Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa điều trị đau – vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương

Tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa điều trị đau – vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 47 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TRÊN 50 TUỔI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ ĐAU – VẬT LÍ TRỊ LIỆU- Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Hồ Thị Đoan Trinh*, Trần Bình Thanh*, Nguyễn Quế Lan*, Huỳnh Đặng Bảo Cương*, Võ Mộng Kiều Hạnh* TÓM TẮT Mở đầu: Trong vài thập niên qua, giảm mật độ xương hay loãng xương đã trở thành vấn đề sức khỏe được nhiều quan tâm trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhiều quốc gia, loãng xương có liên quan đến nhiều bệnh lý nội khoa mãn tính, trong đó hội chứng chuyển hóa với các biểu hiện béo bụng, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, và đái tháo đường được cho là có nhiều ảnh hưởng đến mật độ xương. Liệu có mối liên quan nào giữa hội chứng chuyển hóa và giảm mật độ xương? Chẩn đoán đúng là một điều cần thiết trong điều trị bệnh nhằm ngăn ngừa những biến chứng nội khoa, biến chứng gãy xương, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều t...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa điều trị đau – vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 47 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TRÊN 50 TUỔI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ ĐAU – VẬT LÍ TRỊ LIỆU- Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Hồ Thị Đoan Trinh*, Trần Bình Thanh*, Nguyễn Quế Lan*, Huỳnh Đặng Bảo Cương*, Võ Mộng Kiều Hạnh* TÓM TẮT Mở đầu: Trong vài thập niên qua, giảm mật độ xương hay loãng xương đã trở thành vấn đề sức khỏe được nhiều quan tâm trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhiều quốc gia, loãng xương có liên quan đến nhiều bệnh lý nội khoa mãn tính, trong đó hội chứng chuyển hóa với các biểu hiện béo bụng, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, và đái tháo đường được cho là có nhiều ảnh hưởng đến mật độ xương. Liệu có mối liên quan nào giữa hội chứng chuyển hóa và giảm mật độ xương? Chẩn đoán đúng là một điều cần thiết trong điều trị bệnh nhằm ngăn ngừa những biến chứng nội khoa, biến chứng gãy xương, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị, nâng cao sức khỏe chung cho người lớn tuổi và lợi ích cho xã hội về mặt kinh tế. Mục tiêu: Xác định mật độ xương trung bình, xác định tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa, xác định mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa Điều trị Đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương. Đối tượng - Phương pháp: Bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp và có chỉ định đo mật độ xương đến khám tại khoa Điều trị Đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương. Mô tả, cắt ngang. Từ 8/2016 đến 6/2018, nghiên cứu được thực hiện trên 280 bệnh nhân tuổi từ 50 đến 82. Mỗi bệnh nhân được trả lời bộ câu hỏi in sẵn và tiến hành xét nghiệm máu các chỉ số sinh hóa để xác định hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của ATPIII, đo mật độ xương tại hai vị trí cốt sống thắt lưng, cổ xương đùi để xác định mật độ xương. Kết quả: Phân tích 280 đối tượng trên 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp đến khám bệnh tại khoa Điều trị Đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ tryền Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian nghiên cứu, tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu chiếm 92,1% trong đó tỷ lệ mãn kinh chiếm 96,5%. Nhóm tuổi chủ yếu là “từ 61 đến 69 tuổi” với 38,6%. Khoảng hơn 50% mẫu nghiên cứu có chỉ số BMI lớn hơn 23. Có 98,9% mẫu nghiên cứu sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. 55,4% mẫu nghiên cứu mắc bệnh tăng huyết áp, 11,4% bị bệnh đái tháo đường và 66,1 % bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Mật độ xương trung bình của mẫu nghiên cứu vùng cổ xương đùi là 0,57 ± 0,1g/cm2; -2,26 ± 0,98SD và cột sống thắt lưng là 0,78 ± 0,14g/cm2; -1,99 ± 1,18SD. Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa chiếm 70%. Nữ có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn nam 5,88 lần. Những người trên 70 tuổi trở lên có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn 8,00 lần so với những người dưới 60 tuổi. Những người có BMI trên 23,0 có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn so với những người nhẹ cân. Có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với mật độ xương. Những người có hội chứng chuyển hóa có mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng thấp hơn so với những người không có hội chứng chuyển hóa. Kết luận: Bệnh nhân trên 50 tuổi có mật độ xương trung bình giảm dần theo số tuổi. Tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa liên quan đến tuổi, giới, BMI. Có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với mật độ xương. Người có hội chứng chuyển hóa có mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng thấp hơn so với những người không có hội chứng chuyển hóa. Từ khóa: Giảm mật độ xương, gãy xương, loãng xương, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp. Khoa Điều trị đau-VLTL-YHCT Bệnh viện Trưng Vương Tác giả liên lạc: ThS.BSCKII. Hồ Thị Đoan Trinh, ĐT: 01684113058, Email: doantrinh2410@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 48 ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN BONE DENSITY AND METABOLIC DISORDERS IN PATIENTS ABOVE 50 YEARS OLD IN PAIN MANAGEMENT – PHYSICAL THERAPY – TRADITIONAL MEDICINE IN TRUNG VUONG HOSPITAL Ho Thi Doan Trinh, Tran Binh Thanh, Nguyen Que Lan, Huynh Dang Bao Cuong, Vo Mong Kieu Hanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 47 - 54 Background: In the past decades, low bone density and osteoporosis have become a global issue, causing fractures which are a prevalent complication in elderly female patients. On the other hand, we have metabolic disorders which are global health issues characterized by: obesity, dyslipidemia, hypertension, diabetes. Is it possible that there is a correlation between metabolic syndromes and low bone density? A correct diagnosis is always important in preventing complications, fractures, mortality, decreasing the hospital fee, improving elderly patients’ health, therefore bring forth many benefits for social finance. Objectives: Evaluating the average bone density, the rate of whom patients that has metabolic syndromes, the connection between bone density and metabolic syndromes. Subjects - Methods: Patients above 50 years of age, and currently having musculoskeletal diseases and was indicated for bone densitometry at Pain Management – Physical Therapy – Traditional Medicine in Trung Vuong Hospital. Thoroughly description, cross-sectional study. From August 2016 to June 2018, the study has been conducted on 280 patients. Each patient has to fill out a prepared questionnaire and having a complete blood count along with metabolic status measuring to confirm their metabolic syndromes, bone densitometry at two of their lumbar vertebrae and the neck of their femur for bone density assessment. Results: Analysis of 280 subjects over 50 years old with musculoskeletal disability at the Department of Pain Management - Physiotherapy - Traditional Medicine of Trung Vuong Hospital during the research time, the percentage of women participating in this research is 92.1% of which the rate of menopause accounted for 96.5%. The age group is mainly "61 to 69" with 38.6%. Approximately 50% of the sample had a BMI greater than 23. There were 98.9% of the samples living in Ho Chi Minh City. 55.4% of the sample had hypertension, 11.4% had diabetes and 66.1% had hyperlipidemia. The average bone density of the sample in the femur’s neck is 0.57 ± 0.1g/cm2; -2.26 ± 0.98SD and in the lumbar vertebrae is 0.78 ± 0.14g/cm2; -1.99 ± 1.18SD. The percentage of patients having metabolic disorders is 70%. Women having metabolic syndromes were 5.88 times higher than their male respective side. Patients above 70 years of age have 8 more