Tài liệu Khảo sát kiến thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân vô sinh nam tại Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 422
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH NHÂN VÔ SINH NAM
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bùi Đồng Tiến*, Lê Vũ Tân*, Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Bệnh vô sinh nam (VSN) có xu hướng gia tăng những năm gần đây. Để phát hiện
và điều trị kịp thời, người bệnh cần được khám sớm và đúng chuyên khoa. Mục tiêu nhằm khảo sát về kiến thức
và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh vô sinh nam của người bệnh tại khoa Nam học - Bệnh viện Bình
Dân năm 2017.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi khảo sát về kiến thức và
hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh.
Kết quả: 154 trường hợp đồng ý tham gia. Kiến thức về bệnh VSN được khảo sát với điểm cắt 70%. Tỷ lệ có
kiến thức chung về VSN đạt yêu cầu là 18,2% và chưa đạt yêu cầu 81,8%., có kiến thức đúng về ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân vô sinh nam tại Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 422
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH NHÂN VÔ SINH NAM
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bùi Đồng Tiến*, Lê Vũ Tân*, Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Bệnh vô sinh nam (VSN) có xu hướng gia tăng những năm gần đây. Để phát hiện
và điều trị kịp thời, người bệnh cần được khám sớm và đúng chuyên khoa. Mục tiêu nhằm khảo sát về kiến thức
và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh vô sinh nam của người bệnh tại khoa Nam học - Bệnh viện Bình
Dân năm 2017.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi khảo sát về kiến thức và
hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh.
Kết quả: 154 trường hợp đồng ý tham gia. Kiến thức về bệnh VSN được khảo sát với điểm cắt 70%. Tỷ lệ có
kiến thức chung về VSN đạt yêu cầu là 18,2% và chưa đạt yêu cầu 81,8%., có kiến thức đúng về tiêu chuẩn chẩn
đoán VSN là 9,1%, về khả năng điều trị là 29,2%, về thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt nên quan hệ tình dục dễ
có thai là 43,5%, về khả năng điều trị VSN là 29,2%. Tỷ lệ biết tác hại của việc sử dụng thuốc điều trị không rõ
nguồn gốc là 71,4%; của tiếp xúc với thuốc trừ sâu là 42,9%; của việc lạm dụng rượu bia và chất kích thích là
24,7%; tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục là 24%; của việc hút thuốc lá là 23,4%. Về hành vi tìm kiếm
dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) VSN: lựa chọn nhiều nhất là các cơ sở thuốc gia truyền (60,4%); phòng khám tư
nhân (37,1%); cơ sở đông y (34,4%). Lý do chọn cơ sở KCB: gần nhà (37,1%); quen biết trước (34,4%) và đảm
bảo bí mật (28,5%). Một số yếu tố ảnh hưởng gồm: thiếu thông tin về các cơ sở y tế có năng lực, khoảng cách địa
lý đến bệnh viện, tâm lý lo ngại chờ đợi lâu, thiếu kinh phí, thiếu sự hỗ trợ của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh
sản tuyến cơ sở, áp lực phải sinh con.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung về bệnh VSN chỉ đạt 18,2%. Hành vi lựa chọn dịch vụ khám
chữa bệnh VSN đúng chuyên khoa chỉ có 17,2%. Yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ khám chữa bệnh VSN: không đủ
kinh phí, định kiến xã hội, chưa có sự quan tâm của nghành Y Tế dành cho bệnh VSN.
Từ khóa: Vô sinh nam, kiến thức về VSN, hành vi khám chữa bệnh.
ABSTRACT
INVESTIGATINGKNOWLEDGE AND SEARCHING BEHAVIOURS FOR HEALTH ESTABLISHMENTS
OF MALE INFERTILITY AT ANDROLOGY DEPARTMENT, BINH DAN HOSPITAL
HOCHIMINH CITY IN 2017
Bui Dong Tien, Le Vu Tan, Mai Ba Tien Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 422 - 428
Introduction and objective: Male infertility has been increasing in recent years. To detect and therefore
timely treat this disease, patients need to be examined early and by doctors with suitable specialization. The
objective is investigating knowledge and searching behaviours for health establishments of male infertility.
Patients and methods: This is a cross-sectional descriptive study at Binh Dan hospital from in 2017. We
described the knowledge and searching behaviours for health establishments of male infertility.
