Khảo sát kiến thức của nhân viên y tế tuyến trước về nẹp cố định cột sống cổ trong các trường hợp có chỉ định

Tài liệu Khảo sát kiến thức của nhân viên y tế tuyến trước về nẹp cố định cột sống cổ trong các trường hợp có chỉ định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 42 KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN TRƯỚC VỀ NẸP CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ CHỈ ĐỊNH Trịnh Nguyễn Hoài Đức*, Trần Đắc Nguyên Anh*, Nguyễn Thị Chinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhân viên y tế (NVYT) chuyển viện có kiến thức về chỉ định, cách thực hiện cố định cột sống cổ và theo dõi bệnh nhi chấn thương nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ. Phuơng pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích trên 198 NVYT tham gia chuyển viện đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 07/2016 đến 06/2017. Kết quả: Chúng tôi khảo sát được 198 nhân viên y tế chuyển bệnh đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó có 63% NVYT nẹp cố định cột sống cổ ở bệnh nhân nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. 46% NVYT chọn nẹp cổ phù hợp. 42% NVYT biết cách nẹp cố định đúng cách. 90% NVYT biết cần giữ đầu cố định khi di chuyển bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ n...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức của nhân viên y tế tuyến trước về nẹp cố định cột sống cổ trong các trường hợp có chỉ định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 42 KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN TRƯỚC VỀ NẸP CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ CHỈ ĐỊNH Trịnh Nguyễn Hoài Đức*, Trần Đắc Nguyên Anh*, Nguyễn Thị Chinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhân viên y tế (NVYT) chuyển viện có kiến thức về chỉ định, cách thực hiện cố định cột sống cổ và theo dõi bệnh nhi chấn thương nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ. Phuơng pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích trên 198 NVYT tham gia chuyển viện đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 07/2016 đến 06/2017. Kết quả: Chúng tôi khảo sát được 198 nhân viên y tế chuyển bệnh đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó có 63% NVYT nẹp cố định cột sống cổ ở bệnh nhân nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. 46% NVYT chọn nẹp cổ phù hợp. 42% NVYT biết cách nẹp cố định đúng cách. 90% NVYT biết cần giữ đầu cố định khi di chuyển bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ nhưng chỉ có 52% thực hiện đúng khi cần hồi sức ngưng tim ngưng thở ở nhóm bệnh nhân này. 78% NVYT biết cách theo dõi tri giác, hô hấp, tuần hoàn bệnh nhân trong lúc chuyển viện. Hơn ½ NVYT chuyển bệnh không biết các dấu hiệu gợi ý bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ. 75% NVYT không biết rằng chấn thương cột sống cổ gây tử vong. Chỉ 64% NVYT biết rằng chấn thương cột sống cổ gây liệt toàn thân. Kết luận: Chấn thương cột sống cổ là chấn thương nặng, nguy hiểm và cần được xử lý đúng cách để hạn chế biến chứng mà nó đem lại. Tuy nhiên, tỉ lệ NVYT có kiến thức đúng về vấn đề này còn thấp. Từ khóa: Cố định cột sống cổ. ABSTRACT SURVEY KNOWLEDGE OF MEDICAL AND NURSING STAFF TOWARD IMMOBILIZING CERVICAL SPINE IN INDICATED PATIENTS Trinh Nguyen Hoai Duc, Tran Dac Nguyen Anh, Nguyen Thi Chinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 ‐ No 6‐ 2018: 42 ‐ 46 Objectives: To determine the proportion of patient-transfer personnel with proper knowledge on indications and techniques of cervical spinal immobilization and monitoring pediatric patients suspected of cervical spinal injuries. Methods: Descriptive cross-sectional study. Data was collected from 198 medical workers transferring patients to the Emergency Department, Children’s Hospital 2 from July 2016 to June 2017. Results: 63% of study participants performed spinal immobilization on patients suspected of cervical spinal injuries. 