Tài liệu Khảo sát kiến thức và thái độ về sinh mổ trên các thai phụ mang thai lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 90
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ SINH MỔ
TRÊN CÁC THAI PHỤ MANG THAI LẦN ĐẦU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Bùi Quang Tùng*, Bùi Chí Thương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử
cung đang nguyên vẹn và không phải là một phẫu thuật vô hại. Tuy nhiên, tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng khá
nhanh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát kiến thức và thái độ
của thai phụ về sinh mổ để giúp các bác sĩ lâm sàng, nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về thai phụ. Từ đó sẽ có sự tư vấn
thích hợp cho thai phụ và thân nhân nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3 có kiến thức đúng và thái độ đúng về sinh mổ tại
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên các Thai phụ ở t...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức và thái độ về sinh mổ trên các thai phụ mang thai lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 90
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ SINH MỔ
TRÊN CÁC THAI PHỤ MANG THAI LẦN ĐẦU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Bùi Quang Tùng*, Bùi Chí Thương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử
cung đang nguyên vẹn và không phải là một phẫu thuật vô hại. Tuy nhiên, tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng khá
nhanh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát kiến thức và thái độ
của thai phụ về sinh mổ để giúp các bác sĩ lâm sàng, nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về thai phụ. Từ đó sẽ có sự tư vấn
thích hợp cho thai phụ và thân nhân nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3 có kiến thức đúng và thái độ đúng về sinh mổ tại
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên các Thai phụ ở tam cá
nguyệt 3 đến khám thai tại khoa Phụ Sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Kết quả: Qua nghiên cứu về tìm hiểu kiến thức và thái độ của các thai phụ về mổ lấy thai tại Bệnh viện đa
khoa Đồng Nai: Tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng 13,28%; Tỷ lệ thai phụ có thái độ đúng 5,47%; Tỷ lệ thai phụ
mong muốn sinh thường là 97,92%. Trong đó, các yếu tố tác động lên việc lựa chọn phương pháp sinh của thai
phụ: Thai phụ có trình độ học vấn cấp 2 có tỷ lệ mong muốn sinh mổ cao hơn gấp 12,5 lần (KTC 95%: 1,32-100)
so với thai phụ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học; Thai phụ mong muốn có 1 con trong tương lai có tỷ lệ
mong muốn mổ lấy thai cao hơn 6,67 lần (KTC 95%: 1,59-25) so với thai phụ chỉ mong muốn 2 con sau này.
Kết luận: Các bác sĩ cần cung cấp các kiến thức về nguy cơ và lợi ích của mổ lấy thai cho thai phụ nhằm
giúp các thai phụ có nâng cao kiến thức và cải thiện thái độ của thai phụ về mổ lấy thai. Thông qua đó giúp giảm
phần nào tỉ lệ mổ lấy thai.
Từ khoá: kiến thức, thái độ, mổ lấy thai
ABSTRACT
SURVEY ON KNOWLEDGE AND ATTITUDE ABOUT CESAREAN SECTION IN THE FIRST
PREGNANT WOMEN IN DONG NAI GENERAL HOSPITAL
Bui Quang Tung, Bui Chi Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 90 - 94
Background: Caesarean section is a surgical procedure for the removal of fetus, placenta and membranes
through an incision in the uterus and is not harmless surgery. However, the rate of cesarean section has been
increasing rapidly in the word and in Vietnam. So, we proceed a survey on knowledge and attitude of pregnant
woman about cesarean section to help clinical practitioner understanding better of pregnant women. And then,
they provide counseling for pregnant women and their relatives so that the rate of cesarean section can be reduced.
Objectives: The study identifies the rate of third-trimester pregnant women who has good knowledge and
attitude about cesarean section in Dong Nai general hospital.
Methods: A cross-sectional study were conducted on third trimester pregnant women who attend antenatal
**Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Chí Thương ĐT: 0913124604 Email: buichithuong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 91
care in Dong Nai general Hospital.
