Tài liệu Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng của gia đình người bệnh chết não có tiềm năng hiến tạng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 65
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ Ý THỨC HIẾN TẠNG
CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH CHẾT NÃO CÓ TIỀM NĂNG HIẾN TẠNG
Dư Thị Ngọc Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng cứu người của gia đình bệnh nhân chết não có tiềm
năng hiến tạng nhằm làm gia tăng sự đồng thuận hiến tạng khi chết não là yêu cầu bức thiết.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, sử dụng bảng 10 câu hỏi để đánh giá ý thức
và kiến thức hiến tạng nhân đạo cứu người với thân nhân người bệnh đã được chẩn đoán chết não tại Bệnh viện
Chợ Rẫy (BVCR). Thời gian từ 01/05/2015 đến 30/09/2016.
Kết quả: 55 thân nhân của 54 bệnh nhân (BN) chết não gồm có 41/54 (75,93%) BN nam và 13/54 (24,07%)
BN nữ. Tuổi trung bình của BN 38,15 ± 14,21 tuổi (lớn nhất là 72 tuổi; nhỏ nhất là 17 tuổi). Kết quả thu được:
20% chưa biết được thông tin về hiến và ghép tạng khi qua đời, >50% không đồng ý ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng của gia đình người bệnh chết não có tiềm năng hiến tạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 65
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ Ý THỨC HIẾN TẠNG
CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH CHẾT NÃO CÓ TIỀM NĂNG HIẾN TẠNG
Dư Thị Ngọc Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát kiến thức và ý thức hiến tạng cứu người của gia đình bệnh nhân chết não có tiềm
năng hiến tạng nhằm làm gia tăng sự đồng thuận hiến tạng khi chết não là yêu cầu bức thiết.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, sử dụng bảng 10 câu hỏi để đánh giá ý thức
và kiến thức hiến tạng nhân đạo cứu người với thân nhân người bệnh đã được chẩn đoán chết não tại Bệnh viện
Chợ Rẫy (BVCR). Thời gian từ 01/05/2015 đến 30/09/2016.
Kết quả: 55 thân nhân của 54 bệnh nhân (BN) chết não gồm có 41/54 (75,93%) BN nam và 13/54 (24,07%)
BN nữ. Tuổi trung bình của BN 38,15 ± 14,21 tuổi (lớn nhất là 72 tuổi; nhỏ nhất là 17 tuổi). Kết quả thu được:
20% chưa biết được thông tin về hiến và ghép tạng khi qua đời, >50% không đồng ý hiến tạng, 21,82% không
chấp nhận chết không toàn thây, 49,1% đồng ý hiến đa tạng, 56,4% đồng ý hiến tạng nếu có ngân sách hỗ trợ từ
nhà nước (<20% không chấp nhận).
Kết luận: Tìm hiểu những yếu tố làm ngăn cản quyết định hiến tạng của gia đình bệnh nhân chết não, có kế
hoạch khắc phục sẽ làm gia tăng tỉ lệ đồng thuận hiến tạng khi chết não từ cộng đồng.
Từ khóa: ý thức hiến tạng cứu người, bệnh nhân chết não, hiến tạng khi chết não
ABSTRACT
SURVEY A KNOWLEDGE AND CONSCIOUSNESS OF THE POTENTIAL DONOR FAMILY
Du Thi Ngoc Thu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 65 - 71
Objective: Study about the knowledge and consciousness of organ donations to save of lives of the potential
donor families to increase the consensus of organ donation that is a pressing requirement.
Methods: Qualitative research, using a set of 10 questions to assess the consciousness and knowledge of
organ donation to save of live with the potential donor families at Cho Ray Hospital from 1/5/2015 to 30/9/2016.
Results: 55 relatives of 54 potential donors included 41/54 (75.93%) male, 13/54 (24.07%) female. The
average age is 38.15 ± 14.21 years (youngest 17, oldest 72). Results: 20% have not known the information about
organ donation and transplantation yet, > 50% do not agree to donate, 21.82% want to keep their body intact,
49.1% agreed to donate, 56.4% agree to donate if they receive the support from the Government (<20% do not
accept it).
Conclusion: Understanding the factors that prevent the decision to donate of the potential donor family, the
remedy plan for mistakes will make increasing the proportion of organ donation from the community.
