Tài liệu Khảo sát kích thước vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan ở người trưởng thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 108
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC VẠT VÁCH NGĂN MŨI TRÊN PHIM CT SCAN
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phạm Trung Việt*, Trần Minh Trường**
TÓM TẲT
Mở đầu: Vạt vách ngăn mũi trong những nghiên cứu gần đây đã thể hiện được một số ưu điểm như dễ lấy,
nhiều máu nuôi, tỷ lệ dò dịch não tủy tái phát thấp và che lấp được những khiếm khuyết nền sọ rộng.
Mục tiêu: Xác định diện tích, chiều dài và rộng của vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 90 phim CT Scan của bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 7/2016 đến tháng 5/2017.
Kết quả: Có 90 trường hợp, nam 42 (chiếm 46,7%), nữ 48 (chiếm 53,3 %), tuổi trung bình 41 (từ 17 đến
77). Diện tích vạt vách ngăn mũi là 23,690 cm2. Trong đó, chiều dài trên 3,507 ± 0,538 cm, chiều dài dưới 5,514
± 0,379 cm, chiều rộng trước: 2,811 ± 0,306 cm, chiều rộng sau: 4,451 ± 0,394 cm.
Kết luận: Vạt vá...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kích thước vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan ở người trưởng thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 108
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC VẠT VÁCH NGĂN MŨI TRÊN PHIM CT SCAN
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phạm Trung Việt*, Trần Minh Trường**
TÓM TẲT
Mở đầu: Vạt vách ngăn mũi trong những nghiên cứu gần đây đã thể hiện được một số ưu điểm như dễ lấy,
nhiều máu nuôi, tỷ lệ dò dịch não tủy tái phát thấp và che lấp được những khiếm khuyết nền sọ rộng.
Mục tiêu: Xác định diện tích, chiều dài và rộng của vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 90 phim CT Scan của bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 7/2016 đến tháng 5/2017.
Kết quả: Có 90 trường hợp, nam 42 (chiếm 46,7%), nữ 48 (chiếm 53,3 %), tuổi trung bình 41 (từ 17 đến
77). Diện tích vạt vách ngăn mũi là 23,690 cm2. Trong đó, chiều dài trên 3,507 ± 0,538 cm, chiều dài dưới 5,514
± 0,379 cm, chiều rộng trước: 2,811 ± 0,306 cm, chiều rộng sau: 4,451 ± 0,394 cm.
Kết luận: Vạt vách ngăn mũi có diện tích lớn và có thể lấp kín các tổn thương ở nền sọ trước. Đối với nền sọ
giữa và sau, vạt vách ngăn mũi không đảm bảo che kín vùng này.
Từ khóa: vạt vách ngăn mũi, vách ngăn mũi
ABSTRACT
MEASUREMENT OF THE NASAL SEPTAL FLAP IN VIETNAMESES USING COMPUTED
TOMOGRAPHY SCANNING AT CHO RAY HOSPITAL
Pham TrungViet, Tran Minh Truong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 108 - 112
Introduction: Nasal septum flap has its advantages in easy harvesting, rich blood supply, covering large
skull base defect, and low rate of recurrent CSF.
Objectives: The research aimed to measure area, length, width of the nasal septal flap using computed
tomography scanning.
Method: cross-section, analyzing 90 CT films at Cho Ray hospital from 7/2016 to 5/2017.
Results: There were 42 (46.7%) males and 48 (53.3%) females. The ages ranged from 17 to 77 years with a
mean age of 41 years. The area of nasal septal flap is 23.690 cm2. Superior length: 3.507 ± 0.538 cm, inferior
length: 5.514 ± 0.379 cm, anterior width: 2.811 ± 0.306 cm, posterior width: 4.451 ± 0.394 cm.
Conclusion: The dimensions of nasal septal flap are sufficient to cover completely the anterior skull base
defect and insufficient for middle, posterior skull base defect.
