Tài liệu Khảo sát mất máu trong mổ lấy thai trên sản phụ nhau tiền đạo tại Bệnh viện Hùng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 113
KHẢO SÁT MẤT MÁU TRONG MỔ LẤY THAI
TRÊN SẢN PHỤ NHAU TIỀN ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Ngô Huỳnh Phương Anh*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Đánh giá chính xác lượng máu mất khi mổ lấy thai là một việc không đơn giản. Nhau tiền đạo là thai kỳ
nguy cơ vì khả năng mất máu nhiều khi sanh.
Phương pháp: Nghiên cứu loạt ca trên 56 trường hợp được chẩn đoán nhau tiền đạo có chỉ định mổ lấy thai
tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Tất cả các trường hợp khi mổ lấy thai đều được
đo lượng máu mất với phương cách thường làm hàng ngày so sánh với thực hiện cân đo gạc, săng trải mổ, quần
áo phẫu thuật viên và lượng máu trong bình chứa máu.
Kết quả: Lượng máu mất trung bình trong mổ lấy thai trên các sản phụ nhau tiền đạo là 769,5 ± 506,4g,
lượng máu mất dao động từ 318g đến 3824g. Lượng máu mất trung bình do cân được cao hơn lượng máu mất
trung bình do phẫu th...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mất máu trong mổ lấy thai trên sản phụ nhau tiền đạo tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 113
KHẢO SÁT MẤT MÁU TRONG MỔ LẤY THAI
TRÊN SẢN PHỤ NHAU TIỀN ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Ngô Huỳnh Phương Anh*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Đánh giá chính xác lượng máu mất khi mổ lấy thai là một việc không đơn giản. Nhau tiền đạo là thai kỳ
nguy cơ vì khả năng mất máu nhiều khi sanh.
Phương pháp: Nghiên cứu loạt ca trên 56 trường hợp được chẩn đoán nhau tiền đạo có chỉ định mổ lấy thai
tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Tất cả các trường hợp khi mổ lấy thai đều được
đo lượng máu mất với phương cách thường làm hàng ngày so sánh với thực hiện cân đo gạc, săng trải mổ, quần
áo phẫu thuật viên và lượng máu trong bình chứa máu.
Kết quả: Lượng máu mất trung bình trong mổ lấy thai trên các sản phụ nhau tiền đạo là 769,5 ± 506,4g,
lượng máu mất dao động từ 318g đến 3824g. Lượng máu mất trung bình do cân được cao hơn lượng máu mất
trung bình do phẫu thuật viên ước lượng (769g so với 535g, P<0,001).
Kết luận: Lượng máu mất khi mổ lấy thai ước lượng thương thấp hơn thực tế, có thể ảnh hưởng đến kết quả
điều trị.
Từ khóa: đánh giá lượng máu mất, nghiên cứu loạt ca, nhau tiền đạo.
ABSTRACT
ASSESSMENT ON BLOOD LOSS IN CESAREAN DELIVERY OF WOMEN WITH PLACENTA PREVIA
IN HUNG VUONG HOSPITAL
Ngo Huynh Phuong Anh, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 113 - 117
Accurate assessment of blood loss during caesarean section is not an easy task. Placenta praevia is a high risk
pregnancy because of the possibility of heavy blood loss after birth.
Methods: The series case study of 56 cases. All cases were diagnosed placenta praevia and indicated
caesarean section at Hung Vuong Hospital from October 2015 to April 2016. These caesarean sections are
estimated blood loss by two ways, the old basic way and the way by weighting and measuring all implemented
gauze, operation left, surgeon clothing and blood containers.
Results: The average amount of blood loss during cesarean delivery with placenta praevia is 769.5 ± 506,4g,
blood loss ranged from 318g to 3824g. The average blood loss was estimated higher in weighting and measuring
way than the surgeon report (769g compared to 535g, P <0.001).
Conclusion: The amount of blood loss during surgery estimated lower than actual one, can affect
treatment outcomes.
