Tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ xơ vữa với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 163
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA
VỚI BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP
Đỗ Thiện Toàn *, Phạm Hòa Bình **, Hồ Thượng Dũng ***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh được xem là một chỉ dấu quan trọng của xơ vữa động
mạch. Sự gia tăng độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh có liên quan chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu
cơ tim và tử vong ở người cao tuổi không có bệnh mạch vành trước đó.
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ tim mạch với bề dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh (CIMT)
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng người cao tuổi được chẩn đoán tăng
huyết áp điều trị tại khoa Nội Tim mạch - bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 09/2015 đến tháng
05/2016.
Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 144 đối tượng tuổi từ 60 đến 100 gồ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ xơ vữa với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 163
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA
VỚI BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CĨ TĂNG HUYẾT ÁP
Đỗ Thiện Tồn *, Phạm Hịa Bình **, Hồ Thượng Dũng ***
TĨM TẮT
Mở đầu: Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh được xem là một chỉ dấu quan trọng của xơ vữa động
mạch. Sự gia tăng độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh cĩ liên quan chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu
cơ tim và tử vong ở người cao tuổi khơng cĩ bệnh mạch vành trước đĩ.
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ tim mạch với bề dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh (CIMT)
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên đối tượng người cao tuổi được chẩn đốn tăng
huyết áp điều trị tại khoa Nội Tim mạch - bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 09/2015 đến tháng
05/2016.
Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ 144 đối tượng tuổi từ 60 đến 100 gồm 49 nam và 95 nữ. Độ
tuổi trung bình trong nghiên cứu là 72,3 ± 8,72, nữ giới chiếm 66%.Giá trị CIMT trung bình tính cả 2 bên là
0,89 ±0,16 mm, CIMT bên trái là 0,94 ± 0,19 mm và bên phải là 0,85 ± 0,16 mm (p<0,01). Tuổi càng cao CIMT
càng lớn. Giá trị CIMT ở các nhĩm bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp giai đoạn II, thời gian tăng huyết áp
> 10 năm, và nhĩm cĩ ≥ 5 yếu tố nguy cơ tim mạch lần lượt là 0,97 ± 0,16mm, 0,91 ± 0,17mm, 0,91± 0,16mm và
0,96 ± 0,16mm. Kết quả phân tích mối liên quan đơn biến cho thấy các yếu tố: Tuổi, Thời gian THA, HATT, đái
tháo đường và số YTNC tim mạch là cĩ liên quan cĩ ý nghĩa thống kê với CIMT, trong đĩ đái tháo đường type 2
và tuổi cĩ mối liên quan độc lập với CIMT.
Kết luận: Giá trị CIMT trung bình ở người cao tuổi cĩ tăng huyết áp là 0,89 ± 0,16 mm, trong đĩ giá
trị CIMT ở động mạch cảnh chung bên trái lớn hơn CIMT ở động mạch cảnh chung bên phải (p<0,01). Các
yếu tố: tuổi, huyết áp tâm thu, số năm tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và số yếu tố nguy cơ cĩ liên
quan với tăng CIMT ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp. Trong đĩ tuổi và đái tháo đường type 2 cĩ liên
quan độc lập với tăng CIMT.
Từ khĩa : bề dày nội trung mạc động mạch cảnh, tăng huyết áp, người cao tuổi
ABSTRACT
INVESTIGATING THE ASSOCIATION OF CARDIOVASCULAR RISK FACTOS AND CAROTID
INTIMA-MEDIA THICKNESS IN HYPERTENSIVE ELDERLY PATIENTS
Do Thien Toan, Pham Hoa Binh, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 163- 167
Backgrounds: Carotid intima-media thickness is considered an important indicator of atherosclerosis. The
increase in carotid intima-media thickness closely associated with risk of stroke, myocardial infarction and death in
elderly people without previous coronary disease.
Objectives: To determine mean value of carotid intima-media thickness in hypertensive elderly patients and
Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, BM Lão Khoa, Đại học Y Dược TP. HCM
*** Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thiện Tồn ĐT: 0985388853 Email: toando2909@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 164
the association between cardiovascular risk factors andCIMT.
