ứng dụng đầu trên xương đùi ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 153
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG ĐẦU
TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Tăng Ngọc Đạt*, Cao Thỉ**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật kết hợp xương vùng háng yêu cầu phục hồi mối tương quan giữa các cấu trúc giải
phẫu cũng như dụng cụ phù hợp. Giải phẫu học hình thái đầu trên xương đùi sẽ giúp cho việc điều trị cũng như
thiết kế dụng cụ cho các phẫu thuật vùng háng được thuận lợi.
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm hình thái học đầu trên xương đùi khô của người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Có 100 mẫu xương đùi khô gồm 42 mẫu bên P và 58 mẫu bên T được nghiên cứu. Góc cổ thân
(NSA) có giá trị trung bình là 132,77 ± 5,170. Bề rộng cổ xương đùi trên-dưới: 28,86 ± 3,32 mm, bề rộng cổ
xương đùi trước-sau: 24,36 ± 2,76 mm có mối tương quan mạnh giữa hai chỉ số trên (r= 0,84). Góc mấu chuyển
lớn-thân xương đùi có giá trị trung bình là: 9,67 ± 0,990. Khoảng cách đỉnh mấu chuyển lớn-trục cổ xương đùi
(khoảng cách Y) trung bình là: 42,49 ± 4,43 mm. Chiều dài cổ xương đùi trên và dưới có giá trị trung bình lần
lượt là: 20,36 ± 2,72 mm và 28,54 ± 3,00 mm.
Kết luận: Các số đo về hình thái giải phẫu đầu trên xương đùi có giá trị tham khảo cho các phẫu thuật cũng
như cho thiết kế các dụng cụ chỉnh hình dùng cho vùng háng.
Từ khóa: Đầu trên xương đùi, giải phẫu hình thái, xương đùi khô.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE GEOMETRY OF PROXIMAL FEMUR OF VIETNAMESE
Tang Ngoc Dat, Cao Thi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 153-157
Introduction: Operative treatment requires restoration the correlation between anatomic features and
proper implants. Throughout knowledge in morphological anatomy of proximal femur will improve surgical
outcome and better implants design.
Objectives: This study was carried out to assess some geometry features of proximal femur.
Methods: Serial cases study. One hundred adult Vietnamese dry femora at Anatomy Department of
University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City were studied.
Results: The neck-shaft angle (NSA) is: 132.77 ± 5.170. The superioinferial neck width is: 28.86 ± 3.32 mm,
the anteroposterial neck width is: 24.36 ± 2.76 mm, there is strong correlation between these two indexes (r=
0.84). The trochanteric shaft angle is: 9.67 ± 0.990. The distance between the tip of greater trochanter and the neck
axis (distance Y) is: 42.49 ± 4.43 mm. The anterior and inferior neck length are 20.36 ± 2.72 mm and 28.54 ± 3.00
mm, respectively.
Conclusions: The measurements of the proximal femur provide a remarkable data for the hip surgery and
implants design.
Keywords: Proximal femur, geometry, dry femora.
* Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Tăng Ngọc Đạt ĐT: 035.8338.656 Email: ngocdat2201@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 154
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương vùng háng trong đó hơn ½ là gãy
liên mấu chuyển với tần suất ngày càng tăng
đang là vần đề phải đối mặt hàng ngày của các
phẫu thuật viên Chỉnh hình (10). Mục tiêu điều trị
là phục hồi chức năng với tỉ lệ biến chứng ở mức
thấp nhất có thể. Để thực hiện mục tiêu đó, cần
đạt được sự nắn chỉnh và cố định xương vững
chắc nhằm cho phép vận động sớm(8.10).
Mối tương quan giữa các mốc giải phẫu đầu
trên xương đùi đã được chú ý nghiên cứu từ thế
kỷ 19(11). Sự hiểu biết về hình thái giải phẫu đầu
trên xương đùi giúp cho các phẫu thuật viên có
cơ sở giải phẫu khi thực hiện các phẫu thuật
vùng háng cũng như trong thiết kế và chọn lựa
dụng cụ. Hiện nay, hình thái giải phẫu đầu trên
xương đùi ở người Việt Nam chưa được nghiên
cứu nhiều. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Một số đặc điểm giải phẫu ứng
dụng đầu trên xương đùi ở người Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm hình thái học đầu
trên xương đùi khô của người Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu xương đùi khô tại bộ môn Giải
Phẫu Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các mẫu xương đùi khô có tổn thương hay
biến dạng trên đại thể.
Cỡ mẫu: 100 xương đùi khô.
