Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2018

Tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 1 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI CÓ CON CO GIẬT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2018 Nguyễn Thị Lan Phương*, Võ Thị Thật*, Trần Thị Thùy Linh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị tại khoa Thần Kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu: Thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh từ tháng 5/2018 đến tháng 8/2018, phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Qua khảo sát 130 thân nhân có con bị co giật điều trị tại khoa Thần Kinh chúng tôi nhận thấy. Về kiến thức: 66,2% thân nhân có đủ kiến thức về co giật, 20,8% thân nhân có kiến thức đúng về nguyên nhân co giật, 45,4% có kiến thức đúng về sự ảnh hưởng của cơn co giật. Về thái độ đúng: 46,2% có cách xử trí đúng khi trẻ bị co giật, 68,5% thân nhân có thá...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 1 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI CÓ CON CO GIẬT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2018 Nguyễn Thị Lan Phương*, Võ Thị Thật*, Trần Thị Thùy Linh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị tại khoa Thần Kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu: Thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh từ tháng 5/2018 đến tháng 8/2018, phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Qua khảo sát 130 thân nhân có con bị co giật điều trị tại khoa Thần Kinh chúng tôi nhận thấy. Về kiến thức: 66,2% thân nhân có đủ kiến thức về co giật, 20,8% thân nhân có kiến thức đúng về nguyên nhân co giật, 45,4% có kiến thức đúng về sự ảnh hưởng của cơn co giật. Về thái độ đúng: 46,2% có cách xử trí đúng khi trẻ bị co giật, 68,5% thân nhân có thái độ xử trí sai, 86,9% thân nhân biết rằng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Mối quan tâm của thân nhân bệnh nhi khi trẻ lên cơn co giật: trong lần co giật đầu tiên có 94,6% thân nhân lo lắng hoảng hốt nhưng khi tái phát cơn co giật: 90% thân nhân lo lắng hoảng hốt. Có 31,5% thân nhân giữ bình tĩnh khi trẻ giật lần đầu nhưng khi tái phát thì 58,5% giữ được bình tĩnh. Kết luận: Kiến thức tổng quát về co giật của thân nhân bệnh nhi còn chưa cao và cách xử trí đúng về co giật của thân nhân còn rất thấp. Chúng tôi kiến nghị: Bác sĩ và điều dưỡng phải tăng cường thêm việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cho thân nhân về co giật và hướng dẫn cách xử trí đúng khi trẻ lên cơn co giật. Từ khóa: Co giật, kiến thức và thái độ ABSTRACT KNOWLEDGE & ATTITUDE OF PEOPLE WHO HAVE CHILDREN TREATED FOR SEIZURES IN DEPARTMENT OF NEUROLOGY, CHILDREN’S HOSPITAL 2 IN 2018 Nguyen Thi Lan Phuong, Vo Thi That, Tran Thi Thuy Linh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 01 – 10 Objective: Knowledge and attitude of people who have children treated for seizures in Department of Neurology, Children’s Hospital 2 in 2018. Subjects: Relative of children treated for seizures in The Department of Neurology, Children’s Hospital 2 from May 2018 to August 2018. Methods: Case series report. Results: Through a survey of 130 relatives of children with seizures treated in Neurology Department during the study we found: Knowledge: 66.2% of relatives have adequate general knowledge of seizures, 20.8% have correct knowledge about the causes of seizures, 45.4% have correct knowledge about the impact of seizures. Right attitude: 46.2% had correct management when their children were being seizure, 68.5% had wrong management and 86.9% knew that it was necessary to bring the child to the nearest