Keywords: nasal septal flap, nasal septum
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi mũi xoang hiện nay đã có
thể tiếp cận và giải quyết những bệnh lý liên
quan đến vùng nền sọ. Tuy nhiên, sự tiến bộ này
cũng mang lại một thách thức không nhỏ về mặt
tái tạo.Vạt vách ngăn mũi trong những nghiên
cứu gần đây đã thể hiện được một số ưu điểm
như dễ lấy, nhiều máu nuôi, tỷ lệ dò dịch não
* Bác sĩ nội trú Tai Mũi Họng khóa 2014-2017, *** Bộ môn Tai Mũi Họng, , ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Trần Minh Trường, ĐT: 0903726280, Email: tranminhtruong2005@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 109
tủy tái phát thấp và che lấp được những khiếm
khuyết nền sọ rộng(3,5,9). Tuy có nhiều ưu điểm
ứng dụng nhưng chúng ta không ước lượng
được kích thước của vạt trên vách ngăn mũi. Từ
đó, so sánh với vị trí khuyết hỗng cần che phủ.
Biết được điều này sẽ giúp cho phẫu thuật viên
có cái nhìn toàn diện hơn trước mổ, đồng thời có
cơ sở trong quyết định chọn lựa sử dụng vạt.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
kích thước vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan ở
người trưởng thành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
7/2016 đến tháng 5/2017”.
Mục tiêu tổng quát
Xác định kích thước niêm mạc mũi vách
ngăn trên phim CT scan.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định diện tích vách ngăn mũi và các
thành phần của vách ngăn trên phim CT Scan
- Xác định diện tích, chiều dài và chiều rộng
của vạt vách ngăn mũi trên phim CT Scan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chụp CT Scan xương
mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 07/2016 đến tháng
05/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân trưởng thành (tuổi >= 16) được
chụp CT Scan xương mặt.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không có lát cắt đứng dọc giữa
chuẩn trên phim CT Scan.
Định nghĩa lát cắt đứng dọc chuẩn: là lát cắt
đứng dọc đi qua phần lớn diện tích của vách
ngăn (> 50% diện tích).
Cách xác định lát cắt đứng dọc chuẩn: Dựng
hình lát cắt đứng dọc.Chọn lát cắt đi qua giữa
não (tham chiếu với coronal và axial).Lấy 3 lát
cắt: một lát cắt đi qua giữa não và hai lát cắt bên
cạnh.Trong 3 lát cắt đó, chọn một lát cắt thể hiện
được vách ngăn tốt nhất. Nếu phần diện tích của
vách ngăn thể hiện trên lát cắt này > 50% tổng
diện tích vách ngăn, ta xác định được lát cắt
đứng dọc chuẩn. Nếu không, loại ra khỏi mẫu
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
KẾT QUẢ
Từ tháng 7/2016 đến tháng 5/2017 có 90
trường hợp thỏa tiêu chí được đưa vào mẫu
nghiên cứu. Trong đó, nam 42 trường hợp chiếm
46,7%, nữ 48 trường hợp chiếm 53,3 %.Tuổi
trung bình 41,37 ± 13,470 (nhỏ nhất 17 tuổi, lớn
nhất 77 tuổi). Nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 30
đến 39 chiếm 31,1 % (28 trường hợp).
Bảng 1. Diện tích, chiều dài và rộng của vạt vách
ngăn/
Kích thước
Chiều dài trên 3,507 ± 0,538
Chiều dài dưới 5,514 ± 0,379
Chiều rộng trước 2,811 ± 0,306
Chiều rộng sau 4,451 ± 0,394
Diện tích vạt vách ngăn 23,690 ± 2,482
Diện tích vạt vách ngăn mũi
Diện tích niêm mạc bám trên vách ngăn mũi
trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,690 ± 2,482
cm2.
Chiều dài và rộng của vạt vách ngăn mũi
Chiều dài trên và dưới trong nghiên cứu
của chúng tôi theo thứ tự là 3,507 ± 0,538 và
5,514 ± 0,379 cm.
Chiều rộng trước và sau trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 2,811 ±
0,306 và 4,451 ± 0,394cm.
Các nghiên cứu Cách thức đo
Diện tích vạt
(cm
2
)
Hadad và
Bassagasteguy
Chưa có phương
tiện đo đạc cụ thể
25
Carlos D, Pinheiro-Neto
Dựa vào phim CT
Scan
22,628 đến
27,692
Maria Peris-Celda Phẫu tích xác 20,097
Cheng F
Dựa vào phim CT
Scan
22,95
Chúng tôi
Dựa vào phim CT
Scan
23,690
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 110
So sánh chiều dài và rộng của vạt với kích
thước nền sọ
Nền sọ trước: Với kết quả chúng tôi ghi
nhận được, vạt vách ngăn mũi sau có khả
năng vươn tới điểm xa nhất của nền sọ trước.
