Khảo sát kiến thức, thái độ và 1 số yếu tố liên quan về sự cố y khoa của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và 1 số yếu tố liên quan về sự cố y khoa của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 106 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ 1 SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ SỰ CỐ Y KHOA CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BV. NGUYỄN TRI PHƯƠNG Cao Thị Mỹ Châu*, Trần Thị Hồng Huệ*, Tất Mỹ Hoa*, Nguyễn Thị Lan Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của Điều Dưỡng về sự cố y khoa không mong muốn (SCYKKMM) và một số yếu tố liên quan đến SCYKKMM tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/07/2015- 01/01/2016. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Điều Dưỡng có kiến thức đúng về SCYKKMM: 16%. Điều Dưỡng có thái độ đúng với SCYKKMM: 89,5%. Các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra SCYKKMM: 68,4% thực hiện y lệnh miệng,21,1% bàn giao ca bằng miệng. 84,5% tiếp xúc BN trùng cả họ, tên, giới tính. 80,6% có gặp y lệnh ghi trong hồ sơ bệnh án không đọc được.67,2% không có thời gian giao tiếp với BN.77% mất tập trung khi môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn. C...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và 1 số yếu tố liên quan về sự cố y khoa của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 106 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ 1 SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ SỰ CỐ Y KHOA CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BV. NGUYỄN TRI PHƯƠNG Cao Thị Mỹ Châu*, Trần Thị Hồng Huệ*, Tất Mỹ Hoa*, Nguyễn Thị Lan Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của Điều Dưỡng về sự cố y khoa không mong muốn (SCYKKMM) và một số yếu tố liên quan đến SCYKKMM tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/07/2015- 01/01/2016. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Điều Dưỡng có kiến thức đúng về SCYKKMM: 16%. Điều Dưỡng có thái độ đúng với SCYKKMM: 89,5%. Các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra SCYKKMM: 68,4% thực hiện y lệnh miệng,21,1% bàn giao ca bằng miệng. 84,5% tiếp xúc BN trùng cả họ, tên, giới tính. 80,6% có gặp y lệnh ghi trong hồ sơ bệnh án không đọc được.67,2% không có thời gian giao tiếp với BN.77% mất tập trung khi môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn. Các SCYKKMMđã xảy ra trong BV: 70,2% thiếu hoặc hư trang thiết bị y tế trong thực hành chăm sóc. 31,2% thực hiện y lệnh điều trị bị sai hoặc thiếu sót. 30,9% nhầm tên người bệnh. 28,8% BN nhiễm trùng bệnh viện. 22,3% nhầm lẫn thuốc. 19,6% BN bị té ngã.3,2% nhầm phẫu thuật, thủ thuật. Bàn luận và kết luận: Kiến thức về SCYKKMM còn mới, ĐD không nhớ nhưng có thái độđồng tình rất cao với việc phải báo cáo SCYKKMM để rút kinh nghiệm chung cho toàn BV, rộng hơn trong cả lĩnh vực y tế. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể xảy ra SCYKKMM trong BV, Tất cả các SCYKKMM xảy ra trong ngành y đều có xảy ra ở BV chúng ta. Đây là nghiên cứu về lý thuyết nhưng giúp bệnh viện có cái nhìn toàn diện hơn về SCYKKMM ở góc độ của ĐD, từ đó sẽ đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm SCYKKMM xảy ra trong BV, đảm bảo sự an toàn cho BN trong suốt thời gian nằm viện. Từ khóa: Sự Cố Y Khoa Không Mong Muốn (SCYKKMM). ABSTRACT SURVEY ON KNOWLEDGE, ATTITUDE AND SOME FACTORS RELATED TO MEDICAL ADVERT EVENT OF NURSES IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Cao Thi My Chau, Tran Thi Hong Hue, Tat My Hoa, Nguyen Thi Lan Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 106 - 111 Objectives: To survey the knowledge attitude of nurses on MUE (Medical Unexpected Event) and related factors in Nguyen Tri Phuong Hospital from July 1/ 2015 to January 1/ 2016. Methods: Descriptive, cross section study. Results: Nurses who had good knowledge were 16%, good attitude 89.5%. The latent factors of MUE were: 68.4% were verbal medical instruction, 21.1% were handing over by verbal speech, 84.5% were patients had the same family name, proper name and gender. 