medical center. Concern of children ‘s relatives: In the first seizure, 94.6% of relatives were anxious and panic. When recurrent seizures occur, 90% of relatives panicked. Only 31.5% of relatives are calm when they dealt with the first seizure but *Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Thị Lan Phương, ĐT: 0909693678, Email: lanphuong.nguyen1404@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 2 58.5% relatives remain calm when seizures relapsed. Conclusion: The general seizures knowledge of children’s relatives is not high and the portion of them has correct seizures management is very low. We recommend that doctors and nurses improve their counseling and education about seizures and correct management of seizures. Keywords: Seizures, Knowledge and attitude. ĐẶT VẤN ĐỀ Co giật là một triệu chứng phức tạp biểu hiện một sự rối loạn chức năng não kịch phát không chú ý gây ra do sự phóng lực, bất thường quá mức và đồng thời của một nhóm nhiều hoặc ít các neuron tại não. Co giật gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và tâm lý của thân nhân, gồm: sợ con họ chết, sợ cơn giật tái phát, sợ tàn phế, sợ ảnh hưởng đến trí thông minh và các chức năng khác và vì vậy có rất nhiều thái độ phản ứng khác nhau. Kiến thức và thái độ của thân nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công tác cấp cứu và chăm sóc cho trẻ bị co giật. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức và thái độ của thân nhân. Từ kết quả này có thể xây dựng chương trình can thiệp, giáo dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều trị nhờ vào sự hợp tác của thân nhân. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị tại khoa Thần Kinh năm 2018. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ kiến thức đúng của thân nhân bệnh nhi về co giật. Xác định đặc điểm dân số nghiên cứu về thái độ và hướng xử trí đúng khi trẻ lên cơn co giật. Xác định mối liên quan giữa dân số học và kiến thức đúng, hướng xử trí đúng của thân nhân bệnh nhi. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo về hướng dẫn xử trí co giật ở trẻ em. TỔNG QUAN Y VĂN Đại cương về co giật Co giật là rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em với tần suất khoảng 3 - 6% trẻ. Tỷ lệ co giật cao nhất ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính. Tại Viện Nhi Trung Ương tỷ lệ co giật do sốt năm 1984 - 1999 là 2,12% trẻ nhập viện, tỷ lệ co giật có sốt tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 năm 2002-2003 là 7,01% trẻ nhập khoa cấp cứu. Co giật không phải là một bệnh mà là một triệu chứng về thần kinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Co giật có thể chia làm hai nhóm lớn (1) co giật triệu chứng cấp tính (acute symptomatic) hay còn gọi là co giật có yếu tố kích gợi (provoked) và (2) co giật không có yếu tố kích gợi (unprovoked seizure). Nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy rằng 25 - 30% cơn co giật đầu tiên là cơn co giật có yếu tố kích gợi, là triệu chứng của một nguyên nhân kích gợi cấp tính bởi một não bị tổn thương, hoặc rối loạn chức năng não bộ do biến dưỡng hoặc ngộ độc. Trong khi đó, một co giật không có yếu tố kích gợi, đặc biệt là khi có cơn tái phát, thường hướng chúng ta đến chẩn đoán động kinh. Nguyên nhân co giật Co giật có nguyên nhân thúc đẩy Có sốt Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não, sốt rét thể não, áp-xe não. Co giật trong lỵ, viêm dạ dày ruột. Sốt co giật trong các bệnh nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiểu, nhiễm khuẩn hô hấp trên. Không sốt Nguyên nhân tại hệ thần kinh trung ương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 