Đối với nền sọ giữa (tính từ sau khớp
bướm sàng đến lưng yên) và nền sọ sau (sau
lưng yên đến xương bản vuông), khoảng cách
từ lỗ bướm khẩu cái đến nền sọ giữa vượt quá
chiều dài vạt vách ngăn sau. Chiều ngang của
nền sọ giữa và sau khá rộng so với vạt vách
ngăn mũi sau.
BÀN LUẬN
Diện tích vạt vách ngăn mũi
Diện tích niêm mạc bám trên vách ngăn mũi
trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,690 ± 2,482
cm2, con số này trong báo cáo của Kim Jae Hee là
25,6189 ± 3,6657 cm2(8), Kim In-Sang là 21,27 ±
2,433 cm2(7). Đây là hai nghiên cứu có cách tính
diện tích vách ngăn tương đồng với chúng tôi
(dựa vào lát cắt sagittal chuẩn), lấy tối đa phần
niêm mạc bám trên sụn và xương, loại bỏ các
yếu tố kỹ thuật lấy vạt. Kết quả cho thấy diện
tích niêm mạc mà chúng tôi ghi nhận được nhỏ
hơn báo cáo của Kim Jae Hee và lớn hơn Kim In-
Sang, sự chênh lệch này khoảng 2 cm2. Sự khác
biệt này có thể xuất phát từ độ tuổi của đối
tượng nghiên cứu, cụ thể chúng tôi chọn nhóm
bệnh nhân ≥ 16 tuổi, trong khi đó hai tác giả trên
phân tích trên tất cả các độ tuổi,
Pinheiro-Neto CD và cộng sự (2007) áp dụng
vạt HB cho những bệnh nhân có khối u vùng sàn
sọ. Diện tích vạt lấy được là 22,628 đến 27,692
cm2(11). Năm 2012, một nghiên cứu phẫu tích 14
xác (mỗi xác hai bên mũi) cho kết quả diện tích
vạt vách ngăn mũi là 20,097 cm2, thậm chí nhóm
tác giả này còn mở rộng vạt vách ngăn mũi lấy
cả phần niêm mạc sàn mũi và cuốn dưới. Diện
tích vạt mở rộng này lên đến 27,837 cm2. Báo cáo
này cho thấy vạt vách ngăn mũi không những
tận dụng được phần niêm mạc trên vách ngăn
mà còn có thể mở rộng thêm ở phía trước làm
tăng khả năng che phủ của vạt(10).
Bảng 2. Diện tích vạt vách ngăn mũi so với các
nghiên cứu quốc tế (2,4,10,11,12).
Chiều dài và rộng của vạt vách ngăn mũi
Bảng 3. Chiều dài và rộng của vạt so sánh với Carlos
D, Pinheiro-Neto(12).
Nghiên cứu của
chúng tôi
Carlos D,
Pinheiro-Neto
Dài trên 3,507 ± 0,538 4,068 ± 0,365
Dài dưới 5,514 ± 0,379 4,844 ± 0,500
Rộng trước 2,811 ± 0,306 3,296 ± 0,333
Rộng sau 4,451 ± 0,394 4,401 ± 0,385
Trên thực tế, việc đánh giá khả năng che
phủ của vạt không chỉ dựa vào diện tích đơn
thuần mà còn phải kể đến chiều dài và độ
rộng. Sự hạn chế của chỉ số diện tích là không
thể hiện được hình dáng cụ thể. Việc kết hợp
các thông số này với nhau sẽ giúp chúng ta có
cái nhìn hình tượng hơn về vùng muốn khảo
sát. Chiều dài vạt là khoảng cách từ gốc (phần
cuống) đến phần xa cuống mạch, nó phản ảnh
độ linh hoạt của vạt và khả năng vươn đến
những vị trí xa. Chiều rộng thể hiện khả năng
che phủ ngang qua nền sọ(12).
Bảng 3 cho thấy kết quả của hai báo cáo
chênh lệch không đáng kể, Pinheiro-Neto CD
và cộng sự (2011) tiến hành đo chiều dài và
rộng vạt trên 30 phim CT Scan, cách đo vạt
của nghiên cứu này tương đồng với chúng tôi.
Chiều dài trên và dưới trong nghiên cứu của
chúng tôi theo thứ tự là 3,507 ± 0,538 và 5,514 ±
0,379 cm, so sánh với 4,068 ± 0,365 và 4,844 ±
0,500 cm(12). Sự khác biệt về chiều dài vạt giữa
hai nghiên cứu dưới 1cm (cụ thể khoảng 0,5
đến 0,8cm). Chiều rộng trước và sau trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt
là 2,811 ± 0,306 và 4,451 ± 0,394cm, so sánhvới
Các nghiên cứu Cách thức đo
Diện tích vạt
(cm
2
)
Hadad và
Bassagasteguy
Chưa có phương
tiện đo đạc cụ thể
25
Carlos D, Pinheiro-Neto
Dựa vào phim CT
Scan
22,628 đến
27,692
Maria Peris-Celda Phẫu tích xác 20,097
Cheng F
Dựa vào phim CT
Scan
22,95
Chúng tôi
Dựa vào phim CT
Scan
23,690
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 111
3,296 ± 0,333 và 4,401 ± 0,385cm(12). Sự khác biệt
về chiều rộng vạt hầu như không đáng kể giữa
hai nghiên cứu (< 0,5cm).
So sánh chiều dài và rộng của vạt với kích
thước nền sọ
Nền sọ trước: Với kết quả chúng tôi ghi
nhận được, vạt vách ngăn mũi sau có khả
năng vươn tới điểm xa nhất của nền sọ trước.
Độ dài này được tính từ thành sau xoang trán
đến khớp bướm sàng (tương đương mặt sau
xoang sàng cuối cùng và mặt trước xoang
bướm), trung bình 3,108 ± 0,443cm(12), Pete S,
Batra và CS là 3,37cm(1). Bên cạnh đó, nền sọ
trước có chiều ngang tương đối hẹp so với các
vùng khác. Khoảng cách này là độ dài giữa hai
mảnh xương giấy hay còn gọi là liên ổ mắt.
Khoảng cách liên ổ mắt trước và sau trong
nghiên cứu củaCarlos D, Pinheiro-Neto và CS
(2011) lần lượt là 2,508 ± 0,237 và 2,740 ±
0,288cm(12), Pete S, Batra và CS là 2,35 và
1,91cm(1), Jho HD và Ha HG là 2,4 và 2,7cm(6).
Có thể nói khoảng cách liên ổ mắt ở phía trước
và sau không vượt quá chiều rộng vạt vách
ngăn mũi, Như vậy, đối với toàn bộ nền sọ
trước, vạt vách ngăn mũi sau cho thấy khả
năng che phủ rất tốt vùng này.
Đối với nền sọ giữa (tính từ sau khớp
bướm sàng đến lưng yên) và nền sọ sau (sau
lưng yên đến xương bản vuông). Muốn đánh
giá khả năng che phủ của vạt đối với vùng
này, không thể dựa vào so sánh chiều dài vạt
và chiều dài nền sọ tương ứng. Bởi vì trái
ngược với nền sọ trước, vị trí cần được che
phủ nằm phía sau cuống mạch. Do đó chiều
dài vạt nên được so sánh với khoảng cách từ
lỗ bướm khẩu cái đến vùng nền sọ cần che
phủ. Khoảng cách từ lỗ bướm khẩu cái đến
nền sọ giữa (tính cả phần lót thành sau trên
xoang bướm) là 5,19 – 7,84 cm, nền sọ sau (đến
khớp cổ - sọ) là 5,86 – 7,04 cm(11). Độ dài này
vượt quá chiều dài vạt vách ngăn sau.
Bên cạnh đó, chiều ngang của nền sọ giữa
và sau khá rộng so với vạt vách ngăn mũi sau.
Đối với nền sọ giữa khi xoang bướm được khí
hóa tốt, độ rộng trần xoang bướm khoảng 4,54
cm, khoảng cách ngang xương bản vuông
trung bình là 2,2 – 3,32 cm (xương bản vuông
trải dài và có độ rộng khác nhau ở mỗi
đoạn)(11), có báo cáo cho thấy chiều ngang
xương bản vuông đoạn giữa hai lỗ tĩnh mạch
cảnh trung bình khoảng 4,072 cm(10).
Từ những so sánh trên có thể thấy rằng, vạt
vách ngăn mũi sau có khả năng che phủ tốt
những tổn thương ở nền sọ trước. Tuy nhiên, đối
với nền sọ giữa và sau, vạt vách ngăn mũi không
có khả năng vươn đến những vị trí xa cũng như
khó có thể trải rộng ngang qua nền sọ.