Keywords: blood loss assessment, case series studies, placenta praevia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên
nhân chính gây xuất huyết ba tháng cuối thai kỳ
có thể gây tử vong cho mẹ và thai. Tỉ lệ nhau tiền
đạo được ước tính vào khoảng 0,2-0,5% trên tổng
số thai kỳ(4,7,9). Trên những sản phụ nhau tiền
*Bác sĩ nội trú sản khoa ĐH Y dược TP. HCM. ,** Đại học Dược Tp. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 114
đạo, chấm dứt thai kỳ bằng việc mổ lấy thai cấp
cứu do chảy máu nhiều chiếm hơn 50% trường
hợp, 25% sản phụ trong số này cần được truyền
máu(4). Những biến cố quan trọng có thể đe dọa
tính mạng người mẹ bao gồm băng huyết sau
sinh, cắt tử cung chu sinh, nguy cơ truyền máu
khối lượng lớn.
Oya Atsuko ghi nhận trên 129 bệnh nhân
nhau tiền đạo được mổ lấy thai tại bệnh viện
Tama Nagayama (Nhật Bản) trong 14 năm,
lượng máu mất trung bình trong mổ là 1525 ±
1676ml, có 33% sản phụ được truyền máu sau
mổ. Tác giả ghi nhận yếu tố nguy cơ của truyền
máu là tuổi mẹ >34 tuổi (OR=3,7, KTC 95% (1,5-
7,5)), tiền căn nạo hút thai (OR=4,8, KTC 95%
(1,1-26,2)), và nhau tiền đạo trung tâm (OR=2,6,
KTC 95% (1,2-5,9))(7). Kết quả nghiên cứu cung
cấp thông tin hữu ích để có thể chuẩn bị trước
mổ kỹ càng hơn trên những đối tượng nguy cơ
cao bị mất máu nhiều trong mổ.
Tại bệnh viện Hùng Vương, từ năm 1995 đến
năm 2011 tỉ lệ mổ lấy thai tăng từ 17,1% lên
42,8%, tỉ lệ nhau tiền đạo cũng đang có xu hướng
tăng, tỉ lệ nhau cài răng lược tăng từ 1/10.000 lên
1/4.762{3). Tác giả Bành Thanh Lan ghi nhận trên
122 sản phụ nhau tiền đạo được mổ lấy thai từ
tháng 6 năm 2000 đến tháng 7 năm 2001, máu
mất trung bình là 527 ± 378ml, có 20% sản phụ
được truyền máu(1).
Tại bệnh viện Từ Dũ, tác giả Nguyễn
Trọng Lưu nghiên cứu trên 253 sản phụ nhau
tiền đạo từ tháng 6 năm 2001 đến tháng 6 năm
2002, có 18% trường hợp cần truyền máu và 7
trường hợp phải cắt tử cung vì mất máu nhiều
trong mổ(6).
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tập trung
khảo sát về tình trạng mất máu trong mổ lấy thai
trên sản phụ nhau tiền đạo cũng như về các yếu
tố liên quan đến lượng máu mất trong mổ lấy
thai có nhau tiền đạo. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Khảo sát mất máu trong mổ lấy thai
trên sản phụ nhau tiền đạo tại bệnh viện Hùng
Vương”, nhằm xác định lượng máu mất trung
bình trong mổ lấy thai ở các sản phụ nhau tiền
đạo. Câu hỏi nghiên cứu là “lượng máu mất
trung bình trong mổ lấy thai ở các sản phụ nhau
tiền đạo là bao nhiêu?”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định lượng máu mất trung bình trong
mổ lấy thai trên các sản phụ nhau tiền đạo tại
bệnh viện Hùng Vương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu báo cáo loạt ca, tiến cứu. Các sản
phụ nhau tiền đạo được mổ lấy thai tại khoa Sản
bệnh, bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2015
đến tháng 4/2016.
Tiêu chuẩn nhận vào
Sản phụ được chẩn đoán nhau tiền đạo và
được chỉ định mổ lấy thai. Đơn thai. Tuổi thai
≥28 tuần. Sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhau tiền đạo có kèm nhau cài răng lược.
Thai lưu. Tử cung dị dạng: tử cung có vách ngăn,
tử cung đôi, tử cung hai sừng.
Chọn mẫu toàn bộ
Chúng tôi lấy tất cả các trường hợp thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu.