80.6% were writing orders unreadable. 67.2% were shortage of time to discuss with patients. 77% were unconcentrating by noisy environment. In the MUE happened in the hospital: 70.2% were by lacking of equipment. 31.2% were by incorrect in carrying out the medical instructions. 30.9% were by mistaken the patient name. 28.8% were by nosocomial infections. 22.3% were by medication mistaken. 19.6% were by the patient falling down. 3.2% were by operation procedures. Conclusion: The knowledge of MUE is still new, the nurses remember and highly sympathize in having to * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Lan Minh ĐT: 0988652088 Email: lanminh14@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 107 inform the MUE to learn from mistakes in the hospital and in larger scale of health care. There are many risk factors of MUE in the hospital. All the MUE of health care in common had happened in Nguyen Tri Phuong hospital. This is the survey study but very helpful for comprehensive view in MUE. It helps to propose the measures to reduce MUE and to keep safe for the patients during their hospitalization. Key words: Medical Unexpected Event (MUE). ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyên tắc hàng đầu của thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người bệnh - First Do No Harm to patient” đang là điều trăn trở đối với người hành nghề khám chữa bệnh và đã có những sự kiện y tế gây tâm lý bất an cho cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ y tế. Bằng chứng nghiên cứu đa quốc gia đã khẳng định người bệnh đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại do sai sót chuyên môn và sự cố y khoa. Mặc dù những sai sót và sự cố này không ai muốn và không ai chấp nhận những nó vẫn xảy ra hàng ngày(1). Sự cố y khoa không mong muốn (SCYKKMM) ngày nay đang được xã hội và ngành y tế quan tâm vì hậu quả khó lường của sự cố đối với người bệnh và nhân viên y tế. Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân. Đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người. Và các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa cũng phải đương đầu trước những áp lực của dư luận xã hội(3). Mặc dù người bệnh rất khó chấp nhận những sai sót và sự cố xảy ra tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Y tế, song sự cố trong y khoa là khó thể loại bỏ hoàntoàn(hệthống)(1). Tại Mỹ (Utah- Co orado) các SCYKKMM đã làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 USD và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ chi phí tăng 2595 USD và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh. Ở Austra ia hàng năm có 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng 8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18.000 tử vong, 17000 tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời 16,17,20. Ở Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ bảng. Bộ Y tế Anh đã phải sửdụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng hàng năm. Tại Nhật Bản theo sốliệu của tòa án, bình quân mỗi ngày người đưa đơn kiện bệnh viện ra tòa từ 2-3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cố y khoa tại Nhật Bản trung bình 2 năm/vụ khiếu kiện(4). Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của BV Cai Lậy, trong 60 sự cố y khoa không mong muốn xảy ra trong bệnh viện, liên quan đến thực hiện thuốc 30%, liên quan đến cận lâm sàng13%; chăm sóc, theo dõi khác 33%. Nguy cơ từ vật nhọn là 85,4%(2). Mặc dù không muốn, nhưng chúng ta cũng không thể đảm bảo không sai sót bởi tính xác suất, những tình huống chủ quan, lẫn khách quan trong công tác chuyên môn hàng ngày Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể làm hạn chế được những sự cố khi chúng ta tuân thủ các quy định, thiết lập hệ thống giám sát, phòng ngừa để làm giảm sự cố(3). Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đã thực hiện tập huấn cho tất cả Điều Dưỡng những kiến thức cơ bản về SCYKKMM trong chương trình đào tạo liên tục năm 2015. Trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi muốn đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút sự quan tâm của NVYT trong bệnh viện về giảm thiểu các SCYKKMM: những rủi ro trong chăm sóc sức khỏe, các biến cố bất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 108 lợi, các nguy cơ và báo cáo kịp thời. Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ và 1 số vấn đề liên quan của Điều Dưỡng về SCYKKMMtại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ”. Qua đó xây dựng và duy trì văn hóa an toàn người bệnh (ATNB) nhằm cung cấp cho NB sự chăm sóc an toàn và có chất lượng cao nhất mà họ xứng đáng được hưởng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát kiến thức, thái độ và 1 số vấn đề liên quan củaĐiều Dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương về SCYKKMM. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ Điều Dưỡng có kiến thức và thái độ đúng về SCYKKMM. Xác định các nguy cơ tiềm ẩn gây nên SCYKKMM. Xác định các SCYKKMM đã xảy ra trong bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian Từ ngày từ 01/07/2015- 01/01/2016). Địa điểm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả Điều Dưỡng đang công tác tại bệnh viện NTP. Cỡ mẫu 385. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu phân tầng. Tiêu chí nhận vào Tất cả Điều Dưỡng đang công tác tại BV NTP cùng chấp nhận tham gia trong thời điểm nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Không thỏa tiêu chí chọn, Tất cả các phiếu khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bảng câu hỏi tự điền (trắc nghiệm), mỗi đối tượng nghiên cứu một bộ câu hỏi: 24 câu. Phương pháp kiểm soát sai lệch Đối với điều tra viên Tập huấn, cung cấp kiến thức và mục tiêu, phương pháp. Đối với bảng câu hỏi Thiết kế rõ ràng, có điều tra thử. Đối với người điền bộ câu hỏi Có đủ thời gian điền bảng câu hỏi, không điền theo ý đồng nghiệp, giải thích khi có vấn đề thắc mắc nhưng không gợi ý. Phương pháp xử lý số liệu Phần mềm SPSS. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm dân số mẫu 336 mẫu. Giới tính Nam: 49 (15%), Nữ: 287 (85%). Bảng 1: Trình độ chuyên môn Cỡ mẫu Tỷ lệ ĐDSC 3 0,8% ĐDTC 303 90,1% ĐDĐH 30 9,1% Hình 1. Thâm niên công tác tại BV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 109 Nhận xét và bàn luận: Cỡ mẫu trong thời gian NC không đủ so đự kiến ban đầu là 49 mẫu, do 1 số phiếu điền đủ thông tin. Nữ chiếm đa số 85,4%, hoàn toàn phù hợp với ngành nghề điều dưỡng, đối tượng nghiên cứu 90,1% trình độ trung cấp, sơ cấp chỉ chiếm 0,8%. Thâm niên công tác 5-15 năm chiếm tỷ lệ cao 53,8 %, 15 năm chỉ chiếm 10,4%. Kiến thức ĐD về sự cố y khoa Bảng 2. ĐD được cập nhật kiến thức về SCYKKMM ĐD được cập nhật kiến thức về SCYKKMM Tỷ lệ Ghi chú Không 3% Có 97% Bệnh viện: 87,5% Nhận xét và bàn luận: 97% được cập nhật kiến thức về sự cố y khoa, có đến 87,5% cập nhật tại BV trong chương trình đào tạo liên tục dành cho ĐD. Hình 2. Sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về SCYKKMM. Nhận xét và bàn luận: Chỉ có 16% có kiến thức đúng về SCYKKKM, còn lại 84% ĐD trả lời sai các câu hỏi kiến thức về SCYKKMM, có thể do phần lý thuyết về SCYKKMM còn mới mẻ, khá trù tượng và khô khan và thiên về phần lý thuyết nên đối tượng nghiên