Results: In research, the rate of pregnant women with good knowledge is 13.28%, the rate of pregnant
women with good attitude is 5.47% and the prevalence of pregnant women who want to undergo vaginal delivery
is 97.92%. Factors influencing the choice of method of delivery: Pregnant women who desire cesarean section
with secondary school education had 12.5 times (95% CI: 1.32-100) higher than with college school education;
pregnant women expecting one child in the future have 6.67 times (95% CI: 1.59-25) higher cesarean section
desire than women expecting 2 children in the future.
Conclusion: We need provide knowledge about the risk and benefit of cesarean section for pregnant women
to enhance their knowledge and improve their attitude. And then, it helps to decrease the rate of Cesarean section.
Keyword: knowledge, attitude, Cesarean section
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh con là một giai đoạn quan trọng trong
cuộc đời người phụ nữ. Hiện nay, có 2 phương
pháp được sử dụng để sinh là mổ lấy thai và
sinh ngả âm đạo. Mặc dù, sinh ngả âm đạo là
một phương pháp được xem như là an toàn
nhưng trong một vài trường hợp thì mổ lấy thai
lại là chọn lựa an toàn cho cả mẹ và thai
Tuy nhiên, mổ lấy thai mang lại nhiều nguy
cơ cho thai phụ và em bé. Theo khuyến cáo của
WHO năm 1985, tỷ lệ mổ lấy thai ở mỗi khu vực
không quá 10-15%(9). Khi tỷ lệ này vượt trên 15%
thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho mẹ và con.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy
thai gia tăng rất nhanh. Trong đó, Đồng Nai là
một tỉnh lớn của miền Đông Nam bộ có số lượng
ca sinh khoảng 56000 vào năm 2017. Bên cạnh
đó, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là Bệnh viện
lớn của tỉnh Đồng Nai và có tỷ lệ mổ lấy thai khá
cao vào khoảng 53,6%. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện khảo sát về kiến thức và thái độ của thai
phụ về mổ lấy thai tại đây để giúp các bác sĩ lâm
sàng, nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về thai phụ. Từ
đó sẽ có sự tư vấn thích hợp cho thai phụ và
thân nhân nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai. Xuất
phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài với
câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ thai phụ trong tam cá
nguyệt thứ 3 có kiến thức và thái độ đúng về
sinh mổ là bao nhiêu?”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ ở tam cá nguyệt 3 đến khám thai
tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
hội đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tiêu chuẩn chọn vào
Thai phụ có thai lần đầu.
Tuổi thai >=28 tuần.
Tuổi thai phụ từ 18 đến 35 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ có tiền căn mổ bóc nhân xơ TC.
Sẩy thai liên tiếp.
Thai phụ có khả năng mổ lấy thai chủ động:
nhau tiền đạo, đa thai, khung chậu lệch, điều trị
hiếm muộn.
Thai phụ có bệnh lý kèm theo, khó có khả
năng sinh ngả âm đạo: suy tim (độ III, IV theo
NYHA), cao huyết áp nặng, tiền sản giật nặng,
có phẫu thuật tầng sinh môn cũ do dị dạng bẩm
sinh, chấn thương.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cơ mẫu
Được tính theo công thức:
Z: Lấy giá trị từ phân phối chuẩn
α: 0,05 Z 1-α/2 = Z 0,975 = 1,96
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 92
p: Trị số mong muốn của tỷ lệ, chọn p=0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất.
d: sai số cho phép, được sử dụng trong nghiên cứu = 0,05.
Cỡ mẫu tối thiểu cần trong nghiên cứu n= 384.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Nhóm tuổi trung bình của đối tượng nghiên
cứu là 26,38 ± 3,62 tuổi, đa số thai phụ là nhân
viên văn phòng (52,08%), hầu hết thai phụ có địa
chỉ thường trú tại thành phố Biên Hoà (72,40%),
tỷ lệ thai phụ có trình độ cao đẳng, đại học là
50% và tỷ lệ thai phụ mong muốn có 2 con là
77,60%.
Kiến thức chung của thai phụ về sinh mổ
Trong 18 câu hỏi về kiến thức sinh mổ,
tương ứng tổng số điểm cao nhất 18 điểm.
Đúng: 51 thai phụ (13,28%) trả lời đúng,
tương ứng với 17-18 điểm.
