Tài liệu Khảo sát, lựa chọn vật liệu tạo từ trường tập trung cho các đầu từ của thiết bị từ trị liệu - Đỗ Khoa Bình: Vật lý
Đ. K. Bình, , L. H. Nam, “Khảo sát, lựa chọn vật liệu đầu từ của thiết bị từ trị liệu.” 170
KHẢO SÁT, LỰA CHỌN VẬT LIỆU TẠO TỪ TRƯỜNG
TẬP TRUNG CHO CÁC ĐẦU TỪ CỦA THIẾT BỊ TỪ TRỊ LIỆU
Đỗ Khoa Bình*, Trần Hy Bình, Nguyễn Sỹ Sửu, Lê Hải Nam
Tóm tắt: Từ trị liệu là phương pháp điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh
nhân bằng cách sử dụng từ trường cường độ thấp (từ 0 đến 100 Gauss) và tần số
thấp (từ 0 đến 100 Hz) tác động tới vùng cơ thể cần điều trị. Việc thiết kế, chế tạo
thiết bị từ trị liệu cần phải chú ý tới việc hạn chế tới mức tối đa cường độ từ trường
ở không gian xung quanh đầu từ, đồng thời, tăng cường độ từ ở phía trong đầu từ.
Bài báo này trình bày phương pháp và kết quả khảo sát các vật liệu dùng để bọc
phía bên ngoài đầu từ. Trên cơ sở kết quả thu được, lựa chọn vật liệu đáp ứng được
yêu cầu kể trên.
Từ khóa: Từ trị liệu, Cường độ, Vật liệu, Đầu từ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chu...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát, lựa chọn vật liệu tạo từ trường tập trung cho các đầu từ của thiết bị từ trị liệu - Đỗ Khoa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý
Đ. K. Bình, , L. H. Nam, “Khảo sát, lựa chọn vật liệu đầu từ của thiết bị từ trị liệu.” 170
KHẢO SÁT, LỰA CHỌN VẬT LIỆU TẠO TỪ TRƯỜNG
TẬP TRUNG CHO CÁC ĐẦU TỪ CỦA THIẾT BỊ TỪ TRỊ LIỆU
Đỗ Khoa Bình*, Trần Hy Bình, Nguyễn Sỹ Sửu, Lê Hải Nam
Tóm tắt: Từ trị liệu là phương pháp điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh
nhân bằng cách sử dụng từ trường cường độ thấp (từ 0 đến 100 Gauss) và tần số
thấp (từ 0 đến 100 Hz) tác động tới vùng cơ thể cần điều trị. Việc thiết kế, chế tạo
thiết bị từ trị liệu cần phải chú ý tới việc hạn chế tới mức tối đa cường độ từ trường
ở không gian xung quanh đầu từ, đồng thời, tăng cường độ từ ở phía trong đầu từ.
Bài báo này trình bày phương pháp và kết quả khảo sát các vật liệu dùng để bọc
phía bên ngoài đầu từ. Trên cơ sở kết quả thu được, lựa chọn vật liệu đáp ứng được
yêu cầu kể trên.
Từ khóa: Từ trị liệu, Cường độ, Vật liệu, Đầu từ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc
do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các momen lưỡng cực từ. Xét về
bản chất, từ trường và điện trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống nhất là
điện từ trường [1]. Ở Việt Nam, điều trị bằng từ trường bắt đầu nghiên cứu vào năm 1980
tại Viện Quân y 108. Từ năm 1991 cho tới nay, Viện Vật lý Y Sinh học đã nghiên cứu chế
tạo và đưa thiết bị từ trị liệu vào ứng dụng. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế cường độ từ trường
ở bên ngoài đầu từ nhằm tránh gây ảnh hưởng tới những người xung quanh và nâng cao
hiệu suất tạo từ trường ở bên trong vẫn chưa được chú ý. Hiện nay, một số thiết bị từ
trường trị liệu của nước ngoài đang sử dụng ở Việt Nam với công nghệ tạo từ trường tập
trung làm giảm đến 85% lượng từ thông ở bên ngoài đầu từ và tăng cường độ bên trong.
(a) (b)
Hình 1. Đầu từ thông thường (a) và đầu từ có sử dụng công nghệ
tạo từ trường tập trung (b).