3 Chấn thương sọ não; Xuất huyết não-màng não: thiếu vitamin K, rối loạn đông máu, vỡ dị dạng mạch máu não; Thiếu oxy não; U não. Nguyên nhân ngoài hệ thần kinh trung ương: Rối loạn chuyển hóa: tăng hay hạ đường huyết, thiếu vitamin B1, B6; Rối loạn điện giải: tăng hay giảm Na+, giảm Ca++, giảm Mg++ máu; Ngộ độc: phosphore hữa cơ, thuốc diệt chuột, kháng histamin; Tăng huyết áp. Co giật không có nguyên nhân thúc đẩy Cơn co giật tái phát và không có nguyên nhân thúc đẩy thì có thể hướng đến nguyên nhân co giật là do động kinh. Sốt co giật: là tình trạng sức khỏe khá phổ biến ở trẻ em Nguy cơ tái phát chung của co giật do sốt khoảng 1/3 các trường hợp. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát là tuổi khởi phát < 18 tháng, có tiền căn cha mẹ hoặc anh em (íirst-degree relative) bị co giật do sốt, co giật khi sốt < 40°c, có nhiều cơn co giật trong đợt bệnh đầu tiên, và khởi phát co giật sớm (< 1 giờ) sau khi sốt. Khoảng 1/2 các trường hợp tái phát xảy ra trong 6 tháng đầu tiên, và 90% xảy ra trong 2 năm đầu. Khoảng 2 - 10% trẻ co giật do sốt có động kinh sau này. Trong hầu hết các nghiên cứu, nguy cơ phát triển thành động kinh sau cơn duy nhất co giật do sốt không khác với nguy cơ trong dân số chung. Ngay cả ở dân số có tần suất mắc cao về co giật do sốt như Nhật Bản thì tần suất mắc động kinh cũng không khác với các nước có tần suất động kinh thấp. Yếu tố nguy cơ cho động kinh là có bất thường về phát triển thần kinh trước đó, cơn phức tạp, tiền căn gia đình bị động kinh, và khởi phát co giật sớm sau khỉ sốt. Xử trí co giật Nguyên tắc chung Các cơn co giật thường ngắn kéo đài 1 - 3 phút, tự giới hạn và không cần điều trị. Bắt đầu điều trị khi trẻ có cơn kéo dài hơn 5 phút, hoặc ta không ước lượng được thời gian co giật trước đó, hoặc trẻ có cơn kéo dài hơn nhũng cơn trước của trẻ, hoặc có cơn ngắn nhưng xảy ra thành chuỗi liên tiếp gần như không có thời gian nghỉ giữa các lần giật. Vì cơn co giật kéo dài có thể là khỏi đầu của trạng thái động kinh (status pilepticus). Xử trí bao gồm: Thông đường hô hấp, thở oxy, hút đàm nhớt, theo dõi đấu hiệu sinh tồn, độ bão hòa oxy, điện tâm đồ (nếu có thể), lập đường truyền tĩnh mạch (TTM). Cắt cơn co giật. Điều trị nguyên nhân. Đảm bảo đường hô hấp và theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Thông thoáng đường thở: hút đàm, chất nôn; nếu trẻ có nôn thì đặt trẻ nằm nghiêng Không nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ. Thở oxy qua cannula hay qua mặt nạ với Fi02 cao nhất nhằm cung cấp oxy tối ưu cho trẻ sau đó giảm dần Fi02 đến mức thích hợp (sao cho bệnh nhân không thiếu oxy máu và không bị tác dụng bất lợi khi cung cấp oxy). Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ bão hòa oxy, điện tầm đồ (nếu có thể). Lập đường truyền tĩnh mạch. Lấy máu để thử đường huyết, urê, điện giải đồ, lưu giữ mẫu máu cho xét nghiệm chuyển hóa, ngộ độc. Truyền dịch duy trì: có thể dùng dung dịch NaCl 0,45%/Dextrose 5%. Cắt cơn co giật Bước 1 Nếu chưa có đường tĩnh mạch: Bơm khoang miệng Midazolam 0,5mg/kg, tối đa 10mg (Class I, level A); Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 4 Hoặc bơm hậu môn Diazepam 0,5 mg/kg, tối đa 5 mg với trẻ 5tuổi. (Class IIa, level A). Nếu có đường tĩnh mạch dùng: Lorazepam 0,1 mg/kg TMC, tối đa 4mg (Class I, level A); Hoặc Diazepam 0,2 - 0,3 mg/kg/liều pha loãng TMC, tối đa 10mg (Class IIa, level A); Trẻ sơ sinh: ưu tiên chọn Phenobarbital: 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút, nếu sau 30 phút vẫn còn co giật có thể lặp lại liều thứ hai 10 mg/kg.