Tài liệu Khảo sát khoang rỗng bên dưới bê tông lát mái thượng lưu vai phải đập thủy điện sê san 4 bằng phương pháp radar xuyên đất: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 51
KHẢO SÁT KHOANG RỖNG BÊN DƯỚI BÊ TÔNG LÁT MÁI
THƯỢNG LƯU VAI PHẢI ĐẬP THỦY ĐIỆN SÊ SAN 4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP RADAR XUYÊN ĐẤT
PHẠM LÊ HOÀNG LINH*, DƯƠNG VĂN SÁU*,
VŨ HOÀNG HIỆP*, LÊ VĂN ĐỨC*,
HOÀNG VIỆT HÙNG**
Investigating the void beneath reinforcement concrete of Se San 4
hydraulic dam upstream slope by Ground Penetrating Radar
Abstract: Ground Penetrating Radar is a non-destructive exploration
method which is widely used in reinforced concrete survey such as:
defining voids beneath concrete, mapping rebars mesh in reinforced
concrete, or determining the thickness of concrete slabs. With the
advantage of fast survey speed, high resolution, this method has proven its
superiority. The paper presents some new results from applying Ground
Penetrating Radar to investigate voids beneath reinforcement concrete of
Se San 4 hydraulic dam upstream slope. These results have effectively
served the management and assessment of dam safety ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát khoang rỗng bên dưới bê tông lát mái thượng lưu vai phải đập thủy điện sê san 4 bằng phương pháp radar xuyên đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 51
KHẢO SÁT KHOANG RỖNG BÊN DƯỚI BÊ TÔNG LÁT MÁI
THƯỢNG LƯU VAI PHẢI ĐẬP THỦY ĐIỆN SÊ SAN 4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP RADAR XUYÊN ĐẤT
PHẠM LÊ HOÀNG LINH*, DƯƠNG VĂN SÁU*,
VŨ HOÀNG HIỆP*, LÊ VĂN ĐỨC*,
HOÀNG VIỆT HÙNG**
Investigating the void beneath reinforcement concrete of Se San 4
hydraulic dam upstream slope by Ground Penetrating Radar
Abstract: Ground Penetrating Radar is a non-destructive exploration
method which is widely used in reinforced concrete survey such as:
defining voids beneath concrete, mapping rebars mesh in reinforced
concrete, or determining the thickness of concrete slabs. With the
advantage of fast survey speed, high resolution, this method has proven its
superiority. The paper presents some new results from applying Ground
Penetrating Radar to investigate voids beneath reinforcement concrete of
Se San 4 hydraulic dam upstream slope. These results have effectively
served the management and assessment of dam safety by management
agencies
Keywords: Ground Penetrating Radar, void, reinforcement concrete, dam
safety, Se San 4 hydraulic dam
1. MỞ ĐẦU*
Phương pháp Radar xuyên đất là phương
pháp thăm dò không phá hủy được ứng dụng
rộng rãi trong các công tác khảo sát bê tông cốt
thép như: xác định khoang rỗng bên dưới bê
tông, bản đồ hóa lưới thép trong bê tông cốt
thép, hay xác định bề dày tấm bê tông. Với ưu
thế tốc độ khảo sát nhanh, độ phân giải cao,
phương pháp này đã chứng minh được tính ưu
việt của mình. Trong bài báo này, chúng tôi
trình bày một số kết quả mới thu được khi áp
dụng phương pháp Radar đất để xác định
khoang rỗng bên dưới bê tông lát mái thượng
lưu vai phải đập Thủy điện Sê San 4. Kết quả
này đã phục vụ hiệu quả công tác quản lý và
đánh giá an toàn đập của các cơ quan quản lý.
* Phòng Nghiên cứu Ứng dụng Địa vật lý - Viện Sinh
thái và Bảo vệ công trình
** Bộ môn Địa Kỹ thuật - Đại học Thủy lợi
2. GIỚI THIỆU CHUNG
Thủy điện Sê San 4 là công trình thủy điện
được xây dựng trên sông Sê San thuộc địa bàn
xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai và xã Mô
Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (Hình 1).