Methods: We performed cross-sectional study in elderly patients (≥ 60 years old) admitted to the
department of cardiology at Kien Giang general hospital, had been diagnosed of hypertension from
September 2015 to May 2016.
Results: 144 patients were included (age range was 60 -100 years, 49 males and 95 females). Patients mean
age was 72.3 ± 8.72, 66% were women. Mean CIMT value of both left and right common carotid arteries (CCA)
was 0.89 ±0.16 mm, left CCA IMT was 0.94 ± 0.19 mm and right CCA IMT was 0.85 ± 0.16 mm (p<0.01). Mean
CIMT increased with age. The mean value of CIMT in groups of patients with diabetes, hypertension stage 2
(JNC), duration of hypertension > 10 years and ≥ 5 cardiovascular risk factors were 0.97 ± 0.16mm, 0.91 ±
0.17mm, 0.91± 0.16mm and 0.96 ± 0.16mm respectively. Univariate analysis demonstrated that age, duration of
hypertension, systolic blood pressure, type 2 diabetes mellitus and the numbers of cardiovascular risk factors
significantly associated with increased CIMT, in which age and type 2 diabetes mellitus were independently
associated with CIMT.
Conclusions: The mean value of CIMT in hypertensive elderly patients was 0.89 ±0.16 mm. CIMT was
greater on left side than on right side (p<0.01). Age, duration of hypertension, systolic blood pressure, type 2
diabetes mellitus and the numbers of cardiovascular risk factors were significantly associated with increased
CIMT in hypertensive elderly patients, in which age and type 2 diabetes mellitus were independently associated
with CIMT.
Keywords: carotid intima-media thickness, hypertension, elderly
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở người trưởng thành, cao hơn
các nguyên nhân khác như hút thuốc lá hay tăng
đường huyết(15). Tăng huyết áp nếu khơng được
kiểm sốt tốt cĩ thể gây ra nhiều biến chứng do
tổn thương cơ quan đích, đặc biệt trên đối tượng
người cao tuổi. Tại Việt Nam tỷ lệ THA ngày
càng gia tăng, đặc biệt trên đối tượng người cao
tuổi(8).Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của xơ
vữa động mạch, trong đĩ sự dày lên của lớp nội
trung mạc là thay đổi đầu tiên cĩ thể phát hiện
được. Tổn thương này hiện diện rất sớm, dễ phát
hiện và là thước đo cĩ giá trị trong việc dự đốn
trước bệnh lý mạch vành và mạch não trong
tương lai. Do vậy bề dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh được xem là một chỉ dấu quan trọng
của xơ vữa động mạch.
Những năm gần đây, cĩ nhiều nghiên cứu
trên thế giới cho thấy cĩ sự gia tăng độ dày
lớp nội trung mạc động mạch cảnh cĩ liên
quan chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu
cơ tim và tử vong ở người cao tuổi khơng cĩ
bệnh mạch vành trước đĩ(11,12). Tại Việt Nam cĩ
một số cơng trình nghiên cứu khảo sát độ dày
lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh
nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên nghiên cứu
trên đối tượng người cao tuổi cịn chưa nhiều.
Đĩ là lý do chúng tơi thực hiện nghiên cứu
này nhằm khảo sát độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh (CIMT) ở bệnh nhân cao tuổi
cĩ tăng huyết áp, cũng như mối liên quan giữa
các yếu tố nguy cơ tim mạch với CIMT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang cĩ phân tích
thực hiện từ tháng 09/2015 đến 05/2016. Đối
tượng nghiên cứu là 144 bệnh nhân trên 60 tuổi
đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Đa
khoa Kiên Giang được chẩn đốn tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn loại trừ gồm: (1) Bệnh nhân khơng
đồng ý tham gia nghiên cứu. (2) Bệnh nhân phẫu
thuật động mạch cảnh. Phương pháp chọn mẫu
là chọn thuận tiện liên tiếp. Tất cả các bệnh nhân
nhập viện đều được hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh lý
và lối sống, khám lâm sàng và làm xét nghiệm
cận lâm sàng, siêu âm động mạch cảnh đánh giá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 165
CIMT. CIMT được đo ở vị trí động mạch cảnh
chung cách chỗ chia đơi 5-10 mm, đo cả 2 bên, ở
thành xa và vào cuối thì tâm trương.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0. Các biến định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến định
tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
Kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ lên
tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh bằng phép kiểm t-
test. Phân tích hồi quy đa biến để tìm yếu tố cĩ
mối liên quan độc lập với tăng CIMT. Ngưỡng
cĩ ý nghĩa thống kê là p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 09/2015 đến 05/2016, chúng tơi
khảo sát 144 trường hợp người cao tuổi tăng
huyết áp nhập viện, trong đĩ nữ giới chiếm gần
2/3 dân số. Đặc điểm mẫu nghiên cứu được nêu
trong bảng 1.