(Class IIb, level A). Bước 2 Sau 5 - 10 phút còn cơn, lặp lại liều trên lần thứ 2 (level B). Bước 3 Cơn co giật còn tiếp tục hoặc tái phát: Fosphenytoin 20mg/kg, tối đa 1,000 mg pha trong NS hay G5% TTM trong 30 phút (Class IIb, level A); Hoặc Phenytoin 20 mg/kg, tối đa 1,000 mg pha trong NS TTM trong 30 phút (Class IIb, level A); Hoặc Phenobarbital 20 mg/kg, tối đa 700mg TTM trong 30 phút (Class IIb, level A). Lưu ý: nguy cơ ngưng thở sẽ gia tăng khi phối hợp Diazepam và Phenobarbital. Bước 4 Sau 5 phút còn cơn. Lặp lại liều phenobarbital (nếu đã sử dụng phenytoin). Lặp lại liều phenytoin (nếu đã sử dụng phenobarbital) (GPP). Bước 5 Sau 10 phút còn cơn. Midazolam: bolus 0,15 mg/kg/lần, có thể lập lại liều thứ 2. Duy trì 0,1 mg/kg/giờ, có thể tăng dần 0,1 mg/kg/giờ mỗi 5 phút để có đáp ứng (tối đa 2 mg/kg/giờ). (Class IIb, level B). Bước 6 Khi thất bại với các bước trên. Thiopental bolus 5 - 7 mg/kg TMC, lặp lại 1 – 5 mg/kg bolus cho đến khi EEG xuất hiện sóng bùng phát dập tắt (burst suppression) hay đường đẳng điện. Duy trì TTM 0,5 – 3 mg/kg/giờ TTM, giữ EEG ở dạng burst suppression với 2 – 8 bursts/phút. (Class IIb, level B). Khi thất bại với thiopental: Vecuronium 0,1 - 0,2 mg/kg/liều TMC (GPP). Điều trị nguyên nhân Co giật do sốt: paracetamol 15 - 20 mg/kg/liều tọa dược. Hạ đường huyết: trẻ lớn: dextrose 30% 2 ml/kg tiêm mạch. Trẻ sơ sinh: dextrose 10% 2 ml/kg tiêm mạch. Sau đó, duy trì bằng dextrose 10% truyền tĩnh mạch 3 - 5 ml/kg/giờ. Hạ natri máu: Natri chlorua 3% 6-10ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Tăng áp lực nội sọ (nếu có). Nguyên nhân ngoại khoa như chấn thương đầu, xuất huyết, u não: hội chẩn ngoại thần kinh. Động kinh: dùng thuốc chống động kinh. Hướng dẫn thân nhân khi có cơn co giật Khi trẻ xuất hiện triệu chứng co giật, các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Vì phần lớn các cơn giật chỉ kéo dài vài phút và không đe dọa tính mạng. Mặc dù thân nhân không làm ngưng cơn co giật nhưng có thể giúp trẻ bằng các bước sau: Không để trẻ một mình. Kêu gọi người giúp đỡ. Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn tránh té ngã và các vật sắt nhọn xung quanh. Nới lỏng áo ở quanh cổ, lót gối mỏng dưới đầu trẻ. Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ. Nếu có nhiều nước bọt hoặc trẻ ói thì xoay trẻ nằm nghiêng sang bên để dẫn lưu. Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kềm cơn co giật. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 5 Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ sốt. Theo dõi thời gian co giật, kiểu co giật, tri giác của trẻ trong và sau cơn. Không nên cho trẻ ăn, uống sau cơn khi trẻ chưa tỉnh hẳn. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu: Đây là cơn co giật đầu tiên; Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc ngắn hơn nhưng nhiều cơn ngắn liên tiếp; Trẻ khó thở sau cơn co giật hoặc không hồi phục sau cơn; Có chấn thương trong khi lên cơn co giật. Kiến thức, thái độ Định nghĩa kiến thức: bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Định nghĩa thái độ: là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều nào đó. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước Theo nghiên cứu của Emmanuel Ademola Anigilaje and Omolara Olufunmilayo Anigilaje(1) ở Nigeria: điều tra về mối quan tâm và xử trí của các bà mẹ ở Tegbesun, một cộng đồng Periurban ở Ilorin, Nigeria năm 2012. Tổng cộng có 500 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 65 được phỏng vấn. 90% các bà mẹ sợ tử vong, 77,8% sợ tái phát, 58% sợ chậm phát triển, 20% sợ trẻ khuyết tật về thể chất, 11,4 % sợ trẻ sẽ bị khiếm thị. Đối với hành động ngay lập tức khi đứa trẻ co giật, đa số đồng ý đưa trẻ đến bệnh viện 42,8%, tiếp