Khảo sát loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

Tài liệu Khảo sát loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 112 KHẢO SÁT LOÉT TÌ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN TẠI CÁC PHÒNG BỆNH NẶNG TRONG BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2016 Trần Hồng Huệ*, Nguyễn Thị Lan Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát loét tì đè ở tất cả bệnh nhân có theo dõi đấu sinh hiệu <= 6 giờ/1 lần, nằm tại các phòng bệnh nặng, trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng 7 đến tháng 10/2016. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, mô tả. Kết quả: Tỷ lệ loét tì đè của BN tại các phòng bệnh nặng 8,23%.(khoa Lọc Máu 50%, Nội Hô Hấp 16,6%, nội Thần Kinh 13,3%, HS ngoại 20%, ngoại TK 21,4 %, ngoại Tổng Hợp 16,6%, Ngoại Tiêu Hóa 16,6%, HSTCCĐ 8%).67% BN bị loét tì đè > 60 tuổi, 42,1% BN được đánh giá có nguy cơ loét rất cao đã xảy ra loét, 11,2 % ở nguy cơ cao có loét và 3,8 % BN ở nguy cơ trung bình đã có loét. Thời gian xảy ra loét tính từ lúc nhập viện 20 ngày: 11,7%. Kết luận: Vẫn còn tình t...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 112 KHẢO SÁT LOÉT TÌ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN TẠI CÁC PHÒNG BỆNH NẶNG TRONG BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2016 Trần Hồng Huệ*, Nguyễn Thị Lan Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát loét tì đè ở tất cả bệnh nhân có theo dõi đấu sinh hiệu <= 6 giờ/1 lần, nằm tại các phòng bệnh nặng, trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng 7 đến tháng 10/2016. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, mô tả. Kết quả: Tỷ lệ loét tì đè của BN tại các phòng bệnh nặng 8,23%.(khoa Lọc Máu 50%, Nội Hô Hấp 16,6%, nội Thần Kinh 13,3%, HS ngoại 20%, ngoại TK 21,4 %, ngoại Tổng Hợp 16,6%, Ngoại Tiêu Hóa 16,6%, HSTCCĐ 8%).67% BN bị loét tì đè > 60 tuổi, 42,1% BN được đánh giá có nguy cơ loét rất cao đã xảy ra loét, 11,2 % ở nguy cơ cao có loét và 3,8 % BN ở nguy cơ trung bình đã có loét. Thời gian xảy ra loét tính từ lúc nhập viện 20 ngày: 11,7%. Kết luận: Vẫn còn tình trạng loét tì đè xảy ra tại các phòng bệnh nặng trong BV. Khối ngoại có tỷ lệ loét do tì đè cao liên quan đến BN nặng phẫu thuật đường tiêu hóa, phẫu thuật sọ não, vấn đề dinh dưỡng kém, thể trạng suy kiệt, hôn mê kéo dài và phải can thiệp hô hấp bằng máy thở. BN tại các phòng bệnh nặng > 60 tuổi có tỷ lệ loét tì đè cao gấp 2 lần so với BN < 60 tuổi Có mối liên quan giữa BN có nguy cơ loét tì đè (thang điểm trong bảng kiểm) và xảy ra loét tì đè, Không thấy rõ được mối liên quan giữa thời gian nằm viện kéo dài và tình trạng loét tì đè. Cần tăng cường công tác chăm sóc phòng ngừa loét tì đè, nhất là khối ngoại.Tập huấn cho ĐD bảng kiểm “Đánh giá nguy cơ loét” để có kế hoạch chăm sóc phòng ngừa tránh xảy ra loét tì đè. Từ khóa: Loét tì đè. ABSTRACT SURVEY ON PRESS ULCER IN CRITICAL CARE ROOM PATIENTS OF NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL 2016 Tran Hong Hue, Nguyen Thi Lan Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 112 - 116 Objectives: To survey the press ulcer in all the patients who had to monitor life signs less than every 6 hours in the critical care rooms of Nguyen Tri Phuong hospital from July to October 2016. Methods: Observing, descriptive study. Results: The rate of press ulcer in critical care room were 8.23% (Heamo – Dialysis Department 50%, Respiratory Dpt: 16.6%, Neurology Dpt: 13.3%, Post-Surgical Care Unite: 20%, Neuro – Surgery Dpt: 21.4%, General Surgery Dpt: 16.6%, Digestive Surgery Dpt: 16.6%, Toxic and Critical Care Dpt: 8%). 