Tính máu mất
Kết hợp phương pháp cân khối lượng (cân
đồ vải và gạc) và đo lường trực tiếp (dùng bình
chứa để đựng máu).
Dùng cân treo điện tử của hãng Jadever (Đài
Loan) có bước nhảy 5g cho khối lượng <10kg, và
bước nhảy 10g cho khối lượng 10-20kg. Cân
được kiểm định.
Lượng máu mất trong mổ được thu thập
thông qua 3 nguồn chính: (1) lượng máu đựng
trong bình chứa có chia vạch, (2) lượng máu
thấm trong gạc được cân và (3) lượng máu thấm
trong đồ vải, được cân. Trong đó, lượng máu
trong bình chứa theo ml được chúng tôi quy đổi
thành đơn vị gam vì khối lượng riêng của máu
gần bằng 1g/ml(11).
Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê
SPSS 20.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 115
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=56)
Đặc điểm Tần số (N=56) Tỉ lệ (%)
Tuổi mẹ
<25 tuổi 3 5,4
25-34 tuổi 32 57,1
≥35 tuổi 21 37,5
Nghề nghiệp
Nội trợ 16 28,6
Nông dân 2 3,6
Công nhân 17 30,4
Buôn bán 4 7,1
Công nhân viên 12 21,4
Học sinh - sinh viên 0 0
Khác 5 8,9
Trình độ học
vấn
Cấp I 9 16,1
Cấp II 22 39,3
Cấp III 14 25,0
Đại học, sau đại học 11 19,6
Dân tộc
Kinh 54 96,4
Khác 2 3,6
Nơi sinh
sống
TP.HCM 29 51,8
Tỉnh khác 27 48,2
Tuổi thai
28-33 tuần 1 1,8
34-36 tuần 8 14,3
≥37 tuần 47 83,9
Tính chất
cuộc mổ
Mổ cấp cứu 5 8,9
Mổ chủ động 51 91,1
Ra huyết
âm đạo
Không 38 67,8
Có 18 32,2
Đường rạch
cơ TC
Ngang đoạn dưới 51 91,1
Dọc đoạn dưới 5 8,9
Bảng 2. Phân bố lượng máu mất
Lượng máu
mất
Nghiên cứu
(N=56)
PTV ước lượng
(N=56)
<500g 12 (21,4%) 27 (48,2%)
500-1000g 35 (62,5%) 26 (46,4%)
>1000g 9 (16,1%) 3 (5,4%)
Bảng 3. Lượng máu mất trung bình theo một số đặc
điểm thai kỳ
Đặc điểm Lượng máu mất (gam) P
(*)
Loại NTĐ
NTĐ trung tâm (n=26)
816,6 ± 671,5
NTĐ (n=30)
728,7 ± 306,8
0,928
Vị trí nhau
bám
Mặt trước (n=14)
772,5 ± 353,6
Mặt sau (n=42)
768,6 ± 551,8
0,698
Thuốc
giảm gò
Không (n=41) 786,8 ±
558,7
Có (n=15)
722,3 ± 335,4
0,839
Tính chất
mổ
Mổ cấp cứu (n=5)
584,6 ± 307,5
Mổ chủ động (n=51)
787,6 ± 520,4
0,151
Đường
rạch cơ
TC
Ngang đoạn dưới
(n=51) 751,5 ± 524,3
Dọc đoạn dưới
(n=5) 953,2 ± 209,7
0,028
Thắt ĐM
tử cung
Không (n=35)
762,8 ± 599,2
Có (n=21)
780,7 ± 307,9
0,239
(*) Phép kiểm Mann-Whitney U
BÀN LUẬN
Lượng máu mất sau sinh (sinh thường hay
sinh mổ) luôn là mối quan tâm hàng đầu trong
thực hành lâm sàng. Các bác sĩ sản khoa luôn
mong muốn có thể đánh giá được lượng máu
mất một cách chính xác nhất, đặc biệt là trong
trường hợp mất máu nhiều, vì đôi khi một
trường hợp băng huyết sau sinh bị bỏ sót và do
đó không có những điều trị thích hợp.
Y văn ghi nhận nhiều phương pháp khác
nhau được dùng để tính lượng máu mất này.