Keywords: consciousness of organ donations to save of lives, the potential donor, the proportion of organ donation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến hôm nay, sau 27 năm ghép thận,
trên cả nước có 19 trung tâm ghép và ghép thận
được 3.514 trường hợp, nhưng đa phần là từ
người hiến thận sống, chỉ có trên 200 người hiến
cơ quan khi chết não. Đây chỉ là con số rất nhỏ
*Đơn vị Điều phối ghép tạng - Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS Dư Thị Ngọc Thu ĐT: 0916191016 Email: drduthingocthu2015@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 66
trên số người chờ ghép trên 10.000 người và số
người đã tử vong trong khi chờ đợi nhận tạng
chưa được thống kê. Khảo sát kiến thức và ý
thức hiến tạng cứu người của gia đình bệnh
nhân chết não có tiềm năng hiến tạng nhằm biết
được nguyên nhân chủ yếu của việc từ chối hiến
tạng trong xã hội để khắc phục nguyên nhân và
làm gia tăng sự đồng thuận hiến tạng khi chết
não là yêu cầu bức thiết.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính, sử dụng bảng 10 câu
hỏi để đánh giá ý thức và kiến thức có liên quan
đến hiến tạng nhân đạo với thân nhân người
bệnh (là người có quyền quyết định về mặt pháp
lý trong việc hiến tặng mô tạng theo qui định
của luật pháp Việt Nam) đã được chẩn đoán
chết não, và gia đình đã được bác sĩ điều trị giải
thích tình trạng bệnh trước đó ít nhất là từ 1-2
lần. Thời gian từ 01/05/2015 đến 30/09/2016. Địa
điểm thực hiện tại BVCR. Nội dung 10 câu hỏi
về kiến thức và ý thức hiến tạng cứu người gồm:
6 câu hỏi về kiến thức hiến tạng (câu 1, 2, 3,
4, 6, 7).
4 câu hỏi về ý thức hiến tạng (câu 5, 8, 9, 10).
Tổng kết các ý kiến của gia đình, ghi nhận
những nguyên nhân từ chối quyết định hiến
tạng, rút kinh nghiệm và có hướng xử trí khắc
phục để có thể góp phần làm tăng số người
đồng ý hiến tạng.
KẾT QUẢ
55 thân nhân của 54 BN chết não gồm có
41/54 (75,93%) BN nam và 13/54 (24,07%) BN nữ.
Tuổi trung bình của BN 38,15 ± 14,21 tuổi (lớn
nhất là 72 tuổi; nhỏ nhất là 17 tuổi) (Bảng 1).
Bảng 1: Thân nhân bệnh nhân chết não có tiềm năng
hiến tạng tiếp cận được (n=55)
Đối
tượng
tiếp cận
Cha
mẹ
Anh
chị em
ruột
Vợ
chồng
Con
cái
Gia
đình
và họ
hàng
Gia
đình
Tổng số
Số TH 13 12 5 4 7 14 55
Tỉ lệ % 23,64 21,8 9,09 7,27 12,73 25,45 100,0
Bảng 2 trình bày kết quả phỏng vấn theo bộ
10 câu hỏi được trình bày trong phần phương
pháp nghiên cứu được viết tắt: các số 1, 2, 3 là
câu hỏi số 1, 2, 3; a, b, c là các câu trả lời.
Bảng 2: Tỉ lệ phần trăm kiến thức về hiến tạng của gia đình bệnh nhân chết não (n=55)
Stt Nội dung câu hỏi Gia đình người bệnh chết
não có tiềm năng hiến tạng
1
Trong tình huống xấu nhất của người bệnh, khi các bác sĩ thông báo bệnh không cứu
chữa được, hôn mê sẽ không hồi phục, (tức đã chết não). Quý thân nhân đã có nghe và
biết qua vấn đề này hay không?
a. Có biết qua
b. Chưa được biết nhưng hiểu lời giải thích của các bác sĩ
c. Không hiểu
78,2%
18,2%
3,6%
2
Quý thân nhân đã có từng biết hay nghe nói về vấn đề hiến tạng (tim, phổi, gan, thận, giác
mạc...) để cứu người khi chẳng may qua đời qua báo, đài truyền hình hay không?