67% occurred in patients > 60 years old. 42.1% in very high risk of press ulcer patients, 11.2% in high risk and 3.8% in medium risk. Time from admitting to press ulcer occurring less than 5 days: 16.2%, 5 – 20 days: 4.9%, and more than 20 days: 11.7%. Conclusion: Press ulcer still occurred in critical care room patients. In surgery departments had high rates of ulcer related to: digestive surgery, head surgery, mal nutrition, debilitated, unconscious in long time and artificial respiratory machine. The patient older than 60 had double rate of ulcer compared to younger than 60. * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Lan Minh ĐT: 0988652088 Email: lanminh14@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 113 There was the relationship between the risk factors (risk point scale) and the rate of press ulcer. There was no relationship between the time of hospitalization and the rate of press ulcer. It should be enforced the measures to prevent the press ulcer especially in surgery departments. Training for nurses in “evaluation press ulcer risk factors” to have plan of preventing press ulcer. Key words: Press ulcer. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển không ngừng về kinh tế, xã hội, số lượng người cao tuổi ngày một tăng, cùng với sự gia tăng tỷ lệ bệnh nạm tính (đái tháo dường, tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh khớp) khiến người bệnh hạn chế vận động thì vấn đề loét tì đè không phải là hiện tượng hiếm gặp. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng điều trị loét tì đè vẫn là thách thức với y học(2,1). Nghiên cứu của Woodbury Houghton năm 2004 tại Canada cho tỷ lệ mắc ước tính của loét tì đè là 26,2%. TheoLangemo và cộng sự (1989) 60% bệnh nhân vào Khoa Hồi Sức Cấp Cứu có biển hiện loét ở 2 tuần đầu. Nguy cơ loét tì đè tăng 74% khi kết hợp các yếu tố bất động, suy giảm miễn dịch và giảm khối cơ (Harris và Fraser- 2004)(3,4). Tại Italia, Năm 1994, tỷ lệ trung bình bệnh nhân loét do nằm lâu điều trị nội trú là 13,2%(6) Nguyễn Thế Bình và cộng sự nghiên cứu trên 51 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng ở bệnh viện Việt Đức cho thấy tỷ lệ loét là 3l,5 % ở bệnh nhân có liệt tủy(4). Theo NC khảo sát của tác giả Huỳnh Minh Dương loét tì đè ở các khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau chiếm tỷ lệ 26,09 năm 2013-1014. Những tổn thương thực tế thường nặng hơn những gì nhìn thấy từ bên ngoài như hoại tử phần mềm và xương khớp. Những tổn thương lan rộng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 6-7%(2). Loét tì đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, mất nhiều thời gian chăm sóc. