Khảo sát mối liên quan của các đặc điểm lâm sàng và ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn

Tài liệu Khảo sát mối liên quan của các đặc điểm lâm sàng và ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 38 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ TẮC NGHẼN Vũ Hoài Nam* TÓM TẮT Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng thường gặp của ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) và xác định các yếu tố liên quan đến NTLNTN tại Bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 03/2010 đến 12/2014 tại khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ Rẫy, chúng tôi nghiên cứu cắt ngang, phân tích 189 bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. Những bệnh nhân này được khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường gặp và đo giấc ngủ để xác định ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. Kết quả : Trong 189 đối tượng đo giấc ngủ có 144 đối tượng có AHI ≥ 5 lần/ giờ và 45 đối tượng có AHI < 5 lần/ giờ. Trong dân số nghiên cứu: Tuổi trung bình là 49,3 ± 14,8 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là 25,8 ± 3,9 kg/m2, vòng cổ là 37,6 ± 3,4 cm, vòng eo là 91,4 ± 9,2 cm. Khám tai mũi họng, ch...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan của các đặc điểm lâm sàng và ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 38 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ TẮC NGHẼN Vũ Hoài Nam* TÓM TẮT Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng thường gặp của ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) và xác định các yếu tố liên quan đến NTLNTN tại Bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 03/2010 đến 12/2014 tại khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ Rẫy, chúng tôi nghiên cứu cắt ngang, phân tích 189 bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. Những bệnh nhân này được khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường gặp và đo giấc ngủ để xác định ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. Kết quả : Trong 189 đối tượng đo giấc ngủ có 144 đối tượng có AHI ≥ 5 lần/ giờ và 45 đối tượng có AHI < 5 lần/ giờ. Trong dân số nghiên cứu: Tuổi trung bình là 49,3 ± 14,8 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là 25,8 ± 3,9 kg/m2, vòng cổ là 37,6 ± 3,4 cm, vòng eo là 91,4 ± 9,2 cm. Khám tai mũi họng, chưa phát hiện bất thường mũi và vòm họng, Friedman giai đoạn 2 có 91,2%, Friedman giai đoạn 3 có 8,8% và chưa phát hiện Friedman giai đoạn 1. Các triệu chứng ngáy to (87,8%), ngộp thở lúc ngủ (73%), buồn ngủ ban ngày (63,5%), Epworth = 7(4 - 10,5)điểm, đau đầu buổi sáng (23,3%), buồn ngủ khi lái xe (20,1%), tai nạn giao thông do buồn ngủ (1,6%), kém tập trung khi làm việc (21,2%) và thói quen uống rượu bia trước lúc ngủ (3,7%). Tuổi, giới nam, BMI, vòng cổ, vòng eo, ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, Epworth ≥ 7 điểm, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ khi lái xe liên quan NTLNTN. Kết luận: Các yếu tố có liên quan NTLNTN là tuổi, giới nam, BMI, vòng cổ, vòng eo, ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, Epworth ≥ 7điểm, đau đầu buổi sáng và buồn ngủ khi lái xe. Từ khóa : ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN), đặc điểm lâm sàng. ABSTRACT RELATION