Phương pháp nghiên cứu
Với từng mẫu xương đùi khô chúng tôi ghi
nhận thông số bên phải, bên trái. Mẫu xương
đùi khô được đặt trên mặt phẳng chứa bờ sau
2 lồi cầu đùi và bờ sau mấu chuyển lớn với
mặt trước xương đùi hướng lên trên. Tiếp theo
xác định trục cổ xương đùi, trục thân xương
đùi, trục mấu chuyển lớn. Sau đó, tiến hành đo
các chỉ số: chiều dài cổ xương đùi trên và dưới;
góc cổ thân; góc mấu chuyển lớn-thân xương
đùi; bề rộng cổ xương đùi trên-dưới và trước-
sau; khoảng cách đỉnh mấu chuyển lớn-trục cổ
xương đùi (Hình 1).
Chiều dài cổ xương đùi trên (dưới) được xác
định là khoảng cách từ chân chỏm xương đùi tới
đường liên mấu chuyển trên mặt phẳng chứa bờ
trên (dưới) cổ xương đùi.
Bề rộng cổ xương đùi trên-dưới (trước-sau)
là bề rộng eo cổ xương đùi đo trên mặt phẳng
trán (đứng ngang) so với trục cổ xương đùi.
Hình 1: Các kích thước đầu trên xương đùi được
khảo sát x: trục thân xương đùi, y: trục cổ xương đùi, a:
giao điểm x và y, c: đỉnh mấu chuyển lớn, co: trục mấu
chuyển lớn, d: giao điểm co và y, yax: góc cổ thân, cox: góc
mấu chuyển lớn-thân xương đùi, cd: khoảng cách đỉnh
mấu chuyển lớn-trục cổ xương đùi.
KẾT QUẢ
Góc cổ thân
Giá trị trung bình góc cổ thân trong nghiên
cứu của chúng tôi là 132,77 ± 5,170 (120-1450). Đa
số giá trị góc cổ thân trong khoảng 1260-1400
chiếm tỉ lệ 85% (Bảng 1).
Bảng 1: Phân bố giá trị góc cổ thân trong nghiên cứu
NSA (độ) ≤ 120 121-
125
126-
130
131-
135
136-
140
>140
Tần suất
(Tỉ lệ %)
1 (1) 6 (6) 38 (38) 26 (26) 21 (21) 8 (8)
NSA: góc cổ thân xương đùi
o
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 155
Bề rộng cổ xương đùi
Giá trị bề rộng cổ xương đùi (CXĐ) trong
100 mẫu xương đùi khô của chúng tôi được
thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Giá trị bề rộng CXĐ.
Bề rộng cổ
xương đùi (mm)
Trung bình ± SD
mm
GTLN-GTNN
mm
p*
Trên-dưới 28,86 ± 3,32 39 – 23
P 28,68 ± 2,90 36 - 23
0,39
T 28,92 ± 3,61 39 - 23
Trước-sau 24,36 ± 2,76 31,5 - 19
P 24,50 ± 2,55 29,5 - 19,8
0,32
T 24,26 ± 2,93 31,5 - 19
* Phép kiểm t-test
Bề rộng CXĐ đo được ở vị trí trên-dưới lớn
hơn ở vị trí trước-sau. Hai giá trị này có mối
tương quan chặt với hệ số tương quan r=0,84
với phương trình hồi quy giữa hai kích thước
trên như sau: NW-TD=4,1999 + 1,0109 x NW-
TS (mm).
Góc mấu chuyển lớn thân xương đùi
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy giá trị
trung bình góc mấu chuyển lớn-thân xương đùi
là 9,670 ± 0,990 (8-120), bên P 9,550 ± 0,920, bên T
9,760 ± 1,060, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 bên với giá trị p=0,64.
Khoảng cách đỉnh mấu chuyển lớn trục cổ
xương đùi
Bảng 3: Khoảng cách đỉnh mấu chuyển lớn trục cổ
xương đùi
Khoảng cách Y Trung bình ±
SD mm
GTLN-GTNN
mm
p*
Chung (n=100) 42,49 ± 4,43 54 - 33
Bên P (n=42) 41,62 ± 4,39 54 - 33
0,06
Bên T (n=58) 43,12 ± 4,39 53 - 35
* Phép kiểm t-test
Giá trị trung bình khoảng cách đỉnh mấu
chuyển lớn trục cổ xương đùi trong nghiên cứu
của chúng tôi là 42,49 ± 4,43 mm, đa số phân bố
trong khoảng 31 – 50 mm chiếm 98%.