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân loét tì đè trong vòng 6 tuần nằm viện thì nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần(5). Chính vì thế vấn đề dự phòng chăm sóc loét tì đè đang dần trở thành một ưu tiên cho công tác chăm sóc điều dưỡng. Thêm vào đó, nguyên nhân hay gặp nhất chính là thiếu vận động, điều mà điều dưỡng và người chăm sóc bệnh nhân hoàn toàn có thể dự phòng(2,3). Trên thế giới có rất nhiều tổ chức tư vấn về phòng ngừa loét tì đè như Ủy ban tư vấn loét tì đè quốc gia của Hoa kỳ (NPUAP), Ủy ban tư vấn loét tì đè Châu Âu (EPUAP), hoạt động với mục đích xây dựng và cải thiện công tác phòng ngừa và chăm sóc loét tì đè(1). Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện chưa có đầy đủ hệ thống phòng ngừa loét tì đè, tháng 5/2016 phòng Điều Dưỡng ban hành qui trình: “Đánh giá phòng ngừa loét tì đè ở người bệnh”. Căn cứ vào qui trình này chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát “Đánh giá loét tì đè ở tất cả các bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ tháng 7 - 10 / 2016”. Qua đó làm rõ hơn tỷ lệ và thời gian bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng có loét tì đè tại bệnh viện, nghiên cứu này cũng nhằm xây dựng chương trình phòng ngừa loét tì đè tại bệnh viện hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 7-10/ 2016. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 114 Xác định tỷ lệ nguy cơ loét tì đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện. Xác định thời gian xảy ra loét tì đè tính từ lúc nhập viện ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu quan sát, mô tả. Thời gian và địa điểm Từ tháng 1/7/ 2016 đến 30/10/ 2016. Tại 18 khoa lâm sàng BV NTP. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nằm tại phòng bệnh nặng, được theo dõi dấu sinh hiệu < 6 giờ, chưa bị loét tì đè vào thời điểm nhập viện và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Không đáp ứng được các tiêu chí chọn. Cỡ mẫu 295. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu phân tầng. Bảng 1. Cỡ mẫu nghiên cứu Khoa Quần thể NC Cỡ mẫu Nội Tim Mạch 20 38 Nội hô Hấp 15 29 Nội tiêu hóa 10 20 Nội CXK 5 10 Nội Thận 5 10 Nội Thần Kinh 15 30 Nội Tổng Hợp 7 14 Nội Tiết 10 20 lọc Máu 5 10 LCK 5 10 Ngoại Niệu 5 10 Ngoại T Hợp 6 12 Ngoại Tiêuhóa 6 12 Ngoại T Kinh 7 14 Ngoại C. Hình 7 13 HSTCCĐ 17 34 GMHS 5 10 Tổng cộng N= 150 n = 295 Công cụ thu thập số liệu: sử dụng bộ đánh giá có sẵn. Phương pháp kiểm soát sai lệch Đối với điều tra viên: Tập huấn, cung cấp kiến thức và mục tiêu, phương pháp thu thập số liệu. Đối với bảng đánh giá: Thiết kế rõ ràng, có điều tra thử (20 BN khoa HSCT-CĐ). Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm SPSS. Vấn đề y đức Chúng tôi nghiên cứu khảo sát thông qua bảng đánh giá có sẵn, hoàn toàn không làm tổn hại đến sức khỏe của người bệnh, nên nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm y đức. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm dân số mẫu Nam: 117 (45,9%). Nữ: 138 (54,1%). Hình 1. Giới tính Hình 2. Độ tuổi Nhận xét và bàn luận: Cỡ mẫu trong thời gian NC không đủ so đự kiến ban đầu là 40 mẫu, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 115 do 1 số khoa không đủ bệnh theo tiêu chuẩn chọn mẫu (khoa LCK, Ngoại Niệu, ngoại chỉnh hình, HSTCCĐ, Lọc máu). Tỷ lệ loét tỳ đè của BN tại phòng bệnh nặng 21 bệnh nhân (chiếmtỷ lệ 8,23 %). Bảng 2. Tỷ lệ BN loét phân bố theo khoa Khoa Cỡ mẫu Số ca loét Tỷ lệ % Nội T.Mạch 30 0 0% Nội hô Hấp 30 5 16,6% Nội tiêu hóa 20 0 0% Nội CXK 10 0 0% Nội Thận 10 0 0% Nội T.Kinh 30 4 13,3% Nội T. Hợp 14 0 0% Nội Tiết 15 0 0% lọc Máu 2 1 50% LCK 0 0 0% Ngoại Niệu 1 0 0% NgoạiT.Hợp 12 2 16,6% Ngoại T. Hóa 12 2 16,6% Ngoại T Kinh 14 3 21,4% Ngoại C. Hình 11 0 0% HSTCCĐ 25 2 8% GMHS 19 2 20% Tổng cộng n= 255 N=21 8,23% Nhận xét và bàn luận: Tỷ lệ loét tì đè chung cho tất cả các BN phòng bệnh nặng là 8,23 %, 1 số khoa nội không có tỷ lệ BN loét do tì đè trong thời gian nghiên cứu, riêng khoa nội Hô Hấp là 16,6 % và nội thần kinh 13,3% do BN tại 2 khoa trên là bệnh nạm tính, hạn chế vận động, thời gian nằm viện kéo dài và đa phần BN tuổi đã cao. Khoa Lọc Máu chiếm tỷ lệ loét tì đè cao nhất 50%,do tại thời điểm NC có 2 ca đủ tiêu chí lựa chọn và trên bệnh cảnh nền nạm tính, suy giảm sức đề kháng. Khối ngoại có tỷ lệ loét do tì đè cao. Ngoại Tổng Hợp và Ngoại Tiêu Hóa 16,6%, Ngoại Thần Kinh là 21,4%, GMHS là 20%, các bệnh trên có liên quan đến phẫu thuật đường tiêu hóa, phẫu thuật sọ não, vấn đề dinh dưỡng kém, thể trạng suy kiệt, hôn mê kéo dài, can thiệp hô hấp bằng máy thở. Tại khoa HSCTCĐ có tỷ lệ loét tì đè là 8% vì 3 lí do: 1 số ca khi được chuyển đến khoa HSCĐ đã có loét, bệnh nặng xin về thời gian nằm viện ngắn chưa xảy ra loét, chăm sóc phòng ngừa loét tại tại HSCĐ được thực hiện rất tốt. Hình 3. Tỷ lệ loét phân theo độ tuổi. Nhận xét và bàn luận: BN tại các phòng bệnh nặng > 60 tuổi có tỷ lệ loét do tì đè cao gấp 2 lần so với BN <60 tuổi. Nguy cơ loét tì đè ở bn tại các phòng bệnh nặng Bảng 3. Kết quả đánh giá nguy cơ loét tì đè của BN tại các phòng bệnh nặng STT Nguy cơ Số BN Tỷ lệ 1 Rất cao (≤10 đ) 19 7,5 % 2 Cao (11 -15 đ) 80 31,4 % 3 TB (16 -20 đ) 104 40,8 % 4 Thấp (> 20 đ) 52 20,4 % Nhận xét và bàn luận: Trong 255 Bn nằm tại các phòng bệnh nặng, Bn được đánh giá nguy cơ rất cao chiếm 7,5% phần lớn BN có can thiệp máy thở, nguy cơ cao chiếm 31,4%, nguy cơ TB chiếm 40%,nguy cơ thấp 20,4%. Bảng 4. Kết quả các tiêu chí đánh giá STT Tên tiêu chí 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4điểm 1 Nhận biết cảm giác 41,6% 45,9% 8,2% 4,3% 2 Tình trạng da 49,4% 48,2% 2% 0,4% 3 Hoạt động 11,8% 48,2% 16,5% 23,5% 4 Vận động 28,6% 49,4% 14,5% 7,5% 5 Dinh dưỡng 15,7% 26,3% 25,1% 32,9% 6 Ma sát và di chuyển 28,6% 57,3% 14,1% 0% Nhận xét và bàn luận: Giới hạn cảm giác hoàn toàn có 41,6%, % đây là nguy cơ cao gây loét tì đè. Tình trạng da luôn ẩm ướt chiếm đến 49,4, ĐD cần lưu ý hơn trong công tác chăm sóc. Số BN nằm liệt gường chiếm tỷ lệ thấp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 116 11,8%. Giới hạn về vận động chiếm 49,4%, bất động hoàn toàn chiếm 28,6 %, cần lưu ý trong xoay trở thay đổi tư thế cho BN. Dinh dưỡng kém 15,7% ở các trường hợp bệnh nặng nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và các BN nạm tính, suy kiệt mắc nhiều bệnh kèm