Khảo sát mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết - Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết - Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 221 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Chí Hồng*, Quách Diệu Ái*, Nguyễn Thị Mai Hoàng* TÓM TẮT Mở đầu: Tuân thủ điều trị giữ vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh mạn tính cũng như đái tháo đường (ĐTĐ). Mục tiêu: Khảo sát tình hình tuân thủ dùng thuốc điều trị ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD), mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với hiệu quả điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân (BN). Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp 250 BN ĐTĐ type 2 từ 18 tuổi trở lên, sử dụng thuốc ĐTĐ đường uống ≥ 6 tháng và có giá trị HbA1c trong vòng 6 tháng gần nhất. Tuân thủ dùng thuốc được đánh giá dự...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết - Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 221 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Chí Hồng*, Quách Diệu Ái*, Nguyễn Thị Mai Hoàng* TÓM TẮT Mở đầu: Tuân thủ điều trị giữ vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh mạn tính cũng như đái tháo đường (ĐTĐ). Mục tiêu: Khảo sát tình hình tuân thủ dùng thuốc điều trị ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD), mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với hiệu quả điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân (BN). Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp 250 BN ĐTĐ type 2 từ 18 tuổi trở lên, sử dụng thuốc ĐTĐ đường uống ≥ 6 tháng và có giá trị HbA1c trong vòng 6 tháng gần nhất. Tuân thủ dùng thuốc được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi MMAS-8. Kết quả: Có 67,6% BN tuân thủ dùng thuốc (19,6% tuân thủ tốt và 48,0% tuân thủ trung bình). Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ gồm tuổi (p = 0,002), số lần dùng thuốc trong ngày (p < 0,001) và chế độ điều trị phức tạp (p = 0,002). Nghiên cứu ghi nhận mối tương quan yếu (rho = -0,285; p < 0,001) giữa tuân thủ dùng thuốc và giá trị HbA1c của BN. Kết luận: Mức độ tuân thủ dùng thuốc của BN ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết – BV ĐHYD ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu gợi ý cần đơn giản hóa chế độ dùng thuốc (ít thuốc, ít lần sử dụng trong ngày) hơn nữa nhằm cải thiện tuân thủ của bệnh nhân. Từ khóa: Tuân thủ dùng thuốc, đái tháo đường type 2, hiệu quả điều trị, yếu tố liên quan ABSTRACT INVESTIGATION ON RELATIONSHIP BETWEEN MEDICATION ADHERENCE AND TREATMENT OUTCOMES IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS AT THE ENDOCRINOLOGY CLINIC OF THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY Duong Chi Hong, Quach Dieu Ai, Nguyen Thi Mai Hoang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 221-226 Background/ Objectives: Medication adherence plays an important role in the treatment of chronic dieseases as diabetes. This study aims to investigate medication adherence of patients with type 2 diabetes (DT2) at the Endocrinology Clinic of the University Medical Center at Ho Chi Minh City, the relationship between medication adherence and treatment outcomes and to determine factors associated with medication adherence in diabetic patients. Method: There were 250 DT2 patients included in this cross-sectional study. These patients were 18 years-old or older, using oral hypoglycemiants for at least 6 months and having at least 1 value of *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Mai Hoàng ĐT: 0356599822 Email: ntmaihoang@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 222 HbA1c during 6 months prior to commencement of study. Patients were interviewed using MMAS-8 questionnaire to evalulate medication adherence. Results: Among 67.6% of patients who were considered medication