Chiều dài cổ xương đùi
Trong nghiên cứu giá trị chiều dài cổ xương
đùi đo được ở bờ dưới lớn hơn giá trị chiều dài
cổ xương đùi đo ở bờ trên cổ, với giá trị trung
bình các số đo được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Giá trị chiều dài cổ xương đùi
Chiều dài CXĐ Trung bình ± SD
mm
GTLN-GTNN
mm
p*
Trên
Chung (n=100) 20,36 ± 2,72 28 - 14
Bên P (n=42) 20,38 ± 2,74 28 – 15,5
0,80
Bên T (n=58) 20,34 ± 2,73 26,5 - 14
Dưới
Chung (n=100) 28,54 ± 3,00 37 - 21,2
Bên P (n=42) 28,65 ± 3,17 37 - 22,5
0,53
Bên T (n=58) 28,45 ± 3,00 36 - 21,2
* Phép kiểm t-test
Tất cả các chỉ số ghi nhận được trong NC của
chúng tôi đều có phân phối chuẩn và không ghi
nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên P
và bên T.
BÀN LUẬN
Góc cổ thân
Chúng tôi nhận thấy giá trị góc cổ thân trung
bình trong NC của chúng tôi tương đương với
tác giả Hoagulund(2) trên dân số Hồng Kông và
lớn hơn các nghiên cứu trên người Phương Tây
của các tác giả Toogood(11), Osorio(7) hay
Gilligan(1). Kết quả này phù hợp với nhận định
của Gilligan(1), ông nghiên cứu góc cổ thân ở
nhiều vùng trên thế giới và ghi nhận khu vực
Thai Bình Dương (gồm cả Đông Nam Á) và
Châu Phi có góc cổ thân lớn hơn khu vực Châu
Âu và trung bình của thế giới. Tương tự với
nhiều tác giả khác chúng tôi không ghi nhận sự
khác nhau giữa giá trị góc cổ thân bên phải hay
bên trái.
Bảng 5: Giá trị góc cổ thân qua một số nghiên cứu
Tác giả Hoagulund (Hồng Kông) Toogood (Mỹ) Osorio (ChiLê) Gilligan (Anh) Chúng tôi (Việt Nam)
Góc cổ thân(
0
)
Trung bình ± SD
Nam 135
Nữ 134
129,23 ± 6,24 124,17 ± 6,37 125,5 ± 5,5 132,77
± 5,17
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 156
Bề rộng cổ xương đùi
Qua khảo sát trên 100 mẫu xương đùi khô
chúng tôi nhận thấy bề rộng cổ xương đùi
trong NC nhìn chung tương đương với một số
NC ở Ấn Độ như của tác giả Pathrot(9) và
Mulley(5) và nhỏ hơn người Phương Tây như
NC trên dân số Thổ Nhĩ Kỳ của Ziylan(14). Sự
khác biệt này có lẽ do sự khác biệt về chủng
tộc, dân số Châu Âu nhìn chung có kích thước
lớn hơn dân số Châu Á. Giá trị bề rộng trên-
dưới lớn hơn trước-sau, có sự tương quan chặt
giữa hai chỉ số trên với phương trình hồi qui
NW-TD= 4,1999 + 1,0109 x NW-TS (mm). Từ
đó chúng tôi cho rằng thiết diện cổ xương đùi
trên mặt cắt dứng dọc với phương vuông góc
với trục cổ xương đùi có hình bầu dục. Nhận
định này giống với NC của tác giả Nguyễn
Văn Quang(6) khi đo trên xương khô và khác
với Trần Anh Vũ(12) đo trên phim chụp cắt lớp
điện toán.
Góc mấu chuyển-thân xương đùi
Qua ghi nhận trên 100 mẫu xương đùi khô
chúng tôi nhận thấy góc nghiêng của mấu
chuyển lớn so với trục thân xương đùi có giá trị
tương đối lớn. Kết quả này giống với ghi nhận
của nhiều tác giả Châu Á khác như Pathrot(9),
Tyagi(13), Lakhwani(3). Đa số các tác giả Châu Á
nhận thấy góc nghiêng này trên dân số Châu Á
nhìn chung lớn hơn người Phương Tây. Sự khác
nhau này như các tác giả nhận định có thể ảnh
hưởng tới kết quả điều trị gãy LMC khi sử dụng
định nội tủy đầu trên xương đùi.
Khoảng cách đỉnh mấu chuyển lớn-trục cổ
xương đùi
Khoảng cách này được tác giả Pathrot(9) và
Leung(4) giả định là khoảng cách tử đỉnh của
đinh đầu trên xương đùi và điểm vào của vít
cổ với giả định vị trí tối ưu của vít cổ ở tâm cổ
xương đùi trên bình diện trước-sau. Giá trị này
có sự khác nhau giữa các dân tộc cũng như
phương pháp đo. Khoảng cách đo được trong
NC của chúng tôi nhỏ hơn trong nghiên cứu
của Leung(4) (Trung Quốc đo trên phim chụp
cắt lớp điện toán) và lớn hơn nghiên cứu của
Pathrot (Ấn Độ đo trực tiếp trên xương khô).