* Bệnh viện Bình Dân TPHCM
Tác giả liên lạc: CNĐD. Bùi Đồng Tiến ĐT: 0908271167 Email: dongtien1962@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 423
Results: 154 patients participated in the study. The knowledge of male infertility was investigated at the
cutting point of 70%. The rates of patients with adequate and inadequate knowledge of male infertility were
18.2% and 81.8% respectively. The percentage of patients with proper knowledge of diagnostic criteria for male
infertility was 9.1%, with knowledge of treatment feasibility accounted for 29.2%, of the most favourable time in
menstrual cycle for conceivability- 43.5%, of treatment feasibility- 29,2%. The percentages of patients who were
aware of adverse effects of taking medicine with unclear origins and contacting with pesticides were 71.4% and
42.9% respectively. Those with knowledge of negative effects of alcohol and drug abuse, STDs and smoking
accounted for 24.7%, 24% and 23.4% respectively. Regarding the searching behaviours for health services: the
establishments which were most chosen were those of traditional medicines (60.4%); private clinics (37.1%);
traditional Chinese medicine houses (34.4%). The reasons for patients choosing these establishments were: near
their houses (37.1%); having relationships (34.4%) and keeping secrets (28.5%). The affective factors included:
lack of information about good health establishments, geographical distance from home to hospitals, reluctance of
waiting, lack of money, lack of support from local productive health centres, and pressure of having children.
Conclusion: The proportion of general knowledge about male infertility was only 18.2%. The choice of
medical services for male infertility was only 17.2%. Factors influenced to male infertility care service: not enough
funding, social prejudice, no attention of the medical profession for the disease.
Keywords: Male infertility, Knowledge, Searching Behaviors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh sản với đa số các cặp vợ chồng là vấn đề
bình thường và tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó lại
trở nên khó khăn và đôi khi chỉ là ước mơ đối
với nhiều cặp vợ chồng khác.
Kết quả nghiên cứu của Mascarenhas năm
2012 Số lượng các cặp vợ chồng vô sinh trên thế
giới tăng từ 42 triệu (1990) lên 48,5 triệu (2010)(3,4).
Theo nghiên cứu của Jungwirth công bố tại hội
Niệu khoa Châu Âu 2015 (EAU), khoảng 15% số
cặp vợ chồng không thể có con sau một năm kết
hôn cần tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế về
vô sinh trong đó 1/8 số cặp vợ chồng là vô sinh
nguyên phát và 1/6 vô sinh thứ phát (2).
Tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh khoảng 7,7%;
trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở
độ tuổi dưới 30, nguyên nhân do nam giới chiếm
25 - 40% và do nữ chiếm 40 – 55%, còn lại do cả
hai vợ chồng(5).
Vô sinh nam tuy là bệnh lý phức tạp nhưng
trong đa số các trường hợp vẫn có thể chữa khỏi
nếu phát hiện và giải quyết được nguyên nhân
gây bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện và điều trị,
người bệnh cần có kiến thức cơ bản và đi khám
sớm, đúng chuyên khoa. Hiện nay trên thế giới
cũng như Việt Nam có nhiều nghiên cứu lâm
sàng vô sinh nam tuy nhiên nghiên cứu kiến
thức hành vi tìm kiếm dịch vụ điều trị vô sinh
nam chưa ghi nhận có nghiên cứu nào Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát kiến
thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa
bệnh Vô sinh nam”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị vô sinh nam
tại khoa Nam Học BVBD từ tháng 2/2017 đến
tháng 6/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân đến khám và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Hoàn thành bảng câu hỏi đánh giá
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không hợp tác
Những bệnh nhân mắc bệnh về tâm thần.
Những bệnh nhân có khuyết tật về giao tiếp
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả tại bệnh viện Bình Dân
trong thời gian từ 02/2017 - 6/2017.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 424
Cách thức thực hiện
Bệnh nhân khám tại phòng khám Nam Khoa
bệnh viện Bình Dân và thỏa tiêu chuẩn chọn
bệnh được thu thập các thông tin dựa vào bảng
câu hỏi dựa trên việc tham khảo bộ công cụ thu
thập số liệu từ nghiên cứu của tác giả Ali Sumera
và cộng sự thực hiện tại Pakistan(6).