cứu không nhớ hết. Bảng 3. Sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về SCYKKMM Đúng Sai Định nghĩa SCYKKKM 313 (93,1%) 23 (6,9%) Phân loại SCYKKKM do lỗi hệ thống 206 (61,3%) 130 (48,7%) Phân loại SCYKKKM do lỗi cá nhân 292 (86,9%) 44 (13,1%) Nguyên nhân xảy ra SCYKKMM do NVYT 195 (58%) 141 (42%) Nguyên nhân xảy ra SCYKKMM do chuyên môn 124 (36,9%) 212 (63,1%) Nguyên nhân xảy ra SCYKKMM do quản lý 249 (74,1%) 87 (33,9%) Hậu quả của SCYKKMM 303 (90,1%) 33 (9,9%) Biện pháp khắc phục SCYKKMM 297 (88,3%) 39 (21,7%) Nhận xét và bàn luận: Ở câu định nghĩa và biện pháp khắc phục SCYKKMM phần lớn đối tượng nghiên cứu đều hiểu rõ, chiếm > 90% vì đây nội dung thường được nhắc đi, nhắc lại khi nói đến SCYKKMM.Các câu hỏi về phân loại nguyên nhân xảy ra SCYKKMMđa số trả lời đúng > 50%, nguyên nhân xảy ra SCYKKMMdo chuyên môn trả lời đúng chỉ đạt 36,9% đây là con số đáng báo động. Bảng 4 Xác nhận đúng SCYKKMM trên lâm sàng Đúng Sai 83 (24,7%) 253 (76,3%) SCYKKMM 1 89 (26,4%) 247 (73,6%) SCYKKMM 2 267 (79,4%) 69 (20,6%) Nhận xét và bàn luận: Xác nhận đúng SCYKKMM trên lâm sàng chiếm 24,7 %, còn lại 76,3% còn chưa nhận đúng SCYKKMM trên lâm sàng hoặc chưa phân biệt được vấn đề nào gọi là SCYKKMM, hoặc đối tượng nghiên cứu chưa tập trung vào câu hỏi nghiên cứu. Hình 3. Thái độ của ĐD về SCYKKMM Nhận xét và bàn luận: 89,5% có thái rất tốt khi nhìn nhận SCYKKMM, và hoàn toàn đồng tình với việc SCYKKMM có tác động tiêu cực đến hình ảnh ngành y và thấy việc báo cáo SCYKKMM để rút kinh nghiệm chung cho toàn hệ thống ngành y là việc làm cần thiết. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 110 Bảng 5. Thái độ của ĐD về SCYKKMM Có Không SCYKKMM tác động tiêu cực đến hình ảnh ngành y 329 (97,9%) 7 (2,1%) Báo cáo SCYKKMM là cần thiết 326 (97%) 10 (3%) Rút kinh nghiệm từ SCYKKMM 314 (93,4%) 22 (6,6%) Có sổ theo dõi SCYKKMM 249 (74,1%) Nhận xét và bàn luận: Mặc dù đã biết việc báo cáo SCYKKMM là cần thiết, nhưng chỉ có 74,1% cho là tại khoa phòng mình công tác có sổ theo dõi SCYKKMM, còn 23,9 % cho là không có, hoặc là không biết có hay không. Bảng 6. Những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra SCYKKMM Có Thực hiện y lệnh miệng 230 (68,4%) Bàn giao ca bằng miệng 72 (21,4%) Có BN trùng cả họ, tên, giới tính 284 (84,5%) Y lệnh ghi trong HSBA không đọc được 271 (80,6%) Không có thời gian giao tiếp với BN 226 (67,2%) Môi trường làm việc thường bị chi phối bởi tiếng ồn 259 (77%) Nhận xét và bàn luận: Đây là 1 số nguyên nhân của nguy cơ tìm ẩn có thể gây ra SCYKKMM mà chúng tôi đưa ra để khảo sát, kết quả với 68,4% thực hiện y lệnh miệng, nhưng điều này thì không được khuyến khích, nếu có chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp cứu. Và có 21,1% trường hợp còn bàn giao ca bằng miệng. Trong khi đó có đến 84,5% ĐD có tiếp xúc với BN trùng cả họ, tên, giới tính, điều này dễ dẫn đến sai sót nhầm lẫn BN. 80,6% y lệnh ghi trong hồ sơ bệnh án đối tượng nghiên cứu không đọc được. Với cường độ làm việc như hiện tại, 67,2% không có thời gian giao tiếp với BN. 77% ĐD mất tập trung khi môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, đứng đầu trong SCYKKMM tại BV đó là thiếu hoặc hư trang thiết bị y tế trong thực hành chăm sóc (70,2%). 30,9% cho rằng tại khoa phòng của các bạn đã có sự nhầm tên người bệnh. Bảng 7. Các SCYKKMM đã xảy ra trong bệnh viện Có Nhầm tên người bệnh. 104 (30,9%) Thực hiện y lệnh sai sót do bàn giao bệnh thiếu thông tin 105 (31,2%) Nhầm thuốc. 75 (22,3%) Nhầm phẫu thuật/thủ thuật. 11 (3,2%) Nhiễm trùng BV. 97(28,8%) Ngã trong bệnh viện 66 (19,6%) Thiếu hoặc hư trang thiết bị y tế trong thực hành chăm sóc. 236 (70,2%) 28,8% có BN nằm tại khoa bị nhiễm trùng bệnh viện, phần lớn các bạn làm tại khoa ICU, HS Ngoại do tất cả các bệnh nhân đều nặng và phải thở máy kéo dài. Sử dụng nhầm thuốc cho người bệnh có 22,3% bạn các bạn có sự nhầm lẫn thuốc khi sử dụng cho BN, nhưng chưa gây ra tác hại nghiêm trọng. 