Khảo sát mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Tài liệu Khảo sát mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 101 KHẢO SÁT MẢNG XƠ VỮAĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HAY KHÔNG KÈM VỚI ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ Nguyễn Văn Tạo* , Nguyễn Thị Út** TÓM TẮT Đặt vấn đề : Đánh giá mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ có vai trò trong phát hiện sớm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm đột quỵ thiếu máu não nhằm điều trị sớm bằng nội khoa hoặc can thiệp để phòng ngừa. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hình ảnh xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Phương pháp nghiêncứu: Nghiên cứu bệnh chứng. Kếtquả: Nghiên cứu không ghi nhận có sự khác biệt về tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch giữa 2 nhóm. Độ dày trung bình lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm THA kèm đột quị lớn hơn nhóm THA có ý nghĩa. T...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 101 KHẢO SÁT MẢNG XƠ VỮAĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HAY KHÔNG KÈM VỚI ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ Nguyễn Văn Tạo* , Nguyễn Thị Út** TÓM TẮT Đặt vấn đề : Đánh giá mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ có vai trò trong phát hiện sớm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm đột quỵ thiếu máu não nhằm điều trị sớm bằng nội khoa hoặc can thiệp để phòng ngừa. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hình ảnh xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Phương pháp nghiêncứu: Nghiên cứu bệnh chứng. Kếtquả: Nghiên cứu không ghi nhận có sự khác biệt về tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch giữa 2 nhóm. Độ dày trung bình lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm THA kèm đột quị lớn hơn nhóm THA có ý nghĩa. Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh của nhóm tăng huyết áp kèm đột quị (64,3%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tăng huyết áp (41,6%)(p=0,002).Tần suất mảng xơ vữa ở động mạch cảnh trong và ở nhiều vị trí của nhóm THA kèm đột quị cao hơn có ý nghĩa so với nhóm THA (p=0,004 vàp<0,001).Tuổi ≥ 60, đái tháo đường, rối loạn lipid máu có liên quan với xơ vữa động mạch cảnh ở cả nhóm THA kèm đột quị và nhómTHA. Kếtluận: Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh và độ dày trung bình lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ lớn hơn nhánh tăng huyết áp. Từ khóa: Mảng xơ vữa, động mạch cảnh ngoài, tăng huyết áp, đột quỵ. ABSTRACT INVESTIGATING ATHEROSCLEROTIC PLAQUES IN CAROTID ARTERIES IN HYPERTENTION PATIENTS WITH OR WITHOUT ATTACHING TO LOCAL ISHEMIC STROKE Nguyen Van Tao, Nguyen Thi Ut * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15 Background: Investigating plaques in carotid arteries plays an important role in early detection of vascular complications in hypertention patients with or without attaching to ischemic stroke, leading to early treatment through internal medicine or interventions for prevention. Objectives: Survey on carotid atheroscherosis features through Doppler ultrasound in hypertention patients undergoing ischemic stroke or not. Methods: A case-control study. Results: There is no room for difference in age, gender, main risk factors of atheroscherotic plaquesbetween 2 groups. Average thickness of endothelium in group of hypertention patients attaching to stroke is remarkably larger than one without stroke. Proportion of carotid atherosclerosis group included hypertension and stroke (64.3 %) is significantly higher than the group with hypertension (41.6 %) (p = 0.002). Incidence of plaque located in the carotid arteries and in various locations in the hypertensive group included stroke is significantly higher than hypertensive group (p = 0.004 and p < 0.001). Age ≥ 60, diabetes, hyperlipidemia are associated with carotid *Bệnh viện An Bình * Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Văn Tạo ĐT: 0982533325 E-mail: nguyenvantao0103@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 102 atherosclerosis in both 2 groups. Conclusions: The incidence of carotid plaques and average thickness of endothelium of carotid arteries in group included hypertention and stroke are higher than one in group of hypertention. Key words: Atheroscherosis, carotid arteries, hypertention, stroke ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ đang là vấn đề thời sự không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cho đến nay, theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, đột quỵ vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba, chỉ sau bệnh tim và ung thư(1,3). Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ mới mắc đột quỵ ở các vùng khác nhau trên thế giới thay đổi từ 100 đến 250/100.000 người. Tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ là 500 đến 800/ 100.000 người. Tỷ lệ mắc đột quỵ tăng nhanh song song với tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Lứa tuổi 55-64, là 3/1000 dân, tỷ lệ này tăng lên đến 8/1000 dân ở lứa tuổi 65-74 và từ 75 tuổi trở lên là 25/1000 dân. Tại Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan là các nước có tỷ lệ đột quỵ tăng cao, với tỷ lệ tử vong trên 100/100.000 người. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng đáng lo ngại cho cả hai giới, ở các lứa tuổi, nhất là người già. Thống kê tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố từng thời kỳ 3-5 năm, thấy tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ vào điều trị nội trú tăng 1,7-2,5 lần và tăng theo tuổi(2,3). Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, trong đó hẹp động mạch cảnh (HĐMC) là một trong những nguyên nhân khá thường gặp (chiếm khoảng 30% các trường hợp). Tuy nhiên căn bệnh HĐMC ít khi được phát hiện sớm, khi đột quỵ xảy ra thì đã quá muộn, mọi phương pháp chữa trị chỉ là hỗ trợ.Theo nhiều tác giả, 20- 30% đột quỵ là do huyết khối từ mảng xơ vữa động mạch cảnh gây nghẽn mạch. Nguy cơ đột quỵ sẽ giảm hơn 50% nếu được phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh (endarterectomy) ở những người bị HĐMC trên 70%. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng HĐMC đoạn ngoài sọ có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì cho tới khi khám bệnh tình cờ phát hiện ra hoặc khi đã có biến chứng mới được chẩn đoán. Do đó việc phát hiện sớm HĐMC đoạn ngoài sọ là hết sức cần thiết. Ngày nay, việc điều trị sớm tăng huyết áp, điều trị mảng xơ vữa bằng điều trị nội khoa cũng như những tiến bộ về phẫu thuật và can thiệp động mạch đem lại hiệu quả hứa hẹn ở tương lai, cải thiện việc điều trị(4,6,5).. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về động mạch ngoại biên nhưng trên 2 nhóm tăng huyết áp và tăng huyết áp kèm đột quỵ chưa có nên chúng tôi đánh giá mảng xơ vữa và CIMT (độ dày lớp nội trung mạc) động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ nhằm phát hiện sớm các biến chứng trên mạch máu để điều trị kịp thời bằng nội khoa hoặc can thiệp để phòng ngừa đột quỵ thiếu máu não. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng. Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp có hay không kèm với đột quỵ thiếu máu não cục bộ nhập viện và điều trị tại Bệnh viện An Bình từ tháng 10/2014 đến tháng 06/2015. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Lâm sàng: chọn theo định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới với 4 tiêu chuẩn đặc trưng: bệnh xảy ra đột ngột, có tổn thương chức năng của não bộ, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ và không do chấnthương.Các bệnh nhân phải ở trong 3 ngày đầu của bệnh. Cận lâm sàng: theo chẩn đoán trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não và cộng hưởng từ để xác định chẩn đoán đột quỵ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 103 Nhóm 2: Bệnh nhân tăng huyết áp không có kèm đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu Những bệnh nhân có phẫu thuật động mạch cảnh. Đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ do bệnh lý từ tim đối với nhóm 1 như rung nhĩ, huyết khối từ tim Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 18.0, gồm thống kê mô tả và thống kê phân tích. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tuổi trung bình dân số nghiên cứu của chúng tôi: Nhóm THA: 64,08 ± 11,99, trong đó nhỏ nhất là 24, lớn nhất là 91 và nhóm bệnh nhân tuổi từ 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất 31,9%. Nhóm THA kèm đột quỵ: 63,71 ± 13,21, trong đó nhỏ nhất là 27, lớn nhất là 94 và nhóm bệnh nhân tuổi từ 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất 33,7%. Về tuổi trung bình của hai nhóm tăng huyết áp là 64,1 và nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ thiếu máu não là 63,7 tương đồng nhau giữa 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm tăng huyết áp nam 43,3% và nữ 56,7%, tỷ lệ nữ: nam = 1,3 Nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ thiếu máu não nam 48,0% và nữ52,0%, tỷ lệ nữ: nam = 1,1.Tỷ lệ nam và nữ 2 nhóm có khác nhau nhưng về thống kê sự khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,504), tức là tương đồng về giới giữa 2 nhóm. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận: nhóm tăng huyết áp trị số tăng huyết áp độ I là 46,1% và độ II là 53,9%. Nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ: tăng huyết áp độ I là 43,8% và tăng huyết áp độ II là 56,2%.Hai nhóm tăng huyết áp và tăng huyết áp kèm đột quỵ không có khác biệt về phân độ huyết áp (p = 0,75) tức là tương đồng giữa 2 nhóm. Nhóm tăng huyết áp: rối loạn lipid chiếm tỷ lệ 53,1%, đái tháo đường 24,8% và hút thuốc lá tỷ lệ 16,8%.Nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ thiếu máu não: rối loạn lipid chiếm tỷ lệ cao nhất 56,1%, đái tháo đường 35,7% và hút thuốc lá tỷ lệ 27,6%.Tỷ lệ đái tháo đường giữa 2 nhóm tương đồng nhau, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,083).Tỷ lệ hút thuốc lá giữa 2 nhóm tương đồng nhau, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p =0,086).Tỷ lệ rối loạn lipid giữa 2 nhóm tương đồng nhau, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,65). Độ dày nội mạc trung bình ở nhóm tăng huyết áp 0,96 ± 0,28, nhỏ nhất là 0,6mm và lớn nhất là 2,5mm. Độ dày nội mạc trung bình ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ là 1,19±0,48, nhỏ nhất là 0,6m và lớn nhất là 3,2mm. Độ dày nội mạc ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ lớn hơn độ dày nội mạc ở nhóm tăng huyết áp có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh tăng theo từng nhóm tuổi và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Và độ dày nội trung mạc ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ tăng hơn (dày hơn) nhóm tăng huyết áp và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tần suất dày nội mạc ở nhóm tăng huyết áp là 82,3% và không dày nội mạc là 17,7%.Tần suất dày nội mạc ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ là 87,8% và không dày nội mạc là 12,2%.Tuy nhiên, giữa 2 nhóm tăng huyết áp và tăng huyết áp kèm đột quỵ tức là giữa 2 nhóm không khác nhau có ýnghĩa. Tần suất xơ vữa động mạch, chúng tôi ghi nhận:Nhóm THA tỷ lệ là41,6%.Nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não tỷ lệ là 64,3%.Tỷ lệ mảng xơ vữa động mạch cảnh tăng huyết áp kèm đột quỵ cao hơn tăng huyết áp không kèm đột quỵ, có ý nghĩa thống kê.Vị trí mảng xơ vữa thường gặp nhất ở chỗ chia đôi trên nhóm tăng huyết áp và tăng huyết áp kèm đột quỵ thiếu máu não.Dày nhiều vị trí ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ chiếm 57,1% ở bệnh nhân có mảng xơ vữa và ở nhóm tăng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 104 huyết áp là 31,9%. Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với yếu tố tuổi trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi < 60 tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh chiếm 53,4% và không xơ vữa 46,5%. Tuy nhiên tỷ lệ ≥ 60 tuổi tỷ lệ xơ vữa tăng lên 72,7% xơ vữa và không xơ vữa chiếm tỷ lệ 27,2%. Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với yếu tố tuổi trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não có ý nghĩa thống kê.Nhóm < 60 tuổi tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp là 30,4% và nhóm tuổi > 60 tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh chiếm tỷ lệ 49,2%. Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với đái tháo đường trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ có đái tháo đường (77,1%) cao hơn tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh tăng huyết áp kèm đột quỵ không có đái tháo đường (57,1%). Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với đái tháo đường trên nhóm THA có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp có đái tháo đường (60,7%) cao hơn tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp không có đái tháo đường (35,2%). Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với hút thuốc lá trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não không có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ có hút thuốc lá là 74%, có cao hơn tỷ lệ xơ vữa không hút thuốc lá 60,6% nhưng sự khác biệt này không đủ mạnh để có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với hút thuốc lá trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não không có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp có hút thuốc lá (68,4%), có khác biệt với không hút thuốc lá 31,6%. Có khác biệt nhưng sự khác biệt không đủ mạnh để có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với rối loạn lipid máu trên nhóm THA kèm đột quỵ thiếu máu não có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ có rối loạn lipid máu 65,1% cao hơn tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ không có rối loạn lipid máu 34,9%.Mối liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh với rối loạn lipid máu trên nhóm THA có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp có rối loạn lipid 66,0% cao hơn so với tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh không có rối loạn lipid 34,0%. KẾT LUẬN Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh và độ dày trung bình lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm tăng huyết áp kèm đột quỵ lớn hơn nhánh tăng huyết áp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Broun A.L. (2010), Preventive Cardiology and Ischemic heart disease. The Washington Manual of Medical Theapeutics 33, ed: Wolters Kluwer, Philadelphia USA, pp.65-85. 2. Burnier M. (2006), Long-term management of antihypertensive therapy in general practice. The year in hypertension Vol. 6. Clinical Publishing Oxford, pp.25-40. 3. Hồ Thị Ngọc Dung (2008), Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ ChíMinh. 4. Lê Nguyễn Thanh Hằng, Nguyễn Hải Thủy (2005), “Khảo sát lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch vành”, Kỷ yếu các đề tài khoa học Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 41, tr. 299-305. 5. Ohya Y. (1997), Intima-Media Thickness of the Carotid Artery in hypertensive subjects and hypertrophic cardiomyopathy patients. Hypertension 29(1), pp.361-365. 6. Vũ Anh Nhị, Cao Phi Phong (2014), “Nhồi máu não do xơ vữa động mạch”, Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não, Bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.27-39. Ngày nhận bài báo: 03/08/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_mang_xo_vua_dong_mach_canh_ngoai_so_o_benh_nhan_tan.pdf
Tài liệu liên quan