a. Có biết qua
b. Chưa được biết nhưng hiểu lời giải thích của các bác sĩ
c. Chưa nghe và không muốn đề cập đến
81,8%
12,7%
5,5%
3
Một người chẳng may mất đi, khi an táng sẽ về với cát bụi, nhưng nếu tình nguyện hiến đa
phủ tạng, y học có thể cứu được từ 5 đến 7 người bị bệnh khác. Quý thân nhân nghĩ thế
nào về việc này?
a. Có thể chấp nhận
b. Không thể chấp nhận
c. Không thể trả lời
61,8%
30,9%
7,3%
4
Trường hợp cho thận và các tạng khác (tim, phổi, gan, giác mạc) để ghép và cứu chữa
bệnh nhân, thân xác người thân sẽ mất một vài bộ phận, Ông/Bà nghĩ gì về việc này?
a. Có thể chấp nhận
b. Không thể chấp nhận
c. Không thể trả lời
56,4%
34,5%
9,1%
5 Nếu được đặt vấn đề hiến thận và các tạng khác cho những người đang bị bệnh trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 67
Stt Nội dung câu hỏi Gia đình người bệnh chết
não có tiềm năng hiến tạng
bệnh viện. Ông bà có thể đồng ý không?
a. Đồng ý
b. Không thể đồng ý
c. Không trả lời
49,1%
36,4%
14,5%
6
Nếu chẳng may bị bệnh hay tai nạn, y học không thể cứu được vì tổn thương não không
hồi phục nhưng các bộ phận trong cơ thể còn chức năng, cơ hội để có thể ghép cho
những người không may bị suy chức năng cơ quan. Quý thân nhân có đồng ý hiến tặng cơ
quan trong giờ phút đau buồn nhưng rất quý giá này không?
a. Đồng ý
b. Không thể đồng ý
c. Không trả lời
45,5%
43,6%
10,9%
7
Theo nguyên tắc hiến tạng nhân đạo, người hiến và người nhận tạng, không nên biết hay
không nên tiếp xúc nhau nhằm ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Nếu như vậy, Quý thân
nhân có đồng ý hiến cơ quan hay không?
a. Đồng ý
b. Không thể đồng ý
c. Không trả lời
67,3%
9,1%
23,6%
8
Hiến thận hay hiến tạng để ghép cho người bệnh, một nghĩa cử nhân đạo vị tha cao đẹp
cho người đã chết, việc làm nhân đạo hoàn toàn. Nên theo nguyên tắc sẽ không dùng vật
chất để đáp lại tấm lòng cao cả đó. Ông bà có đồng ý hiến tạng không? Quý thân nhân
nghĩ sao?
a. Đồng ý
b. Không thể đồng ý
c. Không trả lời
67,3%
9,1%
23,6%
9
Cũng theo nguyên tắc cao cả đó, sẽ không nhận tiền hay vật chất từ người được ghép cơ
quan. Nhưng nếu ngân quỹ nhà nước hay một ngân quỹ từ nguồn trợ giúp nhân đạo trợ
giúp cho Quý thân nhân có thể chấp nhận được không?
a. Đồng ý
b. Không thể đồng ý
c. Không trả lời
56,4%
18,2%
25,5%
10
Ngoài hiến thận để cứu người, còn có thể hiến gan, phổi, tim, tụy. Để cứu chữa được
nhiều người hơn. Ông bà chọn giải pháp nào sau đây?
a. Hiến đa phủ tạng
b. Chỉ hiến thận
c. Không đồng ý hiến
49,1%
1,8%
49,1%
Trong khi phỏng vấn 55 người thân của BN
chết não thì có 1/55 người đặt thẳng câu hỏi với
nhân viên điều phối rằng “Tôi biết hiến tạng cứu
người là việc làm nhân đạo, nhưng làm sao có
thể biết chắc rằng bác sĩ không mang tạng của ba
tôi đi bán?” Sau khi nghe nhân viên điều phối
giải thích về qui trình làm việc thì gia đình đồng
ý hiến tạng. Trường hợp này nhận được 1 gan, 2
thận và 2 giác mạc. Ngoài trường hợp này, nhóm
nghiên cứu còn nhận được sự tình nguyện hiến
tặng của 9 gia đình khác, nhưng phải từ chối 5
trường hợp vì người hiến tạng có các chống chỉ
định (Bảng 3, 4).