-Đánh giá kiến thức: Bộ câu hỏi phỏng vấn
có cấu trúc 18 câu được thiết kế sẵn mỗi câu
trả lời đúng được tính 1 điểm đạt từ 13 điểm
trở lên thì được xem là có kiến thức đạt yêu
cầu với các nội dung khái niệm về vô sinh
nam,khả năng điều trị, các yếu tố nguy cơ và
biện pháp dự phòng.
- Đánh giá hành vi: Nghiên cứu này không
đánh giá hành vi đúng hay không đúng mà chỉ
mô tả hành vi tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị
vô sinh nam của bệnh nhân, bộ câu hỏi có 9 câu
với nội dung thời gian, lý do, nơi đến khám lần
đầu và những nơi đã từng đến,hành vi lựa chọn
cơ sở chữa bệnh không có chuyên môn và lý do
lựa chọn BVBD.
- Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận
dịch vụ điều trị vô sinh nam gồm 7 câu hỏi với
nội dung tìm hiểu khoảng cách địa lý, thời gian,
phương tiện chi phí, khả năng tiếp cận dịch vụ
khám chữa bệnh vô sinh nam.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 02/2017 đến
6/2017 chúng tôi ghi nhận có 154 trường hợp
khám vô sinh tại khoa Nam Học bệnh viện
Bình Dân.
Định nghĩa vô sinh
Theo tổ chức Y tế thế giới 2009 (WHO-
ICMART): “Vô sinh là bệnh của hệ sinh sản
được xác định khi một cặp vợ chồng không có
khả năng mang thai lâm sàng sau 12 tháng hoặc
lâu hơn dù vẫn có quan hệ tình dục không bảo
vệ một cách bình thường”(7).
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
Bảng 1: Đặc điểm chung
Đặc điểm
Tần số
(n=154)
Tỷ lệ
(%)
Nhóm tuổi
18 – 29 tuổi 49 31,8
30 – 39 tuổi 63 40,9
40 – 49 tuổi 40 26,0
Trên 50 tuổi 2 1,3
Trình độ
học vấn
Trung cấp trở lên 60 39,0
Trung học phổ thông 52 33,8
Trung học cơ sở 25 16,2
Tiểu học 11 7,1
Không biết chữ 6 3,9
Nơi cư trú
TP. Hồ Chí Minh 47 30,5
Các tỉnh lân cận 67 43,5
Các tỉnh xa 200 Km 40 26,0
Nghề
nghiệp
Nhân viên văn phòng 35 22,7
Lái xe 41 26,6
Công nhân 28 18,2
Nông dân 13 8,4
Lao động tự do 14 9,1
Nghề nghiệp khác 23 14,9
Thời gian vô
sinh
≤ 5 năm 59 38,3
> 5 năm 95 61,7
Phân loại vô
sinh
Vô sinh nguyên phát 127 82,5
Vô sinh thứ phát 27 17,5
Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh vô sinh nam
Bảng 2: Kiến thức chung về bệnh vô sinh nam của bệnh nhân
Nội dung kiến thức n %
Khoảng thời gian đủ để chẩn
đoán VSN
6 tháng 23 14,9
1 năm 14 9,1
2 năm 23 14,9
Trên 2 năm 51 33,1
Không biết 43 27,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 425
Nội dung kiến thức n %
Bệnh VSN có thể xảy ra với ai
Người chồng 87 56,5
Người vợ 2 1,3
Cả hai vợ chồng 36 23,4
Không biết 29 18,8
Thời điểm nên bắt đầu điều trị
VSN
Càng sớm càng tốt 85 55,2
Nên theo dõi thêm từ 1 đến 2 năm 6 3,9
Không biết 63 40,9
Khả năng điều trị bệnh VSN
Không thể chữa khỏi hoàn toàn 3 1,9
Có thể chữa khỏi tùy trường hợp 45 29,2
Chắc chắn sẽ chữa khỏi 37 24,0
Không biết 69 44,8
Bảng 3: Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây vô sinh nam
Yếu tố nguy cơ gây VSN
Đúng
n (%)
Sai
n (%)
Không biết
n (%)
Tự ý sử dụng thuốc điều trị vô sinh nam 110 (71,4) 3 (1,9) 41 (26,6)
Tắc ống dẫn tinh 75 (48,7) 7 (4,5) 72 (46,8)
Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất độc 66 (42,9) 13 (8,4) 75 (48,7)