Tuy nhiên, công nghệ đó không được các hãng sản xuất công bố ra bên ngoài. Bài báo
này trình bày kết quả nghiên cứu tạo từ trường tập trung dựa trên việc khảo sát các vật liệu
sẵn có trên thị trường tại Việt Nam.
Bài báo được chia ra thành 4 phần. Phần 1 đặt vấn đề trong đó nêu rõ lý do cần nghiên
cứu. Phần 2 là phương pháp khảo sát, gồm có lựa chọn vật liệu, phương pháp đo. Phần 3 là
kết quả và thảo luận. Phần 4 là kết luận.
2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
2.1. Lựa chọn vật liệu
Với các đầu từ được bọc bằng vỏ nhựa chỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ, còn từ thông bị
phân tán ra ngoài không gian xung quanh tương đối lớn. Nội dung cần giải quyết của bài
Bên ngoài
đầu từ
Bên trong
đầu từ
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 171
báo là lựa chọn vật liệu phù hợp để ép các đường sức từ chạy trong khoảng không gian của
đầu từ, do đó, tăng giá trị cường độ từ bên trong đầu từ. Các vật liệu được chọn để khảo
sát là:
- Permaloi là hợp kim sắt - nikel, có độ từ thẩm rất cao trong vùng từ trường yếu
(µ=15 000 - 60 000 H/m) và có lực kháng từ nhỏ (5 - 32 A/m). Permaloi được sử dụng có
hàm lượng Nikel thấp, khoảng 40 - 50% và thường được dùng để làm máy biến áp [2].
- Sắt là vật liệu từ mềm, có độ từ thẩm cao (µ=20 000 - 21 500 H/m), lực kháng từ nhỏ
(6,4 A/m).
- Thép là hợp kim của sắt với carbon, có độ từ thẩm kém hơn (µ=3 000 - 8 000 H/m),
lực kháng từ 10 - 65 A/m.
- Đồng lá là vật liệu nghịch từ, hầu như không bị từ hóa.
2.2. Phương pháp đo
2.2.1. Mô tả hệ đo
- Mạch phát tín hiệu điện với điện áp đầu ra dạng xung vuông, với điện áp có biên độ là 7
V và tần số 3 Hz nối với đầu phát từ trường
- Đầu từ có điện trở dây quấn 6,2 Ω, đường kính bên trong là 19 cm, và đường kính bên
ngoài là 23,5 cm.
- Các vật liệu dùng thử nghiệm được cuốn bên ngoài xung quanh đầu phát từ trường.
- Thiết bị đo LakeShore 410 Gaussmeter. Giá trị hiển thị của thiết bị khi chưa đo từ trường
là 0,8 Gauss, tương ứng với từ trường Trái Đất và của các thiết bị điện tử khác.
Hình 2. Thiết bị đo cường độ từ trường.
2.2.2. Tiến hành đo
Đo lần lượt từng trường hợp với các vật liệu bọc xung quanh đầu từ khác nhau:
- Khi chưa có bọc
- Khi bọc bằng đồng
- Khi bọc bằng thép
- Khi bọc bằng permaloi
- Khi bọc bằng sắt.
Vật lý
Đ. K. Bình, , L. H. Nam, “Khảo sát, lựa chọn vật liệu đầu từ của thiết bị từ trị liệu.” 172
Độ dày của các vật liệu bọc bên ngoài là 1 mm.
Với vật liệu bọc bằng sắt, chúng tôi thay đổi độ dày lớp bọc bên ngoài là 1 mm, 2 mm,
3 mm.
Và các vị trí đo thay đổi: đo bên trong đầu từ, đo bên ngoài với các khoảng cách khác
nhau, đầu tiên để que đo sát mép đầu từ, sau đó thay đổi dần khoảng cách từ 1 đến 20 cm,
ghi lại các giá trị cường độ từ trường hiển thị trên thiết bị đo.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả đo trong các trường hợp được thể hiện trong bảng 1 và đồ thị dưới đây:
Bảng 1. Giá trị của cường độ từ trường phụ thuộc vào vị trí đo
đối với các vật liệu khác nhau.