Đây là đập đất đồng chất, dài 760m, đỉnh đập
rộng 10m. Mái thượng lưu đập được gia cố
bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 22cm,
kích thước mỗi tấm là 4m x 4m. Sau quá trình
tích nước đưa vào sử dụng, lớp bê tông gia cố
mái thượng lưu vai phải đập đã bị xuống cấp
một phần: bề mặt bê tông xuất hiện dấu hiệu
tróc rỗ, phong hóa; tại một số vị trí bề mặt bê
tông uốn lượn không bằng phẳng. Các biểu
hiện bề mặt trên có thể do nguyên nhân
khoang rỗng bên dưới lớp bê tông gây ra. Khi
đó, lớp bê tông gia cố sẽ mất tiếp xúc với các
lớp đệm bên dưới nó, khiến cho dưới áp lực tự
thân hay dưới áp lực nước lớn, bê tông dễ bị
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 52
nứt nẻ, biến dạng gây mất an toàn mái đập. Vì
vậy, khảo sát phát hiện sớm khoang rỗng bên
dưới lớp bê tông để có biện pháp gia cố, xử lý
là vô cùng cần thiết tại công trình đập Thủy
Điện Sê San 4.
Hình 1. Vị trí vai phải đập Thủy điện Sê San 4
Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp
thăm dò không phá hủy dựa trên nguyên lý của
sự lan truyền sóng đàn hồi và sóng điện từ là
phổ biến cho các mục đích khảo sát công trình
xây dựng. Các phương pháp có thể kể đến như:
phương pháp siêu âm (Ultrasonic), phương pháp
tiếng vang tiếp xúc (Impact echo) và phương
pháp Radar xuyên đất (Ground Penetrating
Radar) là được áp dụng rộng rãi nhất. Phương
pháp siêu âm và phương pháp tiếng vang tiếp
xúc có ưu thế hơn trong việc xác định các lỗ
rỗng nhỏ, nứt nẻ bên trong cấu kiện bê tông
[10]. Nhưng với tốc độ khảo sát nhanh và độ
phân giải cao, phương pháp Radar xuyên đất đã
đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận,
đặc biệt trong việc phát hiện các khoang rỗng
bên dưới tấm bê tông [2, 5, 8, 10].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp Radar xuyên đất để xác định vị trí
các khoang rỗng bên dưới bê tông lát mái
thượng lưu vai phải đập Thủy điện Sê San 4.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phương pháp Radar xuyên đất là phương
pháp địa vật lý thăm dò không phá hủy, có tốc
độ nhanh, độ phân giải cao, có thể đo ghi và
biểu diễn kết quả liên tục theo thời gian thực.
Phương pháp trên sử dụng sóng điện từ có tần
số từ 10MHz đến 2,6GHz để điều tra các đặc
điểm bên dưới bề mặt [3, 7]. Sóng điện từ lan
truyền trong môi trường đất với vận tốc được
biểu diễn theo công thức:
V = c/ εr
1/2 (1)
Trong đó: εr là hằng số điện môi của đất;
c = 0,3 m/ns là vận tốc truyền sóng điện từ
trong không khí;
v (m/ns) là vận tốc truyền sóng điện từ trong
đất. [4, 6, 9]
Khi gặp các ranh giới mà vận tốc truyền
sóng điện từ thay đổi qua ranh giới đó hay nói
cách khác là các ranh giới của 2 môi trường có
giá trị hằng số điện môi khác nhau, sóng điện
từ bị phản xạ một phần, với hệ số phản xạ được
tính theo công thức:
(2)
trong đó: - là hằng số điện môi tương đối
của môi trường thứ nhất.
- là hằng số điện môi tương đối của môi
trường thứ hai. [4].
Giá trị hằng số điện môi của một số vật liệu
được trình bày trong Bảng 1. [6]
Hình 2. Hệ thiết bị Radar xuyên đất bao gồm
khối điều khiển và ăng ten 400MHz
Hệ thiết bị Radar xuyên đất cơ bản bao gồm
một khối điều khiển (GPR controller) được kết
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 53
nối với ăng ten phát và ăng ten thu thông qua
cáp truyền tín hiệu, bên cạnh đó còn có một số
phụ kiện đi kèm như GPS, bánh xe khảo sát
(Hình 2). Xung sóng điện từ qua ăng ten phát
được lan truyền vào môi trường. Khi sóng điện
từ đi trong môi trường, một phần năng lượng
được phản hồi khi gặp các ranh giới thay đổi về
hằng số điện môi, một phần khác tiếp tục đi
xuyên sâu hơn. Phần năng lượng phản hồi từ
môi trường mang theo thông tin về đối tượng
quan tâm được ăng ten thu ghi lại. Các tín hiệu
phản hồi sau đó được khối điều khiển tập hợp
lại dưới dạng mặt cắt Radar (Radar image)
(Hình 3). Điều này giúp người sử dụng theo
dõi chất lượng tín hiệu thu thập được ở thời
gian thực. Xử lý, phân tích tín hiệu sóng điện
từ phản hồi này cung cấp cho chúng ta thông
tin về đặc điểm của các đối tượng quan tâm
bên dưới bề mặt.