Phơi nhiễm với tia X, tia phóng xạ 63 (40,9) 27 (17,5) 64 (41,6)
Mắc bệnh đái tháo đường 56 (36,4) 25 (16,2) 73 (47,4)
Căng thẳng tâm lý (stress) 40 (26,0) 39 (25,3) 75 (48,7)
Lạm dụng rượu, bia, chất kích thích, ma túy 38 (24,7) 87 (56,5) 29 (18,8)
Tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục 37 (24,0) 41 (26,6) 76 (49,4)
Hút thuốc lá 36 (23,4) 86 (55,8) 32 (20,8)
Bị béo phì hoặc nhẹ cân 21 (13,6) 60 (3,9) 73 (47,4)
Bảng 4: Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về vô sinh nam
đạt
Kiến thức Số lượng (n=154) Tỷ lệ (%)
Đạt 28 18,2
Chưa đạt 126 81,8
Tổng 154 100
Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh vô
sinh nam
Bảng 5: Hành vi lựa chọn cơ sở điều trị VSN lần đầu
tiên
Cơ sở điều trị vô sinh nam
Tần số
(n=154)
Tỷ lệ
(%)
Cơ sở thuốc gia truyền 51 33,8
Phòng khám vô sinh tư nhân 27 17,9
Bệnh viện có chuyên khoa nam học 26 17,2
Bệnh viện đa khoa tỉnh/ thành phố 21 13,9
Cơ sở thuốc đông y 17 11,3
Trạm y tế xã, phường, thị trấn 2 1,3
Lựa chọn khác 2 1,3
Không trả lời 8 5,3
Bảng 6: Rào cản khiến bệnh nhân không đến BVBD khám VSN trước tiên
Những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ Tần số(n) Tỷ lệ(%)
Thiếu thông tin về bệnh viện Bình Dân 59 38,3
Nhà cách rất xa bệnh viện Bình Dân 36 23,4
Bệnh viện quá tải, chờ đợi lâu 22 14,3
Chi phí điều trị cao 12 7,8
Chưa được tư vấn để hiểu rõ về bệnh VSN 10 6,5
Mặc cảm khi đến bệnh viện chữa bệnh VSN 3 1,9
Tổng 154 100
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn
dịch vụ điều trị VSN
Bảng 7 ghi nhận:
Cá nhân người bệnh: thiếu kiến thức,
thông tin, tâm lý mặc cảm, lo lắng gây căng
thẳng tâm lý.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 426
Kinh tế xã hội: Kinh phí điều trị cao, bảo
hiểm y tế không chi trả, định kiến xã hội làm
hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của
người bệnh.
Hoạt động truyền thông về VSN còn hạn
chế, nội dung và hình thức nghèo nàn; quảng
cáo về điều trị VSN tràn lan, sai sự thật làm
nhiễu thông tin.
Bảng 7: Những yếu tố ảnh hưởng hành vi điều trị vô sinh nam
Những yếu tố ảnh hưởng Ghi nhận qua phỏng vấn sâu
Cá nhân người bệnh
“Mặc cảm, thất vọng về bản thân khi phải thừa nhận mình bị vô sinh, đặc biệt là
vô sinh nam” (PVSBN2)
“Đôi lúc tôi buồn, bực mình vì bản thân rồi đi nhậu, đôi lúc muốn ly dị với vợ
nhưng may sao vợ thương, an ủi động viên” (PVSBN2).
Kinh tế xã hội
“Bác sĩ khi đó đã yêu cầu điều trị nhưng do kinh tế khó khăn nên chúng em đợi từ
năm 2009 đến nay” (PVSBN3).
“Vì muốn có con nên ai chỉ đâu là tìm đến chữa ngay. Qua 5 năm, tôi đã uống
thuốc gia truyền của thầy gần nhà mà không kết quả, sau đó còn đi nhiều thầy
khác, chi phí mỗi nơi từ 4 triệu đến 50 triệu đồng” (PVSBN2).
Hoạt động truyền thông
“Em chưa từng được tư vấn về bệnh vô sinh nam trước đây.” (PVSBN4)
“Hiện nay nhiều người, nhất là nam giới còn chưa biết vô sinh nam là gì.”
(PVSBN 5).
Bệnh viện Bình Dân
“Tôi từ Vĩnh Long đến khám từ 5 giờ sáng mà đã có số thứ tự gần 200 rồi, bệnh
viện đông quá” (PVSBN9).