Bảng 1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Trị số
Tuổi 72,3 ± 8,72
Nữ giới 95 (66%)
BMI
Thừa cân & Béo phì
22,1 ± 2,79
42 (29,2%)
Hút thuốc lá 36 (25%)
Cĩ vận động thể lực 70 (48,6%)
Rối loạn lipid máu 123 (85,4%)
Đái tháo đường 46 (31,9%)
Tăng huyết áp giai đoạn II (JNC) 117 (81,3%)
Bảng 2: Giá trị CIMT trung bình
Giá trị Đmc
chung
Đmc
chung trái
Đmc chung
phải
Trị số p
CIMT trung
bình (mm)
0,89 ±0,16 0,94 ± 0,19 0,85 ± 0,16 p<0,001
Bảng 3: Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố nguy
cơ và tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh
Yếu tố nguy cơ Trị số p
Tuổi <0,01
Thời gian THA 0,007
Phân độ THA theo JNC 0,005
Đái tháo đường type 2 <0,01
Số yếu tố nguy cơ <0,01
Hút thuốc lá 0,178
Giới 0,921
Vận động thể lực 0,131
Rối loạn Lipid máu 0,58
Thừa cân & béo phì 0,89
Tuổi trung bình của nghiên cứu là 72,3 ± 8,72.
Tuổi nhỏ nhất là 60 tuổi, lớn nhất là 100 tuổi.
Nhĩm bệnh nhân từ 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (42,4%). Ngồi ra chúng tơi cũng khơng ghi
nhận sự khác biệt trong độ tuổi trung bình giữa
nam và nữ, với độ tuổi trung bình ở nam và nữ
lần lượt là 71,47 ± 8,79 và 72,73 ±8,7 (p>0,05).
Bảng 4: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa các
YTNC và CIMT.
Yếu tố nguy cơ Hệ số hồi quy (KTC 95%) Trị số p
Tuổi 0,005 (0,002 – 0,008) 0,001
Thời gian THA 0,004 (-0,005 - 0,012) 0,384
HATT -0,001(-0,002 - 0,001) 0,487
Đái tháo đường 0,061 (0,27 – 0,133) 0,003
Số YTNC tim mạch 0,019 (0,003 – 0,120 0,13
BÀN LUẬN
Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
được xem là yếu tố dự báo sớm xơ vữa mạch
máu, đồng thời cũng là dấu hiệu tổn thương cơ
quan đích ở bệnh nhân THA. Việc đánh giá tổn
thương cơ quan đích trên lâm sàng là yếu tố
quan trọng trong quản lý bệnh nhân THA. Độ
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh cũng đã
được chứng minh là yếu tố nguy cơ độc lập của
nhồi máu cơ tim và đột quỵ(9,13). Trong nghiên
cứu của chúng tơi, giá trị bề dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung là 0,89 ±0,16 mm, ở
động mạch cảnh chung bên trái là 0,94 ± 0,19
mm, bên phải là 0,85 ± 0,16 mm, sự khác biệt
giữa CIMT động mạch cảnh chung 2 bên cĩ ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Giá trị CIMT trong
nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên
của tác giả Jin-Sok Yu trên đối tượng người cao
tuổi THA(16) và Bello trên đối tượng THA người
trưởng thành(1). Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của
chúng tơi cịn cho thấy giá trị CIMT bên trái cao
hơn CIMT bên phải cĩ ý nghĩa thống kê. Kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Malinova (p<0,01)(5). Tác giả Đỗ Thị Hồng Liên(2)
và Jin-Sok Yu cũng ghi nhận kết quả tương tự.