Bảng 1. Giá trị hằng số điện môi
của một số vật liệu
STT Tên vật chất
Giá trị
hằng số
điện môi r
1 Không khí 1
2 Đất khô 5
3 Đất ướt 25
4 Nước ngọt 81
5 Đất bồi 5-30
6 Đất sét 5-40
7 Đá phiến sét 5-15
8 Đá granit 4-6
9 Đá vôi 4-8
10 Cát khô 3-5
11 Cát ướt 20-30
12 Nước biển 80
13 Kim loại dẫn điện ∞
Hình 3. Nguyên lý hình thành mặt cắt Radar
Các đại lượng vật lý đặc trưng của sóng điện
từ được dùng trong phương pháp Radar đất như:
vận tốc truyền sóng (v), bước sóng (λ), hệ số
suy giảm (α), hằng số điện môi tương đối hay
độ điện thẩm tương đối (r), độ từ thẩm (μ), độ
dẫn điện (σ)
Độ sâu khảo sát của phương pháp phụ thuộc
vào tần số của ăng ten phát thu và tính chất vật
lý của môi trường địa chất trong đó giá trị hằng
số điện môi tương đối ) và độ dẫn điện (σ)
là chủ yếu. Tần số càng cao, độ dẫn điện và
hằng số điện môi càng lớn thì chiều sâu khảo sát
càng nhỏ. [1, 2]
Độ phân giải dọc của phương pháp Radar
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 54
xuyên đất là khoảng cách giữa các phản xạ phân
biệt trên một đường ghi tín hiệu [6]. Nói cách
khác là khoảng cách cần thiết để phân biệt được
hai đối tượng nằm sát nhau (khoảng cách này
được ký hiệu là X). Theo nguyên lý Niyquist, X
trong môi trường lý tưởng nhận giá trị là 0,25λ,
trong môi trường thực tế X > 0,5 λ, với λ là
bước sóng của tín hiệu điện từ trong môi trường
được xác định qua công thức: λ = V/f (V là vận
tốc truyền sóng điện từ trong môi trường, f là
tần số của ăng ten). Như vậy, trong một môi
trường nhất định, tần số ăng ten càng cao thì độ
phân dải càng tốt và ngược lại.
Bê tông là vật liệu ít hấp thụ năng lượng sóng
điện từ do có giá trị hằng số điện môi thấp
(ε=7÷12), nên đây là môi trường khá lý tưởng
cho thăm dò bằng phương pháp Rada xuyên đất.
Tuy nhiên, đối với bê tông cốt thép lại là một
trường hợp khác biệt. Lưới thép bên trong bê
tông cốt thép là tác nhân chính cản trở sóng điện
từ truyền qua lớp bê tông để thăm dò các đối
tượng bên dưới. Thép có hằng số điện môi vô
cùng lớn (ε ~ ∞) nên nó gần như hấp thụ và
phản xạ lại toàn bộ năng lượng sóng điện từ
truyền đến. Để có thể thăm dò các đối tượng bên
dưới lưới thép, xung sóng điện từ phải có bước
sóng nhỏ hơn khoảng cách mắt thép [4]. Bước
sóng của xung sóng điện từ trong môi trường
được xác định qua công thức:
λ= v/f (3)
Trong đó: λ (m) là bước sóng của xung sóng
điện từ trong môi trường;
v (m/ns) là vận tốc sóng điện từ truyền trong
môi trường;
f (GHz) là tần số của xung sóng điện từ.
Vận tốc truyền sóng điện từ trong bê tông là
một giá trị xác định, nên để sóng điện từ có thể
đi xuyên qua lưới thép chúng ta cần lựa chọn
tần số phát của ăng ten thích hợp sao cho bước
sóng của xung sóng điện từ (λ) nhỏ hơn khoảng
cách mắt thép. Nếu bước sóng của xung sóng
điện từ lớn hơn khoảng cách mắt thép thì năng
lượng sóng bị lưới thép chặn lại và phản xạ
nhiều lần tại đó, chúng ta sẽ không thu được
thông tin về môi trường bên dưới lưới thép. Mặt
khác, khi bước sóng của xung sóng điện từ nhỏ
hơn khoảng cách mắt thép thì xung sóng có thể
xuyên qua lưới thép để đem về thông tin của đối
tượng bên dưới, ở đây đối tượng bên dưới lưới
thép được quan tâm là khoang rỗng.