Sai: 334 thai phụ (86,72%) trả lời đúng, tương
ứng với 0-16 điểm.
Trong đó, số câu hỏi trung bình thai phụ trả
lời đúng về kiến thức sinh mổ là 13,7±2,8 câu. Số
câu trả lời đúng ít nhất là 1 câu chiếm 0,52%, số
câu trả lời đúng cao nhất là 18 câu chiếm 1,82%.
Biểu đồ 1: Kiến thức chung của thai phụ về sinh mổ
Thái độ chung cho thai phụ về sinh mổ
Trong 9 câu hỏi về thái độ sinh mổ, tương
ứng với 10 điểm.
Đúng: 21 thai phụ (5,47%) trả lời đúng,
tương ứng với 9-10 điểm.
Sai: 383 thai phụ (99,74%) trả lời sai, tương
ứng số điểm 0-8 điểm.
Số điểm trung bình của thai phụ về thái độ
sinh mổ là 5,86 ± 1,62. Số điểm thấp nhất là 2,
chiếm tỷ lệ 1,82%. Số điểm cao nhất của thai phụ
là 10, chiếm tỷ lệ 0,26%.
Biểu đồ 2: Thái độ chung của thai phụ về sinh mổ
Lựa chọn phương pháp sinh
Trong tổng số 384 thai phụ, sự lựa chọn
phương pháp sinh ngả âm đạo cho lần sinh này
chiếm tỷ lệ khá cao 97,92%, tương ứng với 376
thai phụ. Chỉ có 8 thai phụ lựa chọn phương
pháp sinh mổ chiếm tỷ lệ 2,08%.
Mối liên hệ giữa sự lựa chọn kiểu sinh với đặc
tính dân số của mẫu
Khi hỏi về số con mong muốn trong tương
lai thì tỷ lệ sản phụ lựa chọn mổ lấy thai trong
nhóm mong muốn có 2 con, giảm 6,67 lần so với
thai phụ mong muốn 1 con và không có thai phụ
nào muốn có trên 2 con chọn lựa mổ lấy thai.
Tỷ lệ thai phụ có trình độ học vấn “cấp 2” có
sự lựa chọn sinh mổ cao nhất 5,88%. Tỷ lệ thai
phụ có trình độ “cao đẳng, đại học” có tỷ lệ chọn
lựa thấp 0,52% và thấp hơn 12,5 lần so với thai
phụ có trình độ học vấn “cấp 2”, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 1: Mối liên hệ giữa sự lựa chọn kiểu sinh với
đặc tính dân số của mẫu
ĐẶC ĐIỂM OR 95%CL P
Nhóm tuổi:
Từ 20-30 tuổi. 1
Dưới 20 tuổi. 5,87 0,64-53,96 0,118
Trên 30 tuổi. 1,96 0.12-8,96 0,960
Nghề nghiệp:
Nội trợ. 1
Công nhân. 2,28 0,28-18,93 0,444
NV văn phòng. - - -
5,47%
94,53%
Thái độ chung về sinh mổ
13,28%
86,72%
0 0
Kiến thức chung về sinh mổ
Đúng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 93
ĐẶC ĐIỂM OR 95%CL P
Trình độ học vấn:
Cấp 2. 1
Cấp 3. 0,43 0,09-1,97 0,277
Cao đẳng, đại học. 0,08 0,01-0,76 0,028
Mù chữ, cấp 1. - - -
Địa chỉ thường trú:
TP. Biên Hoà. 1
Huyện. 3,01 0,74-12,28 0,124
Tỉnh khác. - - -
Số con mong muốn:
1 con. 1
2 con. 0,15 0,04-0,63 0,01
Trên 2 con. - - -
Thu nhập cá nhân:
<4 triệu/tháng. 1
4-10 triệu/tháng. 2,34 0,28-19,75 0,432
>10 triệu/tháng. 4,125 0,25-68,34 0,323
BÀN LUẬN
Kiến thức chung thai phụ về sinh mổ
Đa số các thai phụ chưa được trang bị đầy
đủ kiến thức về sinh mổ cũng như các ảnh
hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đối với thai
phụ và em bé. Trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Châu Minh cũng ghi nhận chỉ khoảng