theo. Về ma sát và di chuyển khó đánh giá do tiêu chí không rõ ràng. Bảng 5. Mối liên quan giữa nguy cơ loét tỳ đè và loét tỳ đè Nhóm NC Nguy cơ Có loét Tỷ lệ Rất cao 19 8 42,1 % Cao 80 9 11,2 % TB 104 4 3,8 % Thấp 52 0 0% Nhận xét và bàn luận: Nhóm có nguy cơ rất cao dẫn đến loét chiếm 42,1%. Nhóm có nguy cơ cao dẫn đến loét chiếm 11,2%. Nhóm nguy cơ TB dẫn đến loét chiếm 3,8%, nhóm nguy cơ thấp không xảy ra loét. Hoàn toàn phù hợp tiêu chí đánh giá. Bảng 6. Thời gian xảy ra loét Số ngày nằm viện Số BN Số ca loét Tỷ lệ ≤ 5 ngày 43 7 16,2% 6 – 20 ngày 161 8 4,9% 20 ngày 51 6 11,7% Nhận xét và bàn luận: có 3 trường hợp loét xảy ra 3 ngày sau khi nhập viện, < 5 ngày nhập viện tỷ lệ loét tì đè là 16,2% và chỉ có 11,7% xảy ra sau 20 ngày nằm viện  Phù hợp với y văn (yếu tố nguy cơ gây ra loét là do: áp lực, tình trạng tri giác, sự cọ xát, sự ẩm ướt, dinh dưỡng và chuyển hóa) không liên quan đến thời gian nằm viện. KẾT LUẬN Qua khảo sát loét tì đè ở BN tại các phòng bệnh nặng cho kết quả như sau: Tỷ lệ loét tì đè của BN tại các phòng bệnh nặng chiếm 8,23%. Khối ngoại có tỷ lệ loét do tì đè cao liên quan đến BN nặng phẫu thuật đường tiêu hóa, phẫu thuật sọ não, vấn đề dinh dưỡng kém, thể trạng suy kiệt, hôn mê kéo dài và phải can thiệp hô hấp bằng máy thở. BN tại các phòng bệnh nặng > 60 tuổi có tỷ lệ loét tì đè cao gấp 2 lần so với BN < 60 tuổi. Có mối liên quan giữa BN có nguy cơ loét tì đè và bị loét tì đè (42,1% ở nguy cơ rất cao 11,2 % ở nguy cơ cao và 3,8% ở nguy cơ trung bình). Không tìm thấy mối liên quan giữa thời gian nằm viện kéo dài và tình trạng loét tì. ĐỀ XUẤT Lãnh đạo BV và khoa phòng quan tâm hơn về vấn đề loét tì đè, nhất là tại khối Ngoại. Hỗ trợ tăng cường thêm ĐD, giảm bớt các thủ tục hành chánh để ĐD có nhiều thời gian tập trung công tác chăm sóc BN. Điều chỉnh bảng kiểm “Đánh giá nguy cơ loét tì đè” ở nội dung “Ma sát và dịch chuyển” cho phù hợp. Tập huấn cho ĐD bảng kiểm “Đánh giá nguy cơ loét” để có kế hoạch chăm sóc phòng ngừa tránh xảy ra loét tì đè. Học tập kinh nghiệm cách chăm sóc phòng ngừa loét tì đè tại khoa HSTCCĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Quy trình chăm sóc người bệnh tập 1, NXB Hà Nội, Hà Nội. 2. Lương Tuấn Khanh, Phạm Thị Hương Hồng (2011), "Nghiên cứu tình trạng loét do đè ép trên Bn tổn thương tủy sống tại trung tâm PHCN BV Bạch Mai", Tạp chí y học thực hành, số 772- 2011, pp 91-95. 3. Ma.Lucia Mirasol Magallona (2005), Manual for CPR workers and Caregivers A&C Publishing Inc. 4. Nguyễn Hữu Điền, (2005), Giáo trình Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, NXB Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Thế Bình và cộng sự (2012), "Nghiên cứu bệnh nhân bị chấn thương cột sống thắt lưng tại BV Việt Đức", Thư viện đại học Thăng Long, truy cập ngày 2/7/2016, . 6. Nguyễn Văn Chương (2016) điều trị loét da tì đè ở người nằm lâu ít vận động, Nacurgo, truy cập ngày 2/7/2016, . Ngày nhận bài báo: 01/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2016 Ngày bài báo được đăng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_loet_ti_de_o_benh_nhan_tai_cac_phong_benh_nang_tron.pdf
Tài liệu liên quan