Khoang rỗng bên dưới lớp bê tông gây ra sự
tương phản lớn về giá trị hằng số điện môi so
với môi trường bê tông bên trên với giá trị hằng
số điện môi của không khí trong khoang rỗng là
1 (εkk = 1) và giá trị hằng số điện môi của bê
tông thay đổi từ 7 đến 12 (ε = 7 ÷ 12) phụ thuộc
vào độ trưởng thành và hàm lượng xi măng
trong bê tông. Chính vì sự tương phản này mà
Radar xuyên đất có thể dễ dàng phát hiện được
các khoang rỗng. Trên mặt cắt Radar xuyên đất,
khoang rỗng được biểu thị như một “điểm sáng”
tạo nên bởi các xung sóng phản xạ có biên độ
lớn [3].
4. KHẢO SÁT KHOANG RỖNG BÊN
DƯỚI BÊ TÔNG LÁT MÁI THƯỢNG LƯU
VAI PHẢI ĐẬP THỦY ĐIỆN SÊ SAN 4
4.1. Công tác khảo sát thực địa
4.1.1. Thiết bị sử dụng
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi sử
dụng hệ thiết bị Radar xuyên đất SIR 30, hãng
GSSI, Mỹ. Hệ thiết bị bao gồm khối điều khiển
SIR 30 và ăng ten phát thu có tần số 900MHz.
Việc lựa chọn tần số ăngten phụ thuộc vào tính
chất của môi trường và đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là khoang rỗng nằm
dưới tấm bê tông cốt thép dày 0,22m, có 02 lớp
thép với khoảng lưới thép là 0,2m. Để có thể thu
được tín hiệu Radar phản hồi từ đối tượng, bước
sóng của tín hiệu Radar phải nhỏ hơn khoảng
lưới thép, hay λ < 0,2m. Vận tốc truyền sóng
điện từ trong bê tông nằm trong khoảng 0,08-
0,11 m/ns tương ứng với giá trị hằng số điện
môi ε = 12 ÷ 7 (theo công thức 1). Mặt khác để
đáp ứng yêu cầu về độ sâu nghiên cứu, năng
lượng sóng điện từ phải đến được đối tượng và
quay trở lại mà không bị hấp thụ hết bởi môi
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 55
trường. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn ăngten tần số
900MHz cho khảo sát này.
4.1.2. Biện pháp khảo sát và bố trí tuyến đo
Trong phương pháp Radar xuyên đất có
nhiều biện pháp khảo sát như: mặt cắt sóng
phản xạ, đo truyền xuyên qua (phương pháp
chiếu sóng), đo điểm sâu chung. Để thực hiện
khảo sát này, chúng tôi sử dụng biện pháp mặt
cắt sóng phản xạ, đây là phương pháp thường
dùng nhất trong khảo sát với việc kéo ăngten
theo một tuyến thì kết quả cho ra một mặt cắt
mô phỏng mặt cắt địa chất ở phía dưới theo
phương thẳng đứng. Trong quá trình đo ăngten
luôn luôn phát và luôn thu, quá trình này dừng
lại khi ta kết thúc tuyến đo.
Hệ thống tuyến đo được bố trí theo các tuyến
đo dọc song song với mặt đập (có cùng cao độ)
sao cho trên một tấm bê tông lát mái bố trí tối
thiểu 02 tuyến đo và khoảng cách giữa các
tuyến đo là 2m. Mỗi tuyến đo được chia thành
các đoạn nhỏ có độ dài 50m. Vị trí đầu và cuối
của mỗi đoạn đều được đánh số thứ tự và có tọa
độ chính xác. Trong trường hợp phát hiện có dị
thường trên tuyến đo thì bố trí một số tuyến đo
bổ sung theo mạng lưới ô vuông, với khoảng
cách giữa các tuyến đo là 0,5m/tuyến đo.
4.2. Xử lý số liệu
Số liệu đo đạc được xử lý bằng phần mềm
RADAN7 với các phép xử lý quan trọng như:
hiệu chỉnh điểm 0, lọc tần số, khuếch đại tín hiệu.