times higher chance of having metabolic syndromes than in patients below 60 years. Subjects with BMI higher than 23 has more chance to have metabolic disorders than patients with lower weights. There is a correlation between metabolic syndromes with the bone density in the bone densities measured in both the studied section. Patients with metabolic disorders have lower bone density than those without these disorders. Conclusions: The bone density of patients above 50 years old decrease as they age. The rate of patients with metabolic syndromes is connected with age, sex and BMI. There is a correlation between metabolic disorders and bone density. Patients with metabolic disorders have lower bone density than those without these disorders. Keywords: Low bone density, bone fracture, osteoporosis, metabolic disorders, diabetes, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội và sự già hóa dân số, loãng xương mà hậu quả của nó là gãy xương đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng của y tế. Đây chính là một trong những vấn đề đáng lo ngại, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội nói chung. Mật độ xương là một trong những yếu tố Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 49 quan trọng nhất quyết định đến độ vững chắc của xương. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như yếu tố cá thể, tuổi, yếu tố dinh dưỡng, vận động, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương, các bệnh lý làm ảnh hưởng đến mật độ xương trong đó có hội chứng chuyển hóa(7). Hội chứng chuyển hóa là tổ hợp của một số yếu tố như béo phì (béo bụng), kém dung nạp glucose, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (tăng Triglycerides, giảm HDL- cholesterol). Trong những năm gần đây, hội chứng chuyển hóa cũng là một vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng ở cả các nước đã và đang phát triển do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng (5 - 25% dân số trưởng thành) và gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 3 và 5 lần tương ứng so với người không mắc hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên kết quả những nghiên cứu này còn rất khác nhau. Ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về mật độ xương ở nhóm đối tượng mãn kinh, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa nói chung và ở phụ nữ mãn kinh nói riêng. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở người lớn tuổi, sàng lọc ra những trường hợp có nguy cơ cao từ đó có thể chẩn đoán, dự phòng và điều trị sớm với mục tiêu giảm thiểu những di chứng do tình trạng giảm mật độ xương, loãng xương và hội chứng chuyển hóa gây nên. Mục tiêu Xác định mật độ xương trung bình, xác định tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa, xác định mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa Điều trị Đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp và có chỉ định đo mật độ xương đến khám tại khoa Điều trị đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ truyền Bệnh viện Trưng Vương. Thu thập dữ kiện Các dữ kiện được thu thập dựa trên một mẫu bộ câu hỏi in sẵn. Phương thức thực hiện Để xác định loãng xương chúng tôi dùng tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO 1994) dựa vào kết quả đo mật độ xương (BMD) bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép, sử dụng chỉ số Tscore tại hai vị trí: cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Xương bình thường Tscore ≥ -1 Khối lượng xương thấp (thiếu xương) -1> Tscore > -2,5 Loãng xương Tscore ≤ -2,5 Loãng xương nặng Tscore ≤ -2,5 Kèm theo gãy xương do xương yếu Để xác định hội chứng chuyển hóa chúng tôi dùng tiêu chuẩn của ATPIII thuộc chương trình giáo dục về Cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ (NCEP- National Cholesterol Education Program): Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/L; HA ≥ 130/85mmHg; TG > 1,7mmol/L; HDL-c < 1,3mmol/L với nữ; < 1,0mmol/L với nam; vòng bụng > 88cm với nữ; > 102cm với nam. Xác định có hội chứng chuyển hóa phải có từ 3 tiêu chuẩn trở lên. Xử lý và phân tích dữ kiện Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê: phần mềm Epidata 3.0 và Stata 13.0. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 50 KẾT QUẢ Chúng tôi đã phân tích được kết quả cho 280 đối tượng trên 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp đến khám bệnh tại khoa Điều trị Đau- Vật lí trị liệu- Y học cổ tryền, Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu chiếm 92,1%, nam giới chiếm 7,9%, trong đó tỷ lệ mãn kinh chiếm 96,5%. Nhóm tuổi chủ yếu là “từ 61 đến 69 tuổi” với 38,6%. Khoảng hơn 50% mẫu nghiên cứu có chỉ số BMI lớn hơn 23, trong đó 4,6% mẫu nghiên cứu có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên. Có 98.9% mẫu nghiên cứu sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu (N=280) Đặc tính mẫu nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 22 7,9 Nữ 258 92,1 Mãn kinh (n=258) Có 249 96,5 Không 9 3,5 Nhóm tuổi Từ 60 tuổi trở xuống 95 33,9 Từ 61 đến 69 tuổi 108 38,6 Từ 70 tuổi trở lên 77 27,5 BMI Dưới 18,5 8 2,9 Từ 18,5 đến dưới 23,0 107 38,2 Từ 23,0 đến dưới 30,0 150 54,3 Từ 30,0 trở lên 15 4,6 Khu vực sinh sống TP.HCM 277 98,9 Tỉnh 3 1,1 Bảng 2: Đặc điểm về chỉ số cơ thể (N=280) Đặc điểm về các chỉ số cơ thể Trung bình ± Độ lệch chuẩn Tuổi 64,83 ± 8,34 Nam 63,09 ± 8,65 Nữ 64,97 ± 8,32 Chiều cao (cm) 152,80 ±,80 Cân nặng (kg) 56,23 ± 8,51 BMI (kg/m 2 ) 24,07 ± 3,30 Vòng bụng (cm) 89,63 ± 8,28 Nam 89,00 ± 7,10 Nữ 89,68 ± 8,39 Tuổi mãn kinh (nữ có mãn kinh) (n=249) 49,56 ± 3,74 Trong mẫu nghiên cứu, tuổi trung bình 64,83 ± 8,34 tuổi, chiều cao trung bình 152,80 ± 5,80 cm, cân nặng trung bình 56,23 ± 8,51 kg, BMI trung bình 24,07 ± 3,30 kg/m2, tuổi mãn kinh trung bình 49,56 ± 3,74 tuổi. Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình 124,89 ± 11,84 mmHg. Vòng bụng trung bình 89,68 ± 8,39 cm đối với nữ và 89,00 ± 7,10 cm đối với nam. Bảng 3: Đặc điểm về các chỉ số Huyết áp, vòng bụng (N=280) Đặc điểm về các chỉ số Huyết áp, vòng bụng Trung bình ± Độ lệch chuẩn Huyết áp tâm thu (mmHg) 124,89±11,84 Huyết áp tâm trương (mmHg) 77,90±53,36 Vòng bụng (cm) 89,63±8,28 Nam 89,00±7,10 Nữ 89,68±8,39 Có 55,4% mẫu nghiên cứu mắc bệnh tăng huyết áp, 11,4% bị bệnh đái tháo đường và 66,1 % bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bảng 4: Tình trạng bệnh lý (N=280) Tình trạng bệnh lý Tần số Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp Có 155 55,4 Không 125 44,6 Đái tháo đường Có 32 11,4 Không 248 88,6 Rối loạn Lipid máu Có 185 66,1 Không 95 33,9 Mật độ xương trung bình vùng cổ xương đùi là 0,57 ± 0,1 g/cm2; -2,26 ± 0,98 SD và cột sống thắt lưng là 0,78 ± 0,14 g/cm2; -1,99 ± 1,18SD. Bảng 5: Mật độ xương trung bình (N=280) Mật độ xương trung bình Trung bình ± Độ lệch chuẩn BMD cổ xương đùi (g/cm 2 ) 0,57±0,10 BMD cột sống thắt lưng (g/cm 2 ) 0,78±0,14 T-Score cổ xương đùi -2,26±0,98 T-Score cột sống thắt lưng -1,99±1,18 Trong mẫu nghiên cứu có 70% tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa. Nam giới có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa bằng 0,17 lần so với nữ giới hay nói cách khác nữ giới có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn 5,88 lần so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 51 Bảng 6: Hội chứng chuyển hóa (N=280) Hội chứng chuyển hóa Tần số Tỷ lệ (%) Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L 147 52,5 Huyết áp ≥ 130/85 mmHg 205 73,2 TG > 1,7 mmol/L 237 84,6 HDL-c (nữ < 1,3 mmol/L; nam < 1.0 mmol/L) 108 38,6 Vòng bụng (nữ > 88 cm; nam >102 cm) 155 55,4 Hội chứng chuyển hóa Để xác định có HCCH phải có từ 3 tiêu chuẩn trở lên. 196 70,0 Những người từ 70 tuổi trở lên có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa bằng 8,00 lần so với những người từ 60 tuổi trở xuống (p < 0,001). Những người có BMI từ 23,0 trở lên có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn so với những người nhẹ cân. Bảng 7: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N=280) Đặc điểm mẫu nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa p OR KTC 95% Có (%) Không (%) Giới tính Nam 7 (31,8) 15 (68,2) 0,17 (0,07 - 0,44) Nữ 189 (73,3) 69 (26,7) <0,001 1 Mãn kinh (n=258) Có 183 (73,5) 66 (26,5) 0,651 1,39 (0,34 - 5,70) Không 6 (66,7) 3 (33,3) 1 Nhóm tuổi < 60 tuổi 53 (55,2) 43 (44,8) 1 61 - 69 tuổi 74 (68,5) 34 (31,5) 0,051 1,77 (1,00- 3,13) > 70 tuổi 69 (90,8) 7 (9,2) <0,001 8,00 (3,33 - 19,19) BMI < 18,5 3 (37,5) 5 (62,5) 1 18,5 - < 23,0 69 (64,5) 38 (35,5) 0,144 3,03 (0,69 - 13,36) 23,0 - < 30,0 113 (74,3) 39 (25,7) 0,037 4,83 (1,10 - 21,15) > 30,0 11 (84,6) 2 (15,4) 0,037 9,17 (1,15 - 73,24) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hội chứng chuyển hóa với mật độ xương cổ xương đùi, mật độ xương cột sống thắt lưng, Những người có hội chứng chuyển hóa mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng trung bình thấp hơn so với những người không có hội chứng chuyển hóa (p < 0,001). Bảng 8: Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa (N=280) Mật độ xương Hội chứng chuyển hóa p Có (n=196) Không (n=84) BMD cổ xương đùi(g/cm 2 ) 0,55 ± 0,09 0,63 ± 0,09 < 0,001 BMD cột sống thắt lưng(g/cm 2 ) 0,74 ± 0,12 0,86 ± 0,14 < 0,001 T-Score cổ xương đùi -2,52 ± 0,93 -1,66 ± 0,82 < 0,001 T-Score cột sống thắt lưng -2,34 ± 1,06 -1,17 ± 1,04 < 0,001 BÀN LUẬN Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có những đặc điểm liên quan đến dịch tễ học của loãng xương và ảnh hưởng đến nội dung nghiên cứu, các đặc điểm như: tuổi, giới, BMI, thời gian mãn kinh và các yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày làm đa dạng hóa đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành trên 280 bệnh nhân, tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu cao hơn so với nam, nữ chiếm tỷ lệ 92,1%, nam chiếm 7,9%. Kết quả phù hợp theo y văn thế giới và nghiên cứu của Nguyễn Thái Hòa, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam(8). Điều này cũng phù hợp với dịch tễ và cơ chế của bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn là do giới nữ có nhiều yếu tố nguy cơ như sự thay đổi nội tiết tố sau mãn kinh, sinh con, chế độ dinh dưỡng Dân số nghiên cứu được chọn từ 50 tuổi trở lên, vì ở độ tuổi này đã có sự mất dần khối lượng xương và là thời điểm rất cần thiết can thiệp điều trị loãng xương cũng như ngăn ngừa biến chứng gãy xương, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 63,09 ± 8,65 tuổi đối với nam và 64,97 ± 8,32 tuổi đối với nữ, tương đồng với nhóm nghiên cứu của Lê Thị Huệ(5) về độ tuổi trung bình là 66,67 ± 8,5 tuổi. Nhóm tuổi tham gia nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu “từ 61 đến 69 tuổi” với tỷ lệ chiếm 38,6%. Tỷ lệ mãn kinh trong nghiên cứu chiếm 96,5% trong đó tuổi mãn kinh trung bình là 49,56 ± 3,74 tuổi. Mãn kinh là một trong những yếu tố nguy cơ gây loãng xương đối với phụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 52 nữ do thiếu Estrogen xương trở nên xốp, mỏng, dòn và dễ gãy. Hậu quả cuối cùng là gia tăng tỷ lệ loãng xương. Hơn 50% mẫu nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số BMI lớn hơn 23, đặc biệt BMI từ 30 trở lên chiếm 4,6%, BMI trung bình của mẫu nghiên cứu 24,07 ± 3,30 kg/m2. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Hwang DK. Và Choi HJ(3) có BMI trung bình ở nhóm không có hội chứng chuyển hóa là 22,6 ± 2,9, và BMI của nhóm có hội chứng chuyển hóa là 25 ± 2,9. Mặt khác lại cao hơn một chút so với nghiên cứu của Lê Thị Huệ(6) có BMI trung bình của mẫu là 21,69 ± 3,14, có lẽ do dân số trong nghiên cứu này (n = 113) ít hơn so với dân số nghiên cứu của chúng tôi (n = 280). Vòng bụng trung bình của mẫu nghiên cứu là 89,68 ± 8,39cm đối với nữ và 89,00 ± 7,10cm đối với nam, tỷ lệ bệnh nhân nữ trong mẫu có béo bụng cao hơn so với nam (theo Tổ chức Y tế thế giới thì nữ có vòng bụng > 80cm là béo bụng), kết quả này tương đồng với chỉ số BMI của mẫu lớn hơn 23 chiếm 54,3%, đặc biệt BMI từ 30 trở lên chiếm 4,6%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hwang DK và Choi HJ(3) có vòng bụng trung bình ở nhóm có hội chứng chuyển hóa là 86,5 ± 6,8 cm và ủng hộ quan điểm trong các loại béo phì thì thể béo bụng có liên quan với hội chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả. Trong kết quả phân tích ghi nhận được phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có các bệnh lý nội khoa kèm theo như bệnh tăng huyết áp chiếm 55,4%, bệnh đái tháo đường chiếm 11,4%, rối loạn lipid máu chiếm 66,1%. Về đặc điểm thói quen sinh hoạt của dân số nghiên cứu thì tỷ lệ hút thuốc lá (3,9%) và uống rượu bia (1,1%) chiếm tỷ lệ thấp, có thể do đặc điểm mẫu của nghiên cứu tỷ lệ nam giới thấp (7,9%). Thói quen tập thể dục chiếm tỷ lệ 44,6%, chứng tỏ nhận thức về vấn đề tập luyện và giữ gìn sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Đại đa số đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi sinh sống tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 99,3%. Mật độ xương trung bình của nghiên cứu Mật độ xương trung bình của mẫu nghiên cứu vùng cổ xương đùi là 0,57 ± 0,10 g/cm2 với Tscore -2,26 ± 0,98SD và cột sống thắt lưng là0,78 ± 0,14 g/cm2 với Tscore -1,99 ± 1,18 SD. Kết quả thu được cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Huệ(6), Tscore trung bình tại cột sống thắt lưng là -3,14 ± 1,19 SD. Điều này có thể lý giải là tuy nhóm đối tượng nghiên cứu đều lấy các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nhưng đối với nghiên cứu của Lê Thị Huệ(6) nhóm đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình 71,03 ± 10,67 trong khi nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 63,09 ± 8,65 đối với nam và 64,97 ± 8,32 đối với nữ mà chúng ta đều biết tỷ lệ loãng xương tăng theo tuổi do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây nên thiểu sản xương. Ngoài ra ở người lớn tuổi còn có sự giảm hấp thu Calci ở ruột và giảm hấp thu Calci ở ống thận, thiếu Calci trong chế độ ăn, giảm tổng hợp Vitamin D tại da do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, do đó chính điều này có thể giải thích vì sao mật độ xương trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa chiếm 70%, lí do tỷ lệ này cao bởi nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có nhiều yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, nữ chiếm đa số, có kèm nhiều bệnh lí nội khoa như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu So với một số nghiên cứu trong nước tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên ở Bệnh viện Trung Ương Huế (58,77%)(14), Giao Thị Thoa ở Bệnh viện Đà Nẵng (38,93%) (2) nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Duy An ở Bệnh viện Đa khoa Kom Tum (82,05%)(14). So với nghiên cứu nước ngoài, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Hwang DK, Choi HJ, Bệnh viện Đại học Eulji Hàn Quốc(3) là 21% cũng như cao hơn các nghiên cứu khác ở những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 53 nước phát triển là 20%. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn đúng theo nghiên cứu của Sok Kuan Wong “Sự phổ biến của Hội chứng chuyển hóa khác nhau từ 10%- 84%, tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, chủng tộc và dân tộc”(13). Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy nữ giới có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn 5,88 lần so với nam giới, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Đào Duy An, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở nữ cao hơn nam chiếm 92,68%, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Trung Thu tỷ lệ chuyển hóa ở nữ cao hơn nam chiếm 58,9%(11). Điều này có thể lí giải do tỉ lệ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số 92,1% nên tỷ lệ nữ có hội chứng chuyển hóa tham gia nghiên cứu sẽ nhiều hơn nam. Những người từ 70 tuổi trở lên có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao gấp 8,00 lần so với những người từ 60 tuổi trở xuống (p < 0,001). Điều này phù hợp với sinh lý bệnh của hội chứng chuyển hóa “Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay đổi nồng độ Hormon đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh”(7). Những người có BMI từ 23,0 trở lên có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn so với những người nhẹ cân. Điều này hoàn toàn phù hợp với sinh lý bệnh của hội chứng chuyển hóa. ATP III coi béo phì như một yếu tố chính làm tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa. Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những người có hội chứng chuyển hóa, mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng thấp hơn so với những người không có hội chứng chuyển hóa (p < 0,001). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu “Mối liên quan giữa mật độ xương thấp và hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ Hàn Quốc”- Hwang DK, Choi HJ. Và phù hợp với nghiên cứu “Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương”- Jiaojiao Zhou, Qiang Zhong, Khoa nội tiết Bệnh viện Thượng Hải cho thấy mật độ xương thấp giảm đáng kể ở những người có hội chứng chuyển hóa(15). KẾT LUẬN Khảo sát 280 bệnh nhân trên 50 tuổi đến khám tại khoa ĐTĐ- VLTL- YHCT Bệnh viện Trưng Vương ghi nhận được bệnh nhân trên 50 tuổi có mật độ xương trung bình giảm dần theo số tuổi. Tỷ lệ có hội chứng chuyển hóa liên quan đến tuổi, giới, BMI. Có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với mật độ xương. Người có hội chứng chuyển hóa có mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng thấp hơn so với những người không có hội chứng chuyển hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Ngọc Minh Phương, Đỗ Thiên Ân, Hồ Phạm Thục Lan (2016). Tương quan giữa xơ vữa động mạch và Loãng xương: Nghiên cứu VOS. Loãng xương và các bệnh lý liên quan, 59-60. 2. Giao Thị Thoa (2012). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Đà Nẵng. Y học thực hành, 12: 62- 65. 3. Hwang KD, Choi JH (2009). The Relationship between low bone mass and metabolic syndrome in Korean women. Osteoporos Int, 21(3): 425- 431. 4. Lê Anh Thư (2013). Loãng xương. Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp,. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, in lần 1, 247-257. 5. Lê Thị Huệ, Hà Thị Kim Chi (2016). Mối liên quan giữa Loãng xương và Tăng huyết áp. Nghiên cứu VOS: Loãng xương và các bệnh lý liên quan, 61-68. 6. Lê Thị Huệ, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Thị Kim Yến (2014). Khảo sát tình trạng Loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(3): 256- 262. 7. Nguyễn Công Hoàng, Nguyễn Dạ Thảo Nguyên, Hồ Phạm Thục Lan (2016). Chứng cứ về tăng cholesterol và giảm mật độ xương: Nghiên cứu VOS. Loãng xương và các bệnh lý liên quan, 57 - 58. 8. Nguyễn Thái Hòa (2014). Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm gãy xương đốt sống trên bệnh nhân cao tuổi có giảm mật độ xương. Hội nghị khoa học thường niên lần thứ VIII: Loãng xương, các bệnh liên quan và phòng chống loãng xương: 21. 9. Nguyễn Thị Bích Đào (2016). Ảnh hưởng của Đái tháo đường lên Cơ và Xương. Nghiên cứu VOS. Loãng xương và các bệnh lý liên quan, 55 - 56. 10. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015). Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên. Tạp chí nghiên cứu Y học,97(5): 91- 98. 11. Nguyễn Thị Trung Thu, Trần Quang Bình (2017). Hội chứng chuyển hóa và yếu tố nguy cơ ở người trung niên bị tiền đái Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 54 tháo đường. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33, 1: 67- 73. 12. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007). Yếu tố nguy cơ gãy xương. In: Hoàng Trọng Quang. Loãng xương nguyên nhân chẩn đoán và điều trị phòng ngừa. Nhà xuất bản y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 33-104. 13. Sok Kuan W, Kok- Yong C (2016). The Relationship between Metabolic Syndrome and Osteoporosis. A Review, 8(6): 347. 14. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2014). Đánh giá hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình. Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình số 4: 34- 37. 15. Zhou J, Zhang Q, Yuan X (2013). Association between metabolic syndrome and osteoporosis: A meta-analysis. Bone, 57: 30- 35. Ngày nhận bài báo: 07/08/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_giua_mat_do_xuong_va_hoi_chung_chuyen.pdf
Tài liệu liên quan