Bảng 3: Những lý do từ chối (n=55)
Lý do từ chối của gia đình BN chết não Số TH Tỉ lệ %
Muốn toàn vẹn cơ thể 12 21,82
Muốn tim còn đập khi về nhà 1 1,82
Không muốn người bệnh bị đau đớn 3 5,45
Ngăn cản từ người chung quanh 3 5,45
Chưa quyết định 2 3,64
Thiếu thông tin 1 1,82
Lệ thuộc vào quyết định của người khác 9 16,36
Không muốn đề cập đến 3 5,45
Không có ý kiến trước đó 2 3,64
Sự đau buồn của gia đình 2 3,64
Hiểu biết, nhưng từ chối 3 5,45
Tập tục văn hóa vùng miền 1 1,82
Không muốn mang tiếng bán tạng 2 3,64
Gặp người nhận 1 1,82
Tổng cộng 45 81,82
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 68
Bảng 4: Lý do từ chối nhận tạng hiến của nhóm
nghiên cứu với gia đình (n=55)
Lý do từ chối nhận tạng hiến Số TH Tỉ lệ %
Sống đời sống thực vật 1 1,82
Viêm phổi 1 1,82
HIV 1 1,82
Giang mai 1 1,82
VGSV B đang hoạt động mạnh 1 1,82
Tổng cộng 5 9,09
BÀN LUẬN
Việt Nam bắt đầu triển khai ghép thận từ
người hiến tạng chết não sau thế giới 46 năm
(1962-2008), sau khi có “Luật hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác” ra đời
2007(4). Nhưng từ đó đến nay, trên cả nước số
trường hợp hiến tạng khi chết não vẫn còn rất
khiêm tốn. Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy
2016(1), số trường hợp hiến tạng từ người cho
sống và chết não có sự thay đổi theo chiều
hướng tăng dần, nhưng dao động (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Số trường hợp hiến thận tại BVCR.
(Nguồn từ Dư Thị Ngọc Thu và cs (2016). “Hiến và
ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy: hiện tại và tương
lai”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 20(4):tr.18-25)(1)
Theo Biểu đồ 1, trong giai đoạn 15 năm đầu
tiên (1992-2007) của chương trình ghép tạng,
chỉ ghép được 147 TH từ người cho sống,
không có trường hợp nào từ người hiến chết
não. Khi có luật hiến tạng ra đời (2008), nhận
được 1 trường hợp hiến tạng từ người hiến
chết não. Mãi đến 2 năm sau (2010) mới nhận
được thêm 3 TH khác, và lại đến 2 năm tiếp
theo sau nữa mới có thêm 3 trường hợp hiến
tạng khác trong giai đoạn này, hỏi xin được
là do có sự may mắn khi tiếp cận được với
những gia đình tự bản thân họ đã có lòng
thiện nguyện từ trước. Sau gần 5 năm truyền
thông, cho đến nay BVCR đã nhận được một
số kết quả tích cực: 01 TH hiến tặng thận từ
người cho tim ngừng đập, đây là trường hợp
đầu tiên của Việt Nam và 23 TH chết não đồng
ý hiến tặng đa mô-tạng. Nhận được 7.716 đơn
tình nguyện hiến tặng mô tạng khi chẳng may
qua đời.
Với dân số Việt Nam trên 90 triệu người,
nhưng hiện trên cả nước chỉ có trên 22.000 đơn
tình nguyện đăng ký hiến tạng, chiếm tỉ lệ
1/4.000 người. Do đó cần phải có kế hoạch làm
gia tăng sự đồng thuận tình nguyện hiến tặng
tạng khi qua đời như trong chương trình hiến
xác cho các trường Đại học Y khoa từ cộng đồng
(hiện có trên 30.000 người đăng ký hiến xác).