Vị trí đo Cường độ từ trường đo được (Gauss)
Chưa bọc Bọc
đồng
Bọc thép Bọc sắt Bọc permaloi
Sát mép bên trong 75 74,9 85 89,3 87,1
Khoảng cách bên
ngoài (cm)
0 41 36,4 15 4,3 2,2
1 26,9 22,4 9,9 4 2,2
2 17,6 13,4 8,1 3,8 2,1
3 12 10,1 6,2 3,2 1,9
4 9,9 9,7 4,8 3 1,8
5 7,3 7,1 4,4 2,7 1,8
6 5,5 6 3,9 2,4 1,8
7 5,2 5,2 3,4 2,2 1,8
8 4,6 4,3 3 2 1,5
9 3,9 4 2,5 1,8 1,5
10 3 3,4 2,2 1,6 1,3
11 2,8 3 1,9 1,4 1,2
12 2,5 2,5 1,8 1,3 1,2
13 1,9 2,4 1,6 1,2 1
14 1,8 2,1 1,4 1,2 1
15 1,8 1,9 1,4 1 0,9
16 1,4 1,6 1,2 0,9 0,8
17 1,3 1,5 1,2 0,9 0,8
18 1,2 1,4 1 0,9 0,8
19 1 1,3 0,9 0,8 0,8
20 0,9 1 0,8 0,8 0,8
Nhận xét: từ các kết quả đo được, chúng tôi nhận thấy, khi không sử dụng vật liệu bọc
bên ngoài đầu từ, giá trị cường độ từ trường đo được ở bên trong đầu từ là 75 Gauss nhỏ
hơn các trường hợp sử dụng vật liệu bọc có độ từ thẩm cao. Tuy nhiên, cường độ từ trường
ở mép ngoài lại lớn nhất, bằng 41 Gauss, chỉ giảm đi 45,3% so với giá trị cường độ ở bên
trong đầu từ.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 173
Với vật liệu bọc bên ngoài bằng đồng, là chất nghịch từ, thì cường độ từ trường bên
trong đầu từ có độ lớn là 74,9 Gauss, giá trị này tương đương với khi không sử dụng vật
liệu bọc. Còn giá trị cường độ từ đo được ở mép ngoài đầu từ là 36,4 Gauss, chỉ giảm đi
51,41% so với giá trị cường độ bên trong đầu từ.
Với vật liệu bọc bên ngoài bằng thép, giá trị cường độ từ trường đo được bên trong đầu
từ là 85 Gauss, tăng lên 13% so với khi không dùng vật liệu bọc. Còn giá trị cường độ từ
trường sát mép ngoài đầu từ đo được là 15 Gauss, giảm đi 82,36% so với giá trị cường độ
bên trong đầu từ.
Hình 3. Đồ thị về sự phụ thuộc của cường độ từ trường vào vị trí đo
đối với các vật liệu khác nhau.
Với những vật liệu có độ từ thẩm cao như sắt, permaloi thì giá trị cường độ từ trường
bên trong đầu từ tăng lên 16% đối với permaloi (87,1 Gauss) và 19% đối với sắt (89,3
Gauss) so với khi không dùng vật liệu bọc bên ngoài đầu từ (75 Gauss). Trong khi đó, giá
trị cường độ từ trường ở mép ngoài vòng từ rất nhỏ, so với bên trong giảm tới 97,5% đối
với permaloi (2,2 Gauss) và 95% đối với sắt (4,3 Gauss). Điều này chứng tỏ rằng từ thông
ở bên ngoài đầu từ bị ép đi sát bề mặt của vật liệu bọc, ít bị thất thoát ra bên ngoài hơn, do
đó, làm tăng cường độ từ trường bên trong đầu từ.
Kết quả đo cường độ từ trường đối với trường hợp lớp bọc bằng sắt và có thay đổi độ
dày được thể hiện trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Giá trị của cường độ từ trường phụ thuộc vào các vị trí đo
đối với vật liệu sắt có các độ dày khác nhau.