BÀN LUẬN
Kiến thức về bệnh vô sinh nam
Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung đạt còn
thấp (18,2%); chỉ có 9,1% bệnh nhân biết về tiêu
chuẩn chẩn đoán vô sinh. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến chậm trễ điều trị
vô sinh. Đa số bệnh nhân có tâm lý chờ đợi
thêm một thời gian trước khi quyết định điều
trị vô sinh tại cơ sở y tế. Kết quả này phù hợp
với cuộc khảo sát trên 8.194 người tại 06 nước
Châu Âu, Mỹ và Australia cho thấy chỉ 25% số
người trả lời đúng câu hỏi cần thời gian bao lâu
để xác định bị vô sinh(1). Định kiến của xã hội
về bệnh vô sinh còn nặng nề khi cho rằng chỉ
phụ nữ mới bị bệnh vô sinh. Việc điều trị vô
sinh thường áp dụng cho người vợ trước mà ít
khi khám cho cả hai vợ chồng làm tiến trình
điều trị chậm trễ. Điều này thể hiện rõ trong kết
quả nghiên cứu ở trên .
55,2% ĐTNC biết nên điều trị VSN càng sớm
càng tốt và 40,9% không biết hoặc không chắc
chắn, điều này chứng tỏ người bệnh thiếu thông
tin toàn diện về bệnh VSN. Nhiều người trải qua
hàng loạt cơ sở điều trị vô sinh mà không theo
định hướng điều trị nào, chủ yếu là “chữa bệnh
cầu may”, “nghe ở đâu có thầy hay thuốc tốt là tìm
đến ngay bất kể xa gần”. Các yếu tố nguy cơ được
nhận biết tốt nhất là việc tự ý sử dụng các loại
thuốc trị vô sinh không rõ nguồn gốc, tắc ống
dẫn tinh, tiếp xúc với thuốc trừ sâu – hóa chất và
tiếp xúc với tia X. Số đối tượng chưa nhận thức
được tác hại của các yếu tố như stress, lạm dụng
rượu bia và chất kích thích, từng mắc các bệnh
lây qua đường tình dục (STDs), hút thuốc lá và
béo phì còn rất cao. Những kết quả này tương
đồng với báo cáo của Ali Sumera(6). Vì vậy
những hoạt động truyền thông về bệnh vô sinh
tại cộng đồng cần được chú trọng.
Hành vi tìm kiếm dịch vụ điều trị vô sinh nam
Khi chậm có con, người bệnh thường cho
rằng mình không bị vô sinh mà chỉ là một
dạng suy nhược cơ thể.Cũng như tại các nước
khác, hầu như không ai sẵn sàng đón nhận
việc mình có thể bị vô sinh(1,3). Kết quả này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 427
tương tự với công bố của Ali Sumera tại
Pakistan: 45% số đối tượng được hỏi không
nghĩ rằng vô sinh là một bệnh, trong đó 56% là
nữ(6). Người bệnh thường điều trị thử tại một
cơ sở/ thầy thuốc gia truyền hoặc tự mua
thuốc uống với hy vọng nhanh chóng khỏe lại.
Nhiều người tự tìm hiểu các thông tin liên
quan đến VSN trên internet, các trang mạng
quảng cáo và cũng quyết định tự mua thuốc
uống. Có 60,4% số đối tượng đã từng khám tại
cơ sở thuốc gia truyền, 37,1% từng khám tại
một phòng khám tư nhân. Vai trò chăm sóc y
tế ban đầu của y tế cơ sở khá mờ nhạt. Điều
này phần nào thể hiện sự thiếu quan tâm của
các chương trình y tế cơ sở đối với vấn đề vô
sinh. Áp lực mà bệnh nhân vô sinh gánh chịu
là vô cùng to lớn bởi nhiều phía: bản thân, gia
đình và xã hội. Người bệnh VSN rất ngại
ngùng khi phải chia sẻ về tình trạng bệnh tật
của mình ngay cả với bác sĩ điều trị. Họ
thường lảng tránh và từ chối nói chuyện về
chủ đề này. Điều này chứng tỏ tâm lý e ngại
phải nói ra sự thật; họ không sẵn sàng thừa
nhận nguy cơ mình có thể bị vô sinh là hiện
hữu cũng như không sẵn sàng chia sẻ thông
tin với người khác để có thể nhận được hỗ trợ.