3,7% số thai phụ có kiến thức chung về sinh mổ
tốt(7). Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của tác giả
Ghotbi F thực hiện vào năm 2014 trong 6 Bệnh
viện tại Iran khảo sát 600 thai phụ con so cũng
cho thấy tỷ lệ thai phụ có kiến thức tốt về nguy
cơ của sinh mổ ảnh hưởng lên mẹ và bé cũng
khá thấp chỉ khoảng 6,5%(4). Kiến thức chung về
sinh mổ ở các thai phụ trong các nghiên cứu này
thấp có thể có nhiều lý do: có thể do đặc điểm
chung của các nghiên cứu này được thực hiện
trên các thai phụ mang thai lần đầu, các nghiên
cứu được thực hiện tại các quốc gia đang phát
triển mà tại đó việc nâng cao nhận thức của thai
phụ về thai kì vẫn chưa được chú trọng. Trong
đó, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thai phụ
hiểu biết cao hơn so với 2 nghiên cứu còn lại có
thể do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện
trong thời kì internet và các phương tiện truyền
thông khác đang phát triển một phần nào đó
giúp gia tăng nhận thức của thai phụ về mổ lấy
thai.
Thái độ chung thai phụ về sinh mổ
Trong các thai phụ tham gia nghiên cứu chỉ
khoảng 5,47% thai phụ có thái độ đúng về sinh
mổ (có số điểm 9-10 điểm). Qua số liệu cho
chúng ta thấy, đa số thai phụ vẫn chưa có nhận
định đúng hoàn toàn về phương pháp sinh. Vì
vậy, các Bệnh viện và trung tâm y tế cần chú
trọng cung cấp các kiến thức cần thiết giúp nâng
cao nhận thức của thai phụ.
Tỷ lệ thai phụ mong muốn mổ lấy thai là
2,1%. Tỷ lệ này khá thấp khi so với các nghiên
cứu trước đây, trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Châu Minh có cùng đối tượng nghiên
cứu được thực hiện năm 2012 tại Bệnh viện
Hùng Vương có hơn 14,3% số thai phụ mong
muốn mổ lấy thai(7). Có nhiều nghiên cứu trên
thế giới có tỷ lệ thai phụ mong muốn mổ lấy thai
thấp tương tự như nghiên cứu của chúng tôi:
nghiên cứu tác giả Chong thực hiện tại
Singapore đưa ra kết quả chỉ có 3,7% mong
muốn được mổ lấy thai(2); một nghiên cứu khác
tại Thuỵ sĩ của tác giả Ingegerd Hildingsson
khảo sát trên 3013 phụ nữ đến khám tại phòng
khám tiền sản cho thấy chỉ có 8,2% số thai phụ
mong muốn chấm dứt thai kì bằng mổ lấy thai
trong tương lai; nghiên cứu của tác giả Graham
WJ thực hiện tại Scotland có 7% thai phụ mong
muốn mổ lấy thai(5), nghiên cứu tác giả
Tranquilli AL thực hiện tại Ý thì chỉ có 4% mong
muốn mổ lấy thai(8). Bên cạnh đó, cũng có một số
các nghiên cứu có tỷ lệ thai phụ mong muốn mổ
lấy thai cao hơn: nghiên cứu Najmeh Maharlouei
thực hiện tại Iran có tới 31,7% thai phụ mong
muốn sinh mổ và đa số các thai phụ này không
có kiến thức về tác hại sinh mổ, ngoài ra, có sự
tác động của chồng và gia đình thai phụ trong
việc đưa ra phương pháp sinh(6).