theo là nhờ giúp đỡ 81,6%. Trong số 85 đối tượng đã từng bị co giật ở nhà, việc pha nước tiểu của bò 87,1% là sản phẩm phổ biến nhất được dùng cho trẻ bị co giật. Trong số 85 đối tượng bị co giật ở nhà, đưa tay và/hoặc muỗng vào miệng trẻ co giật là thực tiễn phổ biến nhất trong số các đối tượng 61,2%, tiếp theo là đọc kinh Koran thánh 12,4%, và đọc tiểu thuyết 2, 1,7%. Không ai trong số các bà mẹ biết đặt đứa trẻ co giật nằm về phía mình, trong khi co giật kéo dài. 71 bà mẹ đã chứng kiến các tác dụng không mong muốn như tổn thương mắt 32,4%, bỏng/co thắt các chi 22,8% và tử vong 1,4%. Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ có con bị động kinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2001(2), kết quả cho thấy: có 61 các bà mẹ không biết bệnh động kinh là một bệnh thần kinh, 69,5% bà mẹ không biết được yếu % tố liên quan đến bệnh động kinh là do rối loạn ở não, 26,3% bà mẹ trả lời bệnh động kinh có thể chữa trị được, 22% bà mẹ có thái độ không đúng hoặc phân vân về ý kiến“ không nên cho trẻ bị động kinh đi học vì sợ trẻ mạc cảm với bạn bè”, có 61,8% bà mẹ có thái độ không đúng hoặc phân vân về ý kiến “ trẻ bị bệnh động kinh có thể hòa nhập bình thường vào cuộc sống”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Thân nhân bệnh nhi có con bị co giật điều trị nội trú tại khoa Thần Kinh trong thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02/2018 đến tháng 11/2018. Tiêu chí chọn mẫu Thân nhân có con từ 1 tháng đến 16 tuổi bị co giật đang điều trị tại khoa Thần Kinh trong thời gian nghiên cứu. Thân nhân bệnh nhi đồng ý trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn. Tiêu chí loại trừ Thân nhân có con từ 1 tháng đến 16 tuổi bị co giật đang điều trị tại khoa Thần kinh không đồng ý trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn. Trẻ có biểu hiện không rõ cơn giật. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 6 Liệt kê và định nghĩa các biến số Tuổi của thân nhân: tính theo năm. Số lần co giật của trẻ: đếm số lần xảy ra cơn. Số con của gia đình: tính số con mà mẹ sinh ra. Nghề nghiệp của thân nhân: chia 4 nhóm (viên chức, công nhân, nội trợ, tự do). Trình độ học vấn của thân nhân: chia 5 nhóm (Cấp 1, Cấp 2 - 3, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên). Hiểu biết về co giật của thân nhân: nguyên nhân gây co giật, co giật có khả năng tái phát hay để lại di chứng không, ảnh hưởng của co giật đến cuộc sống của trẻ. Cơn co giật: cơn co cứng - co giật, cơn co cứng, cơn giật cơ. Thái độ của thân nhân khi trẻ co giật: đánh giá các tâm trạng (lo lắng hoảng hốt; la hét, sợ hãi; giữ bình tĩnh). Thái độ xử trí đúng khi trẻ lên cơn co giật được tính bao gồm tất cả các yếu tố như: nhờ người khác hỗ trợ, giữ an toàn cho trẻ, nới rộng cổ áo giúp trẻ dễ thở, quan sát trẻ, không dùng sức để kiềm cơn giật, cho trẻ nằm tư thế an toàn, không cho trẻ ăn uống khi trẻ chưa tĩnh hẳn, theo dõi thời gian và kiểu co giật, theo dõi tri giác). Thái độ xử trí sai bao gồm: nhỏ nước chanh, xảvào miệng trẻ và nhét ngón tay hay khăn vào miệng trẻ. Nếu thân nhân chọn đồng ý cả hai cách này hoặc chọn không rõ có nên làm hai cách này không thì được cho là thái độ xử trí sai. Kiểm soát sai lệch số liệu Kiểm soát sai lệch chọn lựa: đảm bảo xác định rõ đối tượng cần khảo sát dựa vào tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra. Kiểm soát sai lệch thông tin: Không gợi ý câu trả lời cho đối tượng. Bộ câu hỏi phù hợp, đơn giản, không gây nhầm lẫn. Phân tích và xử lí số liệu Kiểm tra kết quả trả lời bộ câu hỏi ngay trong ngày. Quản lí bộ câu hỏi bằng mã số. Nhập số liệu. Thống kê mô tả và phân tích. Vấn đề y đức Nghiên cứu này không gây hại gì đến bệnh nhi. Chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhi không bị ảnh hưởng khi thân nhân không tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ Có 130 thân nhân tham gia nghiên cứu. Đặc điểm dân số nghiên cứu Về thân nhân. Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n= 130) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Con thứ mấy trong gia đình (n= 129) Thứ nhất 74 57,4 Thứ hai 36 27,9 Thứ ba trở lên 19 14,7 Quan hệ với trẻ (n= 129) Mẹ 94 72,9 Cha 25 19,4 Bà, cô 10 7,7 Tuổi của người chăm sóc 18 – 30 tuổi 45 34,6 30 – 50 tuổi 75 57,7 Trên 50 tuổi 10 7,7 Trình độ của người chăm sóc Đại học trở lên 30 23,1 Cao đẳng 15 11,5 Trung cấp 19 14,6 Cấp 2, 3 54 41,5 Cấp 1 12 9,3 Nghề nghiệp của người chăm sóc Viên chức 26 20,0 Công nhân 39 30,0 Nội trợ 37 28,5 Tự do 28 21,5 Nhận xét: Đa số thân nhân là mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ (79,2%), nhóm 30-50 tuổi của thân nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 57,7%, trình độ học vấn chủ yếu là trình độ cấp 2,3 (41,5%). Nhóm nghề nghiệp công nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (30%), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 7 57,4% thân nhân bệnh nhân có con đầu. Thông tin của trẻ Bảng 2: Tiền sử gia đình (n=130) Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Co giật kèm sốt Có 93 71,5 Không, không biết 37 28,5 Số lần co giật Lần đầu 35 27,1 Lẩn 2 34 26,4 ≥ 3 lần 60 46,5 Chẩn đoán của bệnh nhi Sốt co giật 71 60,7 Động kinh 27 23,1 Co giật CRNN 8 6,8 Khác 11 9,4 Tiền sử gia đình Có người trong gia đình bị co giật 27 20,8 Người trong gia đình bị co giật Cha 11 40,8 Mẹ 3 11,1 Anh chị em ruột 6 22,2 Cô, dì, chú, bác 7 25,9 Chẩn đoán của người bị co giật Sốt co giật 23 88,5 Động kinh 3 11,5 Nhận xét: 71,5% trẻ co giật khi sốt và 60,7% được chẩn đoán sốt co giật, 46,5% trẻ co giật từ 3 lần trở lên. Tiền sử gia đình có người co giật 88,5% là sốt co giật và 11,5% là bị động kinh. Trong đó 74,1% người trong gia đình bị co giật thuộc di truyền thế hệ thứ nhất. Kiến thức của thân nhân về co giật Kiến thức chung về co giật Bảng 4: Kiến thức tổng quát về co giật (n=130) Kiến thức Tần số (n) Tỉ lệ (%) Co giật có thể để lại di chứng cho trẻ 106 81,5 Co giật có thể làm trẻ tử vong 107 82,3 Co giật có khả năng tái phát 115 88,5 Kiến thức chung đúng 86 66,2 Nhận xét: Trong nhóm kiến thức tổng quát về co giật có 66,2% thân nhân trả lời đúng hết trong 3 yếu tố trên. Kiến thức về nguyên nhân Trong nhóm kiến thức về nguyên nhân co giật chỉ có 20,8% thân nhân trả lời đúng hết trong 5 yếu tố trên. Bảng 5: Kiến thức về nguyên nhân co giật (n=130) Kiến thức Tần số (n) Tỉ lệ (%) Do trẻ sốt 105 80,8 Do di truyền 77 59,2 Do bệnh động kinh 86 66,2 Do bệnh liên quan đến não 94 72,3 Do ăn uống thiếu chất 56 43,1 Kiến thức đúng về nguyên nhân 27 20,8 Kiến thức ảnh hưởng của cơn co giật Bảng 6: Kiến thức về sự ảnh hưởng của cơn co giật (n=130) Kiến thức Tần số (n) Tỉ lệ (%) Không tự sinh hoạt cá nhân 97 74,6 Đi lại chậm hoặc không được 97 74,6 Học kém 95 73,1 Không giao tiếp với những người xung quanh 66 50,8 Kiến thức đúng 59 45,4 Nhận xét: Trong nhóm kiến thức về sự ảnh hưởng của cơn co giật chỉ có 45,4% thân nhân trả lời đúng hết trong 4 yếu tố trên. Thái độ và hướng xử trí khi trẻ lên cơn co giật Xử trí đúng Bảng 7: Cách xử trí đúng khi trẻ bị co giật (n=130) Hướng xử trí Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không rõ(%) Nhờ người khác giúp đỡ 86,9 12,3 0,8 Giữ an toàn cho trẻ 100 0 0 Nới lỏng cổ áo 93,8 3,1 3,1 Quan sát trẻ 95,4 1,5 3,1 Không được dùng sức để kiềm cơn co giật 56,9 32,3 10,8 