Điều này cho thấy các dụng cụ cần có sự linh
hoạt trong thiết kế để đạt được sự phù hợp khi
sử dụng trên lâm sàng ở những dân tộc
khác nhau.
Chiều dài cổ xương đùi
Chiều dài cổ xương đùi ở bờ trên nhỏ hơn bờ
dưới, giá trị trung bình ở bờ trên là 20,36 và ở bờ
dưới là 28,54mm. Như vậy trên bình diện mặt cổ
xương đùi có thiết diện hình thang với cạnh
ngắn ở trên và cạnh dài ở dưới.
KẾT LUẬN
Đầu trên xương đùi là vùng xương quan
trọng trong duy trì tư thể đứng thẳng và đi lại
của con người đồng thời cũng là vùng chịu ảnh
hưởng của nhiều bệnh lý. Việc điều trị cần có sự
hiểu biết thấu đáo về cấu trúc giải phẫu cũng
như cần các phương tiện với thiết kế phù hợp.
Giải phẫu học hình thái đầu trên xương đùi có
sự khác nhau giữa các dân tộc nhất định. Nghiên
cứu của chúng tôi tuy chưa toàn diện về hình
thái giải phẫu vùng xương phức tạp này tuy
nhiên cũng cung cấp những chỉ số quan trọng
góp phần làm cơ sở tham khảo cho các phẫu
thuật vùng háng cũng như cho các thiết kế dụng
cụ phù hợp cho người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gilligan I, Chandraphak S, et al (2013), Femoral neck-shaft
angle in humans: variation relating to climate, clothing,
lifestyle, sex, age and side. J Anat, 223 (2), pp.133-51.
2. Hoaglund FT, Low WD (1980), Anatomy of the femoral neck
and head, with comparative data from Caucasians and Hong
Kong Chinese. Clin Orthop Relat Res, 152, pp.10-6.
3. Lakhwani OP (2012), Correlation of Trochanter-Shaft Angle in
Selection of Entry Site in Antegrade Intramedullary Femoral
Nail. ISRN Orthop, 2012: 431374
4. Leung KS, Chen CM, et al (1996), Multicenter trial of modified
Gamma nail in East Asia. Clin Orthop Relat Res, (323), pp.146-
154.
5. Muley M, Bhuiyan P (2017), Morphometric Study of Neck of
Dry Adult Femora. Int J Anat Res, 5, pp. 4317-4320.
6. Nguyễn Văn Quang (2005), Giải phẫu học đầu trên xương
đùi, Tạp Chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 9, tr. 75 - 80.
7. Osorio H, Schorwer K, et al (2012), Proximal Femoral
Epiphysis Anatomy in Chilean Population: Orthopedic and
Forensic Aspects. Int. J. Morphol, 30 (1), pp.258-62.
8. Ozkan K, Türkmen İ, et al (2015), A biomechanical
comparison of proximal femoral nails and locking proximal
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 157
anatomic femoral plates in femoral fracture fixation: A study
on synthetic bones. Indian J Orthop, 49 (3), pp. 347 - 351.
9. Pathrot D, Ul Haq R, et al (2016), Assessment of the geometry
of proximal femur for short cephalomedullary nail placement:
An observational study in dry femora and living subjects.
Indian J Orthop, 50 (3), pp. 269 - 276.
10. Socci AR, Casemyr NE, et al (2017), Implant options for the
treatment of intertrochanteric fractures of the hip. Rationale,
evidence, and recommendations, 99-B (1), pp.128 - 133.
11. Toogood PA, Skalak A, et al (2009), Proximal femoral
anatomy in the normal human population. Clin Orthop Relat
Res, 467 (4), pp. 876 - 885.
12. Trần Anh Vũ (2015), Ước lượng kích thước ổ cối và đầu trên
xương đùi của người trưởng thành tuổi từ 20-35 bằng CT
Scan. Luận án thạc sĩ y học chuyên ngành chấn thương chỉnh hình,
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
13. Tyagi V, Yang JH, et al (2010), A computed tomography-
based analysis of proximal femoral geometry for lateral
impingement with two types of proximal femoral nail
anterotation in subtrochanteric fractures. Injury, 41 (8), pp. 857
- 861.
14. Ziylan T, Murshid KA (2002), An analysis of Anatolian
human femur anthropometry. Turk J Med Sci., 32, pp. 231 –
235.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_mot_so_dac_diem_giai_phau_ung_dung_dau_tren_xuong_d.pdf