Năm 2010 Schorn tổng hợp 46 bài báo về các
phương pháp đánh giá máu mất sau sinh và chia
thành 5 phương pháp chính(8): Ước lượng bằng
mắt; Đo lường trực tiếp; Cân khối lượng; Đo
quang phổ. Một số phương pháp khác như đo
hemoglobin, hematocrite.
Ước lượng máu mất khi mổ sinh bằng cách
kết hợp phương pháp cân đo và đo lường trực
tiếp được chọn lựa vì phương pháp này đơn
giản, phù hợp với điều kiện thực tế. Nghiên cứu
chọn cân điện tử vì cân có móc treo có thể móc
vào đồ vải và gạc để cân tại chỗ. Phạm vi của cân
đến 20 kg, cho phép cân khối lượng các gói đồ
vải trong phẫu thuật. Màn hình của cân hiển thị
3 số lẻ giúp ghi cụ thể khối lượng đồ vật. Không
chọn sử dụng cân dĩa có chia vạch vì tính không
di động của cân, việc đọc kim chỉ vạch có thể sai
lệch do hướng mắt của người đọc không vuông
góc mặt cân, độ chia của cân là vạch nên không
biết cụ thể số lẻ thập phân.
Nghiên cứu ghi nhận máu mất trung bình là
769,5 ± 506,4g, máu mất ít nhất là 318g và nhiều
nhất là 3824g. Tác giả Atsuko ghi nhận máu mất
trung bình trên 129 ca nhau tiền đạo là 1525 ±
1676ml(7). Tác giả Sekiguchi ghi nhận máu mất
trung bình trên 162 sản phụ nhau tiền đạo là
1260ml, máu mất dao động từ 350ml đến
12.870ml(9). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm
mẫu nghiên cứu của chúng tôi khác với các tác
giả khác. Chúng tôi không nhận vào mẫu nghiên
cứu các trường hợp nhau tiền đạo có kèm nhau
cài răng lược, trong khi nghiên cứu của 2 tác giả
còn lại có nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 116
Lượng máu mất trung bình do chúng tôi cân
được là 769,5 ± 506,4g, dao động từ 318g đến
3824g. Trong khi đó lượng máu mất trung bình
mà phẫu thuật viên ước lượng là 535,7 ± 415,6g,
dao động từ 300g đến 3300g. Máu mất trung
bình do chúng tôi cân được và máu mất trung
bình do phẫu thuật viên ước lượng khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P<0,001. Có thể lý giải điều
này là do phẫu thuật viên thường ước máu mất
dựa vào quan sát lượng máu trong bình chứa và
số lượng gạc, mà không cân khối lượng máu
thấm trong gạc và đồ vải. Cách ước lượng bằng
mắt này mang tính chủ quan.
Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận có mối tương
quan giữa sự chênh lệch máu mất giữa nhóm
nghiên cứu và phẫu thuật viên với lượng máu
mất do nhóm nghiên cứu cân được với hệ số
tương quan Spearman r = 0,82. Khi lượng máu
mất cân được càng lớn thì sự chênh lệch máu
mất giữa nhóm nghiên cứu và phẫu thuật viên
càng tăng. Điều này có thể do trong trường hợp
mất máu nhiều, số lượng gạc sử dụng trong cuộc
mổ càng tăng, tuy nhiên phẫu thuật viên có
khuynh hướng chỉ đếm số lượng gạc và qui đổi
ra máu mất bằng cách ước tính mỗi miếng gạc
thấm máu hoàn toàn với một lượng máu mất
nhất định. Trong thực tế các miếng gạc thấm
máu không giống nhau, lượng nước ban đầu
thấm vào gạc cũng khác nhau. Do đó, việc ước
tính máu mất dựa trên số lượng gạc cho kết quả
dao động so với lượng máu mất thực tế. Thực tế,
phẫu thuật viên cũng bỏ sót phần máu thấm
trong đồ vải che phủ bệnh nhân.