Kết quả phân tích đơn biến giữa các yếu tố
nguy cơ tim mạch với CIMT cho thấy cĩ mối liên
quan cĩ ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố: tuổi,
thời gian THA, huyết áp tâm thu, đái tháo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 166
đường type 2 và số yếu tố nguy cơ tim mạch với
CIMT. Trong đĩ tuổi và đái tháo đường type 2 cĩ
mối liên quan độc lập với tăng CIMT.
Tuổi được xem là một yếu tố nguy cơ độc lập
gây tăng CIMT. Xu hướng tăng CIMT hàng năm
theo tuổi khơng phụ thuộc vào sự cĩ mặt của các
YTNC tim mạch truyền thống: kết quả khảo sát
CIMT ở người khỏe mạnh khơng cĩ YTNC tim
mạch cho thấy gia tăng của CIMT theo tuổi, với
CIMT trung bình ở nam giới < 25 tuổi là 0,5637
mm, và ở nam giới> 64 tuổi là 0,8343 mm(4).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tuổi được chia
làm 3 nhĩm, 60-69, 70-79 và trên 80 tuổi với giá
trị CIMT trung bình lần lượt là 0,83 ± 0,14; 0,93 ±
0,17 và 0,94 ± 0,15 mm (p<0,001), kết quả này cĩ
sự tương đồng khi so sánh với tác giả Nguyễn
Hồng Hải ở các nhĩm tuổi tương tự là 0,86 ±
0,1; 0,97 ± 0,1 và 0,99 ± 0,09 mm (p<0,0001)(7).
Nghiên cứu của chúng tơi cũng cho thấy tuổi cĩ
mối liên quan độc lập với CIMT, với mức tăng
CIMT hàng năm là 0,005 mm. Tác giả Byung Hee
Oha khi khảo sát trên đối tượng người châu Á cĩ
yếu tố nguy cơ tim mạch cũng ghi nhận kết quả
tương tự với mức tăng CIMT hàng năm là 0,006
mm(10). Trong nghiên cứu các đối tượng khơng cĩ
triệu chứng tại Đài Loan, CIMT trung bình cĩ
tương quan với sự gia tăng tuổi, với mức tăng
ước tính 0,005 mm/năm(14). Như vậy ở bệnh nhân
cao tuổi THA, CIMT cũng tuân theo quy luật tỷ
lệ thuận với tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tơi cũng ghi
nhận đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập
của CIMT khi phân tích hồi quy đa biến
(p=0,003) với mức tăng CIMT khi bệnh nhân
cĩ đái tháo đường là 0,061 mm. Tác giả
Romana Femia ghi nhận kết quả tương tự khi
khảo sát CIMT trên nhĩm đối tượng tiền
THA(3). Tác giả J. Polak cũng ghi nhận kết quả
tương tự khi khảo sát mối liên quan giữa
CIMT với các yếu tố nguy cơ và tần suất bệnh
tim mạch, với mức tăng CIMT là 0,095 mm
p<0,01(11). Tác giả Maria Loboz-Rudnicka khi
khảo sát ảnh hưởng của các YTNC tim mạch
lên CIMT cũng ghi nhận mối liên quan độc lập
giữa đái tháo đường và CIMT với mức tăng
0,095 mm (p<0,05)(6). Kết quả này là phù hợp
bởi mối liên hệ giữa đái tháo đường và CIMT
đã được nĩi đến nhiều trong y văn, và nhiều
nghiên cứu khác cũng khẳng định đái tháo
đường là yếu tố nguy cơ độc lập của
tăng CIMT.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu thu được cho
phép rút ra một số kết luận như sau:
Giá trị CIMT trung bình ở người cao tuổi cĩ
tăng huyết áp là 0,89 ± 0,16 mm, trong đĩ giá trị
CIMT ở động mạch cảnh chung bên trái lớn hơn
CIMT ở động mạch cảnh chung bên phải (0,94 ±
0,19 so với 0,85 ± 0,16 mm, p<0,01)
Các yếu tố: tuổi, huyết áp tâm thu, số năm
tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và số yếu
tố nguy cơ cĩ liên quan với tăng CIMT ở bệnh
nhân cao tuổi tăng huyết áp. Trong đĩ tuổi và
đái tháo đường type 2 cĩ liên quan độc lập với
tăng CIMT. Nghiên cứu này cũng khơng thấy
được mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ: nam
giới, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, vận động
thể lực, thừa cân-béo phì lên CIMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Di Bello V, et al (2009), "Carotid intima-media thickness in
asymptomatic patients with arterial hypertension without
clinical cardiovascular disease: relation with left ventricular
geometry and mass and coexisting risk factors", Angiology.