Hiến mô-tạng hoàn toàn khác với hiến xác, cần
sự đồng thuận của gia đình ngay trong giờ phút
đau buồn nhất, cần có thời gian thực hiện các xét
nghiệm đánh giá khả năng hiến tặng, và quan
trọng nhất là cần có thời gian chờ đợi sự quyết
định của gia đình. Do đó, cần phải biết được
những nguyên nhân làm cản trở quyết định của
gia đình trong giây phút cuối cùng này và có kế
hoạch khắc phục. Qua Bảng 2 và 3, nhận thấy:
Câu 1 và 2: tỉ lệ hiểu biết về tình trạng chết
não có gần 20% chưa biết được thông tin về hiến
và ghép tạng khi qua đời.
Câu 3, 4, 5, 6, 10: Tỉ lệ đồng ý hiến đa phủ
tạng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần
cho đến quyết định hiến trong câu 10 là 49,1%.
Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết; vì sau khi trả lời
xong bảng câu hỏi, thì gia đình đã ký hồ sơ xin
xuất viện. Điều này cho thấy từ giả thiết cho đến
khi thực hiện có khoảng cách rất lớn và có rất
nhiều nguyên nhân cản trở.
Câu 4: gần 40% số gia đình không chấp nhận
khi chết không toàn thây. Đây là lý do từ chối
Luật
hiến,
ghép
tạng
TTĐPQG
ĐVĐP
BVCR
Hội VĐ hiến tạng VN,
Hội ghép tạng VN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 69
hiến tạng chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu
này (21,82%, Bảng 4). Đạo Shinto ở Nhật là ngoại
lệ duy nhất, họ cho rằng việc xâm phạm cơ thể
người đã chết là một tội lỗi trầm trọng(6).
Câu 5: khi được đề cập đến hiến tạng cứu
người thì >50% số người trả lời không đồng ý
hoặc không trả lời. Nếu bản thân người bệnh và
gia đình không có ý nguyện trước đó, thì việc từ
chối sẽ là phản ứng tự nhiên của họ.
Câu 8: Đồng ý hiến tạng có xen lẫn kinh tế là
một vấn đề lớn hiện nay tại Việt Nam. Về lý
thuyết hiến tặng là không đòi hỏi phải có bất cứ
hình thức trao đổi nào. Vậy thì lấy gì để chi trả
viện phí cho người hiến tạng? đây là vấn đề cần
phải được giải quyết.
Câu 9: Nếu có chi phí từ nguồn ngân sách
Nhà Nước hay nhà tài trợ thì 56,4% người đồng
ý chấp nhận hiến tạng. <20% không chấp nhận
có sự tài trợ khi hiến tạng, số còn lại thì không
trả lời.
Câu 10: 49,1% không đồng ý hiến đa mô
tạng, chứng tỏ trong giai đoạn bối rối của gia
đình, nếu không có ý nguyện trước đó thì tỉ lệ từ
chối sẽ rất cao.
Trong khảo sát của Hoàng Thị Diễm Thúy
và cs (2016)(3), trên 3 đối tượng là sinh viên,
Thiên chúa giáo và Phật giáo (không thuộc
ngành y tế) thì có tỉ lệ đồng ý hiến thận của
người thân là 63,8%, của chính bản thân mình
là 77,0%. Có sự khác biệt về đối tượng nghiên
cứu là người khỏe mạnh chưa phải đối mặt với
nguy cơ mất người thân.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ đồng ý hiến đa
cơ quan chiếm 49,1%, chỉ hiến thận 1,8%. Nhưng
trở thành người hiến tạng thực sự chỉ có 3/55
(5,45%) còn lại thì chỉ đồng ý hiến tạng của chính
bản thân mình. Điểm này cho thấy từ suy nghĩ
bình thường đến khi có quyết định thực hiện
thực sự còn nhiều khó khăn trăn trở, nhất là khi
quyết định thay cho người khác.