Duthie (1992) ghi nhận qua 40 ca mổ lấy thai
chủ động cho kết quả máu mất ước lượng bằng
mắt thấp hơn có ý nghĩa so với lượng máu mất
thực sự (425ml so với 487ml)(5). Tác giả cũng
nhận thấy khi máu mất <400ml thì máu mất ước
lượng bằng mắt có khuynh hướng cao hơn
lượng máu mất thực sự, còn khi máu mất >600ml
thì máu mất ước lượng bằng mắt có khuynh
hướng thấp hơn lượng máu mất thực sự. Kadri
(2010)(1) nghiên cứu trên 150 sản phụ sinh
thường và cũng nhận thấy máu mất ước bằng
mắt bởi bác sĩ sản thấp hơn có ý nghĩa so với
lượng máu mất cân được (214ml so với 304ml,
P<0,001). Tương tự, máu mất ước bằng mắt bởi
nữ hộ sinh cũng thấp hơn có ý nghĩa so với
lượng máu mất cân được (213ml so với 304ml,
P<0,001). Như vậy, kết quả của chúng tôi tương
tự nghiên cứu của Duthie, Kadril. Lượng máu
mất ước bằng mắt bị chi phối bởi yếu tố chủ
quan nên dao động khá lớn và thường thấp hơn
lượng máu mất thực sự.
Đã có vài nghiên cứu cho thấy thuốc giảm
gò dùng trước sinh tương đối an toàn cho cả
mẹ và thai và không làm ảnh hưởng đến kết
cục thai kỳ. Besinger hồi cứu 112 trường hợp
nhau tiền đạo nhập viện vì ra huyết, có 64%
sản phụ được dùng thuốc giảm gò Terbutaline
hoặc Magnesium Sulfate hoặc kết hợp cả hai,
36% sản phụ không sử dụng giảm gò. Kết quả
nhóm có dùng thuốc giảm gò kéo dài thai kỳ
lâu hơn, trọng lượng thai lớn hơn, nguy cơ mẹ
bị truyền máu sau sinh khác biệt không ý
nghĩa giữa 2 nhóm(3).
Towers khảo sát những sản phụ dùng thuốc
giảm gò vì ra huyết âm đạo trong khoảng từ 23-
35 tuần, trong đó có những sản phụ ra huyết vì
nhau tiền đạo. Tác giả nhận thấy nhóm nhau tiền
đạo có sử dụng thuốc giảm gò không làm tăng
nguy cơ truyền máu sau sinh, không có ca nào tử
vong mẹ do thuốc giảm gò cũng như không có
trường hợp nào bị thai lưu(10).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
giống các tác giả trên, không có sự khác biệt về
lượng máu mất khi mổ lấy thai giữa nhóm sản
phụ có dùng thuốc giảm gò và không dùng
thuốc giảm gò trước sinh. Điều này có ý nghĩa vì
thuốc giảm gò cùng với thuốc hỗ trợ phổi là điều
trị chủ yếu trong những trường hợp nhau tiền
đạo ra huyết ít mà thai còn non tháng.
Về đường rạch cơ tử cung trong mổ lấy thai
ở sản phụ nhau tiền đạo, chưa có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề này. Tác giả Zou và
cộng sự (2010) nghiên cứu trên 55 sản phụ được
mổ lấy thai vì nhau tiền đạo, một nhóm có
đường rạch ngang đoạn dưới và nhóm còn lại có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 117
đường rạch hình chữ “J”(12). Tác giả nhận thấy
không có sự khác biệt về trọng lượng thai, điểm
số Apgar, thời gian mổ giữa 2 nhóm, tuy nhiên
nhóm có đường mổ chữ “J” có lượng máu mất ít
hơn (429,17±37,82ml so với 591,94±56,66 ml,
P<0,05), thời gian sổ thai ngắn hơn (28,45±10,37
giây so với 43,13±13,22 giây). Tuy nhiên, đây là
một kỹ thuật mổ chưa được phổ biến và nghiên
cứu chỉ dừng lại ở mức hồi cứu với cỡ mẫu nhỏ
(55 ca) nên độ mạnh của kết luận chưa cao.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 5
trường hợp có đường rạch dọc đoạn dưới tử
cung, 51 sản phụ còn lại có đường rạch ngang
đoạn dưới tử cung. Việc lựa chọn đường rạch cơ
tùy vào kinh nghiệm và nhận định của phẫu
thuật viên.