KẾT LUẬN
Diện tích vạt vách ngăn mũi là 23,690 cm2.
Trong đó, chiều dài trên 3,507 ± 0,538 cm, chiều
dài dưới 5,514 ± 0,379 cm, chiều rộng trước: 2,811
± 0,306 cm, chiều rộng sau: 4,451 ± 0,394 cm. Vạt
vách ngăn mũi cho thấy có thể lấp kín các tổn
thương ở nền sọ trước, kể cả khiếm khuyết toàn
bộ phần nền sọ trước. Đối với sàn sọ giữa và sàn
sọ sau, vạt vách ngăn mũi không đảm bảo che
kín những khuyết rộng lớn ở vùng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Batra PS, Kanowitz SJ, Luong A (2010). Anatomical and
technical correlates in endoscopic anterior skull base
surgery: A cadaveric analysis. Otolaryngol Head and Neck
Surg, 142(6):827-31.
2. Cheng F, Yin S, Djamaldine MS, Zhang W (2013).
Endoscopic reconstruction skull base using pedicled
nasoseptal flap and its anatomy measurement. Lin Chung Er
Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 27(14):741-4.
3. El-Sayed IH, Roediger FC, Goldberg AN, Parsa AT,
McDermott M (2008). Endoscopic reconstruction of skull
base defects with the nasal septal flap. Skull Base, 18(6):385-
94.
4. Hadad G, Bassagasteguy L, Carrau RL, Mataza JC, Kassam
A, Snyderman CH, Mintz A (2006). A novel reconstructive
technique after endoscopic expanded endonasal
approaches: vascular pedicle nasoseptal flap. Laryngoscope,
116(10):1882-6.
5. Horiguchi K, Murai H, Hasegawa Y, Hanazawa T,
Yamakami I, Saeki N (2010). Endoscopic endonasal skull
base reconstruction using a nasal septal flap: surgical results
and comparison with previous reconstructions. Neurosurg
Rev, 33(2):235-41.
6. Jho HD, Ha HG (2004). Endoscopic endonasal skull base
surgery: Part 1--The midline anterior fossa skull base. Minim
Invasive Neurosurg, 47(1):1-8.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 112
7. Kim IS, Lee MY, Lee KI, Kim HY, Chung YJ (2008). Analysis
of the Development of the Nasal Septum according to Age
and Gender Using MRI. Clin Exp Otorhinolaryngol, 1(1):29-
34.
8. Kim JH, Jung DJ, Kim HS, Kim CH, Kim TY (2014).
Analysis of the Development of the Nasal Septum and
Measurement of the Harvestable Septal Cartilage in
Koreans Using Three-Dimensional Facial Bone Computed
Tomography Scanning. Arch Plast Surg, 41(2):163-170.
9. Munich SA, Fenstermaker RA, Fabiano A J, Rigual NR
(2013). Cranial base repair with combined vascularized
nasal septal flap and autologous tissue graft following
expanded endonasal endoscopic neurosurgery. J Neurol
Surg A Cent Eur Neurosurg, 74(2):101-8.
10. Peris-Celda M, Pinheiro-Neto CD, Funaki T, Fernandez-
Miranda JC, Gardner P, Snyderman C, Rhoton AL (2013).
The Extended Nasoseptal Flap for Skull Base Reconstruction
of the Clival Region: An Anatomical and Radiological
Study. J Neurol Surg B Skull Base, 74(6):369-385.
11. Pinheiro-Neto CD, Prevedello DM, Carrau RL, Snyderman
CH, Mintz A, Gardner P, Kassam A (2007). Improving the
design of the pedicled nasoseptal flap for skull base
reconstruction: a radioanatomic study. Laryngoscope,
117(9):1560-9.
12. Pinheiro-Neto CD, Ramos HF, Peris-Celda M, Fernandez-
Miranda JC, Gardner PA, Snyderman CH, Sennes LU
(2011). Study of the nasoseptal flap for endoscopic anterior
cranial base reconstruction. Laryngoscope, 121(12):2514-20.
Ngày nhận bài báo: 11/09/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kich_thuoc_vat_vach_ngan_mui_tren_phim_ct_scan_o_ng.pdf