adherence, the rate of good and moderate adherence were 19.6% and 48.0%, respectively. Medication adherence were associated with patients’ age (p = 0.002), number of doses per day (p < 0.001) and complexity of medication regimen (p = 0.002). There was a weak correlation (rho = -0.285, p < 0.001) between medication adherence and patients’ HbA1c. Conclusions: Medication adherence rate at the Endocrinology Clinic of University Medical Center at Ho Chi Minh City is moderate. The results suggest that efforts should be made to simplify the therapeutic regimen (fewer drugs, fewer daily frequency of drug use) to improve patients’ adherence. Key words: Medication adherence, type 2 diabetes, treatment outcomes, associated factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong các bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Việc điều trị kéo dài và tốn kém gây ra thách thức lớn đối với vấn đề tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân (BN)(8). Việc nhận diện các BN gặp khó khăn trong việc tuân thủ dùng thuốc điều trị cũng như các yếu tố góp phần cản trở tuân thủ sẽ giúp bác sĩ có chiến lược thích hợp nhằm gia tăng tuân thủ cũng như cải thiện hiệu quả điều trị. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát mức độ tuân thủ dùng thuốc điều trị ĐTĐ, mối tương quan giữa tuân thủ dùng thuốc với hiệu quả điều trị cũng như xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc trên các BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh (BV ĐHYD). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ 15-5 đến 15-6-2018 tại phòng khám Nội tiết – BV ĐHYD. Tiêu chuẩn chọn mẫu là tất cả BN đến phòng khám Nội tiết trong thời gian nghiên cứu, có tuổi từ 18 trở lên, được chẩn đoán ĐTĐ type 2 và đang điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống trong ít nhất 6 tháng với ít nhất 1 giá trị HbA1c được ghi nhận trong vòng 6 tháng trước nghiên cứu. Các BN được chọn để phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn gồm các câu hỏi về đặc điểm BN (tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bệnh kèm), đặc điểm điều trị (thuốc, liều, cách dùng, các kết quả xét nghiệm đường huyết và HbA1c) và tuân thủ dùng thuốc. Bộ câu hỏi Morisky 8 câu (MMAS-8) được sử dụng để đánh giá tuân thủ dùng thuốc. BN được xem là tuân thủ điều trị khi đạt từ 6 điểm trở lên. Trong đó, BN tuân thủ tốt khi đạt 8 điểm và tuân thủ trung bình khi đạt 6 – 7 điểm(11). Hiệu quả điều trị được đánh giá dựa vào khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2018. Cụ thể, BN được xem là kiểm soát được đường huyết và HbA1c khi đường huyết đói trong khoảng 80 – 130 mg/dL và HbA1c < 7%(1). Số liệu nghiên cứu được trình bày dưới dạng tần suất và tỷ lệ % với các biến phân loại, số trung bình ± độ lệch chuẩn (giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất) với các biến liên tục tuân theo phân phối chuẩn và số trung vị (tứ phân vị thứ 2; tứ phân vị thứ 3) với các biến liên tục không theo phân phối chuẩn. Phép kiểm Chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỷ lệ. Để so sánh 2 số trung bình, phép kiểm Student t-test được sử dụng nếu các biến liên tục tuân theo phân phối chuẩn và phép kiểm Mann-Whitney được sử dụng khi các biến liên tục không tuân theo phân phối chuẩn. Mối liên quan giữa 2 biến được xác định dựa vào hệ số tương quan Spearman (rho) và hồi quy logistic đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc. Các phép kiểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 223 thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Đặc điểm BN và đặc điểm điều trị Trong thời gian khảo sát, có 250 BN được phỏng vấn với tuổi trung bình 59,8 ± 9,9 tuổi (32,0 – 80,0). Đa số BN là nữ giới (166 BN, 66,4%), có trình độ học vấn cấp 2 hoặc cấp 3 (56,8%) và 59,2 % BN hiện không làm việc. Hầu hết BN (240 BN, tương ứng 96,0%) có mắc ít