Vị trí đo Cường độ từ trường đo được (Gauss)
Chưa bọc Bọc sắt dày
1mm
Bọc sắt dày
2mm
Bọc sắt dày
3mm
Sát mép bên trong 75 89,3 89,8 90,5
Khoảng cách bên ngoài
(cm)
0 41 4,3 3,4 2,4
1 26,9 4 3,3 2,6
Vật lý
Đ. K. Bình, , L. H. Nam, “Khảo sát, lựa chọn vật liệu đầu từ của thiết bị từ trị liệu.” 174
2 17,6 3,8 3,3 2,6
3 12 3,2 3,3 2,6
4 9,9 3 3 2,2
5 7,3 2,7 2,8 2,1
6 5,5 2,4 2,7 1,9
7 5,2 2,2 2,4 1,9
8 4,6 2 2 1,9
9 3,9 1,8 1,8 1,6
10 3 1,6 1,6 1,6
11 2,8 1,4 1,5 1,5
12 2,5 1,3 1,3 1,4
13 1,9 1,2 1,2 1,4
14 1,8 1,2 1,2 1,4
15 1,8 1 1 1
16 1,4 0,9 0,9 1
17 1,3 0,9 0,9 0,9
18 1,2 0,9 0,9 0,9
19 1 0,8 0,9 0,8
20 0,9 0,8 0,8 0,8
Từ kết quả đo đối với vật liệu bọc bên ngoài đầu từ bằng sắt với các độ dày thay đổi là
1 mm, 2 mm, và 3 mm, chúng tôi nhận thấy giá trị cường độ từ trường ở mép bên trong
đầu từ có tăng và giá trị cường độ từ trường ở mép bên ngoài giảm khi độ dày tăng lên, tuy
nhiên, sự thay đổi là không đáng kể nên có thể kết luận rằng: tăng độ dày của lớp bọc bằng
sắt không thay đổi nhiều về khả năng tạo từ trường tập trung bên trong đầu từ.
4. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp thực nghiệm và xử lý số liệu, chúng tôi đã tìm được những vật liệu
có thể được sử dụng để làm vật liệu bọc bên ngoài đầu từ đáp ứng với những yêu cầu về
hạn chế độ lớn của cường độ từ trường phía bên ngoài đầu từ và làm tăng giá trị cường độ
bên trong. Vật liệu bọc bên ngoài có thể sử dụng sắt hoặc permaloi, và trong điều kiện của
Việt Nam, chúng tôi chọn dùng vật liệu bằng sắt có độ dày 1 mm vì giá thành rẻ và dễ tìm,
dễ gia công, và đáp ứng được yêu cầu giảm hơn 85% giá trị cường độ từ trường bên ngoài
so với bên trong đầu từ. Độ dày của lớp bọc bên ngoài ít ảnh hưởng đến khả năng tạo từ
trường tập trung bên trong đầu từ.
Kết quả này giúp cho việc sản xuất các thiết bị từ trị liệu có thể đáp ứng với những yêu
cầu về độ an toàn điện từ trong y tế, và cho kết quả tương đương so với công nghệ tạo từ
trường tập trung đang được sử dụng trên các thiết bị do nước ngoài sản xuất.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Viện Khoa học và Công
nghệ quân sự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Dỗ Kiên Cường, Hà Viết Hiền, Nguyễn Đông Sơn,
Lê Mạnh Hải, Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Việt Dũng, “Các tác nhân vật lý
thường dùng trong vật lý trị liệu”, NXB-Y Học, 2005.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 175
[2]. https://www.slideshare.net/Thininh/chuong-9-vat-lieu-tu-12806819.
ABSTRACT
EVALUATION AND SELECTION OF MATERIALS FOR THE CONCENTRATION
OF MAGNETIC FIELD IN SOLENOIDS OF MAGNETIC THERAPY EQUIPMENT
Magnetic therapy is the treatment and rehabilitation method in which the
body part requiring treatment is subjected to low intensity (0 to 100 Gauss) and
low frequency (0 to 100 Hz) magnetic fields. The design and manufacturing of
magnetic therapy equipment requires the maximum limit of magnetic intensity in
the space outside the solenoids while at the same time, the magnetic intensity
inside the solenoids increases. In this article, the survey method and results for
materials to cover the solenoids will be presented. On the basic of the obtained
results, the materials had meet the above criterial will be selected.
Keywords: Magnetic therapy, Intensity, Material, Solenoids.
Nhận bài ngày 19 tháng 09 năm 2017
Hoàn thiện ngày 09 tháng 10 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2018
Địa chỉ: Viện Vật lý Y Sinh học, 109A Pasteur - Phường Bến Nghé - Quận 1 – TPHCM.
* Email: khoabinhys@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_binh_399_2150602.pdf