60(6), pp. 705-13.
2. Đỗ Thị Hồng Liên (2000), Khảo sát động mạch cảnh ở bệnh nhân
tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler màu tại Bệnh Viện 30/4, Luận
văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
3. Femia R, et al (2007), "Carotid intima-media thickness in
confirmed prehypertensive subjects: predictors and
progression", Arterioscler Thromb Vasc Biol. 27(10), pp. 2244-9.
4. Jarauta E, et al (2010), "Carotid Intima-Media Thickness in
Subjects With no Cardiovascular Risk Factors", Revista Espađola
de Cardiología (English Edition). 63(01), pp. 97-102.
5. Malinova LI, Sadjaya LA, Tikhonova LA (2012), "Age
dependent vascular remodeling in elderly patients with arterial
hypertension", Russian Open Medical Journal 1(1), pp. 11-2.
6. Loboz-Rudnicka M, et al (2016), "Impact of cardiovascular risk
factors on carotid intima-media thickness: sex differences", Clin
Interv Aging. 11, pp. 721-31.
7. Nguyễn Hồng Hải (2010), Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh đoạn ngồi sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 167
8. Nguyễn Lân Việt (2008), "Tăng huyết áp - Vấn đề cần được
quan tâm", Chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống tăng
huyết áp.
9. O'Leary DH, et al (1991), "Use of sonography to evaluate
carotid atherosclerosis in the elderly. The Cardiovascular
Health Study. CHS Collaborative Research Group", Stroke.
22(9), pp. 1155-63.
10. Oh BH, et al (2013), "Survey of atherosclerotic disease in Asian
subjects with cardiovascular disease risk factors who were not
receiving lipid-lowering agents", Int J Cardiol. 168(3), pp. 2761-
6.
11. Polak JF, et al (2010), "Associations of carotid artery intima-
media thickness (IMT) with risk factors and prevalent
cardiovascular disease: comparison of mean common carotid
artery IMT with maximum internal carotid artery IMT", J
Ultrasound Med. 29(12), pp. 1759-68.
12. Polak JF, Szklo M, and O'Leary DH (2015), "Associations of
Coronary Heart Disease with Common Carotid Artery Near
and Far Wall Intima-Media Thickness: The Multi-Ethnic Study
of Atherosclerosis", J Am Soc Echocardiogr. 28(9), pp. 1114-21.
13. Salonen JT and Salonen R (1993), "Ultrasound B-mode imaging
in observational studies of atherosclerotic progression",
Circulation. 87(3 Suppl), pp. Ii56-65.
14. Sun Y, et al (2002), "Carotid atherosclerosis, intima media
thickness and risk factors—an analysis of 1781 asymptomatic
subjects in Taiwan", Atherosclerosis. 164(1), pp. 89-94.
15. WHO (2013), "A global brief on hypertension: Silent killer,
global public health crisis", p. 9. 15
16. Yu JS, et al (2015), "Carotid intima-media thickness is not
related with clinical outcomes in young hypertensives", Clinical
Hypertension. 21(1), pp. 1-6.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_moi_lien_quan_giua_mot_so_yeu_to_nguy_co_xo_vua_voi.pdf