Cho trẻ nằm trong tư thế an toàn 96,2 1,5 2,3 Không cho trẻ ăn, uống sau cơn khi trẻ chưa tỉnh hẳn 96,2 0,7 3,1 Theo dõi thời gian co giật 91,5 3,9 4,6 Theo dõi kiểu co giật 90 6,9 3,1 Theo dõi tri giác của trẻ 92,3 5,4 2,3 Không cần làm gì 3,1 90,7 6,2 Hướng xử trí đúng 46,2 % Nhận xét: Về cách xử trí đúng khi trẻ bị co giật có 46,2% thân nhân có toàn bộ thái độ xử trí trên. Xử trí sai Thái độ xử trí sai bao gồm nhóm thân nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 8 chọn cả 2 cách như nhỏ nước chanh, xả và nhét vào miệng trẻ ngón tay, muỗng vào miệng trẻ hay nhóm chọn không rõ cả 2 cách trên chiếm tỉ lệ khá cao 68,2%. Bảng 8: Hướng xử trí Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không rõ (%) Nhỏ nước chanh, xả vào miệng 26,9 63,1 10 Nhét tay, khăn, muỗng vào miệng trẻ 59,2 38,5 2,3 Hướng xử trí sai 68,5% Thái độ của người nhà khi trẻ bị co giật Hình 1: Cảm xúc của người nhà khi trẻ bị co giật lần đầu và tái phát Nhận xét: Thân nhân trẻ bị co giật vẫn còn sợ khi trẻ tái phát cơn nhưng cũng có khoảng 58% giữ bình tĩnh để xử trí cho trẻ, điều này thể hiện họ cần được hỗ trợ về kiến thức và cần được trấn an tinh thần để có thể xử trí đúng khi trẻ xảy ra cơn mà không có nhân viên y tế. Xử trí đưa trẻ đến cơ sở y tế sau cơn Bảng 9: Trường hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau khi xử trí cơn co giật của trẻ Tình huống Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nếu là cơn co giật kéo dài 127 98,5 Nếu là co giật với nhiều cơn ngắn liên tiếp 123 95,4 Trẻ khó thở sau cơn co giật 122 94,6 Không hồi phục sau cơn 118 91,5 Có chấn thương trong khi lên cơn co giật 121 93,8 Hướng xử trí đúng 113 86,9 Nhận xét: Trong những trường hợp cơn phức tạp có gần 87% thân nhân biết phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất sau cơn để được hỗ trợ xử trí. Mối liên quan giữa dân số học và kiến thức đúng, hướng xử trí đúng Bảng 10: Mối liên quan giữa kiến thức và dân số học Trình độ Kiến thức chung p Đúng N (%) Sai N (%) Đại học trở lên 24 (27,9) 6 (13,6) 0,014 Cao đẳng 12 (14) 3 (6,8) Trung cấp 15 (17,4) 4 (9,1) Cấp 2, 3 31 (36) 23 (52,3) Cấp 1 4 (4,7) 8 (18,2) Nhận xét: Nhóm thân nhân có trình độ phổ thông trung học và nhóm đại học có kiến thức chung cao hơn các nhóm còn lại P 0,05 điều này có ý nghĩa thống kê. Bảng 11: Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về ảnh hưởng của cơn giật Trình độ Kiến thức về ảnh hưởng của co giật p Đúng N (%) Sai N (%) Đại học trở lên 19 (32,2) 11 (15,5) 0,046 Cao đẳng 6 (10,2) 9 (12,7) Trung cấp 6 (10,2) 13 (18,3) Cấp 2, 3 26 (44,0) 28 (39,4) Cấp 1 2 (3,4) 10 (14,1) Nhận xét: Nhóm thân nhân có trình độ phổ thông trung học và nhóm đại học có kiến thức về ảnh hưởng của co giật cao hơn các nhóm còn lại P 0,05 điều này có ý nghĩa thống kê. Bảng 12: Liên quan trình độ học vấn và xử trí co giật Trình độ Cách xử trí co giật p Đúng N (%) Sai N (%) Đại học trở lên 10 (38,5) 20 (19,2) 0,005 Cao đẳng 5 (19,2) 10 (9,6) Trung cấp 6 (23,1) 13 (12,5) Cấp 2, 3 5 (19,2) 49 (47,1) Cấp 1 0 12 (11,6) Nhận xét: Nhóm thân nhân có trình độ đại học trở lên có thái độ xử trí đúng cao hơn các nhóm còn lại P 0,05 điều này có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 9 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số thân nhân là mẹ của trẻ, người trực tiếp chăm sóc trẻ (79,2%), Trình độ học vấn chủ yếu là trình độ cấp 2,3 chiếm 45,1%. Nhóm nghề nghiệp là công nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (30%) và 57,4% thân nhân bệnh nhân có con đầu tiên. Kiến thức chung về co giật của thân nhân bệnh nhi(2,2) Trong nhóm kiến thức tổng quát về co giật có 66,2% thân nhân