4.2.1. Hiệu chỉnh điểm 0 (Timezero
correction)
Do sự trễ thời gian truyền sóng từ ăng ten đến
mặt đất nên ranh giới không khí-mặt đất không
nằm ở mốc 0. Điều này khiến cho sự minh giải độ
sâu của đối tượng bị sai lệch đáng kể. Để đưa
phản xạ của mặt đất trở về đúng với mốc 0, ta phải
áp dụng các thuật toán nhằm hiệu chỉnh điểm 0.
Thông thường mốc 0 sẽ được hiệu chỉnh về đỉnh
cực đại của xung phản xạ đầu tiên.
4.2.2 Lọc tần số (Bandpass filter)
Tín hiệu sóng điện từ thu được tồn tại nhiễu
đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn gây
nhiễu có thể đến từ các thiết bị phát sóng điện từ
khác hoặc là tín hiệu điện từ phản hồi từ các vật
thể không phải đối tượng quan tâm. Để tăng tỷ lệ
tín hiệu trên nhiễu, ta sử dụng bộ lọc tần số theo
phương thẳng đứng. Bộ lọc được đặc trưng bằng
các hàm lọc trong miền tần số, giúp loại bỏ các
thành phần tần số không liên quan đến đối tượng.
4.2.3 Khuếch đại tín hiệu (Gain)
Tín hiệu Radar bị suy giảm rất nhanh khi lan
truyền vào lòng đất. Cường độ tín hiệu từ các độ
sâu lớn có giá trị bé hơn rất nhiều so với cường
độ tín hiệu ở độ sâu nhỏ. Do vậy, các phản xạ ở
sâu trở nên khó nhận biết. Bằng cách áp dụng
các hàm khuếch đại tín hiệu theo thời gian để bù
đắp phần năng lượng mất mát khi sóng điện từ
lan truyền trong môi trường, tín hiệu từ đối
tượng có thể được xác định dễ dàng hơn.
4.3. Kết quả khảo sát
Trong phạm vi khảo sát từ cao độ +210,00
(cao trình mực nước chết) đến cao độ +221,40
(cao trình đỉnh mặt đập) thuộc vai phải đập Thủy
điện Sê San 4, chúng tôi phát hiện một số khu
vực bê tông có tồn tại khoang rỗng bên dưới.
Khu vực 1
Hình 4. Hình ảnh nội soi lỗ khoan thể hiện
khoang rỗng nhỏ dưới lớp bê tông ở độ sâu
11,5cm tại khu vực 1
Dị thường nằm trong khoảng 13-18m thuộc
các tuyến 38-39, 53-52, 68-69, có cao độ lần
lượt là +219,94m; +219,31m; +218,67m. Dị
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 56
thường này nằm toàn bộ trong phạm vi 1 tấm bê
tông. Kết quả phân tích dị thường cho thấy, khu
vực xuất hiện dị thường có độ dày bê tông nhỏ
hơn so với thiết kế (10-12cm), thiếu cốt thép
bên trong và bên dưới tấm bê tông lát mái tồn
tại khoang rỗng nhỏ, diện tích khu vực khoang
rỗng khoảng 6m2. Phân bố khu vực dị thường
được thể hiện trên hình 9.
Khu vực dị thường đã được kiểm tra bằng
02 lỗ khoan và chụp ảnh nội soi trong lỗ
khoan. Kết quả nội soi tại cả hai lỗ khoan
cho thấy: độ dày lớp bê tông là 11,5cm và
bên dưới lớp bê tông tồn tại khoang rỗng
nhỏ (0,02-0,03m). Kết quả này là tương
đồng với kết quả minh giải tài liệu Radar đất
tại khu vực.
Hình 5. Kết quả khảo sát thể hiện dị thường trong khoảng 13-18m trên tuyến 68-69, ở cao trình
+218,67m, tọa độ đầu tuyến (445287,94; 1545717,62), tọa độ cuối tuyến (445277,41; 1545668,74)
Hình 6. Kết quả khảo sát thể hiện dị thường trong khoảng 14-17m trên tuyến 53-52, ở cao trình
+219,31m, tọa độ đầu tuyến (445286,08; 1545718,01), tọa độ cuối tuyến (445275,55; 1545669,14)
Hình 7. Kết quả khảo sát thể hiện dị thường trong khoảng 15-18m trên tuyến 38-39, ở cao trình
+219,94m, tọa độ đầu tuyến (445284,22; 1545718,41), tọa độ cuối tuyến (445273,69; 1545669,53)
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 57
Khu vực 2:
Dị thường nằm trong khoảng 29,5-32m trên
tuyến 280-281, ở cao trình +211,02m, tọa độ đầu
tuyến (445250,85; 1545418,76), tọa độ cuối tuyến
(445240,28; 1545369,89). Kết quả minh giải tài
liệu Radar xuyên đất cho thấy đây là dị thường
liên quan đến khoang rỗng bên dưới lớp bê tông.