Tìm hiểu những yếu tố làm ngăn cản quyết
định hiến tạng của gia đình bệnh nhân
Khi một cơ thể chết đi, các tế bào của nó chỉ
có thể sống thêm một giai đoạn ngắn. Các cơ
quan có thể được lấy ra khỏi cơ thể phải được
ghép ngay, nếu không nó sẽ chết do không được
cung cấp các chất cần thiết để duy trì hoạt động
sống của tế bào. Cái chết của con người có thể
được định nghĩa bởi ba lĩnh vực khác nhau: Y
học, Tôn giáo và Pháp lý. Đạo lý truyền thống
của người Việt quan niệm "nghĩa tử là nghĩa
tận", bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối
tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Một
quan niệm nhân văn khác là "sống ở, thác về",
xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ,
chết không phải là hết. Theo nghiên cứu của
Hoàng Thị Diễm Thúy và cs (2016)(3), lý do
không đồng ý hiến thận là sợ gia đình không
đồng ý (44,8%), cảm giác sợ (27,8%), 19,6% là
những lý do khác, trong đó có muốn giữ toàn
vẹn cơ thể là chủ yếu (45/70TH, 64,28%). Theo
nghiên cứu này có 45/55 gia đình từ chối hiến
tạng của người thân mình với nhiều lý do khác
nhau (Bảng 4), nhưng trong đó tỉ lệ muốn toàn
vẹn cơ thể chiếm 12/55 TH (21,82%). Một cản trở
đứng hàng thứ hai chiếm 9/55TH (16,36%) của
nhóm này là sự lệ thuộc vào quyết định của
người khác, cản trở này gặp trong trường hợp:
Đại gia đình, phụ thuộc vào ý kiến của Ông
Bà, cha mẹ bên vợ, bên chồng, Cô, Dì, Chú,
Bác đây là những ràng buộc trong thực tế của
phong tục tập quán người Việt nam. Nhưng
trường hợp người có quyền quyết định lại
không có đủ bản lĩnh, không có đủ lý lẽ để
thuyết phục một tập thể lớn này thì cuộc hỏi xin
tạng xem như thất bại.
Người bị lệ thuộc kinh tế vào người khác,
sẽ thất bại nếu bị Người chi phối kinh tế này
từ chối.
Người chưa có lập trường vững chắc, sẽ bị
lay động bởi lời can ngăn của những người
chung quanh.
Lòng tin cũng là một trong những yếu tố làm
ngăn cản quyết định của gia đình. Nếu không có
qui trình làm việc chặc chẽ, chứng minh được tất
cả việc làm đều là thiện nguyện, thì sẽ khó thành
công trong vận động hiến tạng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 70
Lo ngại bị mang tiếng là buôn bán tạng của
người thân mình 2/55 TH (3,64%), trường hợp
này thường gặp ở những đối tượng là người có
thu nhập thấp. Đây cũng là một vấn đề mà trong
thực hành hàng ngày nhóm nghiên cứu đang
gặp phải. Điều này cho thấy việc truyền thông,
giáo dục, cung cấp thông tin tích cực không chỉ
cần cho cộng đồng mà cần cho cả công nhân
viên chức thuộc các Bộ Ngành trên cả nước, phải
có sự đồng cảm trong vấn đề này.
Ngoài ra, theo khảo sát kiến thức về chết não
cho đối tượng là sinh viên trong ngành y của Đại
học Y khoa Hà Nội của nhóm tác giả Đồng văn
Hệ và cs (2015)(2) có kết luận là chỉ 16,3% sinh
viên hiểu đúng về chết não; 83,7% sinh viên
chưa hiểu đúng về chết não. Sinh viên Y khoa là
nhóm thành viên trong xã hội tiếp cận với
những tiến bộ trong y học dễ dàng nhất nhưng
chưa nhận định đúng về chết não, như vậy trong
cộng đồng thì sẽ còn thiếu rất nhiều thông tin
cần cung cấp, và đây là một trong những yếu tố
làm cản trở quyết định hiến tạng không kém
phần quan trọng. Trong thực tế thực hiện phỏng
vấn có 10/55 (18,18%) gia đình đồng ý hiến tạng
chỉ vì trong gia đình có người hiểu biết ý nghĩa
của việc hiến tạng và chính họ là người thuyết
phục. Nhưng tiếc rằng, chúng tôi chỉ có thể nhận
được sự hiến tặng của 5 TH (Bảng 4). Bên cạnh
đó, còn những yếu tố khác mà nhóm nghiên cứu
gặp phải bởi những quan niệm về tập tục và tình
cảm với người thân như: 1,82% muốn tim còn
đập khi về nhà, 5,45% không muốn người bệnh
bị đau đớn thêm, 1,82% do tập tục vùng miền.