OF CLINICAL SYMPTONS AND OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA Vu Hoai Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 38 - 42 Objective: Description of common clinical symptoms of obstructive sleep apnea and determining the factors relate to obstructive sleep apnea at Cho Ray Hospital. Methods: During the period from March 2010 to December 2014 in the Department of Respiratory, Cho Ray Hospital, we studied cross sectional and analyzed 189 patients with sleep disorders. The patients were examined common clinical symptoms and polygraphs test. Results: one hundred and forty four patients had AHI ≥ 5 and forty five patients had AHI < 5. The age is 49.3 ± 14.8 and male/female is 2.6/1. BMI = 25.8 ± 3.9kg/m2, necklace = 37.6 ± 3.4cm, waist = 91.4 ± 9.2cm. Through ENT examination, no findings abnormal nose and palate, Friedman stage 2 has 91.2%; stage 3 has 8.8% and no finding Friedman stage 1. The symptoms were loud snoring (87.8%), sleep apnea (73%), daytime sleepiness (63.5%), Epworth has 7, morning headaches (23.3%), sleepiness while driving vehicles (20.1%), traffic accidents due to sleepiness (1.6%), poor concentration at work (21.2%) and habit drinking before bedtime (3.7%). When analyzing the age, male, BMI, necklace, waist, sleep apnea, daytime sleepiness, Epworth ≥ 7, morning headaches and sleepiness while driving vehicles related to obstructive sleep apnea. * Khoa Hô Hấp, bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: Ths Bs Vũ Hoài Nam ĐT: 0909612111 Email: vuhoainam1979@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Hô Hấp 39 Conclusion: The factors which are the age, male, BMI, necklace, waist, sleep apnea, daytime sleepiness, Epworth ≥ 7, morning headaches and sleepiness while driving vehicles have related to obstructive sleep apnea. Key words: obstructive sleep apnea (OSA), clinical symptoms. MỞ ĐẦU Ngưng thở lúc ngủ là ngưng hô hấp có tính chất tạm thời, lặp đi lặp lại thường xuyên trong lúc ngủ, phá vỡ cấu trúc giấc ngủ gây ra giảm oxy và tăng thán khí trong máu. Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ≥ 10 giây đường hô hấp trên, trong khi vẫn có sự gắng sức hô hấp nhưng đường thở bị hẹp hoặc tắc nên không có hoặc giảm thông khí(2,13). Ngưng thở lúc ngủ gây ra nhiều hậu quả như chất lượng giấc ngủ kém, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ ban ngày quá mức làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng làm việc, tăng nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, (8) và tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, các bệnh lý chuyển hóa...(4). Ước lượng NTLNTN là 3-7% ở nam và 2- 5% ở nữ(12). Tại châu Á tỉ lệ này ở nam và nữ là 4,1 - 7,5% và 2,1 - 3,2%(8). Tại Việt Nam, Trần Văn Ngọc(14), 16% đối tượng nguy cơ cao có AHI ≥ 5 lần/ giờ và 10% đối tượng nguy cơ cao có AHI ≥ 15 lần/ giờ. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng của NTLNTN và tìm các yếu tố liên quan đến NTLNTN tại bệnh viện Chợ Rẫy. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Bệnh nhân ≥ 18tuổi đến khám tại Khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 03/2010 đến 12/2014 vì các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích. Chọn mẫu thuận tiện, liên tục. Cỡ mẫu(14) N = Z21-α/2 p(1-p)/d2 α = 0,05; p = 0,16; d = 0,07; n = 105,3. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 106. Tiến hành: 189 đối tượng thỏa tiêu chẩn có buồn ngủ ban ngày nhiều không giải thích được hoặc có 2 trong các yếu tố sau không giải thích được: ngáy to và thường xuyên, cảm giác ngộp thở lúc ngủ, giấc ngủ không phục hồi sự mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc, mệt mỏi ban ngày, tiểu đêm (>1 lần/đêm). Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, ký cam kết và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đo đa ký trong lúc ngủ. Khảo sát: Các đặc điểm tuổi, giới. Chỉ số khối cơ thể (BMI=cân nặng (kg)/(chiều cao)2(m)), vòng cổ (ngang sụn giáp), vòng eo (đo ngang rốn). Tai mũi họng: khám mũi, vòm họng và phân giai đoạn ( FRIEDMAN)(5) Các triệu chứng lâm sàng: ngáy to, ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, thang điểm Epworth(7), đau đầu buổi sáng, buồn ngủ khi lái xe, tai nạn giao thông do buồn ngủ, kém tập trung khi làm việc và thói quen uống rượu bia trước lúc ngủ. Khảo sát giấc ngủ bằng máy đa ký CIDELEC 102P đo được 08 chỉ số: lưu lượng khí tại mũi, độ bão hòa oxy theo mạch đập, đo áp lực hõm ức, áp lực cơ hô hấp ngực, bụng, đo âm thở, đo cường độ tiếng ngáy và đo chỉ số ngáy để ghi lại các chức năng cơ thể trong lúc ngủ nhằm xác định các chỉ số như: Chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI), chỉ số độ bảo hòa oxy theo mạch đập (Sp02) nhỏ nhất, chỉ số ngáy(9). Đối tượng có NTLNTN khi AHI ≥ 5 lần/giờ. Đối tượng có NTLNTN nhẹ khi có 5 ≤ AHI <15, NTLNTN trung bình khi 15 ≤ AHI < 30 và NTLNTN nặng khi AHI ≥ 30 lần/giờ. Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 16.0, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 40 KẾT QUẢ Trong 189 đối tượng đo giấc ngủ, có 144 đối tượng có AHI ≥ 5 lần giờ và 45 đối tượng có AHI < 5 lần/ giờ. Khi lấy điểm cắt là 15 lần/ giờ, ta được 96 đối tượng có AHI ≥ 15 lần/ giờ và 93 đối tượng có AHI < 15 lần/ giờ. Các đặc điểm tuổi, giới: Tuổi trung bình dân số là 49,3 ± 14,8; nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 86 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Khi phân tích mối liên quan với NTLNTN, ta được: Bảng 1: Liên quan tuổi, giới và NTLNTN Phân tích AHI ≥ 5 AHI ≥ 15 Đặc điểm OR p OR p Tuổi 51,1±13,8 1,038 0,03 1,026 0,01 Giới nam # 113(82,5%) 3,19 0,01 1,78 0,08 (#): tần suất(tỉ lệ); p: hồi qui logistics đơn biến. Bảng 2: Đặc điểm các chỉ số cơ thể Đặc điểm Đơn vị Giá trị BMI kg/m 2 25,8 ± 3,9 Vòng cổ cm 37,6 ± 3,4 Vòng eo cm 91,4 ± 9,2 Bảng 3: Liên quan của các chỉ số cơ thể với NTLNTN Đặc điểm AHI ≥ 5 AHI ≥ 15 Trung bình OR p OR p BMI 26,5±3,9 1,289 0,001 1,258 0,001 Vòng cổ 38,4±2,8 1,373 0,001 1,244 0,001 Vòng eo 93,1±8,4 1,109 0,001 1,096 0,001 p: hồi qui logistics đơn biến. Khám tai mũi họng: Trong 189 đối tượng nghiên cứu có 159 đối tượng được khám tai mũi họng. Trong 159 đối tượng được khám tai mũi họng, chưa phát hiện bất thường mũi và vòm họng (100%), 145 đối tượng Friedman giai đoạn 2 (91,2%), 14 đối tượng Friedman giai đoạn 3 (8,8%) và chưa phát hiện đối tượng nào Friedman giai đoạn 1. Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng của NTLNTN Đặc điểm # (n=189) Có Ngáy to 166(87,8%) Ngộp thở 138(73%) Buồn ngủ ban ngày 120(63,5%) Đau đầu buổi sáng 44(23,3%) Buồn ngủ khi lái xe 38(20,1%) TNGT do buồn ngủ 3(1,6%) Đặc điểm # (n=189) Có Kém tập trung 40(21,2%) Rượu bia 7(3,7%) Epworth 7(4-10,5) (#): tần suất(tỉ lệ). Bảng 5: Liên quan của các triệu chứng lâm sàng và NTLNTN Đặc điểm AHI ≥ 5 AHI ≥ 15 Tần suất OR p OR p Ngáy to 130(78,3%) 2,32 0,07 1,398 0,45 Ngộp thở 117(84,8%) 4,95 0,001 ┼ 3,411 0,001 ┼ BNBN 100(83,3%) 2,84 0,003 ┼ 3,106 0,001 ┼ Epw ≥7 92(92,9%) 9,6 0,001 ┼ 5,367 0,001 ┼ ĐĐBS 40(90,9%) 3,94 0,014 ┼ 1,982 0,054 BNLX 37(97,4%) 15,21 0,008 ┼ 4,830 0,001 ┼ TNGTBN 3(100%) - - 1,957 0,59 Kém tt 35(87,5%) 2,56 0,066 2,096 0,045 ┼ Rượu bia 7(100%) - - 6,133 0,09 p: hồi qui logistics đơn biến. BNBN: buồn ngủ ban ngày; Epw: thang điểm Epworth; ĐĐBS: đau đầu buổi sáng; BNLX: buồn ngủ lúc lái xe; TNGTBN: tai nạn giao thông do buồn ngủ; kém tt: kém tập trung khi làm việc. BÀN LUẬN Đặc điểm dân số Tuổi trung bình là 49,3. Tuổi liên quan NTLNTN (OR = 1,038; p = 0,03) và NTLNTN trung bình nặng (OR = 1,026; p = 0,01). Tương tự Herer(6), tăng 01 tuổi, nguy cơ NTLNTN trung bình nặng tăng 17%. Montoya(10), Tsai(15) tăng 01 tuổi, nguy cơ NTLNTN trung bình nặng tăng 5,8 - 10%. Tỉ lệ NTLNDTN tăng dần theo tuổi. Bixler(1), ở nam giới, hội chứng NTLN là 3,2% tăng lên 11,3% và 18,1% tương ứng 20 - 44 tuổi, 45 - 65 tuổi và 65 - 100 tuổi. Ở nữ, tỉ lệ NTLNTN, AHI ≥ 15, là 0,6 tăng lên 2% và 7% tương ứng với 20 - 44, 45 - 64 và 61 - 100 tuổi. Cơ chế đặt ra bao gồm tăng tích tụ mỡ vùng cạnh hầu, độc lập với mỡ toàn thân, kéo dài khẩu cái mềm và thay đổi cấu trúc giải phẫu xung quanh hầu họng. Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Nam giới dễ bị bệnh NTLNTN có thể do sự khác biệt về giải phẫu, tính chất chức năng của đường hô hấp trên và đáp ứng thông khí đối với vi thức giấc. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Hô Hấp 41 Newman(11), nam giới tăng 10kg, nguy cơ AHI ≥ 15 lần/giờ tăng 5,2 lần, ngược lại, phụ nữ tăng cùng số cân nặng, nguy cơ tăng 2,5 lần. Đặc biệt khi không thay đổi về cân nặng, khoảng 20% nam và 10% nữ sẽ bị NTLNTN từ trung bình đến nặng sau 5 năm. Trong nghiên cứu, giới nam liên quan NTLNTN (OR = 3,19; p = 0,001) nhưng không liên quan NTLNTN trung bình nặng (p = 0,08), phản ánh vai trò của giới nam là yếu tố nguy cơ NTLNTN. Đặc điểm đa ký giấc ngủ:Chỉ số AHI có trung vị 15 lần/giờ so Trần Văn Ngọc(14) là 19,3 lần/giờ là do đặc điểm chọn mẫu nghiên cứu. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ Các chỉ số đo cơ thể Chỉ số khối cơ thể (BMI) là 25,8kg/m2. Béo phì, quá cân là yếu tố nguy cơ hàng đầu của NTLNTN. Chế độ ăn kiêng và phẫu thuật giảm cân có thể làm giảm độ nặng của bệnh, giảm cân có thể cải thiện độ nặng của bệnh ở nhiều người và điều trị được hoàn toàn ở một số người. BMI liên quan NTLNTN (OR=1,289; p= 0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR=1,258; p=0,001) với Tsai(15) và Montoya [10] là 13%. Những người có AHI=5 - 15 lần/giờ khi tăng 10% cân nặng, NTLNTN tiến triển lên mức độ trung bình nặng tăng 6 lần(11). Vòng cổ là 37,6cm. Việc lắng đọng mỡ, tích tụ mô mềm quá mức ở vùng cổ làm hẹp đường thở hầu có thể làm tăng khả năng xẹp của nó. Vòng cổ liên quan NTLNTN (OR=1,373; p=0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR=1,244; p=0,001). Montoya(10), vòng cổ tăng 01cm, nguy cơ tăng 17,5% còn tác giả Tsai(15), vòng cổ tăng 01cm, nguy cơ tăng 36%. Vòng eo là 91,4 cm. Vòng eo liên quan NTLNTN (OR=1,109; p=0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR=1,096; p=0,001). Vòng eo thể hiện tình trạng béo phì và sự tích tụ mỡ quanh bụng dẫn đến giảm dung tích dự trữ chức năng, qua đó có thể dự đoán giảm thể tích phổi và ảnh hưởng lên đường hô hấp trên. Khám tai mũi họng: chưa phát hiện bất thường mũi và vòm họng. Deegan(3), không có sự khác nhau về mũi, lưỡi, hạnh nhân, mô mỡ dư thừa ở hầu và hẹp eo họng. Montoya(10), tại chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện Galdakao, hẹp eo họng làm tăng nguy cơ NTLNTN trung bình nặng 3,5 lần. Friedman(5), tại khoa tai mũi họng và nội soi phế quản Chicago, phân độ khẩu cái mềm, lưỡi gà, phân độ amidan và BMI có liên quan đến NTLNTN. Như vậy, khám tai mũi họng có liên quan NTLNTN khi được khảo sát tại khoa tai mũi họng và kết hợp với nội soi ống mềm họng thanh quản. Các triệu chứng lâm sàng Ngáy to có 87,8%. Khi đường thở hẹp, không khí di chuyển làm rung các mô mềm và phát ra tiếng ngáy. Tuy nhiên, ngáy là triệu chứng không đặc hiệu, có giá trị dự đoán kém vì tỉ lệ cao trong dân số, 60% nam giới và 40% phụ nữ trong độ tuổi 41-65 thường có ngáy(9). Trong nghiên cứu, ngáy to không có liên quan NTLNTN (p=0,07) và NTLNTN trung bình nặng (p= 0,45). Ngộp thở lúc ngủ có 73%. Ngộp thở lúc ngủ có liên quan NTLNTN (OR=4,9; p=0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR=3,4; p=0,001). Tương tự Deegan(3), ngộp thở có liên quan NTLNTN trung bình nặng (OR=2). Buồn ngủ ban ngày có 63,5%. Buồn ngủ ban ngày có liên quan NTLNTN (OR=2,8; p=0,003) và NTLNTN trung bình nặng (OR=3,1; p=0,001). Mặc dù NTLNTN là nguyên nhân phổ biến nhất của buồn ngủ ban ngày, nhưng buồn ngủ ban ngày không được xem là một dấu hiệu lâm sàng phân biệt giữa những bệnh nhân có và không có rối loạn này. Epworth ≥ 7điểm có liên quan NTLNTN (OR=9,6; P=0,001) và liên quan NTLNTN trung bình nặng (OR=5,3; p=0,001). Đau đầu buổi sáng cho thấy tình trạng giảm thông khí lúc đêm và ứ đọng khí cacbonic gây đau đầu lúc sáng. Đau đầu buổi sáng có 23,3%. Đau đầu buổi sáng liên quan NTLNTN (OR=3,9; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 42 p=0,014) nhưng không có liên quan NTLNTN trung bình nặng (p= 0,054). Buồn ngủ lúc lái xe có 20,1% và có liên quan NTLNTN (OR=15,21; p=0,008) và NTLNTN trung bình nặng (OR=4,8; p=0,001). Tai nạn giao thông do buồn ngủ có 1,6%. Tai nạn giao thông do buồn ngủ không có liên quan NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng (OR=1,9; p=0,59). Ngược lại, Deegan(3), tai nạn giao thông do buồn ngủ có liên quan NTLNTN trung bình nặng (OR=2,5). Kém tập trung khi làm việc có 21,2%. Kém tập trung khi làm việc không liên quan NTLNTN (p= 0,06) nhưng có liên quan NTLNTN trung bình nặng (OR=2,09; p=0,045). Thói quen uống rượu bia trước lúc ngủ có 3,7%. Thói quen uống rượu bia trước lúc ngủ không liên quan NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng (p=0,09) tương tự Tsai(15). Mặc dù uống rượu vào có thể kéo dài thời gian ngưng thở và làm giảm oxy nặng hơn(12). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tuổi trung bình là 49,3 ± 14,8 tuổi. Tuổi liên quan NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng. Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Giới nam liên quan NTLNTN (OR = 3,19; p = 0,001) nhưng không liên quan NTLNTN trung bình nặng (p = 0,08). BMI = 25,8 ± 3,9kg/m2, BMI liên quan NTLNTN (OR = 1,289; p = 0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR = 1,258; p = 0,001). Vòng cổ = 37,6 ± 3,4cm, vòng cổ liên quan NTLNTN (OR = 1,373; p = 0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR = 1,244; p = 0,001). Vòng eo = 91,4 ± 9,2cm, Vòng eo liên quan NTLNTN (OR = 1,109; p = 0,001) và NTLNTN trung bình nặng (OR = 1,096; p = 0,001). Ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, Epworth ≥ 7điểm, và buồn ngủ khi lái xe có liên quan NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng. Đau đầu buổi sáng chỉ liên quan NTLNTN và kém tập trung khi làm việc chỉ liên quan NTLNTN trung bình nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bixler EO, Vgontzas AN, Have TT, Tyson K, Kales A (1998), Effects of age on sleep apnea in men: I. Prevalence and severity. Am J Respir Crit Care Med,157, pp. 144–148. 2. Bowman TJ (2003), Review of Sleep Medicine. Elsevier Science, Philadelphia, pp. 3-80. 3. Deegan PC, McNicholas WT, (1996), Predictive value of clinical features for the obstructive sleep apnoea syndrome, Eur Respir J, 9, pp117–124. 4. Dempsey JA, Veasey SC, et al (2010), Pathophysiology of Sleep Apnea, Physiol Rev 90: 47–112. 5. Friedman M, Tanyeri H (1999), Clinical Predictors of Obstructive Sleep Apnea, Laryngoscope 109: 1901-1907. 6. Herer B, Roche N, Carton M, Roig C, Poujol V, Huchon G (1999), Value of Clinical, Functional, and Oximetric Data for the Prediction of Obstructive Sleep Apnea in Obese Patients, CHEST; 116:pp1537–1544. 7. Johns MW (1993), Daytime Sleepiness, Snoring, and Obstructive Sleep Apnea*The Epworth Sleepiness Scale,Chest,103, pp. 30-36. 8. Lam B, Lam DCL, Ip MSM (2007), Obstructive sleep apnoea in Asia, Int J Tuberc Lung Dis, 11, pp. 2-11. 9. McNicholas WT (2008), Diagnosis of Obstructive Sleep Apnea in Adults, Proc Am Thorac Soc,5, pp. 154-160. 10. Montoya FS, Bedialauneta JRI, Larracoechea UA, Ibargüen AM (2007), The predictive value of clinical and epidemiological parameters in the identification of patients with obstructive sleep apnoea (OSA): a clinical prediction algorithm in the evaluation of OSA, Eur Arch Otorhinolaryngol 264:pp 637–643. 11. Newman AB, Foster G, Givelber R, Nieto FJ, Redline S, Young T (2005), Progression and Regression of Sleep-Disordered Breathing With Changes in Weight: The Sleep Heart Health Study, Arch Intern Med 165, pp. 2408-2413. 12. Punjabi NM (2008), The Epidemiology of Adult Obstructive Sleep Apnea, Proc Am Thorac Soc , 5, pp. 136-143. 13. Trần Văn Ngọc (2003). Hội chứng ngưng thở khi ngủ-Cẩm nang lâm sàng bệnh lý hô hấp. TP Hồ Chí Minh, tr 159-170. 14. Trần Văn Ngọc, Đặng Thị Mai Khuê (2014), Epsasie : Khảo sát tỉ lệ hiện mắc của hội chứng ngưng thở lúc ngủ tại Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh Viện Chợ Rẫy. 15. Tsai WH, Remmers JE, Brant R (2003), A Decision Rule for Diagnostic Testing in Obstructive Sleep Apnea, Am J Respir Crit Care Med Vol 167. pp 1427–1432. Ngày nhận bài báo: 27/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2015 Ngày bài báo được đăng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_cua_cac_dac_diem_lam_sang_va_ngung_th.pdf
Tài liệu liên quan