19,6% đối tượng nghiên cứu cho rằng có BN bị té ngã trong khoa phòng trong thời gian người bệnh nằm viện. 3,2% cho rằng tại khoa phòng của mình có sự nhầm lẫn trong phẫu thuật, xảy ra trong khối ngoại, thường là do chẩn đoán sai. KẾT LUẬN Đây nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ của ĐD về sự cố y khoa, nghiên cứu theo chiều hướng lý thuyết, cho được 1 số các kết quả sau: Tỷ lệ Điều Dưỡng được tập huấn SCYKKMM: 97%. Tỷ lệ Điều Dưỡng trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về SCYKKMM: 16%. Tỷ lệ Điều Dưỡng có thái độ tích cực với SCYKKMM: 89,5%. Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cơ tiềm ẩn tại BV có thể gây ra SCYKKMM. Có nhiều SCYKKMM đã xảy ra trong bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra SCYKKMM trong BV như: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 111 BN trùng cả tên, họ, giới tính nhập viện mỗi ngày. Chữ viết các BS điều trị trong HSBA rất khó đọc. Y lệnh miệng Thủ tục hành chánh quá nhiều, không có thời gian giao tiếp BN. Môi trường BV ồn ào tập trung công tác gặp khó khăn. Tất cả các SCYKKMM xảy ra trong ngành y đều có xảy ra ở BV chúng ta: Thiếu trang thiết bị. Nhầm BN. Nhầm thuốc. Nhầm phẫu thuật. Nhiễm trùng BV Ngã trong BV. Thực hiện sai sót y lệnh. Về mặt tích cực Điều dưỡng có thái độ đúng đối với các SCYKKMM, các bạn đồng tình với việc phải báo cáo SCYKKMM để rút kinh nghiệm chúng cho toàn BV, rộng hơn trong cả lĩnh vực y tế. Và phải tìm các biện pháp khắc phục để giảm thiểu thấp nhất SCYKKMM, đảm bảo sự an toàn cho người bệnh khi nằm viện. Sự quan tâm, hỗ trợ của BLĐ BV: tổ chức buổi tập huấn, thành lập phòng QLCL quản lý về SCYKKMM. Chấn chỉnh các qui trình khám chữa bệnh. Nâng cao đào tạo, sắm sửa TTB, vi tính hóa hồ sơ bệnh án nhằm đảm bảo sự an toàn cho BN trong suốt thời gian nằm viện. Qua đây cũng là cái nền cho chúng tôi tiến hành các nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn về SCYKKMM tại BV Nguyễn Tri Phương, để qua đó góp phần giúp Ban Lãnh Đạo bệnh viện có cái nhìn toàn diện hơn về SCYKKMM ở góc độ của ĐD từ đó sẽ đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm SCYKKMM xảy ra trong BV, đảm bảo sự an toàn cho BN trong suốt thời gian nằm viện. ĐỀ XUẤT Tập huấn lại nội dung về SCYKKMM cho ĐD trong BV thông qua chương trình đào tạo liên tục của điều dưỡng 2016. Tăng cường khuyến khích nhân viên bệnh viện tự giác báo cáo SCYKKMM. Tổ chức phân tích tìm nguyên nhân gốc của SCYKKMM thông qua kết quả báo cáo sự cố để tất cả nhân viên đều được tham dự có thêm kiến thức thực tiễn, từ đó rút ra kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân và nâng cao hiệu quả an toàn trong chăm sóc người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Ngọc Khuê (2014)," lời nói đầu", tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, 1,3, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010)," Khảo sát sự cố y khoa không mong muốn của điều dưỡng bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy 2008-2010”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh,Tập 14(4), tr 1-9. 3. Phạm đức Mục (2014), "Tổng quan về an toàn người bệnh", Lương Ngọc Khuê,Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh,1, 9-26,Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội. 4. Phan Thị Ngọc Linh(2015),Hệ thống quản lý sự cố – rủi ro tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, Câu lạc bộ QLCL-ATNB, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016, . Ngày nhận bài báo: 01/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_va_1_so_yeu_to_lien_quan_ve_su_co.pdf
Tài liệu liên quan