Chúng tôi tiến hành khảo sát chi tiết để chính
xác hóa vị trí khoang rỗng. Phân tích kết quả
khảo sát chi tiết cho thấy khu vực khoang rỗng
có diện tích nhỏ (~2m2) và chiều cao khoang
rỗng ~0,04m. Phân bố khu vực dị thường được
thể hiện trên hình 10.
Hình 8. Kết quả khảo sát thể hiện dị thường trong khoảng 29,5-32m trên tuyến 280-281,
ở cao trình +211,02m, tọa độ đầu tuyến (445250,85; 1545418,76),
tọa độ cuối tuyến (445240,28; 1545369,89)
Hình 9. Phạm vi khu vực dị thường số 1
Hình 10. Phạm vi khu vực dị thường số 2
5. KẾT LUẬN
Từ kết quả khảo sát xác định khoang rỗng
bên dưới bê tông lát mái thượng lưu vai phải
đập Thủy điện Sê San 4 bằng phương pháp
Radar xuyên đất, có một số nhận xét như sau:
1. Phương pháp Radar xuyên đất là phương
pháp thăm dò không phá hủy hiệu quả trong
việc xác định khoang rỗng bên dưới lớp bê tông
cốt thép.
2. Hệ thiết bị Radar xuyên đất với ăng ten tần
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 58
số 900MHz đáp ứng được yêu cầu về độ phân
giải và chiều sâu nghiên cứu trong khảo sát các
bê tông cốt thép có độ dày từ 0,2-0,4m, 02 lớp
thép, khoảng cách mắt thép là 0,15-0,2m. Hệ
thiết bị này cho phép phát hiện các vị trí bê tông
bị thiếu hụt cốt thép và các khoang rỗng nhỏ
(0,02-0,04m) bên dưới lớp bê tông.
3. Kết quả của nghiên cứu đã phục vụ hiệu
quả công tác quản lý và đánh giá an toàn đập
của các cơ quan quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Anh Chung, Nguyễn Văn Lợi,
Phạm Lê Hoàng Linh, Dương Văn Sáu, Vũ
Hoàng Hiệp, Trần Thế Việt (2019). Đánh giá
hiện trạng đê bằng tổ hợp các phương pháp
địa vật lý: Điện đa cực và Radar đất. Tạp chí
Địa kỹ thuật (Geotechnical Journal) Số 1-
2019, 43-50.
[2] Đỗ Anh Chung, Nguyễn Văn Lợi, Vũ
Đức Minh (2013).Áp dụng phương pháp
Radar đất để xác định “thoát không” dưới bê
tông bản mặt đập Cửa Đạt. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Tập 29, 8-15.
[3] A.P.Annan (2003). Ground penetrating
radar Principles, Procedures and Applications.
Sensors & Software Inc.
[4] Andrea Bebedetto, Lara Pajewshi
(2015). Civil engineering application of Ground
penetrating radar. Springer.
[5] Brett Kravitz, Michael Mooney, Jurij
Karlovsek, Ian Danielson, Ahmandreza Hedayat
(2019). Void detection in two-component
annulus grout behind a pre-cast segmental
tunnel liner using Ground Penentrating Radar.
Tunnneling and Underground Space
Technology 83, 381-392.
[6] Daniels, D.J. (2004). Ground
Penetrating Radar 2nd Edition. IET. The
Institution of Electrical Engineers, London.
[7] Erica Carrick Utsi (2017). Ground
penetrating radar Theory and Applications.
Butterworth-Heinemann, Elsevier.
[8] Giannopoulos, A., Macintyre, P., Rodgers,
S., Forde, M.C. (2002). GPR detection of voids in
post-tensioned concrete bridge beams. SPIE
Proceedings of the Ninth International
Conference on Ground Penetrating Radar , pp.
376–381
[9] Lawrence B.Conyers (2012).
Interpreting Ground-penetrating Radar for
Archaeology. Left Coast Press, Inc.
[10] Nigel J.Cassidy, Rod Eddies, Sam Dods
(2011).Void detection beneath reainforced
concrete sections: The practical application of
ground penetrating radar and ultrasonic
techniques. Journal of Applied Geophysics 74,
263-276.
Người phản biện: PGS.TSKH TRẦN MẠNH LIỂU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_5195_2159767.pdf