46% of them chose suitable cervical collar types. 42% of them applied appropriate immobilization techniques. 90% knew that head immobilization should be applied on patients with cervical spinal injuries during transport, but only 52% of them performed cardiopulmonary resuscitation techniques properly. 78% of participants knew how to provide respiratory, cardiac and mental status monitoring for patients during transport. More than half of participants had little knowledge on suggestive signs of cervical spinal injuries. 75% of medical workers failed to realize that cervical spinal injuries are fatal, and only 64% of them knew that cervical spinal injuries may result in quadriplegia. *Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Chinh, ĐT: 0938121348, Email: chinhcclbvnd2@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 43 Conclusions: Cervical spinal injuries are severe and dangerous conditions requiring proper management to prevent possible complications. However, there were still a low proportion of patient-transfer personnel with appropriate knowledge of these issues. Keywords: Cervical spinal injuries. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các loại chấn thương ở trẻ em, chấn thương đầu là nguyên nhân hàng đầu. Chấn thương đầu chiếm 75% trong các loại chấn thương cần nhập viện và chiếm gần 80% tử vong do chấn thương. Theo kết quả điều tra cộng đồng năm 2001 của hệ thống nghiên cứu Y Tế Công Cộng Việt Nam tại 6 tỉnh cho thấy tử vong do chấn thương ở trẻ em Việt Nam chiếm gần 75%(5). Theo số liệu thống kê từtháng 2 đến tháng 7 của các năm 2015, 2016, 2017 tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2, trẻ bị chấn thương do tai nạn giao thông hoặc té ngã có chiều hướng gia tăng: gồm có đa chấn thương, đang theo dõi chấn thương cột sống, chấn thương đầu chưa được chụp XQ hay CT để loại trừ, không được nẹp cố định cột sống cổ khi chuyển viện. Năm 2015 2016 2017 Số ca bị: Chấn thương đầu do té ngã Đa chấn thương, Đang theo dõi chấn thương cột sống 156 255 253 Chấn thương cột sống là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong và tàn tật, đặc biệt là cột sống cổ, hơn nữa tổn thương thần kinh thường cũng rất nặng nề và để lại nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội. Vì vậy khi trẻ bị chấn thương đầu chúng ta phải luôn nghĩ rằng trẻ sẽ bị chấn thương cột sống cổ và nẹp cố định cột sống cổ là biện pháp tốt và rẻ mà phòng ngừa nhằm tránh những tổn thương xấu có thể xảy ra. Cố định cột sống cổ phải tiến hành sớm tại hiện truờng hoặc tại cơ sở y tế mà trẻ được đưa đến nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những tổn thương. Do đó việc “Khảo sát kiến thức của nhân viên y tế tuyến trước về nẹp cố định cột sống cổ trong các trường hợp có chỉ định” cần được nghiên cứu nhằm góp phần giảm thiểu những tổn thương, tai biến và giảm gánh nặng về chi phí điều trị, đồng thời lấy số liệu để báo cáo phản hồi với tuyến trước nhằm mục đích nâng cao tính an toàn trong chuyển viện. Mục tiêu Xác định tỉ lệ NVYT chuyển việncó kiến thức đúng về chỉ định cố định cột sốtng cổ trên trẻ bịchấnthương nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ. Xác định tỉ lệ NVYT chuyển viện có kiến thức đúng về cách thực hiện cố định cột sống cổ trên trẻ bị chấn thương nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ. Xác định tỉ lệ NVYT chuyển viện có kiến thức đúng về theo dõi trẻ bị chấn thương nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả có phân tích. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu NVYT tuyến trước chuyển viện đến khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi Đồng 2. Dân số và thời gian nghiên cứu NVYT tuyến trước chuyển viện đến khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian nghiên cứu từ T7/2016 – T6/2017. Địa điểm Khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi Đồng 2. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện không xác suất: nghiên cứu viên trực tại khoa cấp cứu và phỏng vấn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 44 NVYT tuyến trước chuyển viện bệnh nhân bị chấn thương đầu đến khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng. Tiêu chí chọn mẫu NVYT tuyến truớc chuyển viện đến khoa Cấp Cứu trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chí loại ra NVYT tuyến trước đang trong quá trình phỏng vấn thì bỏ ngang không thể tiếp tục tham gia trả lời tiếp tục. NVYT đã tham gia nghiên cứu trả lời lần chuyển viện truớc. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu viên mời NVYTthỏa tiêu chí chọn mẫu nói mục đích của việc nghiên cứu và mời NVYT tham gia, mọi thông tin ghi nhận sẽ được mã hóa, lưu trữ và giữ bí mật. Nếu NVTY đồng ý, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi soạn sẵn, và quan sát xem bệnh nhân bị chấn thương đầu có được nẹp cố định cột sống cổ hay không. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ NVYT. Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mền Epidata 3.1, Sata 13. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi khảo sát được 198 nhân viên y tế chuyển bệnh đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Điểm mẫu nghiên cứu Trong 198 NVYT chuyển viện được nhận vào nghiên cứu của chúng tôi có 18% NVYT dưới 25 tuổi, còn lại 82% trên 25 tuổi. Tuổi trung bình là 29,8 ± 6,4. Tuổi trung vị 29 (26 – 31). Có 39% NVYT trong nghiên cứu có thời gian công tác dưới 3 năm, 19% có thời gian công tác từ 3‐5 năm và 42% có thời gian công tác từ trên 5 năm. Trong thời gian nghiên cứu, tỉ lệ cở sở y tế chuyển viện đến bệnh viện Nhi Đồng 2 lần lượt là bệnh viện đa khoa Tỉnh chiếm 46%, bệnh viện đa khoa Quận ‐ Huyện chiếm 39%, bệnh viện chuyên khoa chiếm 11%, phòng khám đa khoa chiếm 4%. Bảng 1. Các đặc điểm dân số của NVYT chuyển viện tham gia nghiên cứu (n=198) Đặc tính Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tuổi trung bình 29,8 ± 6,4 (năm) Nhóm tuổi Dưới 25 Trên 25 36 162 18 82 Thời gian công tác Dưới 3 năm. Từ 3-5 năm Trên 5 năm 77 37 84 39 19 42 Cơ quan y tế Bệnh viện đa khoa quận, huyện. Bệnh viện đa khoa tỉnh. Bệnh viện chuyên khoa. Phòng khám đa khoa. 77 91 22 8 39 46 11 4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 là một trong những bệnh viện tuyến cuối về Nhi khoa ở khu vực miền Nam nên nhận bệnh từ nhiều loại hình cơ sở y tế. Đa phần NVYT chuyển bệnh có độ tuổi trên 25 tuổi và có thời gian công tác từ trên 3 năm, điều này có thể do khi chuyển bệnh có nguy cơ xảy ra biến chứng nên cần những người có kinh nghiệm để xử trí. Kiến thức về chấn thương cột sống cổ Chỉ định cố định cột sống cổ khi bị chấn thương Bảng 2. Phân bố kiến thức về chỉ định cố định cột sống cổ trên bệnh nhân chấn thương Kiến thức Số ca (n=198) Tỉ lệ (%) Đúng 125 63 Không đúng 73 37 Số NVYT trả lời sẽ nẹp cổ bệnh nhân bị khi chấn thương là 125 chiếm 63%, phần còn lại 37% không nẹp cố định cột sống cổ khi bệnh nhân bị chấn thương. Từ đó, chúng ta nhận thấy còn một tỉ lệ khá lớn NVYT chưa hiểu được tầm quan trọng của việc cố định cột sống cổ. Cách chọn nẹp cổ, cố định và vận chuyển bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ Có 56% NVYT chọn nẹp cổ chưa phù hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 45 cho bệnh nhân khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ. Có 58% NVYT không biết cách nẹp cố định đúng cách cho bệnh nhân khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ. 