Vấn đề này cũng được nhiều nghiên cứu khác
khẳng định, việc mắc vô sinh chủ yếu được
gán cho người vợ, người chồng ít khi thừa
nhận mình bị vô sinh hoặc có nguy cơ bị vô
sinh bởi quan niệm đàn ông là trụ cột
gia đình(1,4).
Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ
điều trị VSN
Đa số các bệnh nhân VSN để điều trị thường
cần phải phẫu thuật. Chi phí cho phẫu thuật cao
khiến cho nhiều bệnh nhân chưa có khả năng chi
trả. Hơn nữa, hiệu quả điều trị VSN phụ thuộc
nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, mức
độ tuân thủ điều trị nên tỷ lệ thành công chưa
cao; bệnh nhân có thể cần điều trị trong thời gian
dài với chi phí cao. Hiện quỹ bảo hiểm y tế
không chi trả cho những kỹ thuật y tế, thuốc
men điều trị hiếm muộn. Tổng hợp các yếu tố
này khiến cơ hội được điều trị VSN giảm sút,
người bệnh đành cầu cứu những cơ sở điều trị rẻ
tiền, vòng vèo, không đúng chuyên môn, thậm
chí là sử dụng những phương pháp phản khoa
học của các thầy lang. Nhiều bệnh nhân khi mới
nghi ngờ mắc bệnh đã đến khám tại các bệnh
viện chuyên khoa hiếm muộn, nhưng chi phí
quá đắt khiến họ đành chấp nhận quay về với
các phương pháp khác mặc dù biết rằng chưa
hẳn là có tác dụng gì. Chính vì vậy, việc bổ sung
một số thuốc điều trị vô sinh vào danh mục
thuốc được bảo hiểm chi trả là vô cùng cần thiết
bên cạnh việc cân nhắc giảm giá một số kỹ thuật
điều trị VSN.
Vấn đề quá tải bệnh viện cũng rất đáng chú
ý, do khoa Nam học - BVBD chưa thành lập
phòng khám và tư vấn VSN chuyên biệt. Người
bệnh được sắp xếp khám chung với nhiều bệnh
lý nam khoa khác nên dễ gây tâm lý e ngại. Từ
đó họ không dám trao đổi thoải mái với bác sĩ
điều trị. Ngoài ra, thời gian chờ đợi khám, chụp
chiếu và làm các xét nghiệm dài khiến thời gian
được tư vấn, giải thích, hướng dẫn điều trị bị rút
ngắn. Vì vậy, BVBD cần nỗ lực giải quyết quá tải,
mở thêm phòng khám và tư vấn về VSN.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung về
bệnh VSN chỉ đạt 18,2%. Hành vi lựa chọn
dịch vụ khám chữa bệnh VSN đúng chuyên
khoa chỉ có 17,2%. Yếu tố ảnh hưởng đến dịch
vụ khám chữa bệnh VSN: kinh phí, định kiến
xã hội, chưa có sự quan tâm của nghành Y Tế
dành cho bệnh VSN.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 428
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adashi EY, et al (2000). Public perception on infertility and its
treatment: an international survey. The Bertarelli Foundation
Scientific Board, Hum Reprod Journal, 15(2). pp. 330-334.
2. Jungwirth A et al (2015). Guidelines on male infertility, European
Association of Urology:12-20.
3. Mascarenhas MN et al (2012). National, regional, and global
trends in infertility prevalence since 1990: a systematic
analysis of 277 health surveys, PLoS Med, 9(12).
4. Nguyễn Thị Thảo (2011). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ
và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại
Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà
Nội.
5. Nguyễn Viết Tiến (2013). Cập nhật về hỗ trợ sinh sản. Báo cáo
tại Hội thảo quốc tế ngày 06/11/2013, Tài liệu lưu hành nội bộ,
Hà Nội.
6. Sumera A, et al (2011). Knowledge, perceptions and myths
regarding infertility among selected adult population in
Pakistan: a cross-sectional study, BMC Public Health;11(760).
pp. 1-7.
7. Zegers-Hochschild F, et al. (2009). International Committee for
Monitoring Assisted Reproductive Technology (ICMART)
and the World Health Organization (WHO) revised glossary
of ART terminology, Fertility and Sterility, 92(5).
Ngày nhận bài báo: 18/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kien_thuc_va_hanh_vi_tim_kiem_dich_vu_kham_chua_ben.pdf