trả lời đúng hết trong 3 yếu tố: co giật có khả năng tái phát, có thể làm trẻ tử vong và có thể để lại di chứng. Chỉ có 20,8% thân nhân trả lời đầy đủ các nguyên nhân co giật là do sốt, di truyền, bệnh động kinh, có bệnh lý của não và ăn uống thiếu chất. Về sự ảnh hưởng của cơn co giật chỉ có 45,4% thân nhân trả lời đúng hết trong 4 yếu tố có ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, đi lại, học hành, giao tiếp với người xung quanh. Kết quả trên cho thấy thân nhân vẫn chưa có đủ kiến thức về co giật của trẻ gồm: nguyên nhân, ảnh hưởng của cơn co giật đến cuộc sống của trẻ. Thái độ thực hành của thân nhân về cách xử trí khi trẻ bị co giật(2,2) Về tổng thể hướng xử trí đúng chỉ 46,2% thân nhân có thái độ đúng hết trong 11 yếu tố được nêu, 68,5% thân nhân có thái độ thực hành sai như nhét vào miệng trẻ ngón tay, muỗngvà nhỏ nước chanh, xả vào miệng trong cơn co giật. Qua đây cho thấy việc giữ an toàn cho trẻ cũng như theo dõi trẻ trong cơn của người chăm sóc chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, thân nhân vẫn còn áp dụng hướng xử trí cũ nhét vào miệng trẻ ngón tay phòng trẻ bị cắn lưỡi, biện pháp dân gian truyền miệng khá phổ biến nhỏ nướ chanh, xả để cắt cơn co giật. Trong những trường hợp cơn phức tạp có gần 87% thân nhân biết phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất sau cơn để được hỗ trợ xử trí điều này có thể thấy còn một số thân nhân chưa quan tâm đúng mức về việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong xử trí co giật. Mối quan tâm của thân nhân bệnh nhi khi trẻ lên cơn co giật(2) Thân nhân trẻ bị co giật vẫn còn sợ khi trẻ tái phát cơn chỉ có khoảng 58% giữ bình tĩnh để xử trí cho trẻ. Tâm lý chung của thân nhân khi có con bị co giật đều cảm thấy bất an, lo lắng, sợ biến chứng về sau khi trẻ có nhiều cơn. Nhưng vấn đề là khi họ có chút hiểu biết về bệnh: nguyên nhân, cách xử trí đúng sẽ giúp khá nhiều cho họ bớt phần lo lắng, sợ hãi, giữ bình tĩnh hơn để chăm sóc con và việc xử trí co giật cũng nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn. KẾT LUẬN Kiến thức đúng của thân nhân bệnh nhi về co giật: 66,2% có đủ kiến thức chung đúng, 20,8% có kiến thức đúng về nguyên nhân và 45,4% trả lời đúng về ảnh hưởng của cơn co giật đến trẻ. Thân nhân bệnh nhi có thái độ xử trí đúng khi trẻ lên cơn co giật 46,2%, thái độ xử trí sai 46,2% và 86,9% thân nhân biết phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất sau cơn để được hỗ trợ xử trí. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số nghiên cứu với kiến thức và thái độ xử trí đúng: nhóm thân nhân có trình độ cấp 2, 3 trở lên có liến thức chung về co giật, ảnh hưởng của co giật đến cuộc sống của trẻ và xử trí co giật chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm trình độ tiểu học. KIẾN NGHỊ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho thân nhân bệnh nhi về nguyên nhân ảnh hưởng, thái độ cần thiết khi trẻ co giật và hướng xử trí đúng co giật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anigilaje EA, Anigilaje OO (2012). Inquiry about the Concerns and Home Management among Mothers in Tegbesun, a Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 10 Periurban Community in Ilorin, Nigeria, ISRN Pediatrics, Article ID 209609, page 6. 2. Bộ Môn Nhi (2007) Sách Nhi Khoa chương trình đại học tập 1. Đại học Y Dược TP.HCM () tr. 398-408. 3. Ngô Viết Bon (2001). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ có con bị động kinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh tr.45-47. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_cua_than_nhan_benh_nhi_co_con_co.pdf
Tài liệu liên quan