90% số NVYT trả lời bệnh nhân chấn thương cột sống cổ cần vận chuyển trên cán chuyển bệnh và cần giữ đầu cố định. Bảng 3. Cách chọn nẹp cổ, cố định và vận chuyển bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ Nội dung Đúng Không đúng Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Cách chọn nẹp cổ phù hợp. Biết cách cố định đúng cách Cách vận chuyển đúng cách 111 114 179 56 58 90 87 84 19 44 42 10 Dấu hiệu gợi ý tổn thương cột sống Bảng 4. Dấu hiệu gợi ý chấn thương cột sống cổ Nội dung Đúng Không đúng Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Đau nhức cổ Đau nhức lan xuống cánh tay chân Mất cảm giác tay chân Không thể cử động tay chân Vùng cổ sưng bẩm ngày càng to Da niêm nhạt 92 70 94 82 93 40 46 35 48 42 47 21 106 128 104 113 104 155 54 65 53 58 53 79 Chỉ có 46% NVYT trả lời khi “Đau nhức cổ” là dấu hiệu gợi ý khi bịchấn thương cột sống cổ. Chỉ có 48% NVYT trả lời khi “Mất cảm giác tay chân” là dấu hiệu gợi ý khi bịchấn thương cột cổ. Chỉ có 42% NVYT trả lời “Không thể cử động tay chân” là dấu hiệu gợi ý khi bị chấn thương cột sống cổ. 47% trả lời “Vùng cổ sưng bẩm ngày càng to” là dấu hiệu gợi ý có chấn thương cột sống cổ. 35% NVYT cho rằng “Đau nhức lan xuống cánh tay chân” là dấu hiệu gợi ý có chân thương cột sống cổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn phân nửa số NVYT chuyển bệnh không biết các dấu hiệu gợi ý bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ. Kiến thức về xử trí bệnh nhân chấn thương bị ngưng tim ngưng thở Bảng 5. Kiến thức về xử trí bệnh nhân chấn thương bị ngưng tim ngưng thở Kiến thức Đúng Sai Số ca (n=198) Tỉ lệ (%) Số ca (n=198) Tỉ lệ (%) Cấp cứu ngưng tim ngưng thở 196 99 2 1 Khi cấp cứu ngưng tim ngưng thởbệnh nhân được giữ cố định đầu. 103 52 95 48 99% NVYT cấp cứu ngưng tim ngưng thở đúng. Đây là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chỉ có 52% số NVYT biết phải giữ cố định đầu cho bệnh nhân trong lúc cấp cứu. Hỏi bệnh nhân để đánh giá tình trạng bệnh nhân Bảng 6. Hỏi bệnh nhân để đánh giá tình trạng bệnh nhân Nội dung Đúng Không đúng Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Đau vùng nào Còn cảm giác ở các chi không Yêu cầu vận động các chi Kiểm tra tri giác, hô hấp, tuần hoàn. 133 120 111 154 67 61 56 78 65 77 86 44 33 39 44 22 Khi vận chuyển bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ phải luôn đánh giá tình trạng bệnh nhân. Có 67% NVYT hỏi bệnh nhân đau vùng nào khi bị chấn thương. 61 % NVYT hỏi bệnh nhân có còn cảm giác ở các chi khi bị chấn thương không. 56% NVYT yêu cầu bệnh nhân vận động các chi. 78% NVYT kiểm tra tri giác, hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhân trong lúc chuyển viện. Nguy hiểm khi không nẹp cố định cột sống cổ Bảng 7. Nguy hiểm khi không nẹp cố định cột sống cổ Nội dung Đúng Không đúng Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) Tần số (n=198) Tỉ lệ (%) CTCS cổ gây tử vong CTCS cổ gây liệt toàn thân CTCS cổ gây tổn thương mạch máu 148 72 128 75 36 65 50 126 70 25 64 35 Có đến 75% NVYT không biết rằng chấn thương cột sống cổ gây tử vong. 65% NVYT không biết rằng chấn thương cột sống cổ có gây Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 46 tổn thương mạch máu. Chỉ 64% số NVYT biết rằng chấn thương cột sống cổ gây liệt toàn thân. Tham gia lớp tập huấn Bảng 8. Phân bố tỉ lệ đồng ý tham gia lớp tập huấn Tham gia lớp tập huấn Số ca (n=198) Tỉ lệ (%) Có 191 96 Không 7 4 Có 96% NVYT đồng ý tham gia buổi tập huấn về cố định cột sống cổ cho bệnh nhân trong các trường hợp chấn thương đầu. BÀN LUẬN Trong thời gian nghiên cứu có 198 nhân viên y tế được khảo sát. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 29,8 ± 6,4 (năm). Tỉ lệ dưới 25 tuổi là 18%. 39% công tác dưới 3 năm, 19% công tác từ 3‐5 năm, 42% công tác trên 5 năm. NVYT trong nghiên cứu đến từ nhiều loại hình cơ sở y tế khác nhau. 63% có kiến thức đúng về cố định cột sống cổ. 56% biết cách chọn nẹp cổ đúng, 58% biết cách nẹp cổ đúng cách, 90% biết cách vận chuyển bệnh nhân đúng cách. Các dấu hiệu được cho là dấu hiệu gợi ý chấn thương cột sống cổ theo NVYT theo tỉ lệ lần lượt là: đau nhức cổ 46%, đau nhức lan xuống cánh tay chân 35%, mất cảm giác tay chân 48%, không thể cử động tay chân 42%, vùng cổ sưng bầm ngày càng to 47%, da niêm nhạt 21%. 99% NVYT cấp cứu ngưng tim ngưng thở đúng, 52% NVYT biết biết giữ cố định đầu cho bệnh nhân trong lúc cấp cứu. Khi theo dõi bệnh nhân: 67% NVYT hỏi bệnh nhân đau vùng nào, 61% còn cảm giác ở các chi không, 56% yêu cầu vận động các chi, 78% kiểm tra tri giác, tuần hoàn. 75% NVYT cho rằng CTCS cổ gây tử vong, 36% NVYT cho rằng CTCS cổ gây liệt toàn thân, 65% NVYT cho rằng CTCS cổ gây tổn thương mạch máu. 96% NVYT muốn tham gia lớp tập huấn. KẾT LUẬN Phổ biến kiến thức về những hậu quả của chấn thương cột sống cổ có thể gây ra nếu không biết cách xử trí ban đầu đúng cách trên các phương tiện truyền thông của bệnh viện: tivi, trang web. Phát hành các tờ bướm về chấn thương cột sống cổ đặt tại các vị trí của góc truyền thông của bệnh viện. Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trước tập huấn cho NVYT về cách nhận định, xử trí, theo dõi cho các bệnh nhân chấn thương cột sống cổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boufous S, Ali M, Nguyen HT, Stevenson M, Vu TC, Nguyen DT (2012). "Child injury prevention in Vietnam: achievements and challenges". Int J Inj Contr Saf Promot. 19(2): pp. 123‐9. 2. Cục Quản lý môi trường y tế (2011). Kết quả phòng chống TNGT đường bộ tại Việt Nam của ngành Y tế và kế hoạch triển khai giai đoạn 2011‐2015. Available from: tngt-duong-bo-tai-viet-nam-cua-nganh-y-te-va-ke-hoach-trien-khai- giai-doan-2011-2015.aspx. 3. Điều trị (2012). Bệnh học ngoại chấn thương cột sống. Available from: hoc-ngoai-chan-thuong-cot-song.htm. 4. Dunning J, Daly JP, Lomas JP, Lecky F, Batchelor J, Mackway‐Jones K (2006). "Derivation of the children's head injury algorithm for the prediction of important clinical events decision rule for head injury in children". Archives of Disease in Childhood. 91(11): pp. 885‐91. 5. Lê Vũ Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Trang Nhung, Quang LN (2012). Điều tra cơ bản tình hình chẤn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại sáu tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp. Available from: 6. Nguyễn Huy Luân (2012). "Đặc điểm hình ảnh tổn thương não trong chấn thương đầu Ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2008‐2009". Y Học TP.Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 1, tr. 35. 7. Pediatrics AA (1999). "The management of minor closed head injury in children". Pediatrics 104: pp. 1047‐415. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_cua_nhan_vien_y_te_tuyen_truoc_ve_nep_co.pdf
Tài liệu liên quan