Ngoài ra, phần còn lại có liên quan đến thông
tin, truyền thông và các vấn đề khác trong xã hội
như: 14,54% chưa quyết định, không muốn đề
cập đến, thiếu thông tin, 9,09% hiểu biết, nhưng
từ chối và vì người thân không có ý kiến trước
đó, 1,82% yêu cầu được gặp người nhận. Theo
Shemie SD và cs (2017)(5), báo cáo kết quả của
cuộc họp với 44 thành viên là những người đứng
đầu các tổ chức chuyên nghiệp về săn sóc đặc
biệt, hiến tặng mô-tạng, công tác xã hội, pháp lý,
giáo phái, y đức, quản lý về chăm sóc sức khỏe,
gia đình người hiến tạng và đại diện người bản
địa và các chuyên gia quốc tế. Với mục tiêu làm
gia tăng sự đồng thuận hiến tạng và lòng tin của
gia đình bệnh nhân trong giai đoạn cuối cùng
của người bệnh chết não tại các khoa săn sóc đặc
biệt. Kết luận của các chuyên gia đưa ra 12
khuyến cáo quan trọng và hướng dẫn thực hành
về: hiệu quả của cuộc trò chuyện với gia đình,
tiếp cận với gia đình về việc hiến tặng, kế hoạch
tiếp cận, truyền thông về cái chết hoặc tiên lượng
bệnh nặng, thông tin cung cấp cho gia đình,
đánh giá cảm nhận từ gia đình, pháp lý, hỗ trợ
gia đình, kỷ năng và những đặc điểm riêng cần
cho sự tiếp cận, mối liên quan giữa bệnh viện có
người hiến tặng và cơ quan điều phối, là thước
đo kết quả của các cuộc thảo luận với gia đình.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu những yếu tố làm ngăn cản quyết
định hiến tạng của gia đình bệnh nhân chết não
có tiềm năng hiến tạng, tăng cường cung cấp
nhiều hơn các thông tin tích cực, kết quả của các
trường hợp nhận được sự hiến tặng, và qui trình
làm việc minh bạch, không vì lợi ích cá nhân cho
cộng đồng, nhân viên y tế và sinh viên học sinh,
chương trình đào tạo, giáo dục chuyên nghiệp
cho nhân viên y tế. Từ đó sẽ làm gia tăng tỉ lệ
đồng thuận hiến tạng khi chết não của gia đình
người bệnh lên gấp 5-10 lần so với sự thuyết
phục đơn thuần của nhân viên điều phối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư Thị Ngọc Thu, Bùi Văn Tuấn, Lê Minh Hiển, Nguyễn Thị
Kim Yến, Vương Vân Hường, Nguyễn Việt Đăng Khoa, Trần
Quang Vinh, Phan Thị Xuân, Lê Thanh Liêm, Nguyễn Anh Tài,
Trần Ngọc Sinh, Nguyễn Trường Sơn (2016). “Hiến và ghép
tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy: hiện tại và tương lai”. Y học TP. Hồ
Chí Minh, 20(4):18-25.
2. Đồng Văn Hệ, Nguyễn Thị Lý, Trịnh Hồng Sơn(2015).”Khảo sát
kiến thức của sinh viên Y khoa về chết não”. Y học TP. Hồ Chí
Minh, 19(6):115-121.
3. Hoàng Thị Diễm Thúy, Lê Hoàng Ninh, Trần Ngọc Sinh (2016).
“Kiến thức thái độ hành vi về việc hiến thận chết não tại một số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 71
cộng đồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. Y học TP. Hồ Chí Minh,
20(4):77-82.
4. Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006).
“Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác”. Luật số 75/2006/QH11, khóa XI, kỳ họp thứ 10, số
75/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
5. Shemie SD, Robertson A, Beitel J, Chandler J, Haun M, et al
(2017). “End-of-Life Conversations ưith Families of Potential
Donors: Leading Practices in Offering the Opportunity for
Organ Donation”. Transplantation, 101(5S-1):s17-s24.
6. Siminoff LA, Gordon N, Hewlett J (2001). “Factors influencing
families’s consent for donation of solid organ for
transplantation”. JAMA, 286(1):71-77.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kien_thuc_va_y_thuc_hien_tang_cua_gia_dinh_nguoi_be.pdf