Một số yếu tố tác động lên sự lựa chọn sinh mổ
của thai phụ
Số con mong muốn: Theo kết quả nghiên
cứu, trong nhóm thai phụ mong muốn có 2 con
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 94
sau này có tỷ lệ lựa chọn mổ lấy thai thấp hơn
6,67 lần (KTC 95: 1,58-25) so với nhóm thai phụ
chỉ mong muốn 1 con sau này. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Trình độ học vấn: Theo kết quả nghiên cứu,
tỷ lệ thai phụ mong muốn mổ lấy thai có trình
độ học vấn “cao đẳng, đại học” thấp hơn 12,5 lần
(KTC 95:1,31-100) so với thai phụ có trình độ học
vấn “cấp 2”. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.Trong nghiên cứu của tác giả
Cesaroni G thực hiện tai Ý cho thấy các thai phụ
có trình độ học vấn “cấp 2” có tỷ lệ mổ lấy thai
cao hơn so với thai phụ có trình độ học vấn “đại
học, cao đẳng” gấp 1,08 lần (KTC 95 1,03-1,14)(1).
Tuy nhiên, một nghiên cứu tác giả Dursun cho
thấy thai phụ trong nhóm có trình độ học vấn
“cao đẳng, đại học” mong muốn được có quyền
quyết định mổ lấy thai cao hơn so với thai phụ
có trình độ học vấn thấp hơn gấp 1,3 lần với
p<0,05(3). Ở tại Việt Nam, trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Châu Minh thì trình độ học vấn
không có ảnh hưởng đến quyết định mổ lấy thai
của thai phụ(7).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về tìm hiểu kiến thức và
thái độ của các thai phụ về mổ lấy thai tại
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, thực hiện trên
384 thai phụ mang thai lần đầu trong tam cá
nguyệt 3 cho kết quả như sau: Tỷ lệ thai phụ
có kiến thức đúng là 13,28% và thái độ đúng là
5,47%. Tỷ lệ thai phụ mong muốn sinh thường
là 97,92%, sinh mổ là 2,08%.
Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương
pháp sinh mổ của thai phụ: Thai phụ có trình độ
học vấn cấp 2 có tỷ lệ mong muốn sinh mổ cao
hơn gấp 12,5 lần (KTC 95%: 1,32-100) so với thai
phụ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học, với
p<0,05; thai phụ mong muốn có 1 con trong
tương lai có tỷ lệ mong muốn mổ lấy thai cao
hơn 6,67 lần (KTC 95%: 1,59-25) so với thai phụ
chỉ mong muốn 2 con sau này, với p<0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cesaroni G, Forastiere F, Perucci CA (2008). “Are cesarean
deliveries more likely for poorly educated parents? A brief
report from Italy”. Birth, 35(3): pp. 241-4.
2. Chong ES, Mongelli M (2003). “Attitudes of Singapore women
toward cesarean and vaginal deliveries”. Int J Gynaecol Obstet,
80(2): pp. 189-94.
3. Dursun P, Yanik FB, Zeyneloglu HB et al (2011). “Why women
request cesarean section without medical indication?”. J Matern
Fetal Neonatal Med, 24(9): pp. 1133-7
4. Ghotbi F, Akbari Sene A, Azargashb E et al (2014). “Women's
knowledge and attitude towards mode of delivery and
frequency of cesarean section on mother's request in six public
and private hospitals in Tehran, Iran, 2012”. J Obstet Gynaecol
Res, 40(5): pp. 1257-66.
5. Graham WJ, Hundley V, McCheyne AL et al (1999). “An
investigation of women's involvement in the decision to deliver
by caesarean section”. Br J Obstet Gynaecol, 106(3): pp. 213-20.
6. Maharlouei N, Rezaianzadeh A, Hesami E et al (2013). “The
preference of Iranian women to have normal vaginal or
cesarean deliveries”. J Res Med Sci, 18(11): pp. 943-50.
7. Nguyễn Châu Minh (2014). “Khảo sát kiến thức và thái độ về
sinh mổ trên các thai phụ mang thai lần đầu tại Bệnh viện Hùng
Vương”. Đại hoc Y dược TP Hồ Chí Minh.
8. Tranquilli AL, Garzetti GG (1997). “A new ethical and clinical
dilemma in obstetric practice: cesarean section ‘on maternal
request”. Am J Obstet Gynecol, 177(1): pp. 245-6.
9. WHO (1985). “Appropriate technology for birth”. Lancet,
2(8452): pp. 436-7.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kien_thuc_va_thai_do_ve_sinh_mo_tren_cac_thai_phu_m.pdf