Hạn chế
Thiết kế nghiên cứu báo cáo loạt ca không
phải là thiết kế đủ mạnh để tìm ra mối liên quan
giữa một hay nhiều yếu tố nguy cơ với một
bệnh.
Cách tính máu mất bằng phương pháp cân
khối lượng và đo trực tiếp có ưu điểm là dễ thực
hiện nhưng khuyết điểm là không loại bỏ hoàn
toàn nước ối.
Loại cân chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu
là cân điện tử có móc treo. Nhược điểm của cân
là khi treo đồ vật vào móc, đồ vật có thể bị lắc lư
khiến kết quả không chính xác.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu đánh giá
lượng máu mất trên 56 bệnh nhân nhau tiền đạo
tại khoa Sản bệnh bệnh viện Hùng Vương, rút ra
kết luận sau:
Lượng máu mất trung bình trong mổ lấy thai
trên các sản phụ nhau tiền đạo là 769,5 ± 506,4g,
lượng máu mất dao động từ 318g đến 3824g.
Lượng máu mất trung bình do cân được cao hơn
lượng máu mất trung bình do phẫu thuật viên
ước lượng (769g so với 535g, P<0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al Kadri HM, Al Anazi BK, Tamim HM (2011), "Visual
estimation versus gravimetric measurement of postpartum
blood loss: a prospective cohort study". Arch Gynecol Obstet, 283
(6), pp. 1207-13.
2. Bành Thanh Lan (2002), "Các yếu tố liên quan với nhau tiền đạo",
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. ĐH Y Dược TP.HCM.
3. Besinger RE, Moniak CW, Paskiewicz LS, Fisher SG, Tomich
PG (1995), "The effect of tocolytic use in the management of
symptomatic placenta previa". Am J Obstet Gynecol, 172 (6), pp.
1770-5; discussion 1775-8.
4. Cunningham FG, Leveno KJ, Bloom SL, Spong CY (2014),
"Obstetrical Hemorrhage", In: Williams Obstetrics, McGraw-Hill,
24th. pp. 1534-1640.
5. Duthie SJ, Ghosh A, Ng A, Ho PC (1992), "Intra-operative
blood loss during elective lower segment caesarean section". Br
J Obstet Gynaecol, 99 (5), pp. 364-7.
6. Nguyễn Trọng Lưu (2002), "Chẩn đoán và xử trí nhau tiền đạo loại
III - IV tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ", Luận văn Thạc sĩ Y học. ĐH
Y Dược TP.HCM.
7. Oya A, Nakai A, Miyake H, Kawabata I, Takeshita T (2008),
"Risk factors for peripartum blood transfusion in women with
placenta previa: a retrospective analysis". J Nippon Med Sch, 75
(3), pp. 146-51.
8. Schorn MN (2010), "Measurement of blood loss: review of the
literature". J Midwifery Womens Health, 55 (1), pp. 20-7.
9. Sekiguchi A, Nakai A, Kawabata I, Hayashi M, Takeshita T
(2013), "Type and location of placenta previa affect preterm
delivery risk related to antepartum hemorrhage". Int J Med Sci,
10 (12), pp. 1683-8.
10. Towers CV, Pircon RA, Heppard M (1999), "Is tocolysis safe in
the management of third-trimester bleeding?". Am J Obstet
Gynecol, 180 (6 Pt 1), pp. 1572-8.
11. Vitello DJ, Ripper RM, Fettiplace MR, Weinberg GL, Vitello JM
(2015), "Blood Density Is Nearly Equal to Water Density: A
Validation Study of the Gravimetric Method of Measuring
Intraoperative Blood Loss". J Vet Med, 2015, pp. 152730.
12. Zou L, Zhong S, Zhao Y, Zhu J, Chen L (2010), "Evaluation of
"J"-shaped uterine incision during caesarean section in patients
with placenta previa: a retrospective study". J Huazhong Univ
Sci Technolog Med Sci, 30 (2), pp. 212-6.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_mat_mau_trong_mo_lay_thai_tren_san_phu_nhau_tien_da.pdf