nhất một bệnh kèm. Trong số đó, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là các bệnh phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 64,4% và 74,4%. Ngoài ra, có 42 bệnh nhân (16,8%) được ghi nhận có các biến chứng của ĐTĐ như biến chứng thận, biến chứng thần kinh. Về thuốc điều trị, nghiên cứu ghi nhận được có 171 BN (68,4%) chỉ sử dụng các thuốc hạ đường huyết đường uống và 225 BN (90,0%) được chỉ định phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ. Trong số đó, có 104 BN (46,2%) được chỉ định dạng viên phối hợp. Số thuốc ĐTĐ trung vị BN phải sử dụng là 2,0 thuốc một ngày (2,0 ; 2,0) và số lần dùng thuốc trung vị mỗi ngày là 2,0 lần (2,0 ; 3,0). Chế độ dùng thuốc phức tạp (dùng thuốc nhiều lần so với thời điểm của một bữa ăn), ví dụ uống 1 thuốc trước ăn sáng và 1 thuốc sau ăn sáng được ghi nhận ở 130 BN trong nghiên cứu (52,0%). Tuân thủ dùng thuốc Về tuân thủ dùng thuốc, có 169 BN (67,6%) tuân thủ dùng các thuốc điều trị. Trong đó, tỷ lệ BN tuân thủ tốt và tuân thủ trung bình lần lượt là 19,6% và 48,0%. Kết quả từng câu hỏi trong bộ câu hỏi MMAS-8 được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Kết quả trả lời bộ câu hỏi MMAS-8 Câu hỏi Số BN trả lời “CÓ” Tỷ lệ (%) Cô/bác/anh/chị có đôi lúc quên uống thuốc điều trị đái tháo đường không ? 117 46,8 Trong 2 tuần qua, có ngày nào cô/bác/anh/chị không dùng thuốc điều trị đái tháo đường ? 59 23,6 Cô/bác/anh/chị có từng bỏ hay ngưng uống thuốc mà không báo bác sĩ vì cô/bác/anh/chị cảm thấy mệt khi dùng thuốc ? 9 3,6 Khi cô/bác/anh/chị đi du lịch, đi chơi, có đôi lúc cô/bác/anh/chị quên mang theo thuốc không ? 38 15,2 Cô/bác/anh/chị có uống đủ thuốc ngày hôm qua không ? 238 95,2 Thỉnh thoảng, cô/bác/anh/chị có ngưng dùng thuốc khi cảm thấy đường huyết đã được kiểm soát không ? 16 6,4 Uống thuốc mỗi ngày thật sự bất tiện với một số người. Cô/bác/anh/chị có thấy bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị không ? 130 52,0 Cô/ bác/anh/chị có thường xuyên thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả thuốc không ? Không bao giờ/hiếm Đôi khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 173 75 0 0 2 69,2 30,0 0 0 0,8 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và hiệu quả điều trị Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân đạt được đường huyết đói và HbA1c mục tiêu tại thời điểm khảo sát lần lượt là 39,2% và 22,8%. Nhóm tuân thủ dùng thuốc có tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết và HbA1c cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tuân thủ (45,6% so với 26,3%, p = 0,004 và 29,9% so với 9,9%, p = 0,001). Ngoài ra, có mối tương quan yếu giữa tuân thủ dùng thuốc và giá trị HbA1c (rho = -0,285; p < 0,001). Các yếu tố liên quan với tuân thủ dùng thuốc Bảng 2 trình bày kết quả so sánh đặc điểm BN và đặc điểm điều trị giữa 2 nhóm tuân thủ và không tuân thủ dùng thuốc điều trị ĐTĐ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 224 Bảng 2: So sánh đặc điểm BN và đặc điểm dùng thuốc giữa 2 nhóm BN Đặc điểm Tuân thủ (169 BN) Không tuân thủ (81 BN) p Tuổi 61,0 ± 9,2 57,4 ± 10,9 0,008 Có việc làm 49,4% 36,7% 0,056 Trình độ học vấn - Cấp 1 - Cấp 2 + cấp 3 - Đại học 30,9% 51,9% 17,2% 31,4% 59,2% 9,4% 0,191 Thời gian điều trị ĐTĐ (năm) 6,0 (3,0 ; 12,0) 7,0 (3,0 ; 13,0) 0,310 Số thuốc điều trị 2,0 (2,0 ; 2,0) 2,0 (2,0 ; 3,0) < 0,001 Số lần dùng thuốc trong ngày 2,0 (2,0 ; 3,0) 2,0 (2,0 ; 3,0) 0,001 Có chế độ dùng thuốc phức tạp 43,8% 69,1% < 0,001 Có sử dụng viên phối hợp 45,7% 39,65 0,365 Dựa trên kết quả phân tích đơn biến, các biến độc lập gồm “tuổi”, “số thuốc điều trị”, “số lần dùng thuốc trong ngày” và “chế độ dùng thuốc phức tạp” có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không tuân thủ dùng thuốc. Do đó, các biến này được sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy logistic. Tuy nhiên, “số thuốc điều trị” có tương quan mạnh với “số lần dùng thuốc trong ngày” (rho = 0,556; p < 0,001) và “chế độ dùng thuốc phức tạp” (rho = 0,503; p < 0,001). Vì vậy, biến “số thuốc điều trị” được loại khỏi mô hình hồi quy. Mô hình hồi quy logistic đa biến được xây dựng với biến phụ thuộc là “tuân thủ (có/ không)” và các biến độc lập gồm “tuổi”, “số lần dùng thuốc trong ngày” và “chế độ dùng thuốc phức tạp”. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc Yếu tố OR Khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR P Tuổi 1,048 1,017 – 1,079 0,002 Số lần dùng thuốc trong ngày 0,462 0,303 – 0,705 < 0,001 Chế độ dùng thuốc phức tạp (Có) 0,388 0,216 – 0,696 0,002 BÀN LUẬN Tỷ lệ BN tuân thủ dùng thuốc trong nghiên cứu này là 67,6%, bao gồm 19,6% BN tuân thủ tốt và 48,0% BN tuân thủ trung bình. Kết quả này nằm ở mức trung bình so với tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ĐTĐ trên thế giới (36,0 – 93,0%)(3) và tương tự với nghiên cứu trước đó ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2013 (69,0%)(12). Kết quả trả lời câu hỏi “Cô/bác/anh/chị có thường xuyên thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả thuốc không?”, có 69,2% BN trả lời “Không bao giờ”. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu tại Nigeria năm 2015 (86,2%)(5). Như vậy, hơn 30% BN trong nghiên cứu của chúng tôi gặp khó khăn trong việc nhớ thời điểm sử dụng thuốc. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ BN có chế độ điều trị phức tạp khá cao (52,0%). Trả lời câu hỏi “Đã bao giờ cô/bác/anh/chị nghĩ mình đã từng gặp phải tác dụng phụ nào do thuốc ĐTĐ gây ra chưa?”, có 85 BN (34,0%) nghĩ rằng họ đã từng mắc tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ. Trong số những BN nghĩ mình từng bị tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ, chỉ có 5 BN (5,9%) biết chính xác mình đã từng bị hạ đường huyết quá mức. Có 27 BN (31,8%) mô tả lại các triệu chứng như đổ mồ hôi, đói cồn cào, run tay chân mà không biết đó là những dấu hiệu của hạ đường huyết quá mức. Đáng lưu ý là có 9 BN (3,6%) tự ý ngưng thuốc điều trị mà không có ý kiến của bác sĩ. Điều này cho thấy hiểu biết của BN về tác dụng phụ của thuốc cùng với cách xử trí chưa nhiều. Do đó, cần tăng cường công tác tư vấn, giải thích các tác dụng phụ mà BN có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc và cách xử trí để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn. Việc này cũng có thể giúp cải thiện tuân thủ điều trị ở BN. Thật vậy, theo một vài nghiên cứu trước đây, tác dụng phụ, đặc biệt là hạ đường huyết quá mức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 225 là một trong những yếu tố làm giảm tuân thủ dùng thuốc(6,13). Đối với câu hỏi thứ 5 (“Cô/bác/anh/chị có sử dụng đủ thuốc ĐTĐ ngày hôm qua không?”), có 95,2% BN trả lời luôn sử dụng thuốc đầy đủ trước ngày tái khám. Kết quả này có thể phản ánh hiện tượng tuân thủ «áo choàng trắng», điều có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc đánh giá khả năng tuân thủ dùng thuốc của BN. Hiện tượng này cũng đã được đề cập đến trong nghiên cứu trước đây tại Nigeria với 86,8% BN trả lời “có” cho câu hỏi này(5). Mặt khác, trong số những BN trả lời “không”, nhiều BN đưa ra lí do hết thuốc do tái khám trễ. Thực tế, trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các BN không sống ở thành phố. Điều này gợi ý rằng sự sẵn có của các dịch vụ y tế cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc. Trả lời câu hỏi thứ 6 (“Thỉnh thoảng, cô/bác/anh/chị có ngưng dùng thuốc khi cảm thấy đường huyết đã được kiểm soát không?”), có 93,6% BN trả lời “không”. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu trước đây tại Nigeria (73,9%)(5). Trong quá trình phỏng vấn BN, chúng tôi nhận thấy phần đông bệnh nhân có niềm tin rất lớn vào bác sĩ điều trị và họ biết rằng cần duy trì việc điều trị lâu dài theo chỉ định. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân trả lời «không», vẫn có một số BN tự giảm liều thuốc khi đã kiểm soát được đường huyết mà không thông báo với bác sĩ. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị. Do đó, cần chú ý giải thích cho BN hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì chế độ dùng thuốc trong việc kiểm soát bệnh ĐTĐ trong quá trình tư vấn điều trị. Mối tương quan giữa tuân thủ dùng thuốc và hiệu quả điều trị trong nghiên cứu này gợi ý rằng cải thiện tuân thủ là một trong những yếu tố có thể góp phần làm tăng hiệu quả kiểm soát ĐTĐ. Tuy nhiên, đây là mối tương quan yếu (rho < 0,4). Thật vậy, dù tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc chiếm 67,6%, tỷ lệ BN kiểm soát được HbA1c chỉ chiếm 23,0%. Sự chênh lệch này có thể được giải thích bằng nhiều lí do. Thứ nhất, BN có thể mô tả tuân thủ của mình tốt hơn so với thực tế khi trả lời khảo sát, đây cũng là một nhược điểm của bộ câu hỏi MMAS-8 nói riêng và phương pháp dùng bộ câu hỏi khảo sát nói chung. Thứ hai, điều trị bằng thuốc chỉ là một phần trong việc điều trị. Nói cách khác, các biện pháp thay đổi lối sống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các biện pháp này đến việc kiểm soát đường huyết không được xét đến trong phạm vi nghiên cứu này. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố làm tăng tuân thủ dùng thuốc ở BN ĐTĐ trong nghiên cứu này là tuổi cao (OR = 1,048; KTC 95% 1,017 – 1,079) và các yếu tố làm giảm tuân thủ dùng thuốc gồm dùng thuốc nhiều lần trong ngày (OR = 0,462; KTC 95% 0,303 – 0,705) và có chế độ điều trị phức tạp (OR = 0,388; KTC 95% 0,216 – 0,696). Về yếu tố tuổi tác, một nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thuý Hằng cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tuổi tác và tuân thủ dùng thuốc ở BN (p < 0,001)(12). Trong nghiên cứu này, BN có tuổi càng cao càng tuân thủ dùng thuốc tốt. Điều này có thể được giải thích dựa trên 2 yếu tố - thói quen dùng thuốc và sự chấp nhận của BN về bệnh. Những BN lớn tuổi có thời gian điều trị lâu hơn dẫn đến việc dùng thuốc dần trở thành thói quen trong cuộc sống và khiến họ dễ duy trì việc dùng thuốc đúng hơn. Do ĐTĐ là một bệnh thường gặp ở những đối tượng từ 40 tuổi trở lên, những BN trẻ tuổi hơn thường cảm thấy khó chấp nhận khi được chẩn đoán mắc bệnh và thường tự ý ngưng điều trị mà không có ý kiến của bác sĩ. Vì vậy, cần chú ý tư vấn kỹ hơn cho đối tượng BN trẻ để có thể hiểu đúng về bệnh và tuân thủ điều trị tích cực hơn. Tương tự với kết quả của nghiên cứu này, mối tương quan nghịch giữa tuân thủ dùng thuốc và số thuốc ĐTĐ dùng trong ngày cũng được đề cập đến trong nghiên cứu DARTs(4). Cùng với sự tiến triển của bệnh, theo thời gian số thuốc ĐTĐ mà bệnh nhân sử dụng cũng tăng lên. Thông thường, để đạt được HbA1c mục tiêu, BN phải sử dụng ít nhất 2 loại thuốc hạ đường huyết(7). Hơn nữa, việc sử dụng nhiều nhóm thuốc cho phép BN có thể sử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 226 dụng thuốc với liều thấp hơn, từ đó hạn chế được tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Do đó, nhân viên y tế cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để BN có thể sử dụng số lượng thuốc hợp lý nhất. Trong một số nghiên cứu trước đây, để BN có thể tuân thủ dùng thuốc tốt, số lượng thuốc dùng trong ngày của BN không nên vượt quá 4 thuốc một ngày(9,10). Đa số BN trong nghiên cứu này được chỉ định dùng thuốc 2 lần/ngày. Số lần dùng thuốc lớn nhất là 4 lần/ngày, thường gặp ở những BN điều trị bằng phác đồ phối hợp insulin. Kết quả phân tích đa biến cho thấy số lần dùng thuốc trong ngày càng nhiều thì khả năng tuân thủ càng kém. Kết quả này tương đồng với những nghiên cứu trước đây(2,4). Tần suất sử dụng thuốc ít hơn 3 lần/ ngày có thể giúp BN tuân thủ điều trị tốt hơn(2). Bên cạnh đó, chế độ dùng thuốc phức tạp cũng là một trong những yếu tố làm giảm tuân thủ ghi nhận được trong nghiên cứu này. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Baudrant-Boga và cộng sự với kết luận thời điểm dùng thuốc phức tạp có ảnh hưởng xấu đến tuân thủ điều trị của BN(2). Hơn nữa, trong số những BN có chế độ dùng thuốc phức tạp, nhiều BN quyết định dùng tất cả các thuốc cùng một lúc sau bữa ăn, điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị. Như vậy, đơn giản hóa chế độ điều trị là việc cần thiết và quan trọng để cải thiện tuân thủ dùng thuốc cũng như hiệu quả điều trị. KẾT LUẬN Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở BN ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết – BV ĐHYD ở mức trung bình. Tuân thủ dùng thuốc có mối tương quan yếu nhưng có ý nghĩa thống kê với hiệu quả kiểm soát HbA1C. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc kém hơn so với bệnh nhân cao tuổi. Ngoài ra, chế độ dùng thuốc phức tạp và dùng thuốc nhiều lần trong ngày là hai yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc kém. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho bệnh nhân, đặc biệt là đối tượng BN trẻ tuổi và đơn giản hóa chế độ điều trị nhằm nâng cao khả năng tuân thủ của BN và từ đó giúp cải thiện hiệu quả kiểm soát ĐTĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2018). Diabetes Care. The journal of clinical and applied research and education, 41 (S1). 2. Baudrant-Boga M, Lehmann A, Allenet B (2012). Penser autrement l’observance médicamenteuse: d’une posture injonctive à une alliance thérapeutique entre le patient et le soignant – Concepts et déterminants. Annales Pharmaceutiques Françaises, 70: pp.15 - 25. 3. Cramer J. (2004). A systematic review of adherence with medications for diabetes. Diabetes Care, 5: 1218 - 1224. 4. Donnan PT, MacDonald TM, Morris AD (2002). Adherence to prescribed oral hypoglycaemic medication in a population of patients with type 2 diabetes: a retrospective cohort study. Diabetic medicine: a journal of the British Diabetic Association, 19: pp.279-284. 5. Jackson IL, Adibe MO, Okonta MJ, et al. (2015). Medication adherence in type 2 diabetes patients in Nigeria. Diabetes technology & therapeutics, 17 (6): pp.398 – 404. 6. Kassahun A, Gashe F, et al. (2016). Nonadherence and factors affecting adherence of diabetic patients to anti-diabetic medication in Assela General Hospital, Oromia Region, Ethiopia. Journal of Pharmacy & Bioallied Sciences, 8: pp.124-129. 7. Lavernia F, Adkins SE, et a.l (2017). Use of oral combination therapy for type 2 diabetes in primary care: Meeting individualized patient goals. Postgraduate Medicine, 8: pp.808-817. 8. Lin LK, Sun Y, Heng BH. et al. (2017). Medication adherence and glycemic control among newly diagnosed diabetes patients. BMJ Open Diabetes Research & Care, 5: pp.e000429. 9. Meyer TJ, Van Kooten D, Marsh S, Prochazka AV (1991). Reduction of polypharmacy by feedback to clinicians. Journal of General Internal Medicine, 6: pp.133-136. 10. Monson R, Bon CA, et al. (1981). Role of the clinical pharmacist in improving drug therapy. Clinical pharmacists in outpatient therapy. Archives of Internal Medicine, 141: pp.1441-1444. 11. Morisky DE, Ang A, et al. (2008). Predictive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting. Journal of Clinical Hypertension (Greenwich), 10 (5): pp.348 – 354. 12. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2013). Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa khám Bệnh viện nhân dân Gia Định. Hội nghị Dược sĩ bệnh viện TP. Hồ Chí Minh năm 2013. 13. Polonsky WH, Henry RR (2016). Poor medication adherence in type 2 diabetes: recognizing the scope of the problem and its key contributors. Patient Preference and Adherence, 10: pp.1299–1307. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_giua_tuan_thu_dung_thuoc_va_hieu_qua.pdf
Tài liệu liên quan